Nội Dung Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp ngành nghề này hiện rất nhiều bạn quan tâm và để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp thì cần tìm hiểu và kham thảo các tài liệu đáng tin cậy, nội dung bài viết dưới đây được chúng tôi lấy từ nguồn internet uy tín, mong sẽ giúp ích cho các bạn sinh viên, đặc biệt là ngành quản trị kinh doanh.
Qúa trình làm luận văn thạc sĩ, các bạn học viên có thể xem qua dịch vụ làm thuê khóa luận của Luận Văn Trust để được hỗ trợ tư vấn đè tài và báo giá viết luận văn trọn gói nhé.
Mục lục
1. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng
Một là, xác định người thực hiện tuyển dụng: Tuyển dụng là một trong những chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực, thông thường trong một tổ chức hay một doanh nghiệp, bộ phận nhân sự sẽ là bộ phận chịu trách nhiệm hầu hết trong các hoạt động tuyển dụng của tổ chức, của doanh nghiệp đó, bởi đây là nhiệm vụ chính của bộ phận nhân lực.
Hai là, xác định nhu cầu tuyển dụng: Xác định nhu cầu tuyển dụng nhằm xác định đúng nhu cầu nhân sự trước mắt và lâu dài cho doanh nghiệp. Nhà quản trị cần biết rõ ràng kế hoạch nguồn nhân lực của doanh nghiệp, cần tuyển bao nhiêu nhân sự, vị trí nào và yêu cầu về trình độ chuyên môn của nhân sự đó ra sao. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển của doanh nghiệp để có thể xác định nhu cầu tuyển dụng một cách chính xác nhất.
Ba là, lập kế hoạch tuyển dụng cụ thể: Để tiến hành tuyển dụng có hiệu quả thì việc lập kế hoạch là rất quan trọng và cần thiết. Việc lập kế hoạch tốt sẽ giúp cho việc tuyển dụng có được định hướng, các bước thực hiện cụ thể và tránh được các sự việc diễn biến khó kiểm soát. Cần phải lập kế hoạch cụ thể: nguồn tuyển dụng, phương pháp tuyển dụng; chi phí tuyển dụng; thời gian và địa điểm tuyển dụng.
Bốn là, thành lập hội đồng tuyển dụng: Hội đồng tuyển dụng là một bộ phận bao gồm bộ phận nhân lực, một số cá nhân hay cấp quản lý trực tiếp bộ phận đang có nhu cầu tuyển dụng nhân lực, đôi khi hội đồng tuyển dụng có cả lãnh đạo doanh nghiệp tham gia. Để có thể đảm bảo cho việc tuyển dụng tiến hành theo đúng trình tự và có thể lựa chọn ra các ứng viên xuất sắc nhất cần phải thành lập hội đồng tuyển dụng sao cho có đủ thẩm quyền quyết định.

2. Tổ chức thực hiện tuyển dụng nhân lực
2.1. Thu hút ứng viên
Thu hút ứng viên hay quá trình tuyển mộ là dựa vào các nguồn cung cấp ứng viên đã xác định được trong kế hoạch tuyển dụng để lựa chọn các phương pháp và thực hiện việc thu hút ứng viên phù hợp, việc thu hút này thực hiện theo 2 nguồn:
+ Thu hút nguồn ứng viên nội bộ, thu hút nội bộ thông qua việc: Thông báo về việc tuyển dụng trong toàn doanh nghiệp; Nghiên cứu hồ sơ nhân viên để tìm những người phù hợp và chủ động tiếp cận; Tiếp cận thông qua sự giới thiệu của cán bộ, công nhân viên trong tổ chức.
+ Thu hút nguồn ứng viên bên ngoài, có thể là: Đăng quảng cáo; Thuê dịch vụ tuyển dụng; Đề nghị nhân viên giới thiệu (tương tự như trên); Tham gia hội chợ việc làm; Tiếp cận các cơ sở đào tạo; Chọn từ nguồn dữ liệu ứng viên của doanh nghiệp.
2.2. Qúa trình tuyển dụng
Mỗi bước trong quá trình tuyển dụng là một phương pháp tuyển dụng, số bước hay số phương pháp được sử dụng không cố định mà nó phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc và tính chất của loại lao động cần tuyển dụng. Mỗi doanh nghiệp, do đặc thù hoạt động kinh doanh khác nhau nên quy trình tuyển dụng của mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau, thông thường quy trình tuyển dụng nhận sự bao gồm các bước sau:

Hình 1.1. Quy trình công tác tuyển dụng nhân lực
(Nguồn: Trần Kim Dung, 2018)
2.3. Hoàn tất quá trình tuyển dụng
Các thủ tục hoàn tất quá trình tuyển dụng thường do bộ phận nhân sự thực hiện, bao gồm các hoạt động sau:
Mời ứng viên trúng tuyển nhận việc: Tổ chức cần thông báo cho ứng viên trúng tuyển một cách chính thức bằng cách gửi thư mời nhận việc hoặc mời ứng viên đến trao đổi trực tiếp.
Cập nhật dữ liệu ứng viên: Để tạo thuận lợi cho việc tuyển dụng, doanh nghiệp nên xây dựng một dữ liệu ứng viên.
Chuẩn bị hợp đồng lao động: Cần đảm bảo các nội dung ghi trong hợp đồng không trái với quy định của luật lao động. Nếu cần thiết doanh nghiệp có thể sử dụng một văn bản kèm theo hợp đồng lao động để thể hiện chi tiết hơn về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và các quyền lợi của nhân viên.
Lập hồ sơ nhân viên: Để đảm bảo thủ tục quản lý của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần lập hồ sơ nhân viên cho nhân viên mới. Tuỳ theo yêu cầu của từng doanh nghiệp, hồ sơ có thể bao gồm: Lý lịch nhân viên; kết quả các bài kiểm tra, phỏng vấn; Các bằng cấp và chứng chỉ đào tạo; các tài liệu chứng minh thông tin cá nhân khác.
Hội nhập nhân viên mới: Mục đích của chương trình hội nhập vào môi trường làm việc là giúp nhân viên mới dễ thích nghi với tổ chức, cung cấp thông tin chi tiết về công việc và kỳ vọng hoàn thành công việc mà cấp trên mong đợi, tránh sai sót, tiết kiệm thời gian và tạo ấn tượng tốt về tổ chức.
2.3. Kiểm tra, đánh giá công tác tuyển dụng
2.3.1. Tỷ lệ sàng lọc
Nếu doanh nghiệp quy định tỷ lệ sàng lọc thì cần xem xét tỷ lệ sàng lọc có hợp lý không, tỷ lệ sàng lọc có thể là của cả quy trình tuyển dụng, cũng có thể là của bước sau so với với trước.
2.3.2. Chi phí cho công tác tuyển dụng
Đây là nhân tố hết sức quan trọng và mang tính chất quyết định đến hiệu quả của hoạt động tuyển dụng, bởi nếu doanh nghiệp không có nguồn chi phí đủ để thực hiện tuyển dụng thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ không tuyển dụng được những ứng viên giỏi.
2.3.3. So sánh kết quả tuyển dụng với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp
Đây là bước cuối cùng sau khi kết thúc quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ tiến hành tổng kết lại số lượng tuyển dụng được là bao nhiêu, so với toàn bộ số lượng nhân sự mà doanh nghiệp có nhu cầu từ đầu năm.
Nội Dung Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp Mọi thông tin có trong bài viết này của chúng tôi đều được kiểm chứng và đánh giá dựa trên nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Đảm bảo sự chính xác và thống nhất của thông tin, chúng tôi hy vọng với những thông tin mình vừa trình bày có thể giúp cho bài báo cáo, khóa luận của các bạn đạt kết quả cao.
Số điện thoại : 0917.193.864
Zalo : 0917.193.864