Xăng Dầu Là Gì? Đặc Điểm Xăng Dầu, Vai Trò, Trách Nhiệm

Vai trò trách nhiệm đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Xăng dầu là gì? Đặc điểm xăng dầu, vai trò trách nhiệm công ty xăng dầu nội dung bài viết bao gồm khái niệm xăng dầu, đặc điểm sản phẩm xăng dầu, công ty xăng dầu, vai trò trách nhiệm đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nội dung bài viết được thu thập từ nguồn dữ liệu đáng tin cậy, đảm bảo thông tin chính xác và thiết thực, các bạn có thể yên tâm kham thảo. Qúa trình làm luận văn thạc sĩ, các bạn học viên có thể xem qua dịch vụ làm thuê khóa luận của Luận Văn Trust để được hỗ trợ tư vấn đè tài và báo giá viết luận văn trọn gói nhé.

1. Khái niệm xăng dầu – Xăng dầu là gì?

+ Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thô, dùng làm nhiên liệu bao gồm: Xăng động cơ, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu ma dút, nhiên liệu bay; nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hóa lỏng và khí nén thiên nhiên.

+ Xăng dầu là sản phẩm từ dầu mỏ với các thành phần cơ bản là các loại cacbuahydro. Tùy theo công dụng, xăng dầu được chia thành:

+ Xăng động cơ: là nhiên liệu dùng cho động cơ xăng của ôtô, xe máy…

+ Xăng động cơ là một trong những sản phẩm quan trọng của công nghiệp chế biến dầu mỏ và ngày nay đã thực sự trở thành một sản phẩm quen thuộc với con người. Tuy nhiên, xăng động cơ không phải đơn thuần chỉ là sản phẩm của một quá trình chưng cất từ một phân đoạn nào đó của dầu mỏ. Mà nó là một sản phẩm hỗn hợp từ một số thành phần được lựa chọn từ quá trình chưng cất dầu mỏ, kết hợp với một số phụ gia nhằm đảm bảo các yêu cầu hoạt động của động cơ trong những điều kiện vận hành thực tế và cả trong các điều kiện tồn chứa, bảo quản khác nhau. Trị số octane đặc trưng cho khả năng chống kích nổ của nhiên liệu trong động cơ, căn cứ vào trị số này người ta phân loại xăng động cơ. Các loại xăng động cơ đang được lưu hành chủ yếu tại Việt Nam gồm:

+ Xăng Ron 92 và Xăng Ron 95

Xăng Dầu Là Gì Đặc Điểm Xăng Dầu
Xăng Dầu Là Gì Đặc Điểm Xăng Dầu

+ Dầu điêzen (DO): là một loại nhiên liệu lỏng, nặng hơn dầu hỏa và xăng, sử dụng chủ yếu cho động cơ điêzen (đường bộ, đường sắt và đường thủy) và một phần được sử dụng cho các tuabin khí (trong công nghiệp phát điện và xây dựng). DO được sản xuất chủ yếu từ phân đoạn gazoil và là sản phẩm của quá trình chưng cất trực tiếp dầu mỏ, có đầy đủ những tính chất lý hóa phù hợp cho động cơ điêzen mà không cần phải áp dụng những quá trình biến đổi hóa học phức tạp. DO được phân loại căn cứ vào hàm lượng lưu huỳnh; DO hiện đang lưu hành tại Việt nam có hai loại: DO 0,05S và DO 0,25S.

+ Dầu hỏa (KO): là sản phẩm chủ yếu từ chưng cất phân đoạn kerosene của dầu mỏ ở nhiệt độ 150 0C đến 300 0C. Loại này thường dùng trong dân dụng để thắp sắng đặc biệt là thắp sáng đèn tín hiệu đường sắt và các loại tàu nhỏ.

+ Dầu ma dút (FO): Trong quá trình khai thác và chế biến dầu mỏ, hầu hết các phân đoạn chưng cất của dầu mỏ đều được sử dụng, trong đó phần nặng được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu đốt lò là FO. FO là sản phẩm chủ yếu của quá trình chưng cất thu được từ phân đoạn sau phân đoạn gazoil khi chưng cất dầu mỏ ở nhiệt độ sôi lớn hơn 3500C.

+ Nhiên liệu bay: là nhiên liệu dùng cho máy bay gồm xăng máy bay và nhiên liệu phản lực. Xăng máy bay dùng cho máy bay động cơ kiểu piston; xăng máy bay đòi hỏi có trị số octane cao, yêu cầu về chất lượng rất nghiêm ngặt. Nhiên liệu phản lực được dùng cho máy bay có sử dụng động cơ phản lực kiểu tuabin khí. Đối với nhiên liệu phản lực, trị số octane không còn quan trọng nữa; thay thế vào đó là nhiên liệu phản lực phải là đặc tính cháy tốt, nhiệt lượng cao. Xăng máy bay được dùng chủ yếu ở Việt Nam hiện nay là xăng ZA1.

+ Nhiên liệu sinh học: Nhiên liệu sinh học là khái niệm chung chỉ tất cả những dạng nhiên liệu có nguồn gốc sinh học. Nhiên liệu sinh học có thể được phân loại thành hai nhóm chính là DO sinh học và Xăng sinh học. Xăng sinh học là hỗn hợp của xăng không chì truyền thống và cồn sinh học (bio-ethanol), trong đó 95 đến 90% thể tích là xăng không chì truyền thống và 5 đến 10% thể tích là cồn sinh học. Hiện nay tại Việt Nam đang lưu hành Xăng sinh học E5 RON 92 (E5 RON 92)

XEM THÊM ==>  Trọn bộ 50 Bài Luận Văn Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh, điểm cao

2. Đặc điểm sản phẩm xăng dầu

+ Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thô, dùng
làm nhiên liệu, bao gồm: Xăng động cơ, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu madút, nhiên liệu
bay; nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không
bao gồm các loại khí hóa lỏng và khí nén thiên nhiên – Sản phẩm xăng dầu đang được kinh doanh trên thị trường được phân loại dựa trên mục đích sử dụng và các thông số kỹ thuật gồm các loại xăng ô tô, xăng máy bay, dầu Diesel, dầu hoả và dầu Mazut (FO).

+ Xăng ô tô được chia thành nhiều loại căn cứ vào trị số ốc tan. Sau ngày 1/1/2017, trên thị trường có khoảng 9 loại xăng. Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu diesel và nhiên liệu sinh học.Theo quy chuẩn này, trên thị trường có thể tồn tại 9 loại xăng không chì là:RON90-II; RON92-II; RON95-II; RON92-III; RON95-III; RON98-III; RON92-IV; RON95-IV; RON98-IV. Tương tự như vậy, chủng loại sản phẩm đối với xăng E5 và E10 và diezel cũng tăng lên gấp 3 lần.

+ Xăng ô tô chủ yếu được dùng làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông đường bộ (loại dùng động cơ xăng). Các sản phẩm xăng hiện đang lưu hành tại thị
trường Việt Nam hiện nay chủ yếu là: RON95-III, RON 95-IV; E5RON 92.

+ Xăng máy bay ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là ZA1, đó là loại nhiên liệu dùng
cho máy bay. Đây là sản phẩm đặc chủng sử dụng cho ngành hàng không.

+ Dầu Diesel được phân loại theo hàm lượng lưu huỳnh. Dầu Diesel hiện đang
lưu hành ở Việt Nam là loại Diesel 0,05S-II; Diesel 0,001S- V.

+ Dầu Diesel được dùng vào các mục đích sau: Làm nhiên liệu cho các phương
tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt (loại dùng động cơ Diesel); Làm nhiên liệu đốt cho một số cơ sở sản xuất và chạy máy phát điện.

+ Dầu hoả được sử dụng làm nhiên liệu thắp sáng hoặc nhiên liệu đốt cho một số cơ sở sản xuất.

+ Dầu Mazut (FO) thì chủ yếu được dùng làm nhiên liệu đốt lò cho các cơ sở sản xuất.

  • Thể tích và trọng lượng xăng dầu:

+ Trong điều kiện môi trường, sản phẩm xăng dầu ở trạng thái lỏng, nhẹ hơn nước. Việc vận chuyển và tồn chứa xăng dầu được thực hiện bằng các phương tiện và thiết bị chuyên dụng. Xăng dầu được nhập khẩu về Việt Nam bằng đường thuỷ và nhập vào các kho cảng đầu mối ven biển. Từ cảng đầu mối xăng dầu được vận chuyển đến các kho trung chuyển khác (kho của các trung gian) bằng nhiều hình thức, bao gồm:

+ Đường thuỷ, đường ống, đường sắt và đường bộ Hiện nay, đơn vị dùng để đo Tính xăng dầu là lít, riêng FO dùng đơn vị kg. Thể tích của sản phẩm xăng dầu phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Do đó việc xác định chính xác số lượng xăng dầu để giao nhận là không đơn giản. Trong thực tế, để xác định chính xác thể tích xăng dầu để làm cơ sở cho giao nhận người ta quy về điều kiện tiêu chuẩn ở 150C. Thể tích ở nhiệt độ môi trường chỉ để giao nhận tương đối. Chính vì vậy các nhà nhập khẩu và các trung gian cần quan tâm đến đặc điểm này để quản lý hàng hoá.

+ Ngoài ra các sản phẩm xăng dầu có khối lượng riêng nhỏ nên có thể vận chuyển một số lượng lớn sản phẩm đến các địa điểm khác nhau. Chính vì thế có thể sử dụng các trung gian trong phân phối xăng dầu. Tuy nhiên, cũng vì xăng dầu là chất lỏng và nhẹ nên rất dễ bị hao hụt do bay hơi nên khi dự trữ lớn hao hụt sẽ tăng nhiều.

  • Mức độ tiêu chuẩn hoá:

+ Sản phẩm xăng dầu bao gồm một số chủng loại chính là xăng ô tô, xăng máy bay, dầu Diesel, dầu hoả và FO. Các sản phẩm này đều có các thông số kỹ thuật phản ánh chỉ tiêu chất lượng nhất định.

+ Đối với các mặt hàng như xăng ô tô, dầu Diesel và dầu hoả là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và phổ thông nên cũng có thể dùng nhiều trung gian trong kênh phân phối xăng dầu.

+ Xăng dầu là chất lỏng, thuần nhất và phần lớn sản phẩm được nhập khẩu vào Việt Nam theo các tiêu chuẩn chất lượng nên hầu như không có sự khác biệt về sản phẩm giữa các hãng kinh doanh xăng dầu. Khách hàng phân biệt giữa các hãng kinh doanh xăng dầu không phải bằng sản phẩm xăng dầu của các hãng đó mà bằng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp, bằng các dịch vụ bán hàng và bằng hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp. Như vậy sản phẩm mà các nhà nhập khẩu và cung ứng xăng dầu tạo ra chính là hệ thống kênh phân phối xăng dầu để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

  • Tính cháy nổ, độc hại:

+ Một trong những đặc tính cần quan tâm đến đối với các sản phẩm xăng dầu đó là tính cháy nổ, độc hại.

+ Các sản phẩm xăng dầu được sử dụng làm nhiên liệu, chúng có đặc điểm dễ cháy nổ. Nắm vững được đặc điểm này giúp các nhà nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu tiến hành công tác phòng cháy chữa cháy cho các kho tàng và cửa hàng xăng dầu.

+ Các bể chứa xăng dầu và phương tiện vận tải phải là các loại chuyên dụng.

+ Do là sản phẩm dễ cháy nổ, độc hại nên xăng dầu là ngành hàng kinh doanh có điều kiện. Do đó, khi thiết lập hệ thống phân phối đối với sản phẩm xăng dầu cần phải chú ý đến tính pháp lý của trung gian, như phải có đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo NĐ 83/2014 của Chính phủ. Theo này các điểm bán, cửa hàng xăng dầu phải có đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy (PCCC) và được Công an phòng cháy chữa cháy (PC23) cấp giấy chứng nhận. Cán bộ, nhân viên cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải có chứng nhận kết quả huấn luyện PCCC. Đồng thời phải có giấy chứng nhận Thoả thuận về môi trường do Sở KHCN và môi trường cấp (vì tính chất độc hại của sản phẩm).

Xăng Dầu Là Gì? Công Ty Xăng Dầu
Xăng Dầu Là Gì? Công Ty Xăng Dầu

3. Công ty xăng dầu

+ Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

+ Như vậy công ty xăng dầu là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh các loại xăng và dầu.

+ Xăng dầu là hàng hóa đặc biệt, việc bảo quản, vận chuyển, mua bán phải tuân theo những tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ nên việc kinh doanh xăng dầu phải tuân thủ những điều kiện nhất định, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải có những ràng buộc về năng lực, quy mô và trình độ tối thiểu bắt buộc.

+ Đối với công tác quản lý nhà nước về điều kiện gia nhập thị trường đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu đang được thực hiện theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 03 tháng 9 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu.

  • Đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

– Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy nghìn tấn (7.000 tấn), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ năm (05) năm trở lên.

– Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm nghìn mét khối (15.000 m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

-Sau ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu một phần 10 ba (1/3) nhu cầu dự trữ của thương nhân quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này.

– Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

– Sau hai (02) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với các phương tiện vận tải xăng dầu nội địa có tổng sức chứa tối thiểu là ba nghìn mét khối (3.000 m3).

– Có hệ thống phân phối xăng dầu: Tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp, tối thiểu bốn mươi (40) tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

– Mỗi năm, kể từ khi được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu tối thiểu bốn (04) cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cho đến khi đạt tối thiểu một trăm (100) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

– Phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

– Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay không bắt buộc phải có hệ thống phân phối nhưng phải có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân.

  • Đối với các thương nhân phân phối xăng dầu

Các thương nhân có đủ điều kiện dưới đây được làm thương nhân phân phối xăng dầu:

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu

– Có kho, bể dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000 m3), thuộc sở
hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

– Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

– Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc có hợp đồng dịch vụ thuê cơ quan nhà nước có phòng thử nghiệm đủ năng lực kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.

– Có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn từ hai (02) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu mười (10) cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

– Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

  • Đối với các thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu:

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

– Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này

– Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

  • Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Cửa hàng xăng dầu có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu:

– Địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định tại Nghị định này (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu).

– Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

– Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành

Vai trò trách nhiệm đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
Vai trò trách nhiệm đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

4. Vai trò trách nhiệm đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

  • Vai trò, trách nhiệm của Thương nhân đầu mối:

+ Đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu định kỳ với Bộ Công Thương

+ Báo cáo số liệu nhập – xuất – tồn kho xăng dầu và tồn kho xăng dầu theo định kỳ hàng tháng, quý, năm và báo cáo nhanh khi có yêu cầu của Bộ Công Thương.

+ Ký hợp đồng đại lý để giao xăng dầu cho bên nhận đại lý là tổng đại lý, đại lý thực hiện phân phối xăng dầu.

+ Ký hợp đồng mua, bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu.

+ Ký hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.

+ Bán buôn xăng dầu cho đơn vị sản xuất, tiêu dùng trực tiếp.

+ Quản lý hệ thống phân phối xăng dầu, các thương nhân thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân đầu mối, bảo đảm hoạt động kinh doanh xăng dầu theo đúng các quy định của pháp luật, ổn định thị trường, giá cả.

+ Lập kế hoạch phát triển mạng lưới phân phối, cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh xăng dầu của mình tại các vùng, miền và các tỉnh, thành phố đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường.

  • Vai trò trách nhiệm của Thương nhân phân phối:

+ Đăng ký định kỳ hệ thống phân phối xăng dầu với Bộ Công Thương

+ Báo cáo số liệu nhập – xuất – tồn kho xăng dầu và tồn kho xăng dầu tại ba Miền theo Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Công Thương theo định kỳ hàng tháng, quý.

+ Ký hợp đồng mua xăng dầu của thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu khác theo đúng quy định tại Điều 15 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

+ Ký hợp đồng đại lý để giao xăng dầu cho bên nhận đại lý thực hiện phân phối xăng dầu.

+ Ký hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu

+ Quản lý hệ thống phân phối xăng dầu, các thương nhân thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân phân phối, bảo đảm hoạt động kinh doanh xăng dầu theo đúng các quy định của pháp luật, ổn định thị trường, giá cả.

  • Vai trò trách nhiệm của Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu:

+ Đăng ký định kỳ hệ thống phân phối xăng dầu của tổng đại lý với bên giao đại lý, Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối

+ Ký hợp đồng làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

+ Ký hợp đồng đại lý để giao xăng dầu cho bên nhận đại lý thực hiện phân phối xăng dầu.

+ Trên cơ sở hợp đồng ký kết với bên giao đại lý, tổ chức cung ứng xăng dầu liên tục, ổn định cho toàn bộ hệ thống phân phối của tổng đại lý, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của thị trường.

+ Không được bán cao hơn giá bán lẻ do thương nhân đầu mối quy định.

+ Từ chối tiếp nhận xăng dầu của bên giao đại lý trong trường hợp có cơ sở khẳng định xăng dầu không bảo đảm chất lượng.

  • Vai trò trách nhiệm của Đại lý bán lẻ xăng dầu:

+ Đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu của đại lý bán lẻ với bên giao đại lý và Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối.

+ Ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. Đại lý phải thanh lý hợp đồng đại lý với bên giao đại lý hiện tại trước khi ký hợp đồng làm đại lý cho bên giao đại lý khác.

+ Bảo đảm cung ứng liên tục xăng dầu ra thị trường và không được bán cao hơn giá bán lẻ do thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.

+ Từ chối tiếp nhận xăng dầu của bên giao đại lý trong trường hợp có cơ sở khẳng định xăng dầu không bảo đảm chất lượng.

  • Vai trò trách nhiệm của Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu

+ Đăng ký định kỳ hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu với bên nhượng quyền, Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ
thống phân phối + Ký hợp đồng nhận quyền bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và phù hợp pháp luật về nhượng quyền thương mại.

Xăng dầu là gì? Đặc điểm xăng dầu, vai trò trách nhiệm công ty xăng dầu Những thông tin được chúng tôi trình bày, thể hiện trong bài viết trên đều được kiểm chứng và đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, chúng tôi hy vọng với những thông tin mình vừa trình bày có thể giúp cho bài khóa luận tốt nghiệp của các bạn đạt kết quả cao.

Số điện thoại : 0917.193.864

Zalo : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x