Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện

Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện

Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện nội dung bài viết sẽ cho ta thấy một số khái niệm cơ bản và những vấn đề chung về tuyển dụng công chức cấp quyền, bài viết này phù hợp với các bạn đang tìm kiếm nguồn tài liệu chính xác và uy tín để hỗ trợ cho bài khóa luận của mình. Qúa trình làm luận văn thạc sĩ, các bạn học viên có thể xem qua dịch vụ viết thuê luận văn của Luận Văn Trust để được hỗ trợ tư vấn đề tài và báo giá viết luận văn trọn gói nhé.

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Công chức, công chức cấp huyện

a. công chức
Trên thế giới khái niệm công chức được xuất hiện cách đây vài thế kỷ dưới nhà nước tư bản.. Ở Pháp, theo Từ điển Petit Larousse năm 1991, công chức được định nghĩa như sau: “Nhân viên của nhà nước được biên chế vào một công việc thường xuyên liên tục, trong một ngạch của thứ bậc hành chính, biên chế của một ngành công vụ” . Ở Pháp, Điều 2 Chương II Quy chế chung về công chức Nhà nước năm 1994 xác định: “Công chức là người được bổ nhiệm vào một công việc thường xuyên với thời gian làm việc trọn vẹn và được biên chế vào một ngạch trong thứ bậc của các cơ quan hành chính Nhà nước, các cơ quan ngoại biên hoặc các công sở Nhà nước”. Trong những năm gần đây, một khái niệm khác được thừa nhận là: “Công chức bao gồm toàn bộ những người được Nhà nước hoặc cộng đồng lãnh thổ (công xã, tỉnh, vùng) bổ nhiệm vào làm việc thường xuyên trong một công sở hay công sở tự quản, kể cả các bệnh viện và được biên chế vào một ngạch của nền hành chính công”
“Ở Anh, khái niệm công chức chỉ bao hàm những nhân viên công tác trong ngành hành chính”
“Ở Hoa Kỳ, tất cả các nhân viên trong bộ máy hành chính của chính phủ đều được gọi chung là công chức, bao gồm những người được bổ nhiệm về chính trị (còn gọi là công chức chính trị), những người đứng đầu bộ máy độc lập và những quan chức của ngành hành chính. Quan hệ giữa Chính phủ và công chức là quan hệ giữa ông chủ và người làm thuê, ngoài việc điều chỉnh theo Luật hành chính, quan hệ này còn được điều chỉnh bằng hợp đồng dân sự”. Tại Hoa Kỳ, nước này đảm bảo được chất lượng công chức ngay từ đầu vào bằng việc thực hiện sự minh bạch, nghiêm ngặt trong khâu tuyển dụng công chức. Nước này áp dụng cả hai hình thức tuyển dụng tập trung và phi tập trung còn phương pháp tuyển dụng cũng rất đa dạng tùy vào từng cấp chính quyền linh hoạt để chọn ra những người tài giỏi đầy đủ phẩm chất chuyên môn. Từ những năm 1980 trở về trước, các ứng viên công chức chỉ phải trải qua một kỳ thi chung (kỳ thi Hành chính sự nghiệp) như sau đó chính phủ Mỹ quan tâm đến việc tuyển dụng phi tập trung, tạo điều kiện cho các cơ quan tổ chức tuyển dụng theo nhu cầu của cơ quan, đơn vị mình”
Ở nước ta, khái niệm “công chức” có từ lâu. Nhưng chỉ đến năm 1950, sau 05 năm đất nước ta giành độc lập thì khái niệm đó mới xuất hiện trong văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Văn bản đầu tiên là Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định quy chế công chức Việt Nam. Điều 1 của Sắc lệnh ghi: “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính phủ, ở trong nước hay ở nước ngoài đều là công chức theo quy chế này, trừ trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định”.Trải qua diễn biến phát triển của đất nước, các khái niện trên cũng có nhiều cách gọi, được thể hiện dưới nhiều thể loại văn bản khác nhau. Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, khái niệmcông chức được gộp chung với khái niệm “cán bộ, công chức” được gọi chung là “cán bộ, công nhân viên chức nhà nước””. “Khái niệm này được gọi chung cho tất cả những người làm việc cho Nhà nước, không có sự phân biệt rõ ràng. Đội ngũ này được hình thành từ nhiều con đường, có thể do bầu cử, có thể do phân công sau khi tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp, có thể do tuyển dụng, bổ nhiệm…”
Đến thời kỳ đổi mới (sau năm 1986), trước yêu cầu khách quan cải cách nền hành chính và đòi hỏi phải chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, khái niệm công chức được sử dụng trở lại trong Nghị định 169/HĐBT ngày 25/5/1991 của Chính phủ. Nghị định nêu rõ: “Công dân Việt nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của nhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước, đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp gọi là công chức nhà nước”.
“Năm 1998, Pháp lệnh Cán bộ, công chức ra đời, là văn bản pháp lý cao nhất của nước ta về cán bộ, công chức. Dưới Pháp lệnh là Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Nghị định đã cụ thể hóa khái niệm công chức“là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công việc thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp; những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng”.

Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện
Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện

“Sau hai lần sửa đổi, năm 2003, Pháp lệnh Cán bộ, công chức cho khái niệm gộp cả cán bộ, công chức (quy định tại Điều 1) như sau:Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam trong biên chế bao gồm:
a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ở thành phố, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội;
đ) Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;
e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp;
g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo theo nhiệm kỳ trong thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; Người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội xã, phường, thị trấn;
h) Những người được tuyển dụng, giao giữ chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.“Mặc dù tiến bộ hơn rất nhiều so với Pháp lệnh năm 1998 và sửa đổi năm 2000, Pháp lệnh Cán bộ công chức sửa đổi năm 2003 đã phân định được đối tượng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước được gọi là “viên chức”. Các khái niệm trên lần lượt được Luật Cán bộ, công chức và của Nhà nước ta bước đầu phân biệt rõ ràng. Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Khoản 1 Điều 4 quy định về công chức tại Khoản 2 Điều 4 quy định về công chức:“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
Cập nhật Khái niệm công chức trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 đã quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.

b. Công chức cấp huyện
Quan niệm về công chức cấp huyện được hiểu là các công chức làm trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện. Hiện nay, Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp huyện gồm những người được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức như sau:
– Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân;
– Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.
Trên đây là quy định Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp huyện. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 06/2010/NĐ-CP.

1.1.2 Tuyển dụng, tuyển dụng công chức cấp huyện

a. Tuyển dụng
Về cơ bản có thể hiểu Tuyển dụng là lựa chọn và thu nhận người vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cơ quan hành chính cấp huyện, cơ sở sản xuất. Hoặc cũng có thể hiểu Tuyển dụng được hiểu là tiến trình thu hút nhân lực từ các nguồn khác nhau và lựa chọn đúng người có tiêu chuẩn phù hợp để sử dụng vào đúng vị trí công việc mà cơ quan hành chính cấp huyện có nhu cầu về nhân lực. Tuyển dụng nhân lực là một bước cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu của hoạch định nguồn nhân lực. Hoạt động tuyển dụng nhân lực trong cơ quan hành chính cấp huyện bao gồm: Các hoạt động đảm bảo cho cơ quan hành chính cấp huyện có đủ ứng viên đạt yêu cầu, lựa chọn trong số các ứng viên những người phù hợp nhất với cơ quan hành chính cấp huyện và hỗ trợ họ để họ có khả năng làm việc trong cơ quan hành chính cấp huyện. Tuy nhiên, đối với từ điển trực tuyến lại cho rằng đây “là quy trình sàng lọc và tuyển chọn những người có đủ năng lực đáp ứng một công việc trong một cơ quan tổ chức, công ty, hoặc một chương trình tự nguyện hay nhóm cộng đồng” .
Tuy nhiên, PGS.Ts Trần Kim Dung lại cho rằng: “Tuyển dụng nhân lực là một qúa trình thu hút, nghiên cứu, lựa chọn và quyết định tiếp nhận một cá nhân vào một vị trí của tổ chức” .
Đồng thời, giáo trình Quản lý nhân sự trong cơ quan hành chính cấp huyện của trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội thì: “tuyển dụng lao động là một quá trình thu hút nhân lực có khả năng đáp ứng công việc và đưa vào sử dụng, bao gồm các khâu: tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí sử dụng và đánh giá” . “Giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước xuất bản năm 2004, nhà xuất bản Đại học Quốc gia, tuyển dụng là “đưa thêm người mới vào làm việc chính thức cho tổ chức, tức là từ khâu đầu tiên cho đến giai đoạn hình thành nguồn nhân lực cho tổ chức” .
“Trong lĩnh vực hành chính nhà nước thì tuyển dụng lại được hiểu theo một cách khác: tuyển dụng là một hoạt động nhằm chọn được những người có đủ khả năng và điều kiện thực thi công việc trong các cơ quan nhà nước. Tùy theo tính chất, chức năng, nhiệm vụ của từng loại cơ quan mà tiêu chuẩn, điều kiện, hình thức tuyển dụng có khác nhau. Tuyển dụng là khâu đầu tiên có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức do đó cần phải tuân thủ những nguyên tắc chung nhất định và quy trình khoa học từ hình thức đến nội dung thi tuyển” . “Đối với từ điển giải thích thuật ngữ Hành chính thì tuyển dụng cán bộ công chức là việc tuyển người vào cơ quan nhà nước sau khi đã đạt kết quả của kỳ thi tuyển” .
Trên cơ sở đó, với rất nhiều quan điểm khác nhau về tuyển dụng, hiểu một cách chung nhất: Tuyển dụng là hoạt động nhằm mục đích là tìm kiếm, thu hút và lựa chọn ra người tốt nhất cho vị trí công việc trống của tổ chức, cơ quan hành chính cấp huyện, cơ sở sản xuất.

Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện
Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện

b. Tuyển dụng công chức
Có thể thấy rằng trong khoa học pháp lý, “tuyển dụng” được sử dụng trong các văn bản pháp luật về cán bộ, công chức mà cụ thể là Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (sửa đổi bổ sung năm 2000 và năm 2003) và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật cán bộ công chức năm 2008 đã được quy định rõ thể thức, tiêu chuẩn, điều kiện để được tuyển dụng vào làm việc các cơ quan, tổ chức. Người được tuynr dụng làm cán bộ, công chức phải có phẩm chất đạo đức, đủ tiêu chuẩn và thông qua kỳ thi tuyển. Chế độ tuyển dụng cũng được áp dụng đối với người được tuyển dụng để bổ nhiệm vào một ngạch công chức được thực hiện tuân thủ các quy định của pháp luật đã được ghi nhận.
“Tuyển dụng công chức là việc tìm kiếm một con người vào một vị trí công việc phù hợp với khả năng của họ. Việc tuyển chọn phải căn cứ vào yêu cầu công việc, phải hiểu rõ bản chất và đặc điểm cá nhân của người đó cũng như phải phân tích thấu đáo vị trí hay chức danh cần tuyển chọn. Ở một khía cạnh khác thì tuyển chọn là việc chọn trong số nhiều người để từ đó tìm ra một số ít người theo yêu cầu của việc tuyển chọn công chức. Đối với tuyển chọn công chức là việc tuyển người theo một kế hoạch cụ thể để bổ nhiệm vào những vị trí trong bộ máy nhà nước ở trung ương hay chính quyền địa phương. Theo Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ thì tuyển dụng “là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan nhà nước thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển”. Việc tuyển dụng có thể là thi tuyển, xét tuyển thậm chí là sát hạch, trắc nghiệm, phỏng vấn tùy theo mục tiêu và đối tượng cũng như công việc cần tuyển” .
Trên cơ sở nghiên cứu thì người viết mạnh dạn đưa ra khái niệm tuyển dụng cán bộ công chức là toàn bộ các hoạt động thu hút, nghiên cứu, lựa chọn và quyết định tiếp nhận một cá nhân vào một vị trí làm việc trong cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
c. Tuyển dụng công chức cấp huyện
Hiện nay chưa có một khái niệm chính thức về công chức cấp huyện, tuy nhiên, có thể hiểu rõ một cách chính xác: Tuyển dụng công chức cấp huyện chính là việc tuyển dụng các đối tượng vào làm việc tại cơ quan hành chính cấp huyện.

XEM THÊM ==>  Luận Văn Thạc Sĩ Về Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện

1.2. Những vấn đề chung về tuyển dụng công chức cấp huyện

1.2.1 Mục đích của tuyển dụng công chức cấp huyện

Thứ nhất, vai trò của tuyển dụng công chức cấp huyện đối với xã hội. Đối với xã hội, hoạt động tuyển dụng công chức cấp huyện tốt sẽ giúp xã hội sử dụng hợp lý tối đa hóa nguồn nhân lực tại các cơ quan cấp huyện nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Hoạt động tuyển dụng công chức cấp huyện đặc biệt ở các vị trí công việc có mức thu nhập sẽ kích thích tinh thần học tập, tham gia ứng tuyển đem lại mức sống cao hơn cho mỗi cá nhân.Từ đó nâng cao nhận thức văn hóa, dần xóa đi sự chênh lệch giữa tầng lớp trí thức và nông dân trong xã hội. Mặt khác, tuyển dụng công chức cấp huyện sẽ giúp giải quyết được vấn đề việc làm trong xã hội, tỷ lệ thất nghiệp giảm, kéo theo các tệ nạn xã hội cũng sẽ giảm đáng kể, đồng thời, nhờ có việc làm đời sống của người dân sẽ được cải thiện hơn rất nhiều. Tuyển dụng công chức cấp huyện sẽ góp phần vào việc xây dựng một xã hội giàu đẹp, văn minh.
Hai là, vai trò của tuyển dụng công chức cấp huyện đối với cơ quan cấp huyện. Đối với tổ chức, tuyển dụng công chức cấp huyện được xem là điều kiện tiên quyết cho sự thắng lợi của đối với cơ quan hành chính cấp huyện.Tuyển dụng công chức cấp huyện thành công giúp cho tổ chức tránh được những rủi ro như: Thiếu hụt nhân lực, nhân lực chất lượng kém dẫn đến tuyển lại, sa thải, chất lượng công việc bị ảnh hưởng. Tuyển dụng công chức cấp huyện có sự gắn kết chặt chẽ với các khâu khác trong tổ chức. Làm tốt công tác tuyển dụng công chức cấp huyện sẽ giúp cho tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động quản trị nhân sự khác như: hội nhập với môi trường làm việc, bố trí, tạo động lực, thù lao động, kỷ luật lao động, thuyên chuyển, đề bạt…Hoạt động tuyển dụng công chức cấp huyện tốt thì tổ chức sẽ có một đội ngũ nhân viên có trình độ, kinh nghiệm để giúp tổ chức tồn tại và phát triển tốt,văn hóa tổ chức được nâng cao, năng lực cạnh tranh của tổ chức tốt. Ngược lại có thể dẫn đến suy yếu nguồn nhân lực dẫn đến hoạt động công việc kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực, chi phí, thời gian và mất uy tín của tổ chức.
Ba là, vai trò của tuyển dụng công chức cấp huyện với người lao động. Tuyển dụng công chức cấp huyện có vai trò quan trọng với người lao động. Tuyển dụng công chức cấp huyện nhân lực đem lại việc làm, thu nhập nâng cao đời sống. Cho người lao động cơ hội thăng tiến phát triển năng lực cá nhân. Khẳng định bản thân trong lĩnh vực yêu thích.

1.2.2 Các nguyên tắc trong tuyển dụng công chức cấp huyện

Trong hoạt động tuyển dụng công chức phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Đồng thời, từ hoạt động này cũng thể hiện vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước đối với việc lựa chọn nguồn nhân lực làm nền tảng trong chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở nước ta hiện nay. Quá trình thực hiện hoạt động tuyển dụng công chức nói chung và công chức cấp huyện nói riêng phải tuân thủ các nguyên tắc. Các nguyên tắc ngày được quy định tại Điều 38 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định về các nguyên tắc tuyển dụng công chức gồm:
“1. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
2. Bảo đảm tính cạnh tranh.
3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
4. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.”
Cụ thể như sau:
Thứ nhất, quá trình tuyển dụng công chức phải đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật. Nguyên tắc công khai trong hoạt động tuyển dụng công chức cấp huyện nói riêng và tuyển dụng công chức nói chung được thể hiện trên phương diện là công khai trong thông tin, thi cử, công bố kết quả. Hay cụ thể hơn thì những nội dung cụ thể nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan trong tuyển dụng công chức bao gồm: “Căn cứ, điều kiện, thẩm quyền tuyển dụng công chức: Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức. Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan quản lý công chức để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng. Quy định về việc bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật; bảo đảm cạnh tranh; tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm; ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số. Quy định về cơ quan nhà nước ở cấp trung ương và địa phương có thẩm quyền tuyển dụng công chức; về phân cấp tuyển dụng công chức, chỉ tiêu biên chế, kinh phí, về sử dụng con dấu và tài khoản”. Ngoài ra, về trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức. “Trên cơ sở kế hoạch tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải thông báo công khai ít nhất 01 lần trên báo viết, báo nói, báo hình; đồng thời phải đăng trên trang thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng trong thời hạn nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển. Nội dung thông báo tuyển dụng được pháp luật hiện hành quy định rất cụ thể, chi tiết. Các quy định về trình tự, thủ tục tuyển dụng công khai như: lập danh sách người có đủ điều kiện dự tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở; tổ chức tuyển dụng công chức; thông báo kết quả tuyển dụng công chức… được quy định cụ thể từ Điều 15 đến Điều 18, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP. Việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức được quy định tại khoản 2, Điều 4, Thông tư số 03/2019/TT-BNV”
Thứ hai, quá trình tuyển dụng phải đảo đảm tính cạnh tranh. Có thể nói rằng, “tuyển dụng nhân sự có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn những người ưu tú, thực sự xứng đáng và phù hợp với yêu cầu công việc. Tuyển dụng công chức được hiểu là việc lựa chọn và chấp nhận một người tự nguyện gia nhập vào công vụ sau khi đã xác nhận người đó có đủ tiêu chuẩn và điều kiện cho một vị trí công việc nhất định trong nền công vụ. Tuyển dụng công chức nếu không bảo đảm tính khách quan, minh bạch và bình đẳng sẽ không thể xây dựng được đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. Quá trình thực hiện tuyển dụng công chức cấp huyện là một trong những hoạt động về tuyển dụng công chức nói chung nên việc tuân thủ nguyên tắc này đòi hỏi phải thiết lập được cơ chế cạnh tranh trong hoạt động tuyển dụng công chức. “Mục đích của việc thi tuyển hay xét tuyển là lựa chọn được người xuất xắc nhất trong số những người tham gia dự tuyển. Việc lựa chọn này chỉ có ý nghĩa khi những người tham gia có sự cạnh tranh lẫn nhau để được tuyển chọn vào cùng một vị trí, cạnh tranh cũng chính là động lực khích lệ mọi người phấn đấu và hoàn thiện bản thân. Các biện pháp bảo đảm cho cạnh tranh được thực hiện có hiệu quả đó là: Xây dựng tiêu chuẩn dự tuyển rõ ràng, thông báo tuyển dụng công khai, tổ chức thi tuyển – xét tuyển chặt chẽ, giám sát kỳ tuyển dụng một cách khách quan, trung thực…”

Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện
Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện

Thứ ba, nguyên tắc tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm. Nguyên tắc này đảm bảo cho hoạt động tuyển dụng công chức cấp huyện được thực hiện trên cơ sở xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn, yêu cầu của tất cả các vị trí trong nền công vụ. Để tuyển dụng, hệ thống các bản mô tả chức danh công việc được xây dựng nhằm cung cấp thông tin cần có về yêu cầu công việc để những người xin việc được rõ và tuyển dụng đúng người, đúng việc. Đây là căn cứ giúp cơ quan tuyển dụng áp dụng các phương pháp khác nhau để kiểm tra năng lực của người dự tuyển về khả năng thực hiện công việc theo các tiêu chí đặt ra đối với vị trí và để người dự tuyển hiểu rõ phải làm gì để thực hiện công việc đó. Tuyển dụng được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc cạnh tranh, chú trọng tới năng lực thực tế theo yêu cầu của vị trí mà người công chức sẽ đảm nhận nếu trúng tuyển. Sự cạnh tranh trong thi tuyển không chỉ diễn ra trong nội bộ giữa các công chức mà còn tạo ra sự cạnh tranh giữa người trong công vụ và người ngoài công vụ, tạo ra khả năng thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường”. Đồng thời, “nguyên tắc này nhấn mạnh tới vấn đề tuyển dụng căn cứ vào nhu cầu thực tế, thiếu vị trí công việc nào thì tuyển dụng đúng vị trí chuyên môn đó, trình độ đó. Có thể cao hơn yêu cầu nhưng tối kỵ lấy thấp hơn. Có như vậy việc tuyển dụng mới đáp ứng được nhu cầu thực sự chứ không chỉ là việc bổ sung số lượng cho đủ. Nguyên tắc này được đưa ra để tránh lãng phí trong sử dụng nguồn nhân lực, trong sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước để duy trì một bộ máy nhân sự cồng kềnh, chất lượng thấp, không đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của vị trí công tác. Tuyển dụng không xuất phát từ nhu cầu sẽ tạo ra những hậu quá rất khó khắc phục sau này: Đủ biên chế mà vẫn thiếu người làm việc, việc đáng ra một người làm lại chia ra cho ba, bốn người. Không những thế tâm lý tị nạnh, nhòm ngó lẫn nhau trong công việc diễn ra khá phổ biến trong các cơ quan hành chính hiện nay”.Thứ tư, nguyên tắc ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số. Nội dung của nguyên tắc ưu tiên là dành những điều kiện ngoại lệ thuận lợi, dễ dàng hơn đối với một số đối tượng nhất định phù hợp với pháp luật nhà nước. “Nguyên tắc ưu tiên không vi phạm nguyên tắc một. Bởi vì các quyền ưu tiên đã quy định trước và do cơ quan cấp trên của cơ quan tuyển chọn và thông thường do Nhà nước quy định. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi các cơ quan tổ chức tuyển dụng không được tùy tiện đặt ra những điều kiện ngoại lệ trái với quy định của pháp luật”. Nguyên tắc ưu tiên xuất phát từ sự chênh lệch về điều kiện kinh tế, về trình độ dân trí giữa các vùng miền. Đồng thời, nguyên tắc này đáp ứng với yêu cầu phát triển cân bằng giữa miền xuôi và miền ngược, miền núi và đồng bằng. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ cấp huyện của miền núi đáp ứng với quá trình xây dựng và hội nhập kinh tế của đất nước ta trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, chú trọng đến hoạt động phát triển của đội ngũ công chức miền núi, vùng dân tộc thiểu số để từ đó hình thành và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước tại cấp chính quyền địa phường và cấp cơ sở. “Nếu không thực hiện ưu tiên trong tuyển dụng thì sẽ rất khó khăn trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ công chức ở những vùng sâu vùng xa, cho cộng đồng các dân tộc ít người. Nguyên tắc ưu tiên cũng xuất phát từ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, để đền đáp công ơn và sự hy sinh mất mát của những người có công với đất nước. Ưu tiên trong tuyển dụng còn áp dụng đối với một số đối tượng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao mà nhà nước muốn khuyến khích gia nhập nền công vụ. Việc quy định ưu tiên trong thi tuyển công chức là điều cần thiết thể hiện chính sách xã hội, tính nhân văn đối với những người có công. Tuy nhiên việc quy định những người có bằng chuyên môn loại giỏi, xuất sắc, những người có văn bằng sau đại học phù hợp với chuyên môn của ngạch tuyển dụng cũng được hưởng chính sách ưu tiên, làm nảy sinh mâu thuẫn, mất đi ý nghĩa của việc thi tuyển. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng tiêu cực phát sinh trong đào tạo. Do vậy, không nên quy định việc ưu tiên điểm cho đối tượng này”.

1.2.3 Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp huyện

Theo quy định tại Điều 35 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Do đó, Luật này quy định, người có đủ các điều kiện dưới đây mới được đăng ký dự tuyển công chức thì Điều kiện đăng ký dự tuyển Tại Chương IV Mục 2 Điều 36 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định về tuyển dụng công chức, đã nêu rất rõ đối tượng được tham gia tuyển dụng công chức tại các cơ quan hành chính ở Việt Nam, cụ thể như sau:
“Điều 36. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc”
Trong đó, theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, các điều kiện khác phải không được trái quy định của pháp luật và không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập. Đặc biệt, những yêu cầu này phải dựa trên cơ sở bản mô tả công việc gắn với chuyên ngành đào tạo, kỹ năng… của ngạch công chức dự tuyển và phải báo cáo với cơ quan quản lý công chức phê duyệt trước khi tuyển dụng (Điều 1 Thông tư 13/2010 của Bộ Nội vụ).

Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện mọi thông tin có trong bài viết này của chúng tôi thu thập từ nguồn internet uy tín đáng tin cậy, các bạn có thể yên tâm kham thảo bài viết, chúng tôi hy vọng với những thông tin mình vừa trình bày có thể giúp cho bài khóa luận của các bạn đạt kết quả cao. Nếu cần hỗ trợ cho bài viết khóa luận, bài báo cáo tốt nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi.

Số điện thoại : 0917.193.864

Zalo : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x