Tiểu Luận Về Bồi Thường Thiệt Hại Hợp Đồng Có Yếu Tố Nước Ngoài chúng tôi đã xây dựng thành công nhiều bài tiểu luận hay, được các anh chị kham thảo và hoàn thành bài viết một cách thuận lợi. Nội dung bao gồm: Mở Đầu Tiểu Luận Về Bồi Thường Thiệt Hại Hợp Đồng; Nội Dung Tiểu Luận Về Bồi Thường Thiệt Hại Hợp Đồng Có Yếu Tố Nước Ngoài; Kết Luận Tiểu Luận Về Bồi Thường Thiệt Hại Hợp Đồng Có Yếu Tố Nước Ngoài.
Trong quá trình làm tiểu luận, các anh chị có thể xem qua dịch vụ thuê viết tiểu luận của Luận Văn Trust để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn đề tài và báo giá viết bài trọn gói nhé. Kết bạn mình Zalo/Tele: 0917.193.864 để được tư vấn miễn phí nhé.
Mục lục
Mở Đầu Tiểu Luận Về Bồi Thường Thiệt Hại Hợp Đồng
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một nội dung quan trọng trong tư pháp quốc tế và thường xuyên có thể gặp phải trong đời sống thường nhật. Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là chế định quan trọng và không thể thiếu trong pháp luật dân sự của bất kì quốc qua nào. Pháp luật của các quốc gia trên thế giới, về cơ bản, có cùng quan điểm về cách hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, quy định về vấn đề này vẫn còn có điểm khác nhau dẫn đến việc giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài xảy ra xung đột pháp luật giữa các quốc gia.
Nội Dung Tiểu Luận Về Bồi Thường Thiệt Hại Hợp Đồng Có Yếu Tố Nước Ngoài
1. Tình huống giả định – Tiểu luận Về Bồi Thường Thiệt Hại Hợp Đồng
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin đưa ra tình huống giả định như sau:
Tháng 6 năm 2017, anh Danile Richar (quốc tịch Thụy Điển) đến Việt Nam du lịch, khi đến Vịnh Hạ Long thăm quan đã bị ô tô của anh Trần Đình A (công dân Việt Nam) mất lái đâm phải làm anh Danile Richar ngã đập đầu xuống đường, khi tỉnh dậy anh không có biểu hiện gì của bệnh lí. Sau đó, anh quay trở lại Thụy Điển. Tại Thụy Điển anh bị bệnh tâm thần phân liệt, khi khám bệnh tại bệnh viện, bác sỹ kết luận nguyên nhân gây bệnh là do tai nạn ô tô khi anh đi du lịch tại Việt Nam. Đại diện hợp pháp của anh Danile Richar đã khởi kiện anh A ra toà án Việt Nam yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe.
2. Phân tích cách giải quyết – Tiểu luận Bồi Thường Thiệt Hại Hợp Đồng
Bộ luật Dân sự năm 2015, các Điều từ 584 đến 608 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo đó tại Bộ luật này quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật dân sự năm 2015, luật khác có liên quan quy định khác[1]”.
Điều 663 quy định: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài[2]”.

Như vậy, quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là quan hệ trách nhiệm có một trong các yếu tố sau đây: “(1) Các bên chủ tham gia trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm bên gây hại và bên bị hại có quốc tịch khác nhau hoặc nơi cư trú khác nhau (đối với cá nhân) hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau (đối với pháp nhân). (2) Các bên chủ tham gia trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm bên gây hại và bên bị hại có quốc tịch khác nhau hoặc nơi cư trú khác nhau (đối với cá nhân) hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau (đối với pháp nhân[3])”.
Như vậy, trong giả định trên ta xác định đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài vì có một bên tham gia là cá nhân nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 633 Bộ luật dân sự năm 2015.
Khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài, các nước giải quyết bằng cách áp dụng phương pháp thực chất và phương pháp xung đột. Trong đó, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tư pháp quốc tế các nước thường dựa trên phương pháp xung đột.
Hiện nay, khi xây dựng quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ này, tư pháp quốc tế của nhiều nước trên thế giới thường ưu tiên sử dụng hệ thuộc Luật do các bên thỏa thuận lựa chọn (Lex voluntatis) để giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, các bệ thuộc khác cũng được sử dụng kết hợp như: luật nơi phát sinh hậu quả thực tế của sự kiện gây thiệt hại (Lex loci damni), luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại (Lex loci delicti), luật nơi cư trú của đương sự (Lex domicilii), luật có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ.
Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài có thể được giải quyết bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (hiện nay chỉ có điều ước quốc tế song phương – Hiệp định tương trợ tư pháp) hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam (chủ yếu là Điều 687 Bộ luật Dân sự 2015).
Thông qua các quy định của pháp luật quốc gia cũng như các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, chúng ta đều thấy rằng, nguyên tắc được áp dụng chủ yếu để giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là “Các bên được thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng.
Theo đó điều 687 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “1. Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng. 2. Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng”.
Như vậy, trong tình huống giải định trên, hai bên chủ thể (bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại) có quốc tịch khác nhau nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ do tư pháp quốc tế điều chỉnh và luật áp dụng sẽ do các bên thoả thuận lựa chọn (lựa chọn giữa hệ thống pháp luật của Việt Nam và pháp luật của Thụy Điển).
Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận luật áp dụng, hành vi gây thiệt hại xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng hậu quả của sự kiện gây thiệt hại lại xảy ra ở Thụy Điển, do đó pháp luật Thụy Điển sẽ được áp dụng để giải quyết vấn đề bồi thường, tức là tòa án Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật nước ngoài.
XEM THÊM ==> Tải FREE 8 Bài Luận Văn Thạc Sĩ Tranh Chấp Hợp Đồng, 9 Điểm
Kết Luận Tiểu Luận Về Bồi Thường Thiệt Hại Hợp Đồng Có Yếu Tố Nước Ngoài
Có thể thấy rằng: “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định luật ra đời từ rất sớm và đã trở thành một trong những chế định quan trọng trong ngành Luật Dân sự của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa các nước là không hoàn toàn giống nhau, vì vậy, tình trạng xung đột pháp luật về vấn đề này như là một tất yếu khách quan[4]”. Khi có quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài thì sẽ phát sinh xung đột pháp luật và yêu cầu đặt ra là phải giải quyết xung đột pháp luật đó. Thực tiễn các nước đều chủ yếu dùng các quy phạm xung đột nhưng áp dụng hệ thuộc luật nào thì mỗi nước có cách thức quy định khác nhau
Tiểu Luận Về Bồi Thường Thiệt Hại Hợp Đồng Có Yếu Tố Nước Ngoài hy vọng bài viết này có thể mang lại giá trị kham thảo cho các anh chị. Cảm ơn đã tin tưởng đội ngũ luận văn chúng tôi, ngoài ra luanvantrust.com còn nhiều bài tiểu luận hay khác, các anh chị có thể kham thảo thêm. Nếu cần trợ giúp tư vấn về bài viết hoặc báo giá viết bài thì hãy liên hệ với chúng tôi.
DV viết thuê đề tài : 0917.193.864
Zalo/Tele : 0917.193.864