Tiểu Luận Pháp Luật Thị Trường Chứng Khoán có phải các anh chị đang tìm kiếm một bài tiểu luận hay, mới về pháp luật thị trường chứng khoán để kham thảo không? Vậy thì các anh chị đừng bỏ lỡ bài viết này nhé. Nội dung bao gồm: các quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam; một số đánh giá, và đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong quá trình làm tiểu luận, các anh chị có thể xem qua dịch vụ viết thuê tiểu luận của Luận Văn Trust để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn đề tài và báo giá viết bài trọn gói nhé. Để được hỗ trợ nhanh nhất hãy kết bạn mình qua Zalo/Tele: 0917.193.864
Mục lục
Chương 1. Các quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
1. Đối tượng phải công bố thông tin – Tiểu Luận Pháp Luật Thị Trường Chứng Khoán
Việc công bố thông tin trên TTCK Việt Nam được yêu cầu bắt buộc đối với một số đối tượng nhất định. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 118 Luật Chứng khoán 2019 và khoản 1 Điều 2 Thông tư 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (sau đây gọi là “Thông tư 96/2020/TT-BTC”), các đối tượng công bố thông tin bao gồm:
“(i) Công ty đại chúng;
(ii) Tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng;
(iii) Tổ chức phát hành thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng;
(iv) Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp;
(v) Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam và chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam); văn phòng đại diện công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
(vi) Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con (sau đây gọi là Sở giao dịch chứng khoán), Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
(vii) Nhà đầu tư thuộc đối tượng công bố thông tin theo quy định pháp luật.”

Trong đó những nhà đầu tư thuộc đối tượng công bố thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 96/2020/TT-BTC được xác định là:
“- Người nội bộ của công ty đại chúng, người nội bộ của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo quy định tại khoản 45 Điều 4 Luật chứng khoán và người có liên quan của người nội bộ;
– Cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng; nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng;
– Cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
– Nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng;
– Cổ đông, nhóm người có liên quan mua vào để sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng; nhà đầu tư hoặc nhóm người có liên quan mua vào để sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng;
– Tổ chức, cá nhân thực hiện chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng của quỹ đầu tư mục tiêu; công ty mục tiêu, công ty quản lý quỹ đầu tư mục tiêu.”
Như vậy, có thể thấy số lượng các đối tượng phải công bố thông tin trên thị trường chứng khoán theo quy định khá nhiều và có liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư.
2. Nguyên tắc công bố thông tin – Tiểu Luận Pháp Luật Thị Trường Chứng Khoán
Để hoạt động công bố thông tin trên TTCK đạt được hiệu quả cao và đạt được mục đích đề ra ban đầu, nhà nước đã đưa ra một số nguyên tắc nhất định, yêu cầu các chủ thể thực hiện bắt buộc phải thực hiện và đảm bảo định hướng khi thực hiện. Các nguyên tắc được quy định tại Điều 119 Luật Chứng khoán 2019 bao gồm:
Một là, “việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời”.
Theo đó, những thông tin được công bố lên phải đảm bảo đầy đủ về số lượng, đáp ứng về thời gian công bố và đảm bảo chính xác về nội dung đưa ra. Những quy định về số lương, thời gian cần đáp ứng được quy định cụ thể trong từng trường hợp tại Luật Chứng khoán 2019. Trong đó, đối với việc công bố các thông tin cá nhân liên quan (như các giấy chứng thực cá nhân, địa chỉ liên lạc, địa chỉ thường trú, số tài khoản ngân hàng, …) chỉ được thực hiện khi cá nhân đó đồng ý.
Thứ hai, “đối tượng công bố thông tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin công bố”.
Nguyên tắc này được hiểu là cá nhân, tổ chức thực hiện việc công bố thông tin phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của nội dung được công bố trước pháp luật. Trường hợp thông tin không chính xác, sai lệch có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật có liên quan. Sau khi đã công bố thông tin, nếu có sự thay đổi của nội dung thông tin đã công bố, đối tượng công bố thông tin phải công bố kịp thời, đầy đủ nội dung thay đổi và lý do thay đổi so với thông tin đã công bố trước đó.
Thứ ba, “các đối tượng phải công bố thông tin khi công bố thông tin phải đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và tổ chức nơi chứng khoán đó niêm yết, đăng ký giao dịch về nội dung thông tin công bố”.
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo hiệu quả kiểm soát thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và tổ chức nơi chứng khoán đó được niêm yết, đăng ký giao dịch.
Thứ tư, “việc công bố thông tin của tổ chức phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Việc công bố thông tin của cá nhân do cá nhân tự thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức hoặc cá nhân khác thực hiện.”
Nguyên tắc này quy định cụ thể người có quyền thực hiện việc công bố thông tin. Theo đó, phải là người đại diện theo pháp luật đối với tổ chức hoặc chính bản thân cá nhân đối với cá nhân hoặc người được tổ chức/cá nhân ủy quyền công bố thông tin. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật về dân sự.
Thứ năm, “đối tượng công bố thông tin có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ thông tin đã công bố, báo cáo theo quy định của pháp luật”
Theo đó, sau khi thông tin được công bố, đối tượng phải công bố thông tin cần bảo quản và lưu giữ thông tin được công bố đồng thời thực hiện nhiệm vụ báo cáo (nếu có) theo quy định của pháp luật. Cụ thể với những thông tin được công bố định kỳ, thông tin về việc đăng ký công ty đại chúng phải được lưu giữ dưới dạng văn bản (nếu có) và dữ liệu điện tử tối thiểu 10 năm. Các thông tin này phải được lưu giữ và truy cập được trên trang thông tin điện tử của đối tượng công bố thông tin tối thiểu là 05 năm. Đối với các thông tin công bố bất thường, theo yêu cầu hoặc các hoạt động khác phải được lưu giữ và truy cập được trên trang thông tin điện tử của đối tượng công bố thông tin tối thiểu là 05 năm.
3. Phương tiện và hình thức công bố thông tin
Việc công bố thông tin được thực hiện qua các phương tiện công bố thông tin sau:
Một là, qua báo cáo thường niên, trang thông tin điện tử (Website) và các ấn phẩm khác của tổ chức thuộc đối tượng công bố thông tin;
Hai là, qua các phương tiện công bố thông tin của Ủy ban chứng khoán Nhà nước bao gồm: hệ thống tiếp nhận báo cáo và công bố thông tin, cổng thông tin điện tử và các ấn phẩm khác của Ủy ban chứng khoán Nhà nước;
Ba là, qua các phương tiện công bố thông tin của Sở Giao dịch chứng khoán bao gồm: hệ thống tiếp nhận báo cáo và công bố thông tin, trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán, bảng hiển thị điện tử tại Sở Giao dịch chứng khoán;
Bốn là, qua phương tiện công bố thông tin của Trung tâm lưu lý chứng khoán: trang thông tin điện tử của Trung tâm lưu ký chứng khoán;
Năm là, qua phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định của pháp luật.[1]
Theo đó, khi thực hiện việc công bố thông tin qua Ủy ban chứng khoán Nhà nước hay Sở Giao dịch chứng khoán, các tài liệu, báo cáo phải được thể hiện theo hình thức văn bản và hình thức dữ liệu điện tử có sử dụng chữ ký số theo quy định. Đối với công ty đại chúng bắt buộc phải có trang thông tin điện tử, được lập trong vòng 6 tháng kể từ ngày trở thành công ty đại chúng để thực hiện việc công bố thông tin.
XEM THÊM ==> Kho Bài Mẫu Tiểu Luận Luật Chứng Khoán + List 35 Đề Tài Hay
4. Loại thông tin phải công bố – Tiểu Luận Pháp Luật Thị Trường Chứng Khoán
Theo quy định pháp luật hiện hành, thông tin phái công bố được áp dụng riêng tương ứng với từng loại chủ thể tham gia TTCK. Theo đó có thể kể đến một số loại như sau:
Thứ nhất, đối với công ty đại chúng, các thông tin phải công bố bao gồm: (i) thông tin định kỳ; (ii) thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ; (iii) thông tin trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán.
Thứ hai, đối với tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng, các thông tin phải công bố bao gồm: (i) công bố thông tin kỳ; (ii) thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ; (iii) phát hành trái phiếu chuyển đổi không bắt buộc.
Thứ ba, đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Công ty quản lý quỹ đại chúng, công ty chứng khoán có thể lựa chọn chế độ công bố thông tin định kỳ theo của công ty đại chúng hoặc công ty đại chúng quy mô lớn.
Thứ tư, đối với quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán. Công ty quản lý quỹ công bố thông tin định kỳ về Báo cáo tài chính năm của quỹ đại chúng đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán.
Thứ năm, đối với trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, các thông tin phải công bố có thể kể đến như: thông tin về việc cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Thành viên Lưu ký, Chi nhánh Thành viên Lưu ký; Thông tin về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán lần đầu và điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán; Thông tin về việc hủy đăng ký chứng khoán; …
Thứ sáu, đối với Sở Giao dịch chứng khoán, thông tin phải công bố bao gồm: Thông tin về giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán; Thông tin về tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán; thông tin về công ty chứng khoán thành viên; công ty quản lý quỹ có quản lý quỹ đại chúng dạng đóng/công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; quỹ đại chúng dạng đóng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; Thông tin giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán.
Thứ bảy, đối với một số đối tượng khác, thông tin phải công bố là: (i) giao dịch của cổ đông lớn và nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của một quỹ đại chúng dạng đóng; (ii) giao dịch của cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng; (iii) giao dịch của cổ đông nội bộ và nhà đầu tư nội bộ của quỹ đại chúng dạng đóng, người được ủy quyền công bố thông tin và người có liên quan; (iv) giao dịch chào mua công khai; (v) giao dịch cổ phiếu quỹ.
Chương 2. Một số đánh giá, và đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
1. Một số đánh giá liên quan đến quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Với sự thay đổi, cập nhật trong hệ thống pháp luật chứng khoán mới, cụ thể là Luật Chứng khoán 2019 đã có hiệu lực vào đầu năm 2021 thay thế Luật Chứng khoán 2006, có thể thấy hệ thống quy định pháp luật liên quan đến công bố thông tin trên TTCK Việt Nam đã bao quát và khá đầy đủ, chi tiết. Cụ thể:
Luật Chứng khoán 2019 đã dành riêng một Điều luật để quy định về các nguyên tắc công bố thông tin, trong đó thể hiện những nguyên tắc cơ bản mà các chủ thể cần tuân thủ. Điều này giúp hoạt động công bố thông tin được rõ ràng hơn về định hướng thực hiện khi khái quát được những nội dung quan trọng bằng các nguyên tắc nhất định, qua đó đảm bảo được hiệu quả của hoạt động công bố thông tin.
Bên cạnh đó, về đối tượng phải công bố thông tin, Luật Chứng khoán 2019 cũng đã xác định một cách chi tiết và cụ thể hơn từng nhóm đối tượng, đồng thời quy định cụ thể nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ, bất thường của công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp, quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng… Việc quy định này giúp tạo điều kiện trong thực thi của các đối tượng áp dụng, cũng như tạo sự minh bạch, rõ ràng trong hoạt động quản lý nhà nước. Tuy nhiên không vì thế mà các quy định này mất đi sự linh hoạt, bởi lẽ nội dung các quy định chỉ đưa ra nghĩa vụ công bố thông tin cơ bản, còn lại giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể, đảm bảo đáp ứng yêu cầu minh bạch của thị trường.[2]
Tuy nhiên, vì lý do pháp luật mới được ban hành nên vẫn còn quy định mới chưa được hướng dẫn rõ ràng, có thể phát sinh ra vướng mắc. Đơn cử có thể nhắc tới nội dung liên quan đến vấn đề công bố thông tin trên thị trường chứng khoán phái sinh.
Theo đó, ngày 31/12/2020, Nghị định Nghị định số 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh đã được Chính phủ ban hành để thay thế Nghị định số 42/2015/NĐ-CP. Ngay trong Luật Chứng khoán 2019 cũng đã quy định việc giao cho Bộ Tài chính quy định chi tiết về thông tin công bố và giám sát giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có văn bản ban hành quy định hướng dẫn về vấn đề này. Việc ra văn bản hướng dẫn là cần thiết để giúp các đối tượng công bố thông tin trong TTCK phái sinh nắm được, hiểu được và tránh được những sai sót, nhầm lẫn, đồng thời tạo ra sự thống nhất trong quan điểm, cách hiểu khi áp dụng quy định pháp luật.

2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Hiện nay, Luật Chứng khoán 2019 đã bắt đầu có hiệu lực trong năm 2021, điều này vừa tạo ra cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động công bố thông tin trên TTCK tại nước ta một cách minh bạch, khách quan và hiệu quả hơn, nhưng cũng đồng thời phát sinh những vấn đề yêu cầu phải cấp thiết giải quyết.
Trước hết, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần nhanh chóng ban hành những văn bản hướng dẫn, giải thích cụ thể một số vấn đề tại Luật Chứng khoán còn bỏ ngỏ để tạo sự linh hoạt hoặc được Luật Chứng khoán giao cho chỉ đạo, thực hiện. Cụ thể như với việc các quy định về công bố thông tin và giám sát giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh ra khỏi nghị định mới. Theo đó, các quy định này cần được đưa vào Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính cho phù hợp với thay đổi của pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, nhằm kiểm soát chất lượng và tính khả thi đối với thực tế phát sinh của hệ thống pháp luật về công bố thông tin trên TTCK Việt Nam, các cơ quan nhà nước cũng cần phải chú trọng việc theo dõi, đánh giá, ghi nhận những vướng mắc thực tế khác phát sinh đối trên thực tiễn thông qua nhiều kênh: phản hồi từ người dân, hoạt động thực tế của cơ quan nhà nước,… Trường hợp có những tồn tại, vướng mắc hay khó khăn cần phải nhanh chóng hoàn thiện, sửa đổi một cách phù hợp để đảm bảo hiệu quả hoạt động.
Bên cạnh đó, một trong những cách để xây dựng hành lang pháp lý đảm bảo về chất lượng, thiết thực thì cũng cần có những học hỏi, tham khảo từ các quốc gia phát triển hay những quốc gia có cách vận hành hệ thống tương đương. Vấn đề công bố thông tin trên TTCK là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm, đặc biệt là những quốc gia phát triển như Mỹ. Vì vậy, việc tham khảo quy định pháp luật cũng như thực tiễn điều chỉnh hoạt động này có thể giúp dự liệu được những vấn đề có thể phát sinh để đưa vào quy định pháp luật hay học hỏi được những nội dung phù hợp, có tính thực tiễn cao.
Tiểu Luận Pháp Luật Thị Trường Chứng Khoán với những thông tin trên chúng tôi chia sẻ hy vọng có thể mang lại giá trị kham thảo cho các anh chị. Cảm ơn đã tin tưởng đội ngũ luận văn chúng tôi, ngoài ra luanvantrust.com còn nhiều bài tiểu luận, khóa luận hay khác, các anh chị có thể kham thảo thêm. Nếu cần trợ giúp tư vấn về bài viết hoặc báo giá viết bài thì hãy liên hệ với chúng tôi.
DV viết thuê đề tài : 0917.193.864
Zalo/Tele : 0917.193.864