Tiểu Luận Phân Tích Các Hình Thức Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính bài tiểu luận này được đội ngũ chúng tôi xây dựng dựa trên các cơ sở dữ liệu được kiểm chứng qua nhằm cho các anh chị kham thảo để hoàn thành bài tiểu luận của mình một cách tốt nhất. Nội dung bao gồm: cơ sở lý luận về hình thức xử phạt vi phạm hành chính; cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính; kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hình thức xử phạt vi phạm hành chính.
Trong quá trình làm tiểu luận, các anh chị có thể xem qua dịch vụ thuê viết tiểu luận của Luận Văn Trust để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn đề tài và báo giá viết bài trọn gói qua Zalo/Tele: 0917.193.864
Mục lục
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1.1. Khái niệm hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Trong hệ thống pháp luật hiện hành chưa đưa ra một khái niệm chính thức nào về “hình thức xử phạt vi phạm hành chính”. Vì vậy, để tìm hiểu về thuật ngữ này, trước hết ta cần hiểu thế nào là xử phạt vi phạm hành chính.
Khái niệm về xử phạt vi phạm hành chính đã xuất hiện trong hệ thống pháp luật nước ta từ khoảng năm 1989 tại Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, trải qua nhiều lần hoànt hiện pháp luật thì hiện nay đã được thừa nhận và quy định chính thức tại khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sau đây gọi là “Luật XLVPLH 2012”) như sau:
Tiểu Luận Phân Tích Các Hình Thức Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”.
Theo đó, hành vi vi phạm hành chính là những hành vi “có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”[1].
Như vậy, hình thức xử phạt vi phạm hành chính có thể hiểu là các biện pháp cưỡng chế mà nhà nước áp dụng đối với tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính. Việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính sẽ đặt ra trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm hành chính, mà đây chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể này phải gánh chịu trước nhà nước. Hậu quả pháp lý bất lợi này tuỳ từng trường hợp có thể là về tài sản hoặc tinh thần hoặc bị hạn chế các quyền yêu cầu pháp lý khác.

1.2. Đặc điểm các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Để phân biệt được hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với những hình thức khác, cần phải hiểu và chỉ được các đặc điểm riêng biệt của nó. Theo đó, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính có những đặc điểm sau đây:
Một là, hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Cụ thể, hành vi vi phạm pháp luật về hành chính là cơ sở để áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với các chủ thể.
Hai là, hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của Luật XLVPHC 2012 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Nói một cách khác, chỉ có những chủ thể nhất định được pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trao quyền được xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân vi phạm mới có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt này
Ba là, hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật. Theo đó, việc tiến hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính phải đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục rõ ràng, thống nhất, được ghi nhận cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật. Các cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành áp dụng các hình thức xử phạt này phải đảm bảo thực hiện đúng, chính xác và đầy đủ các quy định pháp luật đó.
Bốn là, hình thức xử phạt vi phạm hành chính được thể hiện trong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nói một cách khác, việc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính để xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính phải được ghi nhận và thể hiện cụ thể tại quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xử phạt vi phạm hành chính.
1.3. Ý nghĩa của các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Tiểu Luận Hình Thức Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính – Với mục đích xây dựng các quy định nhằm ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính mang trong mình những ý nghĩa nhất định đối với xã hội.
Về bản chất, việc xử lý vi phạm hành chính là một loại cưỡng chế nhà nước, bởi vậy nó còn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm pháp chế nhà nước. Bên cạnh đó, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính còn góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền, lợi cíh của nhà nước, của tổ chức và cá nhân cũng như công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Có thể thấy ý nghĩa này từ ngay trong thực tiễn về việc vi phạm hành chính tại nước ta hiện nay. Các hành vi vi phạm không chỉ dừng lại ở một mà liên quan và mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực, hoạt động khác nhau: từ buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; cho đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Những hành vi vi phạm này diễn ra gây nên những tác hại, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới đời sống xã hội, làm kìm hãm sự phát triển một cách lành mạnh của đất nước. Nhưng chính thông qua việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính một cách nghiêm minh, chính xác đã góp phần ngăn chặn phần nào mức độ gia tăng của các hành vi vi phạm, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, hộ gia đình, doanh nghiệp và ý thức tự bảo vệ mình của các cá nhân trong xẫ hội
XEM THÊM ==> Cơ Sở Lý Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Lĩnh Vực Điện
PHẦN 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
2.1. Cơ sở pháp lý về hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Hiện nay, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể và chi tiết tại Luật XLVPHC 2012. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21, có 5 hình thức xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thứ nhất, hình thức cảnh cáo.
Theo quy định tại Điều 22 của Luật này, “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản”.
Như vậy, từ quy định nêu trên ta có thể thấy chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo được chia làm hai loại: (i) cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo (các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 9 của Luật XLVPHC 2012); (ii) người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện mọi hành vi vi phạm hành chính.
Thứ hai, hình thức phạt tiền.
Điều 23 của Luật XLVPHC 2012 đưa ra những quy định chung về mức phạt tiền được áp dụng, theo đó mức phạt được căn cứ trên nhiều yếu tố: (i) chủ thể bị áp dụng hình phạt là tổ chức hay cá nhân; (ii) khu vực áp dụng hình phạt là ở nội thành của thành phố trực thuộc trung ương hay khác.
Bên cạnh việc quy định về mức phạt tiền, Luật này còn đưa ra những quy định về mức phạt tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm như: lĩnh vực hôn nhân gia đình, bình đẳng giới, bạo lực gia đình; lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội; lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia, giao thông; lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quản lý giá,…..
Việc lựa chọn, áp dụng mức tiền phjat đối với người vi phạm phải trong khung phạt cụ thể được văn bản pháp luật quy định cho loại vi phạm đã thực hiện theo hai cách: Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Ngoài ra pháp luật cũng quy định về việc lựa chọn, áp dụng mức tiền phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính có những nét đặc thù riêng biệt. Cụ thể: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính chỉ bị phạt cảnh cáo, không bị phạt tiền; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 22 Luật xử phạt vi phạm hành chính.[2]
Thứ ba, hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật XLVPHC 2012, “Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề”.
Như vậy, hình thức này chỉ áp dụng đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ nghề với mức vi phạm được đánh giá là nghiêm trọng. Đặc điểm của hình thức xử phạt này là việc tước quyền sử dụng giấy phép hay chứng chỉ hành nghề hay đình chỉ hoạt động của tổ chức, cá nhân vi phạm chỉ được thực hiện trong một thời hạn nhất định.
Thứ tư, hình thức tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây được gọi chung là “tang vật, phương tiện vi phạm hành chính”)
Như vậy đối với hình thức này, để áp dụng trước hết việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân phải có tang vật, phương tiện vi phạm. Bên cạnh đó, những hành vi vi phạm phải là hành vi nghiêm trọng do lỗi cố ý của các cá nhân, tổ chức. Những tang vật, phương tiện bị tịch thu sẽ được bổ sung vào ngân sách nhà nước.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu này sẽ được thực hiện theo quy định cụ thể của pháp luật.
Thứ năm, hình thức trục xuất.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật XLVPHC 2012, trục xuất là hình thức xử phạt hành chính chỉ áp dụng đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại nước Việt Nam. Theo đó, người này sẽ bị buộc rời khởi Việt Nam thông qua việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Theo quy định, hình thức phạt tiền và cảnh cáo chỉ được áp dụng là hình thức xử phạt chính. Ba hình thức còn lại có thể được xem xét áp dụng như hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt bổ sung phải áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Đồng thời, với mỗi hành vi vi phạm hành chính, chủ thể vi phạm chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính và kèm theo một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung.
Nếu các anh chị chưa chọn được đề tài hay, phù hợp với bản thân mình thì có thể kham thảo thêm Danh Sách Đề Tài Luận Văn Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính + Bài Mẫu
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Tiểu Luận Hình Thức Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính – Nhìn từ thực tiễn, việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đã đem lại nhiều hiệu quả không nhỏ cho. Theo đó, thông qua việc áp dụng quy định này trong thực tiễn, cơ quan chức năng đã xử lý được nhiều hành vi vi phạm hành chính, tức là tình trạng bỏ sót đã giảm thiểu đi nhiều. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng nhiều nhất là phạt tiền và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề,…. Trong quá trình tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, đa phần cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt đều đã áp dụng, tuân theo đúng quy định pháp luật. Điều này đã góp phần đảm bảo trật tự kỷ luật, kỷ cương tại địa phương, đồng thời mang lại một nguồn thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều thực trạng tiêu cực diễn ra trong quá trình áp dụng pháp luật về hình thức xử phạt vi phạm hành chính:
Thứ nhất, vẫn còn tồn tại hiện tượng cơ quan, người có thẩm quyền làm ngơ không xử lý vi phạm hành chính hoặc người vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt hoặc nộp tiền phạt song không chấp hành hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Mà nguyên nhân chủ yếu được xác định ở đây là do các đối tượng không tự nguyện chấp hành, chính quyền địa phương chưa tổ chức triệt để việc tổ chức cưỡng chế, mối quan hệ phối hợp giữa các ngành với chính quyền xã, thị trấn chưa thường xuyên, chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, tình trạng nể nang trong xử lý cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến, dẫn đến kéo dài thời gian, gây tình hình phức tạp và ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào các cơ quan công quyền.[3]
Thứ hai, vẫn còn tình trạng các địa phương phụ thuộc nhiều vào văn bản hướng dẫn của Trung ương, dẫn đến tình trạng không triển khai thực hiện văn bản, cá biệt có trường hợp không triển khai xử lý vi phạm hành chính với lý do không có Thông tư hướng dẫn, trong khi Nghị định quy định rất chi tiết. Điều này phần lớn xuất phát từ lý do chất lượng, nhận thức chung trong đội ngũ cán bộ hành chính tại địa phương chưa thực sự đồng đều và đáp ứng tiêu chuẩn. Đồng thời, việc thực tế hệ thống pháp luật hiện hành đang coi trọng việc thông tư hóa luật cũng dẫn tới tình trạng hiểu sai, hiểu không chính xác trong việc áp dụng pháp luật. Thực trạng này dẫn tới việc pháp luật không được áp dụng kịp thời vào đời sống thực tế, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của việc áp dụng pháp luật, tốn thời gian, việc xử lý hành vi vi phạm hành chính bị chậm trễ so với quy định.
Thứ ba, liên quan đến quy định về hình thức phạt tiền. Việc xác định mức tiền phạt cụ thể được quy định là: “mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt”[4]. Mặc dù quy định này góp phần làm rõ hơn trong việc xác định mức tiền phạt cụ thể đối với mỗi hành vi. Tuy nhiên, trên thực tế các quy định về phạt tiền trong luật này chỉ giới hạn mức trần đối hành vi đó; đồng thời khái niệm mức trung bình lại không được hiểu rõ ràng, cụ thể, đó là ở giữa mức phạt hay trung bình của nhiều mức phạt khác nhau. Việc quy định không chi tiết nội dung này có thể dẫn tới áp dụng thiếu thống nhất, thiếu chính xác trong thực tiễn dẫn tới giảm hiệu quả của việc áp dụng pháp luật.

PHẦN 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Tiểu Luận Phân Tích Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính – Xuất phát từ những vướng mắc, bất cập còn tồn tại nêu trên, trong phạm vi bài tiểu luận này, nhằm hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hình thức xử phạt vi phạm hành chính, học viên có đề xuất một số kiến nghị như sau:
Trước hết, liên quan đến quy định pháp luật.
Nhà nước cần ban hành văn bản giải thích, hướng dẫn để làm rõ hơn về việc xác định mức trung bình của khung tiền phạt trong việc áp dụng hình thức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính. Theo đó, hướng dẫn cần là rõ được cách hiểu về mức trung bình, mức trung bình được tính và xác định cụ thể như thế nào. Qua đó giúp các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng hơn trong công tác áp dụng pháp luật.
Tiếp theo, liên quan đến việc áp dụng pháp luật.
Thứ nhất, các cơ quan cần phải tăng cường việc tập huấn, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, chuyên ngành cho các cán bộ trong công tác áp dụng pháp luật và xử lý vi phạm hành chính nói chung và các hình thức xử lý vi phạm nói riêng. Theo đó, cần chỉ ra rõ vai trò giữa luật và thông tư, thứ tự áp dụng pháp luật và yêu cầu trong việc nhanh chóng áp dụng pháp luật khi luật mới được ban hành. Ngoài ra, quá trình đào tạo cũng cần có những hướng dẫn chuyên sâu về kinh nghiệm, cách thức xử lý đối với trường hợp các đối tượng không có thái độ hợp tác trong việc thực hiện hình phạt để giảm thiểu tình trạng bối rối khi xử lý trên thực tế.
Thứ hai, tăng cường công tác phối hợp giữa địa phương với các cơ quan có thẩm quyền về việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Công tác phối hợp này có thể cần được quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành đồng thời các cơ quan cũng nên chủ động mở cuộc hội thảo hay chương trình trao đổi với sự tham gia của một số địa phương nhằm trao đổi, nêu rõ quan điểm, tăng cường sự thấu hiểu và giúp đẩy mạnh công tác hỗ trợ tại những địa phương này.
Thứ ba, cần có các biện pháp xử lý phù hợp, mang tác dụng răn đe đúng trường hợp đối với trường hợp cán bộ, cơ quan có thẩm quyền vì nể nang hay tư lợi cá nhân mà bỏ qua quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, bên cạnh các quy định pháp luật, để tăng hiệu quả của nội dung này cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên để phát hiện kịp thời thực trạng đang diễn ra. Điều này là cần thiết bởi lẽ nếu để tình trạng diễn ra liên tục thường xuyên sẽ dẫn tới thái độ nhờn, coi thường pháp luật trong tư tưởng của các cá nhân, tổ chức dẫn tới giảm hiệu quả của việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn.
Tiểu Luận Phân Tích Các Hình Thức Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính với những thông tin trên chúng tôi chia sẻ hy vọng có thể mang lại giá trị kham thảo cho các anh chị. Cảm ơn đã tin tưởng đội ngũ luận văn chúng tôi, ngoài ra luanvantrust.com còn nhiều bài tiểu luận, khóa luận hay khác, các anh chị có thể kham thảo thêm. Nếu cần trợ giúp tư vấn về bài viết hoặc báo giá viết bài thì hãy liên hệ với chúng tôi.
DV viết thuê đề tài : 0917.193.864
Zalo/Tele : 0917.193.864