Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Thép Làm Báo Cáo Thực Tập

Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Thép

Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Thép Làm Báo Cáo Thực Tập nội dung bài viết này được trích từ một bài báo cáo thực tập đạt điểm cao của một bạn sinh viên trường Đại học nổi tiếng, bài viết khá hay và xác thực nên mình muốn chia sẻ cho tất cả các bạn cùng kham thảo.

Khi làm báo cáo thực tập, chắc hẳn các bạn sinh viên gặp một số khó khăn nhất định như không tìm được công ty, hay đề tài, không hoàn thành bài tốt, có thể liện hệ qua thuê viết báo cáo thực tập của Luận Văn TRust nhé.

1. Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thép TVP

Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty cổ phần thép TVP thường tuỳ theo từng hợp đồng mà các nghiệp vụ có sự khác nhau. Chủ yếu là căn cứ theo điều khoản giao hàng và điều khoản thanh toán trong hợp đồng mà các bước thực hiện có sự dài ngắn hay không có thứ tự như nhau trong tất cả các quy trình thực hiện hợp đồng. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty bao gồm các nghiệp vụ như sau:

Sơ đồ quy trình tổ chức giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thép TVP
Sơ đồ quy trình tổ chức giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thép TVP

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công tycổ phần thép TVP)

2. Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thép TVP

Để có cái nhìn tổng quan về hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty cổ phần thép TVP, tôi đã lựa chọn một bộ chứng từ xuất khẩu hàng nguyên container (FCL) từ công ty Cổ phần thép TVP tại Việt Nam sang cho công ty T.Standard steel CO., LTD ở Thái Lan bằng đường biển cụ thể như sau

  • Giới thiệu tổng quan về lô hàng xuất khẩu bằng đường biển
  • Mô tả sản phẩm: GI STEEL PIPE
  • Phương thức thanh toán: L/C
  • Phương thức giao hàng: CIF BANGKOK PORT, THAILAND (INCOTERM 2010)
  • Phương tiện vận tải: PELICAN V, N005
  • Giá trị hợp đồng: 366,104.17 USD
  • Cảng xếp hàng: Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Cảng dỡ hàng: Bangkok, Thái Lan
  • Tờ khai: Luồng xanh

Các bước thực hiện trong quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cụ thể như sau:

2.1. Phân công người giám sát thực hiện hợp đồng – Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Thép

Tại Công ty, hợp đồng xuất khẩu đuợc ký kết bởi các nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu thì sẽ được thực hiện dới sự giám sát đôn đốc của chính nhân viên đó. Còn hợp đồng của ban giám đốc ký được thì họ sẽ phân công cho nhân viên kinh doanh các phòng ban thực hiện. Đối với bộ chứng từ được sử dụng để minh họa trong bài báo cáo này thì hợp đồng xuất khẩu của Công ty cổ phần thép TVP là xuất khẩu hàng hóa theo đơn đặt hàng của Công ty TNHH thép T.Standard. Do vậy, hợp đồng được giao cho nhân viên thuộc bộ phận xuất nhập khẩu của công ty phụ trách.

Về điều khoản thanh thoán của hợp đồng xuất khẩu thì nhằm đảm bảo sự an toàn cho hoạt động kinh doanh thì đối với các hợp đồng xuất khẩu thì hầu hết công ty áp dụng hình thức thanh toán L/C.

Trong bộ chứng từ được tham khảo trong báo cáo thực tập này hình thức thanh toán được áp dụng là L/C.

2.2. Kiểm tra ban đầu về tiền thanh toán, chuẩn bị và kiểm tra hàng hóa xuất khẩu

Với những phương thức thanh toán khác nhau (thanh toán T/T, thanh toán D/P, nhờ thu…)sẽ có những việc cụ thể khác nhau, nhưng vẫn thể hiện tiền đã có để trà. Trong trường hợp bộ chứng từ được sử dụng để minh họa quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thép TVP thì hình thức thanh toán áp dụng là L/C. Do vậy, sau khi hợp đồng ngoại thương được ký kết thì nhân viên phòng xuất nhập khẩu của Công ty có trách nhiệm nhắc nhở, đôn đốc người mua là Công ty TNHH thép T.Standard mở L/C theo đúng thỏa thuận của hợp đồng.

Sau khi Công ty TNHH thép T.Standard mở LC thì nhân viên bộ phận xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần thép TVP có trách nhiệm kiểm tra L/C và thực hiện tu chỉnh L/C (nếu cần). Sau khi kiểm tra xong thấy phù hợp mới giao hàng còn nếu không phù hợp phải báo cho người mua và ngân hàng của người mua để tu chỉnh cho đến khi phù hợp mới giao hàng. Trong trường hợp này L/C có nội dung chính xác so với hợp đồng thương mại đã ký kết cụ thể như sau:

  • Hợp đồng thương mại số: No.317/STVP/2020 phát hành ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  • Thông báo thư tín dụng số: ILC45200084 được ngân hàng THAI MILITARY BANK PCL phát hành ngày 26/08/2020. Ngày hết hạn: 20/11/2020.
  • Số tiên bảo lãnh: 636,862.14 USD
  • Người mở LC: Công ty TNHH thép T.Standard
  • Người nhận: Công ty Cổ phần thép TVP

Sau khi, L/C được kiểm tra chính xác. Nhân viên phụ trách thực hiện hợp đồng có trách nhiệm đôn đốc việc chuẩn bị và kiểm tra hàng hóa xuất khẩu. Đây là một bước vô cùng quan trọng trong quy trình xuất khẩu của các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần thép TVP nói riêng.

Sau khi ký hợp đồng xuất khẩu công ty tiến hành thu gom hàng hóa tại các kho đảm bảo đủ số lượng và quy cách hàng hóa quy định trong hợp đồng đã ký.

Sau khi đã thu gom đủ số lượng thì một bước khác vô cùng quan trọng đó là kiểm tra hàng hóa. Điều này đảm bảo cho quyền lợi của khách hàng cũng như của Công ty. Nó giúp ngăn chặn kịp thời những hiệu quả xấu có thể xảy ra và ảnh hưởng đến uy tín của Công ty đối với đối tác.

Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Thép
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Thép

2.3. Hoàn thiện chứng từ Invoice, packinglist của lô hàng

Để tiền hành thuê phương tiện vận tải, công ty phải hoàn thành việc làm các chứng từ liên quan đến xuất khẩu hàng hóa báo gồm Invoice và Packing list để biết số lượng hàng cần vận chuyển, giúp bộ phận giao nhận có cơ sở để làm booking với hãng tàu và làm thủ tục hải quản. Khi thực hiện việc làm chứng từ thì đối với Invoice và Packing list sẽ bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

Một bộ chứng từ xuất khẩu theo quy định thì bắt buộc phải bao gồm Hóa đơn thương mại, hóa đơn thương mại là cơ sở được dùng để xác định trị giá hải quan của hàng hóa. Dùng trong thanh toán xuất nhập khẩu để xác định số lượng, mô tả hàng hóa, cảng xếp hàng, cảng đến, phương tiện vận tải, nước xuất khẩu, giá trên mỗi đơn vị sản phẩm và trị giá lô hàng. Packing list là “Bản khai chi tiết đóng gói hàng hóa”, là một thành phần quan trọng trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Trong đó, liệt kê kê khai chi tiết cụ thể từng loại mặt hàng, điều kiện đóng gói, cách thức đóng gói để xuất hay nhập khẩu. Để đảm bảo hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu diễn ra theo đúng quy định thì hóa đơn thương mại và Packing lít cần được lập một cách cần thận, hạn chế tố đa sai sót. Đối với lô hàng tham khảo trong báo cáo này thì hóa đơn thương mại và packinglist được gộp làm một và được lập chính xác và không mắc sai sót gì. Dưới đây là tổng hợp thông tin hóa đơn thương mại và packing list của lô hàng

  • Số hóa đơn thương mại và packing list: No.317-1/SVTP/2020
  • Tên công ty: T.STANDARD STEEL CO., LTD
  • Địa chỉ: 24/17 SOI KRISAKDAWAT THEPARAK RD, BANGPLA BANGPLEE SAMUTPRAKARN 10540 THAILAND
  • Tên tàu: PELICAN
  • Số hiệu tàu: V.N005
  • Cảng đích: BANGKOK, THAILAND
  • Ngày đi: 01/10/2020
  • Ngày đến: 04/10/2020
  • Ngày phát hành: 29/09/2020
  • Tên hàng hóa: GI STEEL PIPE
  • Trọng lượng thực tế: 576.542 kg
  • Số lượng: 76.200 CÁI
  • Tổng thanh toán: 366,104.17 USD
  • Fob value: 365,126.67 USD
  • Phí bảo hiểm: 221.50 USD
  • Phí vận chuyển: 756.00 USD

Tại bước này, nhân viết xuất nhập khẩu được phân công thực hiện hợp đồng có trách nhiệm kiểm tra lại tất cả các thông tin (Tên và địa chỉ thông tin bên mua, bên bán; mô tả hàng hóa, phương thức thanh toán, điều kiện giao hàng,…) xem có  chính xác với thông tin trên đơn đặt hàng hay không. Nếu có sai sót hoặc thiếu thì yêu cầu chỉnh sửa và bổ sung ngay. Đối với bộ chứng từ được sử dụng để minh họa trong báo cáo này thì các thông tin trên Packinglist, invoice hoàn toàn chính xác với hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.

Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Thép TVP cũng phát hành giấy chứng nhận thử nghiệm nhà máy (mill test certificate) số No.317-1/SVTP/2020 ngày 29/09/2020 cho lô hàng này.

XEM THÊM ==>  # Tải 10 Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hoá, 9 Điểm

2.4. Thuê phương tiện vận tải – Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Thép

Trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương, việc thuê tàu chở hàng được tiến hành dựa vào 3 căn cứ sau đây: những điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán và điều kiện vận tải. Tàu biển được sử dụng để chuyên chở hàng hoá có thể là tàu chợ, tàu chuyến hoặc tàu định hạn. Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về tình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, chủ hàng xuất nhập khẩu thường uỷ thác việc thuê tàu, lưu cước cho một công ty hàng hải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn hơn.

Trong buôn bán quốc tế, phương thức chuyên chở hàng hoá bằng đường biển là phương thức vận tải được sử dụng nhiều nhất, chiếm đến 80% khối lượng vận chuyển trong chuyên chở quốc tế. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng một số phương thức khác như: vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường sông, vận tải hàng không. Ngoài ra còn còn có hình thức vận tải đường ống, vận tải đa phương thức.

Đối với đơn hàng này Công ty lựa chọn phương thức vận chuyển bằng đường biển nhằm tiết kiệm chi phí giao hàng do đơn hàng có khối lượng lớn (576.542 kg)

Sau khi tập hợp đầy đủ hàng hóa và hoàn thiện chứng từ packing list cho lô hàng thì Công ty liên hệ với FWB và cụ thể trong hợp đồng này là Unique Freight Service Co., LTD đề nghị cung cấp báo giá vận chuyển cho lô hàng

Unique Freight Service Co., LTD sẽ thông báo lại Công ty với giá có thể, trên cơ sở đó Công ty sẽ chọn giá thấp nhất để ký hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển. Khi hợp đồng ký song bên hãng vận tải sẽ thông báo lịch trình và số hiệu của phương tiện vận chuyển để Công ty có kế hoạch chuyển hàng hoá đúng nơi, đúng chỗ và khớp với thời gian. Đối với lô hàng này thông tin cụ thể như sau:

  • Số hợp đồng ngoại thương:317/SVTP/2020 được ký ngày 24/08/2020
  • Khối lượng:542 kg (hàng nguyên công FCL)
  • Phương tiện vận tải: PELICAN V.N005
  • Cảng xếp hàng: Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Cảng dỡ hàng: Bangkok, Thái Lan
  • Đóng gói: 01 container
  • Tên của Shipper (người gửi hàng): Công ty Cổ phần thép TVP
  • Tên của Consignee (người nhận hàng): TO THE ORDER OF TMB BANKPUBUC COMPANY LIMIIED. BANGKOK
  • Người nhận thông báo hàng đến: Công ty TNHH Thép T.Standard

2.5. Mua bảo hiểm hàng xuất khẩu

Trong hợp đồng với giá CIF, Công ty thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng xuất khẩu. Đối với đơn hàng này Công ty chọn tổng công ty bảo hiểm BIDV (BICO), mua bảo hiểm chuyến. Đầu tiên, Công ty làm giấy yêu cầu bảo hiểm, Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BICO) sẽ cấp mẫu in sẵn với nội dung ghi: loại hàng hoá, chủng loại cần bảo hiểm, giá trị hàng, quy cách đóng gói, cảng đến, cảng đi, tên tàu, điều kiện yêu cầu bảo hiểm (giá trị mua bảo hiểm thường bằng 110% CIF).

  • Số hợp đồng bảo hiểm: 79205312
  • Ngày phát hành: 30/09/2020
  • Hàng hóa: GI STEEL PIPE
  • Khối lượng: 576.542kg
  • Số lượng: 76.200 cái
  • Giá trị hóa đơn: 366,104.17 USD
  • Đóng gói: trong container
  • Phương tiện vận chuyển: PELICAN V.N005
  • Bill Lading số: HCMLATE2010001
  • Thời gian khở hành: 01/10/2020
  • Invoice số: 317-1/SVTP/2020 phát hành ngày 29/09/2020
  • L/C số: ILC45200084 phát hành ngày
  • Tổng giá trị bảo hiểm: 402,714.59 USD (110% giá trị hóa đơn)

Sau khi khai vào tờ khai, Công ty nộp lại cho BICO để họ xem xét nội dung và chấp nhận nhận bảo hiểm hàng hoá, tiếp đó Bảo Việt phát đơn bảo hiểm cho Công ty giấy chấp nhận bảo hiểm, Công ty có nghĩa vụ thanh toán tiền đúng hạn. bước này diễn ra thực tế thực hiện rất nhanh chóng và đơn giản.

2.6. Làm thủ tục thông quan

Bước 1: Khai báo hải quan điện tử

Công ty sử dụng phần mềm khai bảo hải quan điện tử để thực hiện việc khai báo hải quan cho lô hàng xuất khẩu này.

Nhân viên xuất khẩu được phân công thực hiện hợp đồng này có trách nhiệm thu thập đầy đủ bộ chứng từ theo đúng quy định và tiến hành khai báo hải quan điện từ. Phần mềm khai báo hải quan điện tử công ty hiện nay đang sử dụng là phần mềm ECUS5-VNACCS. Dưới đây là các bước khai báo hải quan điện tử được nhân viên xuất khẩu của Công ty thực hiện

  • Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống phần mềm ECUS-K5/VNACSS bằng tài khoản và mật khẩu do Công ty cung cấp

Hình 2. 2 Giao diện đăng nhập phần mềm ECUS-VNACCS

  • Bước 2: Điền mã số thuế công ty, tên công ty, địa chỉ công ty vào bảng danh sách công ty trong phần danh sách khách hàng và đại lý của phần mềm
  • Bước 3: Tiến hành khai tờ khai hải quan điện tử

(Nguồn: Bộ phận kế toán)

Mã loại hình: Đây là danh mục quan trọng nếu có sai sót nhân viên xuất khẩu sẽ bắt buộc phải khai lại. Đối với lô hàng này chọn mã loại hình là E42

Mã hải quan: Chọn 02CI – Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài gòn KV I

Mã phân loại hàng hóa, Mã bộ phận xử lý tờ khai

Mã hiệu phương thức vận chuyển: Chọn số 2 đường biển. Người nhập khẩu:

Người xuất khẩu

Mã tên: CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP TVP

Mã bưu chính địa chỉ: (+84)43

Địa chỉ: 0 KP. 9, QL. 1A, TT. Bến Lức, H. Bến Lức, Long An

Số điện thoại: 0274-3767760/61/62

Người nhập khẩu

Mã tên: .STANDARD STEEL CO., LTD

Mã bưu chính địa chỉ: 10260

Địa chỉ: 24/17 SOI KRISAKDAWAT THEPARAK RD, BANGPLA BANGPLEE SAMUTPRAKARN 10540 THAILAND

Mã nước: TH

Số lượng kiện: 21 CONTS

Tổng trọng lượng hàng 576.542 KGM.

Địa điểm nhận hàng cuối cùng:  BANGKOK PORT, THAILAND

Địa điểm xếp hàng: HOCHIMINH, VIETNAM

Phương tiện vận chuyển dự kiến: PELICAN V.N005

Ngày hàng đi dự kiến: 01/10/2020

Số hóa đơn: No.317/SVTP/2020

Ngày phát hành: 24/08/2020

Điều kiện giá hoá đơn: CIF

Phân loại hóa đơn: Loại A

Tổng giá trị hóa đơn: 366,104.70 USD     Mã đồng tiền của hoá đơn: USD

Người nộp thuế: Chọn 1 người xuất khẩu (nhập khẩu)

Mã xác định thời hạn nộp thuế: Chọn D Trường hợp nộp thuế ngay.

Nhân viên xuất khẩu sau khi hoàn thành việc khai báo toàn bộ các thông tin thì sẽ chọn ghi để thông tin khai báo được đưa vào hệ thống.

Bước tiếp theo trong quy trình này là nhân viên xuất khẩu phụ trách thực hiện hợp đồng xuất khẩu này sẽ sử dụng chữ ký số của Công ty để tiến hành truyền thông tin tờ khai.

Sau đó nhân viên xuất khẩu phụ trách sẽ tiến hành khai trước tông tin tờ khai (EDA). Chọn bước số 2. Sau khi khai xong thì chúng ta có thể in tờ khai nháp để kiểm tra thông tin một lần nữa xem có chính xác hay chưa. Nếu thấy thông tin bị sai thì chúng ta sẽ nhấn vào mục thứ 1 lấy thông tờ khai hải quan (EDB) để lấy thông tin về sửa lại các thông tin sai.

Nếu thông tin đã đúng thì chúng ta chọn mục số 3 Khai chính thức tờ khai (EDC). Khi đó hệ thống sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai và tờ khai này có số tờ khai là 303727340140 có kết quả phân luồng số 1 là luồng xanh. Trường hợp này lô hàng được thông quan luôn.

Bước tiếp theo trong quy trình là nhân viên xuất khẩu phụ trách thực hiện hợp đồng này thực hiện làm thủ tục hải quan tại chi cục hải quan

Do lô hàng này được bán với điều kiện CIF do vậy để kết thúc quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu này Công có trách nhiệm làm thủ tục thông quan cho lô hàng và xếp hàng lên tàu

Bước đầu tiên để làm thủ tục thông quan tại cảng cho lô hàng thi nhân viên xuất khẩu phụ trách thực hiện hợp đồng này cần chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ khai hải quan bao gồm tờ khai điện tử (số tờ khai: 303727340140, luồng xanh), hợp đồng thương mại số No.317/SVTP/2020 được ký ngày 24/08/2020, Hóa đơn thương mại và Packing list số No.317-1/SVTP/2020 phát hành ngày 29/09/2020, giấy chứng nhận phun trùng, giấy phép xuất khẩu và giấy giới thiệu. Sau đó đem nộp vào phòng thủ tục xuất khẩu tại cảng Hồ Chí Minh. Cán bộ tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ nếu không có gì sai xót sẽ tiến hành cho thông quan tờ khai.

Bước 2: Nhận tờ khai thông quan

Nhân viên giao nhận kiểm tra tờ khai đã thông quan chưa trên máy tính được đặt sẵn tại phong cảng vụ bằng cách nhập số tờ khai, mã doanh nghiệp, ngày khai trên máy tính sẽ hiện ra tờ khai đã thông quan hay chưa. Sau khi kiểm tra đã có kết quả thông quan nhân viên giao nhận đến bộ phận trả tờ khai ghi tên doanh nghiệp và mã số thuế cho hải quan trả tờ khai đợi gọi tên. Sau đó hải quan trả tờ khai gọi tên doanh nghiệp lấy tờ khai thông quan và tờ mã vạch phải nộp lệ lí lấy tờ khai là 20.000vnd theo thông tư số (172/2010/TT-BTC), rồi nhận tờ khai đã thông quan có đóng dấu đã thông quan.

Bước 3: In phiếu EIR

Sau khi vào cảng chuẩn bị xong mọi điều kiện để có thể xếp hàng, tàu sẽ thông báo sẵn sàng xếp dỡ cho người giao hàng. Nhận được báo cáo công ty thực hiện các công việc sau:

Tổ chức chuyên chở hàng hoá ra cảng để xếp hàng lên tàu. Căn cứ vào bảng kê khai hàng hoá, tàu sẽ lên sơ đồ xếp hàng, người giao hàng cùng phòng điều độ của cảng lên kế hoạch giao hàng lên tàu

2.7. Giao hàng cho bên vận tải – Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Thép

Do giao hàng chủ yếu bằng container, nên Công ty thờng tiến hành giao container cho bãi (hoặc trạm) container để nhận biên lai xếp hàng. Sau đó biên lai này sẽ được đổi thành vận đơn khi tàu khởi hành.

Giao hàng theo điều kiện FOB tại cảng, ví dụ tại Cảng Hồ Chí Minh thì bên nhập khẩu sẽ tiến hành thuê tàu và phải có trách nhiệm thông báo cho Công ty về các thông tin của tàu, cầu cảng bốc hàng của tàu và thời gian giao hàng cho tàu. Đến hạn Công ty sẽ tiến hành giao hàng cho chủ tàu. Trước tiên, Công ty sẽ trao đổi với cơ quan điều độ tại cảng Hồ Chí Minh để sắp xếp kế hoạch giao hàng.

Sau đó, Công ty tiến hành thuê các xe ôtô rơ-móc để xếp hàng dọc mạn tàu khi đợc phép xếp hàng. Khi giao hàng lên tàu, nhân viên giám sát hợp đồng cùng với nhân viên hải quan giám sát việc chuyển hàng lên tàu, ghi số lượng hàng giao và báo cáo kiểm kiện.

Sau khi giao hàng xong, nhân viên tiến hành đổi vận đơn nhận xếp hàng lấy vận đơn đã xếp hàng. Đặc biệt là trong khâu này nhân viên phải cố gắng để lấy được vận đơn hoàn hảo (cleanbill of lading) thì mới được chấp nhận thanh toán. Về chi phí thuê vận tải từ hàng ra cảng và bốc xếp hàng lên tàu thờng là do đàm phán cụ thể trong hợp đồng nhưng thường thì chi phí này Công ty chịu. Thường thì mức chi phí thuê một xe chở container từ nơi nhận hàng từ Long An đến Cảng Hồ Chí Minh từ 110-300 USD tuỳ thuộc vào quãng đường, để bốc một container lên tầu phí giao động ở mức từ 35 đến 40 USD.

Đối với lô hàng này điều kiện giao hàng là CIF tại Cảng Băng Cốc. Công ty thuê bên FWD là Unique Freight Service Co., LTD nên công ty FWD có sẵn đội ngũ vận tải chuyên chở hàng từ nơi sản xuất đến bến và chuyển lên tàu. chỉ cần giao hàng cho xe của FWD mà công ty thuê và nhận vận đơn tạm thời là bản pho to vận đơn gốc và trên đó cũng có đầy đủ thông tin. Đến khi tàu khởi hành thì hãng tàu sẽ gửi bản gốc cho Công ty.

Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Thép Báo Cáo Thực Tập
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Thép Báo Cáo Thực Tập

2.8. Làm thủ tục thanh toán

Tiếp theo sau bước giao hàng là bước thanh toán hợp đồng, đây là khâu rất phức tạp và đễ mắc nhiều lỗi vì vậy mà mất rất nhiều thời gian và công sức. Phương thức thanh toán chủ yếu mà công ty thường áp dụng là thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ  (LC) và phương thức chuyển tiền (TT)

Phương thức tín dụng chứng từ: để được thanh toán thì công ty phải tiến hành thu thập đầy đủ để lập bộ hồ sơ chứng từ. Bộ hồ sơ chứng từ bao gồm:

  • Hoá đơn thương mại
  • L/C
  • Vận đơn
  • Các giấy tờ kèm theo

Khi bộ chứng từ đợc thu thập đầy đủ, Công ty sẽ gửi cho ngân hàng mở L/C để được thanh toán thông qua ngân hàng đại diện của mình. Sau một thời gian, thường là từ 10 đến 15 ngày, ngân hàng sẽ gửi giấy báo cho Công ty với nội dung đã thanh toán tiền (đối với L/C trả ngay) hoặc đã nhận giấy chấp nhận thanh toán trả tiền (đối với L/C trả chậm). Đến thời hạn trả tiền ngân hàng sẽ thông báo đã được thanh toán.

Đối với lô hàng này thì hình thức thanh toán là L/C nên sau khi hoàn thành việc giao hàng, Công ty thực hiện tập hợp đầy đủ hồ sơ và làm thủ tục thanh toán đúng quy trình. Sau đó lưu trữ hồ sơ giấy tờ theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, nhân viên phụ trách hợp đồng tiến hành tập hợp hồ sơ và làm đề nghị thanh chi phí vận chuyển cho đơn vị FWD tổng số tiền vận chuyển cho đơn hàng này là 756 USD.

Sau khi hoàn thành xong mọi công đoạn giao hàng, trả cont rỗng,… nhân viên giao nhận mang hóa đơn liên quan đến lô hàng giao cho bộ phận chứng từ. Bộ phận chứng từ tính toán các chi phí, lệ phí hải quan, phí vận chuyển, phí giám định,.. rồi chuyển sang cho bộ phận kế toán của công ty. Bộ phận kế toán sẽ lập bảng kê thanh toán, phiếu thanh toán kèm theo những hóa đơn có liên quan đến lô hàng: hóa đơn GTGT, Hóa đơn D/O, hóa đơn đóng lệ phí hải quan, phí cược cont,… Nhân viên chứng từ sẽ lưu trữ hồ sơ.

Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Thép Làm Báo Cáo Thực Tập bài viết phù hợp với các bạn sinh viên đang chuẩn bị đi thực tập hoặc chuẩn bị làm bài báo cáo thực tập nộp cho nhà trường nhưng chưa có kinh nghiệm làm bài, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn. Luận văn trust luôn cập nhật những bài báo cáo, khóa luận hay để chia sẻ cho các bạn, hãy theo dõi website để được cập nhật những bài viết mới nhất, cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết chúc các bạn đạt điểm cao cho bài báo cáo.

Số điện thoại : 0917.193.864

Zalo : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x