Tiểu Luận Hết Học Phần Pháp Luật Liên Minh Châu Âu [HAY]

Tiểu Luận Pháp Luật Liên Minh Châu Âu Hay

Tiểu Luận Hết Học Phần Pháp Luật Liên Minh Châu Âu [HAY] hôm nay Luận Văn Trust muốn chia sẻ tới các anh chị một bài tiểu luận hay được chúng tôi thu thập từ nguồn dữ liệu uy tín, nội dung đã được đội ngũ chúng tôi kiểm chứng qua, đảm bảo tính xác thực và thống nhất. Xin mời các anh chị kham thảo bài viết dưới đây.

Trong quá trình làm tiểu luận, các anh chị có thể xem qua dịch vụ viết thuê tiểu luận của Luận Văn Trust để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn đề tài và báo giá viết bài trọn gói nhé. Hãy kết bạn mình qua Zalo/Tele: 0917.193.864 để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

Lời Mở Đầu Tiểu Luận Pháp Luật Liên Minh Châu Âu

Liên minh châu Âu (tên tiếng Anh là: the European Union, viết tắt là: EU) là một trong những liên minh thành công nhất trên thế giới hiện nay. Với cơ cấu tổ chức là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc, EU ngày càng khẳng định vị thế và tầm quan trọng hàng đầu về mặt chính trị và kinh tế trên thế giới.[1]

Để đạt được điều này không thể không nhắc đến sự thành công trong việc xây dựng hệ thống Pháp luật Liên minh châu Âu. Trong cấu trúc của Pháp luật Liên minh chấu Âu tồn tại một nguồn luật được gọi là “nguồn luật phái sinh”. Theo đó, đây là nguồn luật chưa từng có tiền lệ trên thế giới, nó làm cho Pháp luật Liên minh châu Âu không hoàn toàn là Luật quốc tế và cũng không hoàn toàn là Luật quốc gia.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích nguồn luật phái sinh (secondary sources) của Pháp luật Liên minh châu Âu. Đồng thời chứng minh rằng nguồn luật này chưa có tiền lệ trên thế giới, nó làm cho Pháp luật Liên minh châu Âu không hoàn toàn là Luật quốc tế và cũng không hoàn toàn là Luật quốc gia” để nghiên cứu cho bài tiểu luật hết học phần của mình. Thông qua nội dung bài Tiểu luận Pháp Luật liên minh Châu Âu, em sẽ phân tích một cách khái quát nhất về nguồn luật phái sinh, qua đó đồng thời chứng minh và khẳng định rằng nguồn luật phái sinh chưa có tiền lệ trên thế giới và cũng chính nguồn luật phái sinh đã làm cho Pháp luật Liên minh châu Âu không hoàn toàn là Luật quốc tế và cũng không hoàn toàn là Luật quốc gia.

Tiểu Luận Pháp Luật Liên Minh Châu Âu Hay
Tiểu Luận Pháp Luật Liên Minh Châu Âu Hay

Nội Dung Tiểu Luận Pháp Luật Liên Minh Châu Âu

1. Khái quát Pháp luật Liên minh châu Âu

Trước hết, về khái niệm, pháp luật Liên minh châu Âu được hiểu là “tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do Liên minh châu Âu xây dựng và ban hành, có hiệu lực áp dụng thống nhất và trực tiếp đối với các thể nhâ, quốc gia thành viên và các cơ quan, thiết chế của Liên minh châu Âu”[2].

Nguồn của Pháp luật liên minh châu Âu có cấu trúc gồm 3 phần chính là:

(1) Nguồn luật gốc: Đây là nguồn luật cơ bản có hiệu lực tối cao trên toàn lãnh thổ các nước thành viên và các đảo vùng lãnh thổ có quan hệ ngoại giao. Nguồn luật này là các điều ước quốc tế được xây dựng trên sự thỏa thuận trực tiếp của các quốc gia thành viên.

(2) Nguồn luật phái sinh: Đây là những quy định pháp luật do các thiết chế của EU ban hành trong quá trình thực thi quyền hạn được giao.

(3) Án lệ: là một hình thức của pháp luật, nhà nước thừa nhận những bản án đã giải quyết các vụ việc của tòa án để làm mẫu và đưa ra phán quyết cho các vụ việc có tình tiết tương tự.

XEM THÊM ==>  Tiểu Luận Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật [ 44 Đề Tài +Tải bài Mẫu]

2. Phân tích nguồn luật phái sinh của Pháp luật Liên minh châu Âu

Nguồn luật phái sinh là một trong ba nguồn luật thuộc cấu trúc nguồn luật của Pháp luật Liên minh châu Âu. Theo đó, nguồn luật phái sinh có hiệu lực quan trọng thứ hai sau luật gốc, cao hơn án lệ và phải phù hợp với luật gốc..

Nguồn luật phái sinh được hiểu là những quy định của pháp luật do các thiết chế liên minh ban hành và các thoả thuận. Theo quy định tại Điều 249 EU treaty, Luật phái sinh được ban hành dưới các hình thức văn bản: Regulation, Directive và Decision. Trong đó, mỗi hình thức có một đặc trưng riêng về giới hạn phạm vi áp dụng nhất định:

Thứ nhất, đối với Regulation (quy định): đây là văn bản có hiệu lực áp dụng ràng buộc đối với tất cả các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu và có thể áp dụng trực tiếp[3] tại các quốc gia này mà không cần phải thông qua hoạt động nội luật hóa. Regulation là loại văn bản pháp luật chủ yếu được dùng để tổ chức những vấn đề đã được nhất thể hoá ở mức độ cao.

Thứ hai, đối với Directive (chỉ thị): đây là loại văn bản có hiệu lực bắt buộc, ràng buộc đối với kết quả đạt được và những quốc gia thành viên được đề cập đến trong chỉ thị. Tuy nhiên, không phải tất cả các chỉ thị đều có hiệu lực áp dụng trực tiếp (đây là ngoại lệ của nguyên tắc “áp dụng trực tiếp”). Chỉ có các chỉ thị thoả mãn điều kiện “cụ thể”, “rõ ràng” và “vô điều kiện” mới được áp dụng trực tiếp. Chi thị cho phép các cơ quan chức năng của từng quốc gia được lựa chọn hình thức và phương pháp áp dụng vào đất nước mình.

Thứ ba, đối với Decision (quyết định): đây là loại văn bản chỉ có hiệu lực áp dụng đối với các cá nhân, thể nhân, quốc gia thành viên được chỉ định trong văn bản. Decision được chỉ định để giải quyết các vấn đề, trường hợp cá biệt liên quan đến quá trình Liên minh châu Âu triển khai thực hiện các Hiệp ước, các Regulation và Directive.

Ngoài ra còn có “Recommendations” và “opinions”, tuy nhiên hai nguồn này không có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các quốc gia thành viên. Theo đó, đây chỉ coi là nguồn tham khảo, hướng dẫn áp dụng.[4]

XEM THÊM ==>  Tiểu Luận Pháp Luật Đại Cương [ 83 Đề Tài + Bài Mẫu HAY]

3. Chứng minh nguồn luật phái sinh làm cho Pháp luật Liên minh châu Âu không hoàn toàn là Luật quốc tế và cũng không hoàn toàn là Luật quốc gia

Theo phân tích ở trên, nguồn luật phái sinh là một trong những nguồn luật chính của Pháp luật Liên minh châu Âu. Chính điều này đã mang lại tính đặc trưng cho Pháp luật Liên minh châu Âu, theo đó đây vừa không hoàn toàn là Luật quốc tế cũng không hoàn toàn là Luật quốc gia.

Nguồn luật phái sinh làm cho Pháp luật Liên minh châu Âu không hoàn toàn là Luật quốc tế

Trước hết, Pháp luật Liên minh châu Âu mang một số đặc điểm của Luật quốc tế. Điều này thể hiện ở việc Pháp luật Liên minh châu Âu là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia trong Liên minh châu Âu tạo dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực liên quan đến đời sống quốc tế giữa các quốc gia này. Đây cũng chính là đặc trưng của Luật quốc tế.

Tuy nhiên, Pháp luật Liên minh châu Âu lại không hoàn toàn là Luật quốc tế. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Quy chế Toà án quốc tế 1945, nguồn của Luật quốc tế bao gồm: Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung, phán quyết của Toà án công lý quốc tế, học thuyết của các luật gia danh tiếng về luật quốc tế; ngoài ra, nguồn luật quốc tế còn có các nghị quyết của tổ chức quốc tế, hành vi pháp lí đơn phương của các quốc gia. Như vậy trong nguồn luật quốc tế không bao gồm nguồn gọi là luật phái sinh. Trong khi đó, nguồn luật phái sinh lại là coi là một trong những nguồn luật quan trọng nhất (chỉ sau luật gốc) và chiếm số lượng lớn trong Pháp luật Liên minh châu Âu.

Như vậy, mặc dù mang một phần đặc điểm của Luật quốc tế nhưng Pháp luật Liên minh châu Âu lại không phải là Luật quốc tế vì một trong những lý do là cấu trúc nguồn luật có nguồn luật phái sinh.

Nguồn luật phái sinh làm cho Pháp luật Liên minh châu Âu không hoàn toàn là Luật quốc gia

Trước hết, Pháp luật Liên minh châu Âu mang một số đặc điểm của Luật quốc gia. Theo đó, Pháp luật Liên minh châu Âu bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật có mối liên hệ tội tại thống nhất với nhau được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do khối Liên minh châu Âu ban hành theo những trình tự thủ tục và hình thức nhất định. Bên cạnh đó, khối Liên minh châu Âu mang bản chất là một thực thể có đặc trưng riêng về kinh tế và chính trị. Đây cũng chính là một số đặc điểm cơ bản của Luật quốc gia.

Tuy nhiên, Pháp luật Liên minh châu Âu lại không hoàn toàn là luật quốc gia. Theo đó, luật quốc gia có các nguồn luật: điều ước quốc tế, văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp, các bản án quyết định của toà án,… nhưng không hề có nguồn luật phái sinh. Mặt khác, như đã được phân tích tại mục 3.1 nêu trên nguồn luật phái sinh là một trong những nguồn luật quan trọng nhất của Pháp luật Liên minh châu Âu. Chính vì vậy điều này làm cho Pháp luật Liên minh châu Âu không hoàn toàn là Luật quốc gia.

Hay nói cách khác, mặc dù mang một phần đặc điểm của Luật quốc gia nhưng Pháp luật Liên minh châu Âu lại không phải là Luật quốc gia vì một trong những lý do là cấu trúc nguồn luật có nguồn luật phái sinh.

Như vậy, từ nhưng phân tích nêu trên có thể khẳng định rằng, nguồn luật phái sinh là một lý do chính yếu để Pháp luật Liên minh châu Âu không hoàn toàn là Luật quốc gia cũng không hoàn toàn là Luật quốc tế.

Tiểu Luận Pháp Luật Liên Minh Châu Âu
Tiểu Luận Pháp Luật Liên Minh Châu Âu

4. Chứng minh nguồn luật phái sinh chưa từng có tiền lệ trên thế giới

Thông qua nội dung chứng minh tại mục 3, có thể khẳng định một lần nữa rằng, Luật quốc tế và Luật quốc gia không bao gồm nguồn luật phái sinh trong hệ thống nguồn luật của mình. Nguồn luật phái sinh chỉ xuất hiện trong Pháp luật Liên minh châu Âu và chính điều này đã tạo nên đặc trưng cho Pháp luật Liên minh châu Âu này.

Như vậy, với việc hai hệ thống pháp luật chính yếu và đặc biệt quan trọng trên thế giới là: Luật quốc gia và Luật quốc tế chưa hề tồn tại nguồn luật phái sinh trong hệ thống nguồn luật; thay vào đó chỉ đến khi Pháp luật Liên minh châu Âu hình thành thì nguồn luật này mới bắt đầu xuất hiện. Hay nói cách khác, nguồn luật phái sinh chưa từng có tiền lệ trên thế giới cho tới khi Pháp luật Liên minh châu Âu ra đời.

Download miễn phí

Tiểu Luận Hết Học Phần Pháp Luật Liên Minh Châu Âu [HAY] với những thông tin trên chúng tôi chia sẻ hy vọng có thể mang lại giá trị kham thảo cho các anh chị. Cảm ơn đã tin tưởng đội ngũ luận văn chúng tôi, ngoài ra luanvantrust.com còn nhiều bài tiểu luận, khóa luận hay khác, các anh chị có thể kham thảo thêm. Nếu cần trợ giúp tư vấn về bài viết hoặc báo giá viết bài thì hãy liên hệ với chúng tôi.

DV viết thuê đề tài : 0917.193.864

Zalo/Tele : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x