Phương Pháp Nghiên Cứu Về Giá Trị Cảm Nhận Trong Luận Văn

Phương Pháp Nghiên Cứu Về Giá Trị Cảm Nhận

Phương Pháp Nghiên Cứu Về Giá Trị Cảm Nhận Trong Luận Văn nội dung bài viết được xây dựng trên yêu cầu và thắc mắc của một số bạn sinh viên, nên luận văn Trust đã tìm hiểu và kham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau để có thể chia sẻ bài viết này cho các bạn, nội dung bài viết bao gồm: quy trình nghiên cứu về giá trị cảm nhận, thiết kế nghiên cứu về giá trị cảm nhận, xác định mẫu nghiên cứu về giá trị cảm nhận, phương pháp phân tích dữ liệu, xây dựng thang đo.

Qúa trình làm báo cáo thực tập, các bạn học viên có thể xem qua dịch vụ thuê viết luận văn thạc sĩ của Luận Văn Trust để được hỗ trợ tư vấn đè tài và báo giá viết báo cáo trọn gói nhé.

1. Quy trình nghiên cứu Về Giá Trị Cảm Nhận

Quy trình nghiên cứu được thực hiện thông qua sơ đồ:

Hình : Quy trình nghiên cứu
Hình : Quy trình nghiên cứu

Giải thích quy trình:

Từ vấn đề nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của sinh viên đối với chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế Tài chính TP HCM UEF”, tác giả tham khảo một số tài liệu liên quan và tiến hành thảo luận xây dựng dàn bài thảo luận nhóm. Tiếp theo là phỏng vấn tay đôi một số sinh viên (n=20) tại trường đại học HUFLIT với dàn bài đã soạn sẵn nhằm tìm thêm những thông tin giá trị cảm nhận của sinh viên. Nghiên cứu chính thức (n=125) được tiến hành với kỹ thuật khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi nhằm thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu.

Các dữ liệu thu thập sẽ được tiến hành làm sạch, mã hóa, xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS. Cuối cùng tổng hợp và phân tích yếu tố EFA, CFA và kiểm định mô hình, viết kết quả nghiên cứu và soạn thảo báo cáo.

2. Thiết kế nghiên cứu Về Giá Trị Cảm Nhận

Bước Dạng nghiên cứu Phương pháp Kỹ thuật Thời gian tiến hành
1 Sơ bộ Định tính Phỏng vấn tay đôi (n=20) Tiến hành xây dựng bảng câu hỏi 1 tuần
2 Chính thức Định lượng Khảo sát bằng bảng câu hỏi chính thức trực tiếp (n=125)  Tổng hợp kết quả và soạn thảo báo cáo 3 tuần

Bảng 1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính:

Nghiên cứu sơ bộ (định tính): Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật phỏng vấn với số lượng mẫu là n=20 nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của sinh viên nhằm phục vụ cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo

Nghiên cứu chính thức (định lượng): Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực diện để thu thập, phân tích dữ liệu nhằm kiểm tra độ tin cậy của thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu. Tồng số mẫu ở giai đoạn này là n=125, Thang đo được kiểm định bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và hệ số tin cậy Cronbach alpha.

3. Xác định mẫu nghiên cứu Về Giá Trị Cảm Nhận

3.1. Đối tượng khảo sát

Để thu thập thông tin thì kỹ thuật phỏng vấn tay đôi sẽ được thực hiện để phục vụ cho nghiên cứu định tính trong quá trình thực hiện đề tài. Ngoài ra bảng câu hỏi sẽ được phát đến các đối tượng được khảo sát đang là sinh viên các năm đang học tập tại tất cả các khoa của trường Ngoại Ngữ Tin Học thành phố Hồ Chí Minh.

3.2. Qui mô mẫu

Mẫu nghiên cứu chính thức phụ thuộc vào phương pháp phân tích thống kê, nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Theo Nguyễn Đình Thọ (2011, trang 397) để sử dụng EFA cần kích thuớc mẫu đủ lớn. Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA là thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. Tỷ lệ quan sát/ biến đo lường trong phân tích EFA là 5:1, nghĩa là một biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 398).

Như vậy, dựa vào số biến quan sát trong nghiên cứu này thì số lượng mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải đạt ít nhất là 125 trở lên.

Ngoài ra, trong nghiên cứu này thực hiện phân tích hồi quy để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất, thì kích thước mẫu phải thỏa mãn công thức (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 499):

n ≥ 8p + 50

Trong đó: n là kích thước mẫu, p là số biến độc lập của mô hình

Như vậy, trong nghiên cứu này cần thiết phải chọn kích thước mẫu đủ lớn để thỏa mãn cả hai điều kiện: phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy bội có ý nghĩa. Tương ứng với thang đo lý thuyết gồm 25 biến quan sát và 5 biến độc lập trong mô hình, thì số mẫu yêu cầu tối thiểu là:

n ≥ max (25*5; 8*5+50) = 125 mẫu

Như vậy, nghiên cứu cần chọn cỡ mẫu tối thiểu là 125 mẫuTừ những cơ sở trên ta có thể xác định cỡ mẫu cho nghiên cứu này và để đạt được mức độ tin cậy cao trong nghiên cứu, cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng chính thức được chọn là 125 mẫu với độ tin cậy 95% và sai số là 5%. Do đó để đạt được cỡ mẫu nói trên thì sẽ có 140 bảng câu hỏi được gửi đi và tỉ lệ hồi đáp là 89%.

3.3. Phương pháp lấy mẫu

Do trường Đại học Kinh tế Tài chính TP HCM UEF có tất cả 10 khoa, trong đó có các khoa mới thành lập cũng như số lượng sinh viên không đáng kể nên tác giả chỉ chọn ra 4 khoa đại diện có số lượng sinh viên đang theo học đông nhất là Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính- thương mại, Tiếng Anh. Mẫu được chọn theo phương pháp mẫu ngẫu nhiên, phân tầng và theo cụm. Mỗi khoa sẽ chọn ra 30-31 sinh viên rải để khảo sát. Các sinh viên này có sự khác nhau về giới tính, kết quả học tập, hộ khẩu thường trú khi nhập học.

Phương Pháp Nghiên Cứu Về Giá Trị Cảm Nhận
Phương Pháp Nghiên Cứu Về Giá Trị Cảm Nhận

4. Phương pháp phân tích dữ liệu

4.1. Hệ số Cronbach Alpha

Các thang đo đa khía cạnh được thiết kế để đo lường các khái niệm nghiên cứu cần thiết phải được đánh giá độ tin cậy, tính đơn hướng và giá trị của nó. Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) đề nghị rằng Cronbach Alpha đạt ít nhất 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Nguyễn Đình Thọ (2011, trang 351) trích dẫn theo Nunnally & Bernstein (1994) cho rằng một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0,7 –  0,8], nếu Cronbach  Alpha lớn hơn 0,6 là thang đo có thể chấp nhận được.

4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá được tiến hành. Phương pháp rút trích được chọn để phân tích nhân tố là phương pháp principal components với phép quay varimax.

Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu cần quan tâm trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) như sau (Nguyễn Đình Thọ, 2011):

– Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin): 0.5 ≤ KMO ≤ 1 (Norusis, 1994).

– Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05, nghĩa là các biến có mối quan hệ với nhau.

– Mô hình EFA phù hợp khi khi tổng phương sai trích ≥ 50%.

– Hệ số eigenvalue ≥ 1 (Gerbing và Anderson, 1998), nghĩa là số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có eigenvalue tối thiểu bằng 1.

– Trong số nhân tố (Factor loading) của từng biến quan sát ≥ 0.5; tuy nhiên trong số nhân tố ≥ 0.4 cũng có thể chấp nhận được trong trường hợp biến quan sát đo lường giá trị nội dung quan trọng của thang đo.

Chênh lệch giữa các trọng số nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố

≥ 0,3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003).

4.3. Phân tích hồi quy

Hồi quy tuyến tính bội thường được dùng để kiểm định và giải thích lý thuyết nhân quả (Cooper và Schindler, 2003). Ngoài chức năng là công cụ mô tả, hồi quy tuyến tính bội được sử dụng như công cụ kết luận để kiểm định các giả thuyết và dự báo các giá trị của tổng thể nghiên cứu. Như vậy, đối với nghiên cứu này, hồi quy tuyến tính bội là phương pháp thích hợp để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Khi giải thích về phương trình hồi quy, nhà nghiên cứu lưu ý hiện tượng đa cộng tuyến. Các biến mà có sự đa cộng tuyến cao có thể làm bóp méo kết quả làm kết quả không ổn định và không có tính tổng quát hóa. Nhiều vấn đề rắc rối nảy sinh khi hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng tồn tại, ví dụ nó có thể làm tăng sai số trong tính toán hệ số beta, tạo ra hệ số hồi quy có dấu ngược với những gì nhà nghiên cứu mong đợi và kết quả T-test không có ý nghĩa thống kê đáng kể trong khi kết quả F-test tổng quát cho mô hình lại có ý nghĩa thống kê. Độ chấp nhận (Tolerance) thường được sử dụng đo lường hiện tượng đa cộng tuyến. Nguyên tắc nếu độ chấp nhận của một biến nhỏ thì nó gần như là một kết hợp tuyến tính của các biến độc lập khá và đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến. Hoặc dựa vào hệ số phóng đại (VIF) là giá trị nghịch đảo của độ chấp nhận. Như vậy, nếu giá trị VIF thấp thì mối quan hệ tương quan giữa các biến thấp. Nếu VIF lớn hơn 10 thì hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng. Trong mô hình này, để không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng thì VIF phải nhỏ hơn 10.

XEM THÊM ==>  Cách Chấm Điểm Báo Cáo, Khóa Luận Của Giáo Viên

5. Xây dựng thang đo

Thang đo trong nghiên cứu này được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước về giá trị cảm nhận của khách hàng của Petrick (2002). Chúng được điều chỉnh và bổ sung để cho phù hợp với đặc thù của dịch vụ đào tạo. Thang đo trong nghiên cứu này cũng được tham khảo từ nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của Trường trung cấp Miền Đông”, Trần Ngọc Tài, Luận văn thạc sỹ kinh tế. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và xin ý kiến thì nghiên cứu này có sự điều chỉnh lại thang đo cho hợp lý hơn.

Kết quả thảo luận nhóm đã giúp cho việc xây dựng thang đo loại bỏ một số biến trùng lắp, không rõ ràng.

Tổng kết kết quả nghiên cứu:

Bảng 2. Tổng hợp kết quả nghiên cứu

STT Biến độc lập Số biến quan sát

Mô hình Petrick

 

Mô hình tác giả đề xuất

 

Kết quả nghiên cứu

1 Chất lượng cảm nhận 4 5 4
2 Phản ứng cảm xúc 5 4 5
3 Giá cả mang tính tiền tệ 6 6 5
4 Giá cả mang tính hành vi 5 5 6
5 Danh tiếng 4 5 5
6 Giá trị cảm nhận khách hàng 4 4 4

5.1. Thang đo chất lượng cảm nhận

Mức độ cảm nhận của sinh viên về chất lượng đào tạo được kí hiệu là CLCN. Trong thang đo SERV-PERVAL, chất lượng cảm nhận được đo lường bởi 4 biến quan sát. Thang đo có điều chỉnh cho phù hợp với nghiên cứu.

Như vậy, thang đo chất lượng cảm nhận của sinh viên về dịch vụ đào tạo gồm 4 biến quan sát như bảng bên dưới.

Bảng 3. Thang đo Chất lượng cảm nhận

Tên biến Kí hiệu biến Biến quan sát
Chất lượng cảm nhận (CLCN) CLCN1 Chất lượng đào tạo của trường là tốt
CLCN2 Chất lượng đào tạo rất đáng tin cậy
CLCN3 Chất lượng đào tạo rất hài lòng
CLCN4 Chất lượng đào tạo của trưởng  có phần tốt  hơn so với các nơi khác

5.2. Thang đo phản ứng cảm xúc

Phản ứng cảm xúc của sinh viên về chất lượng đào tạo được kí hiệu là PUCX. Trong thang đo SERV-PERVAL, phản ứng cảm xúc được đo lường bởi 5 biến quan sát.

Bảng 4. Thang đo Phản ứng cảm xúc

Tên biến Kí hiệu biến Biến quan sát
Phản ứng cảm xúc (PUCX) PUCX1 Cảm thấy thoải mái khi học tập tại trường
PUCX2 Cảm thấy được tôn trọng khi học tập tại trường
PUCX3 Cảm thấy vui vẻ  khi học tập tại trường
PUCX4 Cảm thấy hài lòng khi học tập tại trường
PUCX5 Cảm thấy được quan tâm khi học tập tại trường

5.3. Thang đo giá cả mang tính tiền tệ

Đánh giá của sinh viên về học phí của trường được kí hiệu là GCTT. Thang đo có điều chỉnh cho phù hợp với nghiên cứu.

Như vậy, thang đo giá cả mang tính tiền tệ khi sinh viên sử dụng dịch vụ đào tạo của trường gồm 5 biến quan sát như bảng bên dưới.

Bảng 5. Thang đo Giá cả tiền tệ

Tên biến Kí hiệu biến Biến quan sát
Giá cả tiền tệ (GCTT) GCTT1 Học phí của trường hợp lý
GCTT2 Học phí phù hợp với mọi sinh viên
GCTT3 Học phí được công khai minh bạch
GCTT4 Học phí tương xứng với chất lượng đào tạo
GCTT5 Trưởng thường xuyên có chương

trình học bổng dành cho sinh viên

5.4. Thang đo giá cả mang tính hành vi

Đánh giá của sinh viên về giá cả hành vi khi tham gia học tại trường được kí hiệu GCHV. Dựa vào thang đo SERV-PERVAL có điều chỉnh cho phù hợp với nghiên cứu, ta có thang đo giá cả hành vi gồm 6 biến quan sát như bảng bên dưới.

Bảng 6. Thang đo Giá cả hành vi

Tên biến Kí hiệu biến Biến quan sát
Giá cả
hành vi (GCHV)
GCHV1 Dễ dàng đến trường nhờ vị trí trung tâm, thuận tiện
GCHV2 Dễ dàng tiếp cận các chương trình hỗ trợ sinh viên
GCHV3 Dễ dàng tiếp cận thư viện, phòng ban khi cần
GCHV4 Dễ dàng có được thông tin quan trọng khi cần
GCHV5 Cảm thấy rất thoải mái khi đăng kí học tại trường
GCHV6 Dễ dàng biết thông tin tuyển sinh, chương trình đào tạo của trường

5.5. Thang đo danh tiếng

Đánh giá của sinh viên về danh tiếng của trường được kí hiệu là DATI. Thang đo này cũng được xây dựng dựa vào thang đo của Petrick (2002). Như vậy đánh giá của sinh viên về danh tiếng của trường được đo bằng 5 biến quan sát như bảng bên dưới.

Bảng 7. Thang đo Danh tiếng

Tên biến Kí hiệu biến Biến quan sát
Danh tiếng của trường (DATI) DATI1 Trường có danh tiếng tốt
DATI2 Trường đạt được nhiều giải thưởng
DATI3 Trường có nhiều sinh viên thành đạt từng theo học
DATI4 Có vị trí trong ngành giáo dục TP.HCM
DATI5 Trường Được mọi người biết đến

5.6. Thang đo giá trị cảm nhận khách hàng

Đánh giá của sinh viên về giá trị cảm nhận được ký hiệu là GTCN. Như vậy giá trị cảm nhận của sinh viên về trường bao gồm 4 biến quan sát như bảng bên dưới.

Bảng 8.Thang đo Giá trị cảm nhận

Tên biến Kí hiệu biến Biến quan sát
Giá trị cảm nhận (GTCN) GTCN1 Chất lượng đào tạo của trường là tốt
GTCN2 Giá trị đào tạo tương xứng với chi phí sinh viên bỏ ra
GTCN3 Giá trị đào tạo đã thoả mãn với nhu cầu và mong muốn của sinh viên  với nhu cầu và mong muốn của sinh viên
GTCN4 Hài lòng với giá trị nhận được từ chương trình đang theo học

Phương Pháp Nghiên Cứu Về Giá Trị Cảm Nhận Trong Luận Văn cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi và chúng tôi hy vọng với những thông tin mình vừa trình bày có thể giúp cho bài khóa luận của các bạn hoàn thành một cách hoàn chỉnh nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẻ rất nhiều bài viết với nhiều chủ đề khác nhau phục vụ cho bài báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp mời các bạn theo dõi website để cập nhật những bài viết mới nhất.

Số điện thoại : 0917.193.864

Zalo : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x