Quy Trình Quản Lý Thuế Đối Với Hộ, Cá Nhân Kinh Doanh nội dung bài viết bao gồm: quy trình quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh; quy trình quản lý thuế đối với hộ khoán; quy trình quản lý thuế hộ cho thuê tài sản; tiêu chí đánh giá quản lý thuế đối với hộ kinh doanh.
Quá trình làm khóa luận, chuyên đề tốt nghiệp các bạn học viên có thể xem qua dịch vụ nhận viết thuê chuyên đề của Luận Văn Trust để được hỗ trợ tư vấn đề tài và báo giá viết báo cáo trọn gói nhé.
Mục lục
1. Quy trình quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh
Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh giúp hỗ trợ cá nhân kinh doanh trong việc khai thuế, nộp hồ sơ thuế, nộp thuế, hướng dẫn cá nhân kinh doanh tìm hiểu chính sách, pháp luật thuế và chính sách pháp luật có liên quan; chuẩn hoá công tác quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh theo nguyên tắc quản lý rủi ro, tăng cường trách nhiệm của cơ quan thuế các cấp trong việc chỉ đạo, kiểm soát việc xác định doanh thu và mức thuế khoán đối với cá nhân kinh doanh; Tổ chức công khai thông tin cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán đảm bảo công khai, minh bạch, tăng cường khả năng giám sát của người dân và các cơ quan, ban ngành địa phương.
Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh giúp hướng dẫn cơ quan thuế thực hiện các công việc về quản lý thu thuế đối với cá nhân kinh doanh như: tổ chức quản lý thường xuyên tại địa bàn; tổ chức công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế trong thời gian lập Sổ Bộ Thuế khoán đầu năm; tổ chức khảo sát doanh thu của cá nhân kinh doanh trên địa bàn; tổ chức phát tờ khai thuế và tiếp nhận tờ khai thuế; xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung và cơ sở dữ liệu riêng về quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh; xác định doanh thu và mức thuế khoán đối với cá nhân kinh doanh; tổ chức công khai thông tin, tham vấn ý kiến Hội đồng tư vấn thuế và tiếp nhận ý kiến phản hồi; tổ chức việc chỉ đạo, kiểm soát của Cục Thuế đối với việc xác định doanh thu và mức thuế khoán tại Chi cục Thuế; xử lý miễn, giảm thuế theo quy định đối với cá nhân kinh doanh.
Việc quản lý thu thuế đối với cá nhân kinh doanh thực hiện theo Quy trình được ban hành kèm theo Quyết định 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

2. Quy trình quản lý thuế đối với hộ khoán
Công tác lập bộ hộ kinh doanh gồm: Phát, đôn đốc và tiếp nhận tờ khai; dự kiến doanh thu và số thuế phải nộp; công khai doanh thu, mức thuế phải nộp và tham vấn ý kiến hội đồng tư vấn thuế; Duyệt bộ thuế khoán; gửi thông báo nộp thuế.
Công tác khảo sát doanh thu hộ kinh doanh: Hiện nay, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên doanh thu ổn định cho cả năm tính thuế. Do vậy, việc khảo sát doanh thu hàng năm có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý thuế hộ kinh doanh.
Công tác quản lý đối với hộ kinh doanh ngừng, nghỉ kinh doanh
Đối với cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh có ra quyết định miễn, giảm thuế:
CNKD ngừng/nghỉ kinh doanh có ra quyết định miễn, giảm thuế là CNKD đáp ứng đồng thời hai điều kiện: (1) đã được cơ quan thuế lập Bộ Thuế ổn định sau đó phát sinh việc ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm và (2) có thông báo bằng văn bản đến CQT về việc ngừng/nghỉ kinh doanh. Quy trình này được trình bày trong Phụ lục 03.
Đối với cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh không ra quyết định miễn, giảm thuế:
CNKD ngừng/nghỉ kinh doanh không ra quyết định miễn, giảm thuế là CNKD không đáp ứng điều kiện để CQT ra quyết định miễn giảm thuế, bao gồm cả trường hợp cá nhân đang kinh doanh từ năm liền trước CQT không đưa vào diện lập Bộ Thuế của năm sau do ngừng/nghỉ kinh doanh.
Công tác đôn đốc và tổ chức công tác thu nộp thuế căn cứ Sổ Bộ Thuế đã được duyệt CCT thực hiện đôn đốc CNKD nộp tiền thuế theo đúng thời hạn đã ghi trên Thông báo nộp thuế. CCT thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn CNKD lưu giữ các Thông báo thuế, Giấy nộp tiền, Biên lai thu thuế,… để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu và chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ thuế của CNKD.
Trường hợp CQT trực tiếp quản lý và thu thuế:
– Đối với CNKD tại khu vực trung tâm, nơi có điểm thu thuế của NHTM, KBNN thì CCT hướng dẫn, đôn đốc CNKD nộp thuế tại Ngân hàng, Kho bạc đúng thời hạn quy định.
– Đối với CNKD tại các địa bàn xa khu vực trung tâm không có điểm thu của NHTM, KBNN thì CCT trực tiếp thu thuế bằng biên lai (in sẵn từ máy tính hoặc biên lai quyển). Cán bộ trực tiếp thu thuế có trách nhiệm nộp đầy đủ, kịp thời tiền thuế và các khoản thu khác đã thu của CNKD vào NSNN tại KBNN. Thời hạn nộp tiền vào KBNN tối đa không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày thu được tiền thuế của CNKD đối với địa bàn thu thuế là miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn; không quá 08 (tám) giờ làm việc đối với các địa bàn khác. Trường hợp số tiền thuế thu được vượt quá mười (10) triệu đồng thì phải nộp vào NSNN ngay trong ngày hoặc chậm nhất là sáng ngày làm việc tiếp theo.
Trường hợp uỷ nhiệm thu thuế: Việc thu nộp thuế đối với trường hợp thuộc diện uỷ nhiệm thu thuế được thực hiện theo quy định riêng về uỷ nhiệm thu.
Chấm Bộ Thuế: CCT nhận dữ liệu từ KBNN và biên lai thu thuế của cán bộ trực tiếp thu thuế, đối chiếu và xử lý sai lệch, theo dõi tình hình thu nộp thuế của CNKD, tiến hành tính tiền chậm nộp đối với CNKD nộp chậm tiền thuế.
Việc xác định nợ thuế và đôn đốc nợ thuế đối với CNKD thực hiện theo quy trình hiện hành về Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
XEM THÊM ==> Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
3. Quy trình quản lý thuế hộ cho thuê tài sản
Công tác tiếp nhận và xử lý hồ sơ khai thuế
Trường hợp cá nhân cho thuê tài sản chưa có MST thì Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ đến Bộ phận đăng ký thuế để thực hiện cấp MST cho NNT dựa trên thông tin của NNT trên hồ sơ khai thuế theo quy định về đăng ký thuế. Sau khi NNT đã được cấp MST thì Bộ phận đăng ký thuế chuyển bộ phận “một cửa” hoặc bộ phận văn thư thông báo cho NNT biết MST và chuyển hồ sơ khai thuế đến Bộ phận kê khai – kế toán thuế để thực hiện xử lý HSKT
Trường hợp NNT nộp HSKT không kèm theo bảng kê phụ lục hợp đồng thì Bộ phận “một cửa” hoặc Bộ phận KK-KTT (đối với HSKT nhận qua văn thư) thực hiện xác nhận lại với NNT hoặc kiểm tra lại xem NNT có thuộc đối tượng không phải khai Phụ lục 01-1/BK-TTS hay không.
Công tác quản lý tình trạng kê khai, nộp thuế
Việc quản lý khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản thực hiện như sau:
Bộ phận KK-KTT thực hiện:
– Kết xuất Danh sách theo dõi cá nhân cho thuê tài sản dự kiến phải nộp HSKT, phải nộp thuế trong kỳ:
Tùy theo yêu cầu quản lý của từng địa bàn, định kỳ ngày cuối cùng của tháng hoặc quý, Bộ phận KK-KTT thực hiện kết xuất Danh sách NNT dự kiến phải nộp HSKT từ hệ thống để chuyển cho các Đội thuế LXP ngay trong ngày hoặc chậm nhất là đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo để Đội thuế LXP thực hiện đôn đốc NNT khai thuế đúng hạn theo quy định.
– Kết xuất Danh bạ quản lý cá nhân cho thuê tài sản:
Sau khi thông tin về đăng ký thuế và thông tin về HSKT của cá nhân cho thuê tài sản đã được cập nhật vào Hệ thống quản lý thuế, CQT có thể kết xuất Danh bạ quản lý cá nhân cho thuê tài sản theo tháng/quý/năm tùy theo yêu cầu quản lý tại từng địa bàn để phục vụ công tác quản lý và thống kê báo cáo.
Hàng tháng Hệ thống TMS cập nhật các trạng thái của hợp đồng cho thuê tài sản vào Danh bạ quản lý cá nhân cho thuê tài sản như sau:
+ Cập nhật trạng thái “đang theo dõi” đối với hợp đồng đang trong thời hạn hiệu lực hợp đồng.
+ Cập nhật trạng thái “ngừng theo dõi” đối với hợp đồng đã hết hiệu lực trong năm hoặc chấm dứt trước hạn trong năm.
+ Bộ phận KK-KTT cập nhật trạng thái “còn nợ thuế” đối với trường hợp NNT đã nộp HSKT nhưng chưa nộp thuế.
+ Bộ phận KK-KTT cập nhật trạng thái khác của hợp đồng, theo kết quả điều tra, xác minh thực tế do Đội thuế LXP lập và chuyển đến.
– Kết xuất Danh sách cá nhân cho thuê tài sản thuộc diện rủi ro:
Tùy theo yêu cầu quản lý tại từng địa bàn, định kỳ ngày cuối cùng của tháng hoặc quý hoặc năm, Bộ phận KK-KTT kết xuất Danh sách cá nhân cho thuê tài sản thuộc diện rủi ro để chuyển Đội thuế LXP tiến hành xác minh thực tế. Tiêu chí rủi ro được Chi cục Thuế xây dựng phù hợp cho từng địa bàn theo từng thời kỳ.
Đội thuế LXP thực hiện:
– Đôn đốc khai thuế, nộp thuế
Để đảm bảo NNT khai thuế đúng hạn theo quy định, Đội thuế LXP căn cứ Danh sách NNT dự kiến phải nộp HSKT do Bộ phận KK-KTT chuyển đến để thực hiện việc đôn đốc NNT trước khi đến thời hạn khai thuế và đôn đốc trong vòng 15 ngày sau khi hết hạn nộp HSKT theo dự kiến.
Đội thuế LXP thực hiện việc đôn đốc bằng cách gửi Thư nhắc nộp HSKT, đồng thời gửi kèm theo Phụ lục kèm theo Tờ khai đến NNT qua đường bưu chính bằng cách gửi đảm bảo hoặc gửi thư điện tử. Đội thuế LXP thực hiện ghi Sổ theo dõi tình hình đôn đốc khai thuế.
Sau 20 ngày kể từ ngày hết hạn nộp HSKT mà NNT chưa thực hiện khai thuế thì Đội thuế LXP căn cứ Sổ theo dõi tình hình đôn đốc khai thuế để lập Danh sách cá nhân cho thuê tài sản thuộc diện rủi ro chuyển điều tra, xác minh thực tế và tổ chức việc kiểm tra, xác minh thực tế
Công tác Tổ chức xác minh thực tế:
Đội thuế LXP căn cứ và nguồn lực quản lý thực tế, trình Lãnh đạo Chi cục Thuế báo cáo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chỉ đạo các bộ phận chức năng liên quan phối hợp với CQT để thực hiện kiểm tra, xác minh thực tế tại địa bàn.
Đội thuế LXP lập biên bản kết quả kiểm tra, xác minh và chuyển Bộ phận KK-KTT để Bộ phận KK-KTT cập nhật trạng thái quản lý hợp đồng cho thuê tài sản vào Hệ thống.
XEM THÊM ==> Tham Khảo Đề Tài Và Bài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Thuế
4. Tiêu chí đánh giá quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
Nhằm đánh giá đầy đủ, toàn diện hoạt động quản lý thuế, tổng cục thuế đã ban hành quyết định 688/QĐ-TCT ngày 22/04/2013 về việc ban hành hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế.
Theo đó, các chỉ số đánh giá quản lý thuế đối với hộ kinh doanh bao gồm:
– Số NNT bình quân trên một cán bộ thuế
– Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý trừ thu từ dầu, thu tiền sử dụng đất trên Tổng số cán bộ của cơ quan thuế
– Sự hài lòng của NNT
– Số bài viết tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
– Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc tại cơ quan thuế trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ
– Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc qua điện thoại trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ
– Tỷ lệ văn bản trả lời NNT đúng hạn
– Số cuộc đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ
– Sự hài lòng của NNT đối với công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT của cơ quan thuế
– Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu
– Tỷ lệ số tiền nợ thuế của năm trước thu được trong năm nay so với số nợ có khả năng thu tại thời điểm 31/12 năm trước.
– Tỷ lệ tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh
– Tỷ lệ hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết đúng hạn
Quy Trình Quản Lý Thuế Đối Với Hộ, Cá Nhân Kinh Doanh những thông tin được chúng tôi trình bày, thể hiện trong bài viết trên đều được kiểm chứng và đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi và chúng tôi hy vọng với những thông tin mình vừa trình bày có thể giúp cho bài báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp của các bạn hoàn thành một cách hoàn chỉnh nhất, đạt điểm tối đa.
DV viết thuê đề tài : 0917.193.864
Zalo/Tele : 0917.193.864