Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Phòng Kế Toán Tiêu Biểu nội dung bài viết hôm nay mình muốn chia sẻ bao gồm tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp, hình thức kế toán mà Doanh Nghiệp đang áp dụng, phương pháp hạch toán hàng tồn kho, phương pháp tính giá, kỳ kế toán áp dụng trong Doanh Nghiệp, các chính sách kế toán áp dụng tại công ty.
Khi làm báo cáo, luận văn chắc hẳn các bạn sinh viên gặp một số khó khăn nhất định như không tìm được công ty, hay đề tài, không hoàn thành bài tốt, có thể liện hệ qua dịch vụ viết thuê khóa luận tốt nghiệp của Luận Văn TRust nhé.
Mục lục
1. Tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp

( Nguồn: Phòng kế toán công ty)
XEM THÊM ==> Mẫu Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Kế Toán, Nhiệm Vụ Từng Vị Trí
- Chức năng và nhiệm vụ của kế toán
a. Kế toán trưởng
Chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo chung mọi hoạt động liên quan đến kế toán trong Công ty, chỉ đạo chung hoạt động của phòng và các nhân viên kế toán. Hàng tháng, hàng quý theo niên độ kế toán phải chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành để nộp lên cho ban lãnh đạo Công ty và bộ phận chủ quản.
b. Kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp thực hiện công việc kiểm tra, thực hiện những vấn đề liên quan đến nhiều phần hành.
c. Kế toán TSCĐ
Kế toán TSCĐ có nhiệm vụ ghi chép kịp thời, đầy đủ số lượng, hiện trạng và toàn bộ TSCĐ hiện có. Tình trạng tăng, giảm và di chuyển TSCĐ trong doanh nghiệp và từng nơi sử dụng, đồng thời tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ cho từng bộ phận.
d. Kế toán tiền lương
Kế toán tiền lương có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh, tổng hợp về số lượng lao động, thời gian của các cán bộ công nhân viên. Tính và theo dõi tình hình thanh toán tiền lương cho công nhân và nhân viên văn phòng. Định kỳ, phân tích tình hình sử dụng lao động và quản lý sử dụng quỹ tiền lương. Cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận khác.
e. Kế toán công nợ
Ghi chép chi tiết các khoản công nợ theo người bán và người mua (nợ phải thu khách hàng và nợ phải trả người bán) đồng thời phải tổng hợp tình hình thanh toán với người mua và người bán theo các tính chất của khoản công nợ trước khi lập các báo cáo kế toán cuối kỳ theo từng đối tượng của từng loại hàng hóa, vật tư.
f. Kế toán bán hàng
Tổ chức theo dõi và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình bán hàng của doanh nghiệp. Trực tiếp mở nhật ký chứng từ cho các TK 511, TK 632. Đồng thời làm thủ tục về hóa đơn bán hàng.
g. Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán vốn bằng tiền phản ánh tình hình hiện có và tình hình biến động các khoản thu chi tiền mặt, mức tăng giảm và số dư tiền gửi ngân hàng, theo dõi các khoản tiền đang chuyển từ đó đối chiếu giữa số liệu trên sổ sách kế toán với mức tiền thực tế và từ đó tìm ra các nguyên nhân dẫn đến mức chênh lệch và có các biện pháp kịp thời xử lý các sai sót với tiền mặt, tiền gửi ngân hàng còn với các khoản tiền đang chuyển thì có cách thức thúc đẩy để thu được khoản tiền trên thực tế.
h. Thủ quỹ
Có nhiệm vụ quản lý tiền, kiểm tra kiểm kê đối chiếu kế toán tiền mặt, chịu trách nhiệm về số liệu trên sổ quỹ, về tính chính xác của các loại tiền phát ra. Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi ghi sổ quỹ.

2. Hình thức kế toán mà DN đang áp dụng
– Công ty áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung”. Hình thức này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, dễ áp dụng và kiểm tra thuận tiện.
– Theo hình thức này mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được theo dõi theo phương pháp kê khai thường xuyên. niên độ kế toán là 01 năm từ 01/01 đến 31/12.
3. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho, phương pháp tính giá, kỳ kế toán áp dụng trong DN, công ty
Các phương pháp xác định trị giá vốn của hàng xuất bán
- Tính giá nhập kho
Hàng hoá của Công ty được nhập kho trong các trường hợp sau
Do mua ngoài Công ty áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ nên giá thực tế vật liệu mua ngoài là
Trong đó chi phí vận chuyển bốc dỡ được tính vào đơn giá mua.
Do xưởng tự gia công chế biến
Hàng hoá nhập kho thu hồi
Trị giá vốn thực tế hàng hoá nhập kho = trị giá vốn thực tế xuất kho
- Tính giá xuất kho
Theo giá bình quân gia quyền Căn cứ vào giá mua, giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân
Ví dụ Tình hình nhập , xuất, tồn của Cờ lê lực tháng 11 năm 2021 như sau
- Tồn đầu kỳ 5.000 – đơn giá 14.000đ/c
- Ngày 01/06 Nhập 3000c – đơn giá 14.120đ/c
- Ngày 03/06 Xuất 5000c
- Ngày 20/06 Nhập 10000c – đơn giá 13.980đ/c
- Ngày 29/06 Xuất 2000c
- Trị giá Cờ lê lực ngày 29/06 là 009=28.017.778 đ
XEM THÊM ==> Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Kế Toán Tại Công Ty Xây Dựng
4. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
– Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 200 ngày 22/12/2014– BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính.
– Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/ 01/ N, kết thúc vào ngày 31/ 12/ N.
– Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam.
– Mọi nghiệp vụ kinh doanh phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được phản ánh để lập sổ chi tiết, sổ NKC trước khi ghi vào sổ kế toán tổng hợp.
Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
– Sổ Nhật ký chung
– Sổ Cái
– Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Qui trình luân chuyển chứng từ:

Trình tự ghi chép: Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Phòng Kế Toán Tiêu Biểu
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10… ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Phòng Kế Toán Tiêu Biểu nội dung bài viết phù hợp với các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu kham thảo cho bài khóa luận tốt nghiệp sắp tới đặc biệt là ngành Kế toán, bài viết này được chúng tôi đánh giá cao nên muốn chia sẻ bài viết giá trị này cho các bạn, hy vọng có thể hỗ trợ các bạn làm khóa luận được hoàn thiện hơn. Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẻ rất nhiều bài viết với nhiều chủ đề khác nhau phục vụ cho bài báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, mời các bạn theo dõi website để cập nhật những bài viết mới nhất.
Số điện thoại : 0917.193.864
Zalo : 0917.193.864