Báo Cáo Thực Tập Bộ Phận Housekeeping Tại Khách Sạn có phải các bạn là sinh viên năm cuối đang tìm kiếm tài liệu kham thảo cho bài báo cáo sắp tới phải nộp cho nhà trường, hiểu rõ được nỗi khổ của các bạn sinh viên đặc biệt là các bạn ngành nhà hàng khách sạn bộ phận housekeeping, bài viết này khá hay nên chúng tôi chia sẻ bài viết này, hy vọng có thể mang lại giá trị kham thảo cho các bạn.
Khi làm báo cáo thực tập, chắc hẳn các bạn sinh viên gặp một số khó khăn nhất định như không tìm được công ty, hay đề tài, không hoàn thành bài tốt, có thể liện hệ qua thuê viết báo cáo thực tập của Luận Văn TRust nhé.
Mục lục
1. Vị trí và nhiệm vụ trong thời gian thực tập
Trong thời gian thực tập tại khách sạn Nikko Sài, em thực tập tại bộ phận buồng phòng với vị trí là nhân viên giặt là của khách sạn. Giờ làm việc chính thức bắt đầu từ 9 giờ sang tới 18 giờ 30 phút chiều.
Trước mỗi ca làm việc, các nhân viên chính thức cũng như nhân viên thực tập phải đến sớm thay đồng phục sau đó phải có mặt để họp giao ca đầu giờ. Đây là cuộc họp ngắn để thông báo số lượng buồng phòng cần làm, phân chia nhiệm vụ cho từng nhân viên, đưa ra các ý kiến khách đã bình luận về dịch vụ của khách sạn nói chung và buồng phòng nói riêng. Thêm nữa là đưa ra các điểm số và vị trí mà khách sạn đã đạt đươc qua từng ngày dựa theo mức độ đánh giá của khách hàng và những bình luận, nhận xét của khách để nhân viên nắm rõ được tình hình của khách sạn và bộ phận.
Trong 2 tháng thực tập, nhiệm vụ chính của em là đảm nhiệm vị trí nhân viên giặt là. Nhiệm vụ chính của em là check đồ bẩn, phân loại để nhân viên trực máy đưa vào máy giặt, lấy đồ sạch, phân loại và gấp theo đúng tiêu chuẩn,…

Công việc hàng ngày của em bắt đầu từ 9 giờ sáng, tuy nhiên em thường phải đến sớm hơn ít nhất là 30 phút để thay đồng phục, chuẩn bị điện mạo theo đúng duy định và họp giao ca. Nhìn chung, công việc của nhân viên giặt là khách sạn gồm nhiều công đoạn. Trong đó, có thể kể đên: tiếp nhận đồ, phân loại đồ cần giặt, giặt đồ và vệ sinh máy móc. Mỗi công đoạn lại bao gồm nhiều công việc nhỏ khác nhau. Để chất lượng, hiệu quả công việc được diễn ra tốt nhất, những công đoạn trên cần phải được tuân thủ một cách tỉ mỉ, chặt chẽ.
Quy trình làm việc hàng ngày của em bao gồm nhưng công việc cơ bản sau: Thực Tập Bộ Phận Housekeeping Tại Khách Sạn
* Công việc của nhân viên giặt là khách sạn: tiếp nhận đồ cần giặt
Những đồ vải mà bộ phận giặt là phải tiếp nhận xử lý khá nhiều và “tạp”. Do đó, khi tiếp nhận từ từng bộ phận cũng như từ khách hàng, nhân viên Laundry phải kiểm tra một cách tỉ mỉ. Việc tiếp nhận đồ cần giặt phải được tiến hành chú ý:
– Đến các bộ phận khác nhau trong khách sạn: Buồng phòng, bếp, FO, nhà hàng, … để nhận đồ cần giặt.
– Kiểm tra tình trạng của đồ cần giặt trước khi nhận. Việc kiểm tra bao gồm kiểm tra số lượng và tình trạng: có bị rách, bị ố không, có những vết bẩn đặc biệt không, …
– Riêng đối với đồ của khách, phải tiến hành xác nhận tình trạng đồ một cách tỉ mỉ: số lượng, loại vải, tình trạng, … ghi lại những chú thích cần thiết.
* Nhân viên laundry khách sạn phải phân loại đồ trước khi giặt
Bởi số lượng đồ rất nhiều và đa dạng, do đó, trước khi giặt, nhân viên giặt là phải phân biệt các loại đồ:
– Phân loại, đặt riêng quần áo, đồ vải màu và quần áo, đồ vải trắng.
– Phân loại những đồ có thể giặt máy và những đồ không thể giặt máy, phải giặt tay
– Phân loại đồ có vết bẩn khó giặt, cần giặt riêng với thuốc tẩy.
– Phân biệt những đồ cần được giặt hơi, giặt khô: đồ da, đồ lụa
– Đặt riêng những đồ của từng bộ phận và đồ của khách để dễ phân loại, trả đồ
* Công việc của nhân viên bộ phận giặt ủi: tiến hành giặt đồ
Sau khi phân loại các món đồ cần giặt, tiến hành giặt đồ bằng máy hoặc giặt tay (đối với những đồ cần giặt tay).
– Đưa đồ vào máy, thực hiện các tháo tác theo đúng quy trình, phù hợp với từng loại vải
– Đảm bảo các thiết bị vận hành với lượng đồ, lượng hóa chất giặt tẩy và lượng nước phù hợp. Bật đúng chế độ giặt với từng loại đồ.
– Kiểm tra lại tình trạng đồ sau khi giặt xong, giặt lại nếu phát hiện đồ còn bẩn
* Nhân viên giặt là có nhiệm vụ là, gấp đồ vải trong khách sạn
Khi hoàn thành công đoạn giặt đồ, công việc của nhân viên giặt là khách sạn cần phải tiến hành là, ủi những đồ vải cần thiết: trang phục của khách, đồng phục nhân viên, khăn trải bàn, … Công việc là, ủi đồ vải phải cẩn thận, tỉ mỉ sao cho đồ được phẳng phiu, đúng li, nếp và tránh cho đồ vải không bị cháy.
Sau khi là, cần gấp các đồ vải: chăn ga gối khách sạn, khăn trải bàn, áo ghế, … thành từng chồng theo kích thước quy định. Đồng phục nhân viên và quần áo khách cần được treo lên móc cẩn thận.
XEM THÊM ==> Báo Cáo Thực Tập Buồng Phòng Tại Khách Sạn [Đề Tài + Bài Mẫu Hay]
*Nhiệm vụ của nhân viên giặt là khách sạn: trả đồ vải về kho đồ
Đồ vải sau khi được gấp sẽ được kiểm kê lại một lần nữa trước khi trả về kho (đối với đồ vải khách sạn) và trả về từng phòng (đối với đồ của khách). Riêng với đồ của khách, cần phải giao đủ, đúng đồ về đúng số phòng trong thời gian quy định.
*Nhân viên Laundry khách sạn vệ sinh, lau chùi thiết bị phòng giặt đồ
Lau chùi, bảo quản các thiết bị giặt là cũng là một trong những công việc của nhân viên giặt là khách sạn. Đối với bộ phận giặt là, những máy móc thiết bị: máy giặt công nghiệp, máy sấy khách sạn, … là những máy móc vô cùng quan trọng và giá trị. Chúng đảm bảo hoạt động của bộ phận này luông được diễn ra suôn sẻ. Do đó, chúng phải thường xuyên được bảo dưỡng, lau chùi.
Việc làm vệ sinh thiết bị giặt sấy khách sạn phải được diễn ra định kì: hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Khi phát hiện có sự cố, phải bóa ngay với tổ bảo dưỡng để có những biện pháp khắc phục kịp thời.
*Những công việc khác của nhân viên giặt ủi trong khách sạn
– Tham dự những cuộc họp giữa các nhân viên trong bộ phận để đưa ra những ý kiến nhằm góp phạn nâng cao hiệu suất công việc.
– Chấp hành những chỉ thị, tiến hành những công việc do cấp trên giao phó
– Thu gom và làm sạch túi giặt là khách sạn mỗi ngày
– Đảm bảo không gian phòng giặt là luôn khô ráo, sạch sẽ trước khi tan ca.
2. Bài học kinh nghiệm thực tập Bộ Phận Housekeeping
Trong thời gian thực tập 2 tháng tại khách sạn, em đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích. Em đã được các anh chị nhân viên ở phòng giặt là hướng dẫn rất nhiều điều về công việc cũng như thái độ chuyên nghiệp của một nhân viên.
Trong quá trình học tập, chúng em không được học về cách phân loại khăn, gấp khăn hay cách là chăn, ga, đồ cho khách, nhưng ở mỗi khách sạn đều có phòng giặt là với các cách làm việc khác nhau, do đó em có thêm một hiểu biết mới về khách sạn, biết thêm một công việc. Để có thể trở thành một nhân viên giặt là đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận , sự hiểu biết về các loại vải, các loại thiết bị giặt ủi cũng như có một sức khỏe tốt.
Qua quá trình thực tập này, em học thêm được một nghề, biết thêm được một bộ phận nhỏ trong khách sạn, khéo léo hơn trong những mối quan hệ ứng xử và làm việc, thấy được những khía cạnh tốt xấu khi ra ngoài xã hội làm việc và quan trọng hơn là hình thành tác phong của một người trưởng thành , làm việc độc lập ngoài xã hội.

3. Một số kiến nghị và giải pháp: Báo Cáo Thực Tập Bộ Phận Housekeeping
Khách sạn cần cho nhân viên học bồi dưỡng, nâng cao kiến thức ngoại ngữ để có thể giao tiếp tốt với khách hàng.
Song song với việc tuyển các nhân viên trẻ, năng động khách sạn nên tuyển dụng nhiều nhân viên có kinh nghiệm để họ có thể giúp đỡ, chia sẻ kiến thức với nhau.
Khách sạn cũng nên mở rộng quảng cáo về mình nhiều hơn nữa, ngoài việc quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng khách sạn có thể tổ chức nhiều đợt cho sinh viên học chuyên ngành du lịch – khách sạn đến tham quan, học tập thực tế.
Khách sạn nên có các hình thức khuyến khích nhân viên nhiệt tình làm việc hơn khi có thêm các khoản tiền thưởng khi làm việc vượt số phòng quy định và làm thêm giờ.
Khách sạn nên xem xét trong việc bổ sung thêm nhân sự ở phòng hoa. Có những ngày làm việc với nhiều tiệc trong một hôm, chỉ có hai nhân viên thì thực rất vất vả. Nhân viên có thể nghỉ luân phiên khi khối lượng công việc ít và cùng đi làm khi có nhiều công việc.
Em mong ban Giám đốc Khách sạn tạo điều kiện để chúng em có cơ hội được thực tập tại nhiều bộ phận hơn nữa.
Em cũng hy vọng ban Giám đốc và bộ phận quan tâm tới nguyện vọng được hợp tác và làm việc với Khách sạn sau gần 3 tháng thực tập.
Báo Cáo Thực Tập Bộ Phận Housekeeping Tại Khách Sạn bài viết phù hợp với các bạn sinh viên đang chuẩn bị đi thực tập hoặc chuẩn bị làm bài báo cáo thực tập nộp cho nhà trường nhưng chưa có kinh nghiệm làm bài, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn. Luận văn trust luôn cập nhật những bài báo cáo, khóa luận hay để chia sẻ cho các bạn, hãy theo dõi website để được cập nhật những bài viết mới nhất, cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết chúc các bạn đạt điểm cao cho bài báo cáo.
DV viết thuê đề tài : 0917.193.864
Zalo/Tele : 0917.193.864