Báo Cáo Thực Tập Công Chứng Hợp Đồng, Giao Dịch Khác nội dung bài viết được xây dựng trên những yêu cầu và thắc mắc của các bạn sinh viên, nên hôm nay chúng tôi chia sẻ bài viết này cho các bạn đọc kham thảo. Nội dung bao gồm: những vấn đề lý luận liên quan đến công chứng hợp đồng ủy quyền; bình luận hồ sơ công chứng hợp đồng ủy quyền; nhận xét và đánh giá; kết luận; thực trạng, kiến nghị, đề xuất.
Hiện nay Luận Văn Trust có dịch vụ hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, đại học, quá trình làm bài luận văn nếu các bạn chưa chọn được đề tài hay gặp các khó khăn trong quá trình làm bài có thể liên hệ với Dịch vụ thuê viết báo cáo thực tập của Luận Văn Trust nhé.
Mục lục
1. Những vấn đề lý luận liên quan đến công chứng hợp đồng ủy quyền
1.1. Hợp đồng ủy quyền – Báo Cáo Thực Tập Công Chứng Hợp Đồng
a. Khái niệm hợp đồng ủy quyền
Ủy quyền theo từ điển Tiếng Việt được hiểu là: “Giao cho người khác sử dụng một số quyền mà pháp luật trao cho mình; hay ủy quyền là giao cho người khác một số quyền trong phạm vi quyền hành của mình; hay ủy quyền là giao quyền cho ai thay mình[1]”.
Cơ sở pháp lý của ủy quyền là hợp đồng ủy quyền, hợp đồng uỷ quyền “là một loại hợp đồng dân sự thông dụng và được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản của hợp đồng dân sự. Đó là, hợp đồng ủy quyền thể ý chí của các bên, tự do, bình đẳng khi tham gia giao kết hợp đồng. Nội dung của hợp đồng ủy quyền là cơ sở pháp lý để các bên thực hiện những quyền cũng như nghĩa vụ của mình, đồng thời nó cũng là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng[2]”.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên được ủy quyền có quyền thực hiện công việc nhân dân bên ủy quyền. Bên ủy quyền phải trả thù lao nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định[3]”.
Theo luật, “người được ủy quyền thực hiện công việc nhân danh người ủy quyền. Trong quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lý liên quan đến lợi ích của người ủy quyền. Vì vậy, đối tượng của ủy quyền là những hành vi pháp lý, những hành vi này không bị pháp luật cấm và không trái với đạo đức xã hội[4]”. Từ những hành vi pháp lý “mà người được ủy quyền thực hiện, mối quan hệ trực tiếp giữa người ủy quyền với người thứ ba được thiết lập. Việc thực hiện công việc trong hợp đồng ủy quyền là rất rộng, hơn nữa người được ủy quyền trong phạm vi nhất định có thể quyết định việc thực hiện và việc thực hiện các hành vi này lại phát sinh trách nhiệm trực tiếp cho người ủy quyền, do đó trong hợp đồng ủy quyền cần thỏa thuận rõ phạm vi ủy quyền[5]”.
Vì là “một hợp đồng dân sự, hợp đồng ủy quyền mang đủ bản chất chung mà bất kỳ hợp đồng dân sự nào cũng có: là một sự thỏa thuận đạt được giữa các bên chủ thể (người ủy quyền và người được ủy quyền), thỏa thuận này làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự giữa người ủy quyền và người được ủy quyền[6]”.
Trong quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lý, liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã ủy quyền. Vì vậy, đối tượng của hợp đồng ủy quyền là những hành vi pháp lý, những hành vi này không bị pháp luật cấm và không trái với đạo đức xã hội. Hành vi đó được thực hiện thông qua việc xác lập, thực hiện các giao dịch và các hành vi khác với mục đích đạt được những hậu quả pháp lý nhất định (ủy quyền quản lý tài sản)[7].
Như vậy, có thể rút ra khái niệm về hợp đồng ủy quyền như sau: “Hợp đồng ủy quyền là văn bản mang tính pháp lý, ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên ủy quyền giao cho bên được ủy quyền thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được dựa trên những căn cứ hợp pháp và bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện một công việc nhân dân, vì lợi ích của bên ủy quyền. Bên được ủy quyền không bị ràng buộc nghĩa vụ pháp lý khi thực hiện giao dịch với bên thứ ba mà trách nhiệm này vẫn thuộc về bên ủy quyền. Trên nguyên tắc, hợp đồng ủy quyền có tính chất không đền bù nhưng các bên cũng có thể thỏa thuận việc ủy quyền được trả thù lao[8]”.

b. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng ủy quyền
Đặc trưng của hợp đồng ủy quyền thể hiện ở những nội dung sau đây:
Thứ nhất, hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có hoặc không có đền bù
Theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015: “…bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Điều này có nghĩa, “việc trả thù lao không được suy đoán mà phải do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Do đó, trên nguyên tắc, nếu các bên không có thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định việc ủy quyền phải trả thù lao thì hợp đồng ủy quyền là hợp đồng không có đền bù, mang tính chất hữu hảo, tương trợ. Ngược lại, một khi việc ủy quyền không mang tính chất hữu hảo, tương trợ (có thù lao) thì ủy quyền là một hợp đồng có đền bù[9]”.
Thứ nhất, hợp đồng ủy quyền là hợp đồng song vụ
Bên ủy quyền “có quyền yêu cầu bên được ủy quyền thực hiện đúng phạm vi ủy
quyền và có nghĩa vụ cung cấp thông tin, các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện công
việc của bên được ủy quyền, thanh toán các chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền bỏ
ra để thực hiện công việc ủy quyền và phải trả thù lao nếu có thỏa thuận. Tương ứng
với quyền và nghĩa vụ bên ủy quyền, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công
việc trong phạm vi ủy quyền đồng thời có quyền yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông
tin, tài liệu, phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền, quyền được hưởng
thù lao và các chi phí hợp lý cho công việc ủy quyền trên[10]” (nếu có thỏa thuận về việc
trả thù lao).
Thứ ba, đối tượng của hợp đồng ủy quyền là công việc được thực hiện
Công việc mà người “được ủy quyền thực hiện nhân danh cho người ủy quyền phải là một giao dịch có tính chất pháp lý. Giao dịch pháp lý mà người được ủy quyền có thể thực hiện thường là giao kết hợp đồng, nhưng cũng có thể là giao dịch một bên như trả tiền, gửi đơn kiện…Người được ủy quyền cũng có thể được giao thực hiện các giao dịch có tính vật chất nhưng đó phải là những giao dịch vật chất gắn liền với giao dịch pháp lý mà người được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện và nhất là phải trực tiếp phục vụ cho việc xác lập và thực hiện giao dịch pháp lý đó. Chẳng hạn, người được ủy quyền bán nhà có thể đưa người quan tâm đến việc mua nhà đến khảo sát nhà đất[11]”.
Thứ tư, người được ủy quyền thực hiện công việc nhân danh người ủy quyền
Theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Qua định nghĩa trên cho thấy “hợp đồng ủy quyền là hợp đồng thuộc nhóm có đối tượng là thực hiện công việc nhưng điểm đặc trưng của nó so với các hợp đồng thực hiện công việc khác[12]” (hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gửi giữ, hợp đồng gia công…) là “người được ủy quyền nhân danh người ủy quyền thực hiện công việc chứ không phải nhân danh chính mình. Những quan hệ được xác lập với người thứ ba từ công việc thực hiện theo hợp đồng ủy quyền sẽ là những quan hệ ràng buộc trực tiếp quyền và nghĩa vụ giữa người ủy quyền và người thứ ba. Còn đối với hợp đồng gia công, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gửi giữ thì bên nhận gia công, bên cung ứng dịch vụ, bên nhận gửi giữ cũng sẽ phải thực hiện những công việc nhưng nhân danh chính bên cung ứng dịch vụ, bên nhận gửi giữ, bên nhận gia công[13]”. Và như thế, “những quyền và nghĩa vụ phát sinh sẽ trực tiếp ràng buộc bên nhận gia công, bên cung ứng dịch vụ với người thứ ba. Hơn nữa, người được ủy quyền khi nhân danh người ủy quyền thực hiện công việc phải vì lợi ích của người ủy quyền chứ không nhắm đến lợi ích của mình. Nếu lợi ích đó chỉ gắn với kết quả công việc thì ta vẫn có một hợp đồng ủy quyền, nhưng nếu lợi ích đó đồng thời cũng là một phần của kết quả công việc thì ta có hợp đồng khác chứ không phải là hợp đồng ủy quyền [14]”.
XEM THÊM ==> Công Chứng Là Gì? Đặc Điểm Và Vai Trò Của Công Chứng
1.2. Công chứng hợp đồng ủy quyền
Căn cứ quy định về trình tự, thủ tục công chứng được quy định tại Điều 40 và Điều 41 Luật công chứng năm 2014, quá trình công chứng hợp đồng ủy quyền được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền
Công chứng viên thụ lý yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm những loại giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng, “trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ bên ủy quyền và bên được ủy quyền, với nội dung yêu cầu là công chứng hợp đồng ủy quyền, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ[15]”;
– “Dự thảo hợp đồng ủy quyền” (trong trường hợp, nếu đương sự yêu cầu công chứng viên soạn thảo giúp hợp đồng thì không có loại giấy tờ này);
– “Bản sao giấy tờ tùy thân của người ủy quyền và người được ủy quyền[16]”;
– “Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng ủy quyền liên quan đến tài sản đó[17]”;
– “Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng ủy quyền mà pháp luật quy định phải có[18]” (chẳng hạn như giấy tờ chứng minh tài sản chung, riêng của vợ chồng, giấy tờ về tình trạng hôn nhân bên ủy quyền. Bản sao là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực).
Bước 2: Đánh giá hồ sơ, yêu cầu và người yêu cầu công chứng
Tại bước này, công chứng viên kiểm tra, đối chiếu và đánh giá giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng ủy quyền có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của hai bên tham gia hoặc đối tượng của hợp đồng ủy quyền chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị các bên làm rõ hoặc theo đề nghị của họ, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng[19].
Bước 3: Hoàn tất dự thảo hợp đồng ủy quyền
Công chứng viên “kiểm tra dự thảo hợp đồng ủy quyền; nếu trong dự thảo có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng ủy quyền không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng”[20].
Trong bước này, công chứng viên phải bảo đảm tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng ủy quyền nếu sự thỏa thuận đó phù hợp quy định pháp luật, không được ép buộc các bên phải thỏa thuận theo ý chí chủ quan của mình. Nói cách khác, công chứng viên đóng vai trò là người hướng dẫn, nhắc nhở các bên trong quan hệ ủy quyền thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật cho phép mà công chứng viên không được làm “méo mó” ý chí các bên.
Đối với nội dung ủy quyền, “công chứng viên phải soạn thảo từ ý chí xác thực của các bên không lừa dối, nhầm lẫn, ép buộc, hay giao dịch giả cách) và trên cơ sở đối chiếu với các quy định pháp luật có liên quan (để không trái pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội. Công chứng viên phải “tiếp xúc trực tiếp để biết ý muốn đích thực của các bên, hạn chế tối đa việc lấy thông tin gián tiếp từ người thứ ba. Đặc biệt, đối với những người cao tuổi, công chứng viên cần cẩn trọng trong tiếp xúc để hạn chế việc nhầm lẫn, bị lừa dối[21]”.
Dự thảo hợp đồng ủy quyền cần phải bảo đảm bố cục chặt chẽ và đầy đủ thành phần của văn bản công chứng như phần mở đầu, phần nội dung, phần cuối, phần lời chứng.
Bên cạnh đó, công chứng viên còn phải chuẩn bị nội dung lời chứng đối với hợp đồng ủy quyền mà mình chứng nhận, bảo đảm nội dung lời chứng phải rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện rõ mức độ trách nhiệm của mình và phù hợp với Điều 46 Luật Công chứng, mẫu lời chứng ban hành kèm theo Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.
Bước 4: Cho các bên ký và công chứng viên ký chứng nhận
Đây là “giai đoạn mà công chứng viên để cho người ủy quyền, người được uỷ quyền tự đọc lại dự thảo hợp đồng ủy quyền. Nếu họ không biết đọc, thì theo yêu cầu của họ, công chứng viên sẽ đọc cho họ nghe trước sự chứng kiến của người làm chứng. Nếu họ không biết tiếng Việt thì phải có người phiên dịch tham gia theo quy định[22]”.
Ở giai đoạn này, “công chứng viên phải tiếp tục giải thích về quyền và nghĩa vụ đối với những nội dung có sửa đổi, bổ sung so với dự thảo ban đầu, hậu quả và ý nghĩa pháp lý của những nội dung trong hợp đồng ủy quyền. Chỉ khi các bên tham gia ủy quyền hoàn toàn hiểu rõ và đồng ý với quyền và nghĩa vụ của mình được ghi nhận trong hợp đồng thì công chứng viên mới được phép công chứng hợp đồng đó. Khi đó, công chứng viên hướng dẫn họ ký vào từng trang và ký, ghi họ tên vào trang cuối của hợp đồng ủy quyền[23]”.
Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ mình đã thu thập trong bước 1 để đối chiếu trước khi công chứng viên ký vào từng trang của hợp đồng và lời chứng.
Đối với việc công chứng hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì các bước thực hiện cũng tương tự như trên, nhưng chỉ có 1 bên hiện diện để thực hiện thủ tục và công chứng viên chỉ cần quan tâm đến ý chí của bên hiện diện mà không cần phải xác minh, làm rõ ý chí của bên còn lại
XEM THÊM ==> Báo Cáo Thực Tập Tại Văn Phòng Công Chứng + 7 Bài Mẫu
2. Bình luận hồ sơ công chứng hợp đồng ủy quyền
2.1. Thông tin hồ sơ – Báo Cáo Thực Tập Công Chứng Hợp Đồng
– Số công chứng: 006657; quyển số: 12 TP/CC – SCC/HĐGD
– Ngày công chứng: 06/12/2022.
– Tên hồ sơ: Hồ sơ công chứng hợp đồng ủy quyền
Hồ sơ học viên đưa vào báo cáo thực tập này là hồ sơ đã hoàn thành thủ tục công chứng, và đã đưa vào kho lưu trữ của văn phòng Công chứng Nguyễn Nguyệt Huệ, Thành phố Hồ Chí Minh. Học viên tóm tắt nội dung tình huống công chứng: Vào ngày 06 tháng 12 năm 2022, bà Lê Thị Mỹ Tr…đến văn phòng công chứng Nguyễn Nguyệt Huệ (Địa chỉ: số 94 Hậu Giang, phường 6, quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh) yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền để ông Trần Tuấn K…thay mặt và nhân danh mình quản lý, sử dụng, bán, tặng cho xe, đăng ký bảo hiểm, yêu cầu giám định bồi thường và nhận tiền bảo hiểm (nếu có), xin cấp đổi biển số xe, đăng kí thay đổi hoặc bổ sung nội dung trên giấy đăng ký xe (như: màu sơn, biển số) và được nhận lại bản chính giấy đăng ký đối với chiếc xe ô tô mang biển số 51D – 294. 93 (số máy: YN2QW887216, số khung: FF60W887216) theo giấy đăng ký xe số 441067 do Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 18/01/2019.
2.2. Thành phần hồ sơ gồm có.
– Phiếu yêu cầu công chứng (Bản chính).
– Giấy đăng ký xe chiếc xe ô tô mang biển số 51D – 294. 93 (số máy: YN2QW887216, số khung: FF60W887216) theo giấy đăng ký xe số 441067 do Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 18/01/2019 (Bản sao).
– Dự thảo hợp đồng ủy quyền số công chứng: 006657; quyển số: 12 TP/CC – SCC/HĐGD (bản chính).
– Căn cước công dân của bà Lê Mỹ Tr… (SN: 1971) số 087 171 000 130 (Bản sao).
– Chứng minh nhân dân của ông Trần Tuấn K…(SN: 1984) số 285 038 294 (Bản sao).
– Sổ hộ khẩu của bà Lê Mỹ Tr…(Bản sao).
3. Nhận xét và đánh giá
3.1. Đánh giá về thẩm quyền công chứng – Báo Cáo Thực Tập Công Chứng Hợp Đồng
Theo quy định tại Luật công chứng năm 2014 thì việc ủy quyền không bị hạn chế bởi thẩm quyền theo “địa hạt”.
Như vậy, có thể thấy rằng việc công chứng hợp đồng ủy quyền trên thuộc thẩm quyền của văn phòng công chứng Nguyễn Nguyệt Huệ (Địa chỉ: số 94 Hậu Giang, phường 6, quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh).
3.2. Đánh giá về thành phần hồ sơ
Tại văn phòng công chứng Nguyễn Nguyệt Huệ, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo như quy trình khi người yêu cầu công chứng đến văn phòng, công chứng viên tiếp nhận yêu cầu của người yêu cầu công chứng, kiểm tra, hồ sơ yêu cầu công chứng theo đúng quy định tại khoản 3 điều 40 Luật công chứng 2014.
Theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 và khoản 2 Điều 40 Luật công chứng 2014, thành phần hồ sơ yêu cầu công chứng đã đầy đủ, đảm bảo tính hợp pháp để thực hiện công chứng.
3.3. Nghiên cứu hồ sơ, xử lý hồ sơ
– Công chứng viên nghiên cứu hồ sơ, xem xét tính xác thực, đầy đủ đặt câu hỏi để xác định đúng yêu cầu của người yêu cầu công chứng, công chứng viên chuyển hồ sơ sang cho chuyên viên viết Phiếu yêu cầu công chứng, tiếp nhận hồ sơ. Tuy nhiên đối với Hồ sơ này, chuyên viên viết phiếu nhưng chưa tích vào các ô, không nêu rõ là bản sao, hay bản chính, chưa ghi đầy đủ hoàn chỉnh ở thời điểm tiếp nhận hồ sơ: giờ giờ nhận phiếu (Căn cứ Mục a, khoàn 1 Điều 40 Luật công chứng 2014).
– Kiểm tra tính xác thực của nguồn gốc tài sản chuyển nhượng.
Kiểm tra tính xác thực của nguồn gốc tài sản chuyển nhượng: xe ô tô mang biển số 51D – 294. 93 (số máy: YN2QW887216, số khung: FF60W887216) theo giấy đăng ký xe số 441067 do Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 18/01/2019 (Điều 106 Bộ luật dân sự năm 2015).
– Kiểm tra chứng minh nhân dân của ông Trần Tuấn K…(SN: 1984) số 285 038 294 do Công an tỉnh Long An cấp ngày……chứng minh nhân dân vẫn còn thời hạn sử dụng (Tại nghị định 05/1999/NĐ- CP và thông tư 04/1999/TT-BCA tại khoản 4, mục 1); (Thông tư 41/2019/TT – BCA).
– Kiểm tra căn cước công dân của bà Lê Mỹ Tr… (SN: 1971) số 087 171 000 130 do Công an………….cấp ngày………căn cước công dân được cấp vẫn còn thời hạn sử dụng; họ tên, ngày, tháng, năm sinh trùng với sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Tại nghị định 05/1999/NĐ- CP và thông tư 04/1999/TT-BCA tại khoản 4, mục 1); (Thông tư 41/2019/TT – BCA).
– Sổ Hộ khẩu các thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ đều trùng khớp không có sai lệch.
– Đối với tài sản là chiếc xe ô tô. Trước khi ký hợp đồng ủy quyền, công chứng viên phải kiểm tra tính xác thực, kiểm tra xem tài sản có bị ngăn chặn như cầm cố, kê biên, tranh chấp. Do vậy, văn phòng công chứng Nguyễn Nguyệt Huệ đã gửi trước giấy chứng nhận đăng kí xe ô tô mang biển số 51D – 294. 93 (số máy: YN2QW887216, số khung: FF60W887216) theo giấy đăng ký xe số 441067 do Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 18/01/2019 (Bản sao y) để tra cứu thông tin trên Sở tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh bằng phần mềm UCHI, để biết được tài sản này có bị ngăn chặn như cầm cố không. Kết quả là hồ sơ có phiếu yêu cầu cung cấp thông tin ngày …./…/2022 tài sản trên không bị ngăn chặn (Điều 106 Bộ luật dân sự năm 2015, Thông tư số 15/2014 – BCA ngày 04 tháng 04 năm 2014 của Bộ Công an quy định về đăng ký xe – được sửa đổi, bổ sung theo thông tư số 64 /2017/TT – BCA ngày 28 tháng 12 năm 2017).
Sau khi chuyên viên rà soát kiểm tra lại, giấy tờ, tính hợp pháp, tính xác thực, hợp lệ của hồ sơ, chuyên viên chuyển lại cho Công chứng viên để nghiên cứu hồ sơ. Công chứng viên sẽ trao đổi kiểm tra qua thân nhân và năng lực hành vi của các bên bằng những câu hỏi qua lại Công chứng viên đã làm rõ các yếu tố, cơ sở sở pháp lý cho việc chứng nhận ủy quyền trong văn bản ủy quyền; làm rõ được yếu tố nhân danh và đại diện của bên được ủy quyền trong văn bản ủy quyền.
XEM THÊM ==> Báo Cáo Thực Tập Định Hướng Nghề Nghiệp 1 Nghề Công Chứng
3.4. Đánh giá về văn bản công chứng
– Hợp đồng ủy quyền số công chứng Số công chứng: 006657; quyển số: 12 TP/CC – SCC/HĐGD được soạn thảo sẵn, công chứng viên thực hiện việc công chứng tiến hành thủ tục theo quy định, nội dung hợp đồng không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội ( Căn cứ khoản 6 Điều 40 Luật công chứng 2014), và giải thích rõ các nội dung trong hợp đồng cho bà Lê Mỹ Tr… (SN: 1971) và ông Trần Tuấn K…(SN: 1984) nghe, hiểu rõ. Người yêu cầu công chứng đã đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch ký vào từng trang của hợp đồng giao dịch, và xuất trình bản chính của các giấy tờ theo quy định tại khoản 1, Điều 40 Luật công chứng 2014. Bà Lê Mỹ Tr… thống nhất ủy quyền cho ông Trần Tuấn K… quản lý, sử dụng, bán, tặng cho xe, đăng ký bảo hiểm, yêu cầu giám định bồi thường và nhận tiền bảo hiểm (nếu có), xin cấp đổi biển số xe, đăng kí thay đổi hoặc bổ sung nội dung trên giấy đăng ký xe (như: màu sơn, biển số) và được nhận lại bản chính giấy đăng ký đối với chiếc xe ô tô mang biển số 51D – 294. 93 (số máy: YN2QW887216, số khung: FF60W887216) theo giấy đăng ký xe số 441067 do Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 18/01/2019. Thời hạn 15 (mười lăm năm) năm kể từ ngày ký hợp đồng này hoặc hợp đồng chấm dứt theo quy định của pháp luật.
– Về hình thức văn bản rõ ràng, dễ đọc, không bị xen dòng, đè dòng và không bị tẩy xóa (Điều 45 Luật công chứng năm 2014.
– Nội dung văn bản công chứng:
+ Thông tin người yêu cầu công chứng: Họ và tên chứng minh nhân dân, căn cước công dân địa chỉ thông tin liên hệ bà Lê Mỹ Tr… (SN: 1971) và ông Trần Tuấn K…(SN: 1984) hoàn toàn đầy đủ.
+ Các bên đã thống nhất về quyền và nghĩa vụ được nêu trong hợp đồng.
+ Các điều khoản cam kết và cam đoan được ghi rõ ràng, mạch lạc, cụ thể làm căn cứ để hai bên cùng thực hiện, tránh phát sinh tranh chấp sau này. Tất cả việc thoả thuận đều trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc sẽ tránh được việc phát sinh kiện tụng về sau.
3.5. Phần lời chứng của công chứng viên
Ngày tháng lời chứng của công chứng viên ghi là 06/12/2022, công chứng viên Nguyễn Nguyệt Huệ (Địa chỉ: số 94 Hậu Giang, phường 6, quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh). Hợp đồng ủy quyền số công chứng 006657; quyển số: 12 TP/CC – SCC/HĐGD ngày công chứng 06/12/2022.
Lời chứng của Công chứng viên đã ghi rõ được thời điểm, địa điểm, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng, chứng nhận người tham gia hợp đồng tự nguyện có năng lực hành vi dân sự, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, chữ ký và điểm chỉ đúng là của người tham gia hợp đồng giao dịch, có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của Văn phòng công chứng Nguyễn Nguyệt Huệ, Thành phố Hồ Chí Minh (Căn cứ theo Điều 46 Luật công chứng năm 2014).
“Điều 46. Lời chứng của công chứng viên
- Lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch; trách nhiệm của công chứng viên đối với lời chứng; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch.”
– Việc công chứng hợp đồng ủy quyền được thực hiện theo quy định của Luật công chứng 2014
– Việc thực hiện công chứng văn bản đã theo đúng quy trình.
4. Kết luận – Báo Cáo Thực Tập Công Chứng Hợp Đồng
– Lời chứng của Công chứng viên Nguyễn Nguyệt Huệ phù hợp với mẫu lời chứng TPCC-21 theo Thông tư 01/2021/BTP ban hành ngày 26/03/2021.
– Về hồ sơ công chứng Hợp đồng ủy quyền số công chứng 006657; quyển số: 12 TP/CC – SCC/HĐGD ngày công chứng 06/12/2022 do công chứng viên Nguyễn Nguyệt Huệ chứng ngày 06/12/2022 về cơ bản Công chứng viên đã thực hiện đúng theo quy định của luật công chứng (Điều 40 Luật công chứng 2014)
– Nội dung của hợp đồng, giao dịch cũng như lời chứng đảm bảo tính xác thực, tính hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Công chứng viên đã tuân thủ đúng quy trình công chứng. Ở bước tiếp nhận hồ sơ công chứng đã đảm bảo thực hiện hai mục tiêu: xác định yêu cầu công chứng và xác định hồ sơ công chứng. Đây là công chứng viên có kiến thức pháp luật tốt và kĩ năng nghề nghiệp nhất định như: kỹ năng tư vấn, nắm bắt nhanh chóng, chính xác yêu cầu công chứng.
– Công chứng nắm bắt được yêu cầu của người công chứng một cách cụ thể, chính xác để xác định yêu cầu công chứng của người công chứng phù hợp với quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
– Việc tư vấn của công chứng viên được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật và đảm bảo các nguyên tắc tôn trọng ý chí tự nguyện của các bên khi thực hiện hợp đồng tặng cho tài sản.
– Khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ công chứng viên đã xác định giấy tờ có liên quan trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc khách quan. Công chứng viên đã kiểm tra về số lượng, hình thức, giấy tờ; đối chiếu giữa bản chứng và bản sao; Kiểm tra nội dung các loại giấy tờ đã được xuất trình; xem xét thẩm quyền của loại giấy tờ đó. Đối với giấy tờ tùy thân là căn cước công dân và chứng minh nhân dân của hai bên được xem xét chặt chẽ về dấu, chữ kí. Đối với giấy tờ là 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã xem xét kĩ càng về hình thức, nội dung của giấy tở; kiểm tra chữ kí và con dấu.

5. Thực trạng, kiến nghị, đề xuất
Nhìn vào kết quả thống kê số lượng hợp đồng ủy quyền được công chứng tại một số phòng công chứng cho thấy, số lượng hợp đồng uỷ quyền ngày càng tăng, điều này chứng tỏ những giao dịch do người đại diện xác lập ngày càng nhiều. Điều này cũng chứng tỏ, người dân đã nhận thức được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của hợp đồng uỷ quyền đời sống xã hội[24]”. Tuy nhiên, “do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế-xã hội những quy định của pháp luật nói chung và những quy định về hợp đồng ủy quyền nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội công thêm đó là những yếu tố khác như con người, cơ sở vật chất, ý thức của người dân, …. điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động công chứng hợp đồng ủy quyền cũng như đảm bảo quyền chủ thể khi giao kết hợp đồng ủy quyền[25]”.
Trong quá trình nghiên cứu những vấn đề cơ bản của pháp luật về hợp đồng ủy quyền cũng như kết hợp thực tế tại văn phòng công chứng Nguyễn Nguyệt Huệ, Thành phố Hồ Chí Minh học viên cũng đã rút ra được một số bài học bổ ích, kinh nghiệp quý báu cho bản thân để sau này hành nghề công chứng hợp đồng ủy quyền tránh sai sót như sau:
Thứ nhất, công chứng viên phải tuân thủ trình tư, thủ tục công chứng và các quy định pháp luật về hợp đồng khi công chứng ủy quyền.
Do văn bản ủy quyền thuộc về chế định hợp đồng, giao dịch, cho nên, khi thực hiện công chứng văn bản ủy quyền, công chứng viên không những phải tuân thủ quy định về thủ tục đối với công chứng hợp đồng ủy quyền tại Điều 55 Luật Công chứng mà còn phải tuân thủ trình tự, thủ tục chung về công chứng được quy định tại Mục 1 Chương V Luật Công chứng (từ Điều 40 đến Điều 52) và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Không những thế, công chứng viên còn phải tuân thủ các quy định về hợp đồng ủy quyền tại Mục 13 Chương XVI Bộ luật Dân sự 2015 (từ Điều 562 đến Điều 569) và các quy định của pháp luật về giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự nói chung.
Việc tuân thủ chặt chẽ về trình tự, thủ tục và pháp luật nội dung nêu trên xuất phát từ yêu cầu về việc bảo đảm tính xác thực, hợp pháp của văn bản công chứng, tránh tình trạng áp đặt ý chí chủ quan của công chứng viên, giúp người yêu cầu công chứng có điều kiện và căn cứ giám sát, kiểm tra hoạt động công chứng tuân thủ pháp luật hay không. Nói cách khác, chính việc tuân thủ trình tự, thủ tục, tuân thủ quy định pháp luật về hợp đồng ủy quyền, pháp luật về giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự nói chung sẽ bảo đảm cho văn bản ủy quyền có và giữ được giá trị chứng cứ, giá trị thi hành như pháp luật công chứng quy định.
Thứ hai, công chứng viên phải xác định được đúng ý chí đích thực của các bên, hạn chế tối đa tình trạng nhầm lẫn, giả tạo khi xác lập quan hệ ủy quyền.
Ngoài nhạy cảm và kinh nghiệm của bản thân, công chứng viên còn phải chủ động trao đổi, tìm ra những yếu tố không trung thực ẩn giấu sau những yêu cầu công chứng. Tuy nhiên, nếu các bên tham gia giao dịch biết, nhưng cố tình che giấu và quyết tâm thực hiện thì việc lừa dối vẫn có thể xảy ra.
Thứ ba, công chứng viên cần phải giải thích, tư vấn về những rủi ro, hậu quả cùng với ý nghĩa pháp lý của hình thức ủy quyền do hai bên thiết lập
Khoản 1 Điều 55 Luật Công chứng quy định “khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia”. Yêu cầu này giúp các bên lường trước hậu quả của giao dịch ủy quyền để có quyết định đúng đắn, hạn chế đến mức thấp nhất các “lỗ hổng” về quyền, nghĩa vụ trong ủy quyền, hạn chế tối đa các bất đồng có thể phát sinh, từ đó, có tác dụng phòng ngừa vi phạm pháp luật, phòng ngừa và hạn chế tranh chấp có thể xảy ra, cũng như có cơ sở để giải quyết khi tranh chấp xảy ra.
Ví dụ: đối với xác lập quan hệ ủy quyền việc quản lý, sử dụng, chuyển nhượng xe ô-tô, công chứng viên cần tư vấn giải thích về ý nghĩa, hậu quả của ủy quyền, đặc biệt là trong trường hợp bên được ủy quyền hay người thứ ba sử dụng xe gây tai nạn và phải bồi thường thiệt hại thì chủ sở hữu xe (người ủy quyền) vẫn có trách nhiệm liên đới bồi thường (Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015). Thông thường, khi được giải thích về hậu quả này, chủ sở hữu sẽ thay đổi lại hình thức giao dịch thành hợp đồng mua bán xe để tránh rủi ro.
Thứ tư, công chứng viên cần phải đảm bảo nội dung ủy quyền thỏa thuận không được trái với quy định pháp luật, đạo đức xã hội
Thực tế cho thấy, không ít trường hợp các bên trong quan hệ ủy quyền đề nghị công chứng viên chứng nhận thêm một số nội dung trái pháp luật, đi ngược lại với bản chất pháp lý của ủy quyền mà công chứng viên cần phải lưu ý, chẳng hạn như việc thỏa thuận về việc ủy quyền sở hữu đối với tài sản; thỏa thuận ủy quyền vĩnh viễn; thỏa thuận ủy quyền không hủy ngang; ủy quyền cho ngân hàng bán nhà không thuộc những trường hợp xử lý thu hồi nợ; miễn trừ trách nhiệm của người ủy quyền đối với bên thứ ba và người được ủy quyền phải hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm khi thực hiện các công việc được ủy quyền với người thứ ba; lồng ghép nội dung vay nợ vào hợp đồng ủy quyền – công chứng viên phải thu thập đầy đủ giấy tờ chứng minh sự tồn tại hợp pháp của quyền chủ thể để bảo đảm tính xác thực và hợp pháp của công việc ủy quyền.
Thứ năm, nâng cao nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho công chứng viên
Trong nên kinh tế thị trường, “việc gia tăng các giao dịch dân sự trong đó có hợp đồng uỷ quyền là vấn đề tất yếu. Để đáp ứng yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền thì việc nâng cao nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho công chứng viên và những người có trách nhiệm chứng thực là rất cần thiết. Công chứng viên phải là người có trách nhiệm giúp cho các bên thể hiện ý chí của mình đúng pháp luật và không trái đạo đức. Như vậy, có thể thấy vai trò của công chứng viên là phù hợp với ý nghĩa phòng ngừa tranh chấp hay nói cách khác công chứng một biện pháp bổ trợ tư pháp là công cụ hữu hiệu để phòng ngừa tranh chấp[26]”.
Báo Cáo Thực Tập Công Chứng Hợp Đồng, Giao Dịch Khác hy vọng bài viết này sẽ là một bài viết hữu ích cho các bạn, cám ơn các bạn đã tin tưởng và theo dõi trang mạng của chúng tôi, chúc các bạn có một bài báo cáo chuẩn mực và đạt điểm cao, luận văn trust sẽ tiếp tục thu thập những bài viết hay, được đánh giá cao chia sẻ lên trang web để các bạn có thể tiếp tục kham thảo thêm nhiều bài mới. Nếu cần hỗ trợ cho bài viết khóa luận, bài báo cáo tốt nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi.
DV viết thuê đề tài : 0917.193.864
Zalo : 0917.193.864