Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Môn Hóa Hóa học là môn học tiếp cận muộn đối với học sinh THCS, mà khối lượng kiến thức học sinh cần tiếp thu tương đối nhiều, phần lớn các bài gồm những khái niệm, kiến thức mới, rất trừu tượng, khó hiểu nên việc lĩnh hội kiến thức của học sinh không phải dễ dàng, nhiều học sinh cảm thấy chán học, kết quả học tập bộ môn rất thấp. Như chúng ta biết hóa học gắn với thực tiễn cuộc sống, một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả, nâng cao tính hứng thú cho học sinh là phát huy tính thực tế của học sinh, giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên. Và làm thế nào kích thích tính chủ động, sáng tạo, suy luận nhanh nhạy và hứng thú trong môn học, làm học sinh cảm thấy yêu thích môn học. Một bài sáng kiến kinh nghiệm cho môn Hóa học là không thể thiếu cho các giáo viên giảng dạy bộ môn này, sau đây là 16 mẫu sáng kiến kinh nghiệm hay mà Luận Văn Trust muốn chia sẽ tới các bạn, quý thầy cô, hy vọng sẽ mang lại giá trị kham thảo cho mọi người.
Hiện nay Luận Văn Trust có dịch vụ hỗ trợ viết sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình làm bài nếu các bạn chưa chọn được đề tài, ý tưởng cho bài làm hay gặp các khó khăn trong quá trình làm bài có thể liên hệ với dịch vụ làm thuê sáng kiến kinh nghiệm của Luận Văn Trust nhé hoặc có thể kết bạn qua Zalo/Tele: 0917.193.864 để được tư vấn miễn phí.
Mục lục
- 1 Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Môn Hóa Số 1: Một vài kinh nghiệm sử dụng phương pháp trò chơi vào tiết luyện tập môn Hóa học
- 2 Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm THCS Môn Hóa Số 2: Tích hợp các hiện tượng hóa học trong thực tiễn vào bài giảng môn Hóa học 9
- 3 Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Hóa Học Số 3: Tạo hứng thú học tập bộ môn Hóa học cho học sinh lớp 9 bằng liên hệ thực tế
- 4 Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm THCS Hóa Học Số 4: Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hóa học THCS
- 5 Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Môn Hóa Số 5: Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học
- 6 Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm THCS Môn Hóa Số 6: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hoá học lớp 9
- 7 Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Hóa Học Số 7: Một số phương pháp giải bài toán hóa học lớp 9
- 8 Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm THCS Hóa Học Số 8: Một số kỹ năng cần thiết khi lập một phương trình hóa học lớp 8
- 9 Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Môn Hóa Số 9: Lồng ghép giải thích các hiện tượng thực tế trong giảng dạy môn Hóa học 9
- 10 Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm THCS Môn Hóa Số 10: Kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giảng dạy loại bài nghiên cứu kiến thức mới môn Hóa học 8
- 11 Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Hóa Học Số 11: Vận dụng dạy học tích hợp trong giảng dạy chủ đề: Nước xung quanh chúng ta
- 12 Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm THCS Hóa Học Số 12: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối Hóa học lớp 9
- 13 Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Môn Hóa Số 13: Phân dạng và phương pháp giải các bài toán Hóa học lớp 8
- 14 Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm THCS Môn Hóa Số 14: Nâng cao kỹ năng thực hành trong dạy học thực nghiệm Hoá học 8
- 15 Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Hóa Học Số 15: Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8
- 16 Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm THCS Hóa Học Số 16: Một số kinh nghiệm tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành bộ môn Hóa học lớp 8
Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Môn Hóa Số 1: Một vài kinh nghiệm sử dụng phương pháp trò chơi vào tiết luyện tập môn Hóa học
Đầu tiên với Bài Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Môn Hóa để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn hoá học ở trường THCS có nhiều giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp trong giảng dạy, sử dụng trò chơi trong dạy học nhưng tập trung chủ yếu trong các giờ nghiên cứu kiến thức mới. Trong quá trình dạy học tác giả nhận thấy các em thích được trải nghiệm, thích được vui chơi, không thích sự gò bó, ép buộc. Nếu chúng ta biến giờ học Hóa thành 1 trò chơi lớn thì quá trình học tập sẽ diễn ra tự nhiên, học sinh tích cực tham gia một cách chủ động, kèm theo các hiệu ứng về hình ảnh và âm thanh giúp các em thêm hứng thú học tập từ đó đem lại hiệu quả cao hơn. Tổ chức dạy học Hóa học dưới dạng trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú, củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức, phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tư duy sáng tạo của học sinh. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài: “Một vài kinh nghiệm sử dụng phương pháp trò chơi vào tiết luyện tập môn Hóa học ở trường THCS” để nghiên cứu và thực hiện nhằm giúp học sinh phát triển năng lực tư duy logic về Hoá học, phát huy tính tích cực, sáng tạo và hứng thú cao trong học tập bộ môn.
Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm THCS Môn Hóa Số 2: Tích hợp các hiện tượng hóa học trong thực tiễn vào bài giảng môn Hóa học 9
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Môn Hóa với mong muốn làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay, mong góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và trường THCS Thái Hòa nói riêng tác giả đã đi nghiên cứu tài liệu và học hỏi các đồng nghiệp cùng với những kinh nghiệm rút ra từ những năm giảng dạy Hoá học ở trường THCS, tác giả đã lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Tích hợp các hiện tượng hóa học trong thực tiễn vào bài giảng môn Hóa học 9” để nghiên cứu và áp dụng cho chương trình hóa học lớp 9.
Mục đích nghiên cứu: Đề tài này được thực hiện với mục đích giúp học sinh xây dựng hệ thống một số hiện tượng Hóa học trong thực tiễn vào bài giảng trong chương trình Hóa học 9, giúp các em giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, góp phần nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Hóa học. Đồng thời đề tài cũng làm rõ ý nghĩa khoa học hóa học có thể ứng dụng thực tiễn trong đời sống hàng ngày, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, hứng thú trong môn học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong tình hình đất nước hiện nay.
Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Hóa Học Số 3: Tạo hứng thú học tập bộ môn Hóa học cho học sinh lớp 9 bằng liên hệ thực tế
Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Môn Hóa tiếp theo, để giúp học sinh giải thích tốt các hiện tượng thực tế, tạo hứng thú và yêu thích bộ môn, khơi dậy lòng say mê tìm hiểu và sáng tạo, thuận lợi cho việc dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi, tác giả mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng thực tiễn đề tài: “Tạo hứng thú học tập bộ môn Hóa học cho học sinh lớp 9 bằng liên hệ thực tế” vào dạy học môn Hóa và bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS.

Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm THCS Hóa Học Số 4: Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hóa học THCS
Kế tiếp là Bài Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm THCS Môn Hóa số 4, tác giả công tác trong ngành luôn trăn trở và luôn tìm giải pháp nâng cao chất lượng học sinh nói chung trong đó quan tâm nhiều đến học sinh yếu kém nói riêng, tác giả đã đưa ra sáng kiến với đề tài “Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hóa học THCS”. Qua nội dung của đề tài giáo viên có phương pháp truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh, học sinh nhận biết, thông hiểu, vận dụng kiến thức làm các bài tập ở nhà, bài tập ở lớp, bài kiểm tra. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, là động lực thúc đẩy các học sinh yếu kém có ý thức hơn trong học tập, là cơ sở kiến thức cho học sinh tiếp thu chương trình cấp trung học sơ sở, nêu ra các bước ngắn gọn với các ví dụ minh họa và có những ví dụ thông qua một vài nội dung học ở môn hóa học 8, 9 để từng bước tạo hứng thú cho các em trong các bài học.
Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Môn Hóa Số 5: Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học
Sáng Kiến Kinh Nghiệm THCS Môn Hóa qua công tác giảng dạy môn Hoá học ở trường trung học cơ sở, tác giả nhận thấy thời lượng dành cho môn Hoá học ở bậc THCS là 2tiết/tuần không phải là nhiều, vì vậy việc giáo viên thiết kế tiết học Hoá học trong 45 phút nhằm phát huy được tính tích cực của nhiều học sinh đảm bảo cho học sinh nắm bắt và giải quyết được nhiều nhiệm vụ trong tiết học phù hợp với sức mình. Tác giả đã kết hợp sử dụng các phương tiện hiện đại để hỗ trợ, kết hợp với thiết kế và sử dụng một số mẫu Phiếu học tập trong các tiết dạy của mình và thấy một số dấu hiệu tương đối khả quan. Bởi vậy tác giả đã đưa ra một vài kinh nghiệm trao đổi với các các đồng nghiệp về vấn đề: “Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS”
Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm THCS Môn Hóa Số 6: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hoá học lớp 9
Tiếp theo là một Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm THCS Môn Hóa Làm thế nào để tạo cho học sinh hứng thú say mê bộ môn Hoá học ngay từ bậc THCS để từ đó giáo viên sớm khai thác nguồn “ tiềm năng” quý giá này và tạo ra được những “sản phẩm” học sinh giỏi luôn là vấn đề mà các thầy cô giáo dạy bộ môn trăn trở. Bởi khác với nhiều bộ môn ở bậc THCS, các em được học tới 4 năm trong khi môn Hoá chỉ có 2 năm. Những học sinh đã học tốt bộ môn Hoá THCS thường lên bậc THPT các em học một cách nhẹ nhàng thoải mái hơn bởi đã có nền tảng khá vững chắc mặc dù nó mới được hình thành 2 năm. Mặt khác chương trình Hoá THPT về cơ bản là Hoá học THCS được mở rộng, nâng cao. Chính vì những lí do đó mà tác giả chọn đề tài: “Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hoá học lớp 9” để cùng trao đổi với đồng nghiệp nhằm tìm biện pháp hữu hiệu tạo cho học sinh niềm say mê Hoá học và cũng để nâng cao chất lượng bộ môn, góp phần vào việc phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi dự thi các cấp.
XEM THÊM ==> 12 Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Phổ Thông Môn Hóa Học Hay
Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Hóa Học Số 7: Một số phương pháp giải bài toán hóa học lớp 9
Sau đây là Bài Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môn Hóa Học Giải các bài tập hóa học là một biện pháp rất quan trọng để củng cố và nắm vững các định luật, các khái niệm và tính chất hóa học của các chất. Nhưng thực tế ở các trường, thời gian giải bài tập trên lớp của các em rất ít, bản thân học sinh chưa nắm vững cách giải và hệ thống hóa được các dạng bài tập, vì thế các em không thể tự học ở nhà nhất là các học sinh lớp 9. Dẫn đến việc ít làm bài tập, chỉ học những lí thuyết suôn, không đáp ứng được yêu cầu do môn hóa học đề ra, từ từ các em cảm thấy sợ học môn Hóa. Từ thực trạng nêu trên, tác giả thiết nghĩ cần phải có một bộ tài liệu hệ thống hóa một số dạng bài tập cơ bản ở bậc THCS nhằm giúp các em có thể tự học, tự giải bài tập ở nhà, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng học tập môn hóa của học sinh lớp 9. Chính vì lý do trên tác giả chọn đề tài “Một số phương pháp giải bài toán hóa học 9” góp phần nhỏ vào khắc phục tình trạng trên của học sinh.
Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm THCS Hóa Học Số 8: Một số kỹ năng cần thiết khi lập một phương trình hóa học lớp 8
Kế tiếp là Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môn Hóa Học Ở lớp 8 học sinh mới bắt đầu làm quen với môn học mới là môn Hoá học, vì thế có không ít học sinh gặp khó khăn khi học tập bộ môn này, nhất là khi tự mình lập một và đúng các phương trình hoá học để giải tốt các bài toán hoá học. Qua thực tế giảng dạy tác giả thấy học sinh rất lúng túng khi đi tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức, do đó việc lập phương trình hoá học là một nội dung khó đối với học sinh lớp 8. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kỹ năng cần thiết khi lập một phương trình hóa học lớp 8” làm vấn đề nghiên cứu để giúp các em học sinh tham khảo và tự rèn luyện cho mình những kinh nghiệm bổ ích trong quá trình học tập bộ môn Hóa học một cách tự tin và hứng thú.
Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Môn Hóa Số 9: Lồng ghép giải thích các hiện tượng thực tế trong giảng dạy môn Hóa học 9
Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môn Hóa Học Kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy hóa học tác giả nhận thấy rằng học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức hóa học có thể liên hệ được với các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta. Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn hóa học, tác giả thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn hóa học cao, người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tác giả chọn đề tài: “Lồng ghép giải thích các hiện tượng thực tế trong giảng dạy môn hóa học 9” áp dụng cho chương trình hóa học lớp 9 cấp THCS.
Mục đích nghiên cứu: Xây dựng hệ thống một số hiện tượng hóa học thực tiễn cho các bài giảng trong chương trình hóa học lớp 9. Vận dụng hệ thống các hiện tượng đã xây dựng để dạy học chương trình hóa 9 nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm THCS Môn Hóa Số 10: Kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giảng dạy loại bài nghiên cứu kiến thức mới môn Hóa học 8
Tiếp theo Bài Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Hóa Học để giờ học sinh động, hấp dẫn, học sinh được phát huy hết năng lực của mình thì người giáo viên cần cần đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực của học sinh thông qua mỗi bài dạy trên lớp, có kế hoạch cụ thể cho từng bài giảng, từ đó vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo với từng đối tượng học sinh, có như vậy mới giúp cho hoạt động của giáo viên và học sinh tích cực hơn, đa dạng hơn, trực quan hơn và sinh động hơn. Xuất phát từ những nhận thức và suy nghĩ trên, bản thân tác giả đã nghiên cứu và áp dụng đề tài “Kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giảng dạy loại bài nghiên cứu kiến thức mới môn Hóa học 8”
XEM THÊM ==> 13 Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Môn Toán Xuất Sắc
Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Hóa Học Số 11: Vận dụng dạy học tích hợp trong giảng dạy chủ đề: Nước xung quanh chúng ta
Sau đây là bài Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Hóa Học số 11. Làm thế nào để trong thời lượng chương trình bó hẹp chỉ một tiết dạy, trên không chỉ một nhóm đối tượng học sinh, mọi giáo viên có thể vừa kiểm tra bài cũ, vừa khai thác xây dựng, hình thành các kiến thức mới, không những thế còn phải khắc sâu, mở rộng kiến thức mới cho học sinh, giúp các em vận dụng tốt các kiến thức mới khi giải thích các sự vật, hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống và có thể hoàn thành tốt mọi bài tập có liên quan, giúp học sinh có thêm hào hứng, hứng thú khi học tập để rồi ngày một yêu thích môn Hóa học hơn. Đây cũng chính là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp. Để góp phần khắc phục được các khó khăn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Vận dụng dạy học tích hợp trong giảng dạy chủ đề: “Nước xung quanh chúng ta”- môn hóa học lớp 8” nhằm mục đích nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy.
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp dạy học theo chủ đề và vận dụng vào việc giảng dạy chủ đề: “Nước xung quanh chúng ta” môn hóa học lớp 8 nhằm tăng cường sự tham gia của người học, hạn chế sự can thiệp và áp đặt của người dạy trong quá trình học tập của học sinh.
Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm THCS Hóa Học Số 12: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối Hóa học lớp 9
Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Hóa Học trong thực tế giảng dạy và nhu cầu của học sinh, tác giả nhận thấy cần thiết phải có nguồn tài liệu để học sinh tự ôn tập và rèn luyện các kĩ năng thông qua giải các dạng bài tập theo từng chuyên đề cụ thể. Trong thời gian giảng dạy bộ môn Hóa học lớp 9, tác giả nhận thấy nhiều học sinh gặp khó khăn, thiếu tích cực, luôn thụ động và còn trông chờ vào giáo viên khi thực hiện giải các bài tập và đặc biệt là phần kim loại tác dụng dung dịch muối. Vì thế kết quả bài kiểm tra về nội dung kiến thức này thường chưa cao. Xuất phát từ lí do trên tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối Hóa học lớp 9”.
Mục đích nghiên cứu: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua xây dựng, sử dụng bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối Hóa học lớp 9.
Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Môn Hóa Số 13: Phân dạng và phương pháp giải các bài toán Hóa học lớp 8
Bài Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Hóa Học THCS bài tập hóa học giúp người giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Từ đó phân loại học sinh để có kế hoạch dạy học sát với đối tượng. Qua nghiên cứu bài tập hóa học, bản thân tác giả thấy rõ nhiệm vụ của mình trong giảng dạy cũng như trong giáo dục học sinh. Người giáo viên dạy hóa học muốn nắm vững chương trình hóa học phổ thông, thì ngoài việc nắm vững nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy còn cần nắm vững các bài tập hóa học của từng chương, hệ thống các bài tập cơ bản nhất và cách giải tổng quát cho từng dạng bài tập, biết sử dụng bài tập phù hợp với từng công việc: luyện tập, kiểm tra nhằm đánh giá trình độ nắm vững kiến thức của học sinh. Từ đó cần phải sử dụng bài tập ở các mức khác nhau cho từng đối tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu. Từ những vấn đề trên, với mong muốn góp phần về việc tìm tòi phương pháp dạy học thích hợp với những điều kiện hiện có của học sinh, nhằm phát triển tư duy của học sinh THCS, giúp các em tự lực chiếm lĩnh tri thức, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư duy của các em ở các cấp học cao hơn. Nên tác giả đã chọn đề tài “Phân dạng và phương pháp giải các bài toán hóa học lớp 8”.
Mục đích nghiên cứu: Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy hóa học của giáo viên và học sinh. Giúp học sinh phân loại các dạng bài toán hóa học 8 và tìm ra những phương pháp giải dễ hiểu.

Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm THCS Môn Hóa Số 14: Nâng cao kỹ năng thực hành trong dạy học thực nghiệm Hoá học 8
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Hóa Học THCS Trong chương trình hoá học 8 có nhiều tiết giáo viên cần tích cực sử dụng thí nghiệm trong việc giảng dạy thì tiết học mới đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt là sử dụng đồng thời các thí nghiệm đối chứng giúp học sinh nắm bắt nhanh hơn và sâu sắc hơn. Qua thực tiễn tìm hiểu đối tượng tác giả nhận thấy học sinh tích cực hơn khi giờ học có thí nghiệm và thí nghiệm đối chứng thì tinh thần học tập càng tốt, càng hăng say, học sinh ít nói chuyện, chú ý bài, thích làm thí nghiệm, kiến thức tiếp thu nhanh hơn. Song không chỉ đơn thuần là hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm hay giáo viên biểu diễn thí nghiệm mà phải làm thế nào để một giờ học đạt hiệu quả cao, phát huy hết vai trò của thí nghiệm, để qua đó phát huy tính chủ động tích cực của học sinh. Bằng cách so sánh đối chiếu sẽ hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản, phổ thông và cụ thể về Hoá học. Đó là là lí do tác giả chọn đề tài: “ Nâng cao kỹ năng thực hành trong dạy học thực nghiệm Hoá học 8” để nghiên cứu.
Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Hóa Học Số 15: Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8
Và sau đây là Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Hóa Học THCS số 15. Qua thực tế giảng dạy bộ môn Hóa học cấp trung học cơ sở tác giả nhận thấy phần lớn học sinh đều cho rằng các bộ môn thuộc khoa học tự nhiên trong đó có bộ môn Hóa học thường khô khan, khó hiểu. Điều này đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Một thực trạng thường thấy ở học sinh, đặc biệt là những học sinh có học lực từ trung bình trở xuống thường rất khó tập trung trong giờ học bộ môn. Vấn đề đặt ra là bản thân mỗi giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tìm tòi các phương pháp, cách thức để có thể khơi dậy sự hứng thú cũng như sự nhiệt tình học tập của học sinh, nếu không sẽ dẫn đến tiết học trở nên nhàm chán, khó thành công. Từ những lí do trên cùng với những kinh nghiệm có được qua nhiều năm giảng dạy tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô, đồng nghiệp…tác giả mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân tích lũy được trong quá trình giảng dạy và chọn đề tài ‘‘Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn hóa học 8’’
Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm THCS Hóa Học Số 16: Một số kinh nghiệm tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành bộ môn Hóa học lớp 8
Và cuối cùng là bài Sáng Kiến Kinh Nghiệm Hóa Học của một giáo viên có kinh nghiệm hai mươi mấy năm giảng dạy bộ môn Hóa, tác giả đã bỏ ra biết bao công sức tìm tòi, phát hiện, tổ chức bồi dưỡng đội ngũ học sinh năng khiếu hóa học nhất là học sinh giỏi thực hành hóa học lớp 8, và đã nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành bộ môn Hóa học lớp 8”. Nhằm giúp học sinh tiếp cận ngay nội dung kiến thức, kĩ năng thực hành hóa học 8 ngay từ đầu với niềm say mê, hứng thú làm cơ sở nâng cao chất lượng bộ môn đại trà. Tổ chức phát hiện học sinh giỏi thực hành hóa học 8 là nền tảng hạt nhân cho phong trào học tập của mỗi lớp, đồng thời định hướng giúp đỡ cho bản thân học sinh giỏi có đủ mọi tố chất ban đầu để tự tu dưỡng rèn luyện đam mê bộ môn ở các lớp 9, bậc THPT sau này, góp một phần nhỏ bé vào quá trình đào tạo nhân tài cho đất nước mai sau.
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trung Học Cơ Sở Môn Hóa Hóa học là môn học vỡ lòng, hoàn toàn mới lạ đối với các em, sự tiếp xúc môn học này ít nhiều làm cho các em bỡ ngỡ, một số ít các em có năng khiếu còn tìm tòi thích thú đối với môn học mới này, còn đa số các em đều cảm thấy xa lạ và ngán ngại, nếu không có biện pháp thích hợp các em rất dễ chán nản, bỏ học. Do đó, giáo viên cần tìm ra phương pháp dạy học gây được hứng thú học tập bộ môn giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép là điều cần quan tâm. Khi học sinh có hứng thú, niềm say mê với môn Hóa sẽ giúp học sinh phát huy được năng lực tư duy, khả năng tự học và óc sáng tạo. Để từ đó nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình dạy học của giáo viên. Nếu các bạn, các thầy cô đang gặp khó khăn hoặc chưa có ý tưởng gì cho bài sáng kiến thì hãy kết bạn với mình để được hỗ trợ nhé.
Dv viết thuê đề tài : 0917.193.864
Zalo/Tele : 0917.193.864