Báo Cáo Trung Tâm Quản lý Hạ Tầng Giao Thông Đường Bộ

Báo Cáo Trung Tâm Quản lý Hạ Tầng Giao Thông Đường Bộ

Báo Cáo Trung Tâm Quản lý Hạ Tầng Giao Thông Đường Bộ bài viết phù hợp với các bạn sinh viên năm cuối chuẩn bị làm bài báo cáo thực tập theo yêu cầu của nhà trường, nội dung bài viết khá đầy đủ và chất lượng bạn nên kham thảo bài viết này để hỗ trợ cho bài báo cáo sắp tới của bạn nhé. Nội dung bao gồm: tóm tắt quá trình hình thành Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn; cơ cấu tổ chức Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.

Quá trình làm báo cáo thực tập, các bạn học viên có thể xem qua dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập  của Luận Văn Trust để được hỗ trợ tư vấn đề tài và báo giá viết báo cáo trọn gói nhé.

1. Tóm tắt quá trình hình thành Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ

Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ được thành lập theo Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 20/06/2019 của UBND thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại cơ cấu các Khu Quản lý Giao thông đô thị số 1, Khu Quản lý Giao thông đô thị số 2, Khu Quản lý Giao thông đô thị số 3 và Khu Quản lý Giao thông đô thị số 4 thuộc Sở Giao thông vận tải.

Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ là đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh; chịu sự quản lý và lãnh đạo lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Giao thông vận tải; là đơn vị sự nghiệp công lập, được nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có con dấu và trụ sở riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Trung tâm đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2019 và có 02 trụ sở:

– Trụ sở 1: Đặt tại số 360 Xa lộ Hà Nội, phường Phước Long A, TP.Thủ Đức – TP.HCM.

– Trụ sở 2: Đặt tại số 1002 Quốc lộ 1, phường Thạnh Xuân, quận 12, TP.HCM

Báo Cáo Trung Tâm Quản lý Hạ Tầng Giao Thông Đường Bộ
Báo Cáo Trung Tâm Quản lý Hạ Tầng Giao Thông Đường Bộ

2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

* Chức năng:

Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện chức năng thay mặt Ủy ban nhân dân Thành phố làm chủ sở hữu; tổ chức quản lý, sử dụng, khai thác và bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải giao.

* Nhiệm vụ:

Tham gia xây dựng để trình cấp có thẩm quyền:

Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức – đơn giá kinh tế kỹ thuật, cơ chế chính sách, quy định về quản lý, sử dụng, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Tham mưu, đề xuất các hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; cho thuê quyền khai thác hoặc chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; các phương án khai thác quỹ đất trong phạm vi đường bộ để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Trực tiếp quản lý, sử dụng, khai thác và bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố, gồm: đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường; cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ; hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ; trạm kiểm tra tải trọng xe; nhà hạt quản lý đường bộ; hệ thống quản lý và giám sát giao thông; vật tư dự phòng, thiết bị cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ; phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng và các công trình giao thông đưòng bộ khác theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.

Quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách và nguồn vốn khác được bố trí cho công tác quản lý, bảo trì tài sản thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo đúng các quy định hiện hành. Triển khai thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đế lựa chọn đơn vị, doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn cung cấp sản phẩm dịch vụ công hoặc quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định hiện hành;

Tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra các chủ thể có liên quan trong thực hiện phương án tổ chức giao thông, phân luồng giao thông, tổ chức thi công trên đường bộ đang khai thác hoặc thực hiện đầu tư xây dựng tài sản thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông. Cung cấp, phối hợp thông tin với các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, xử lý liên quan đến đảm bảo trật tự an toàn giao thông, bảo vệ công trình giao thông và kiêm soát tải trọng đối với phương tiện vận tải hàng hóa trên địa bàn thành phố;

Làm chủ đầu tư các dự án được Sở Giao thông vận tải giao (thuộc các nguồn vốn được Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp, ủy quyền cho Sở Giao thông vận tải; nguồn vốn từ Quỹ bảo trì đường bộ) hoặc chủ đầu tư các dự án khác được cấp thẩm quyền giao theo quy định.

Thực hiện chế độ thông tin, cập nhật, báo cáo và lưu trữ, bảo mật cơ sở dữ liệu tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.

Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ trong giao thông đường bộ.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Giao thông vận tải giao hoặc ủy quyền.

XEM THÊM ==>  List Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Kinh Tế, Đô Thị Mới Nhất 

* Quyền hạn:

Kiểm tra, phát hiện và đề xuất xử lý các trường hợp xây dựng trái phép, lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn thành phố;

Giám sát, kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra các chủ thể có liên quan trong tuân thủ phương án tổ chức giao thông, phân luồng giao thông, tổ chức thi công công trình trên đường bộ đang khai thác hoặc thực hiện đầu tư xây dựng công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Chủ trì kiểm tra, phối hợp kiểm tra hoặc cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng, cơ quan hữu quan trong công tác xử lý liên quan đến bảo vệ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Xác định tính chất, mức độ thiệt hại, hư hỏng đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để báo cáo cơ quan chức năng yêu cầu chủ thể có liên quan bồi thường, khắc phục theo quy định pháp luật;

Thực hiện các biện pháp tuyên truyền về bảo vệ tài sản thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Áp dụng các biện pháp xử lý để di dời, thanh thải kịp thời chướng ngại vật hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị có liên quan để phòng, chống bão lụt hoặc triển khai xử lý sự cố theo các cấp độ nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, bảo vệ tính mạng con người, tài sản của nhà nước và nhân dân;

Các quyền hạn khác do Giám đốc Sở Giao thông vận tải ủy quyền hoặc phân công theo tình hình hoạt động chung của Sở hoặc trên cơ sở kiến nghị của Giám đốc Trung tâm.

3. Cơ cấu tổ chức Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ

Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ do Giám đốc phụ trách và không quá 03 Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc. Giám đốc và các Phó Giám đốc của Trung tâm do Giám đốc Sở Giao thông vận tải bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm chỉ đạo Giám đốc Trung tâm sắp xếp tổ chức, bộ máy, bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, đảm bảo bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải phê duyệt, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm và các quy chế sửa đổi, bổ sung (nếu có) trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm.

Số lượng người làm việc của Trung tâm được Sở Giao thông vận tải giao trong tổng số biên chế sự nghiệp được Ủy ban nhân dân thành phố phân bố hàng năm cho Sở Giao thông vận tải.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Quản lý HTGT đường bộ
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Quản lý HTGT đường bộ

(Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính)

Giám đốc: Do Giám đốc Sở GTVT Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm, miễn nhiệm; Là người phụ trách chung, điều hành toàn bộ hoạt động của Trung tâm, là người quyết định và chịu trách nhiệm cao nhất trong mọi công việc của đơn vị,…

Phó Giám đốc: Do Giám đốc Sở GTVT Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm; Là người giúp việc cho Giám đốc trong phạm vi nhiệm vụ được Giám đốc phân công hoặc ủy quyền. Gồm 03 Phó Giám đốc phụ trách quản lý hạ tầng.

Phòng Tổ chức – Hành chính: thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực Tổ chức Nhân sự, Lao động tiền lương, Hành chính của đơn vị.

Phòng Kế hoạch: thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch, đầu tư của đơn vị.

Phòng Tài chính – Kế toán: thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính, kế toán và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị.

Phòng Quản lý Kỹ thuật Chất lượng: thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực kỹ thuật, chất lượng công trình.

Phòng quản lý hạ tầng giao thông 1, 2, 3, 4: Giúp việc cho Giám đốc Đơn vị trong việc thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành về lĩnh vực duy tu sửa chữa thường xuyên công trình, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành cầu, đường, đảm bảo giao thông, chiếu sáng công cộng, tín hiệu giao thông và cấp phép đào đường;

Phòng Pháp chế và an toàn giao thông: phụ trách công tác pháp chế, các kế hoạch về an toàn giao thông của Trung tâm.

Báo Cáo Trung Tâm Quản lý Hạ Tầng Giao Thông Đường Bộ Những thông tin được chúng tôi trình bày, thể hiện trong bài viết trên đều được kiểm chứng và đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, hy vọng với những thông tin mình vừa trình bày, có thể giúp cho bài báo cáo thực tập của các bạn được hoàn thiện hơn. Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẻ rất nhiều bài viết với nhiều chủ đề khác nhau phục vụ cho bài báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, mời các bạn theo dõi website để cập nhật những bài viết mới nhất.

Số điện thoại : 0917.193.864

Zalo : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x