Mẫu Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Luận Văn Định Lượng Spss hôm nay luận văn Trust muốn chia sẻ bài viết này cho các bạn học viên, nếu các bạn cũng đang muốn tìm hiểu về đề tài này thì hãy kham thảo bài viết này nhé. Nội dung bao gồm: Thiết Kế Nghiên Cứu Trong Luận Văn Định Lượng; Phương pháp nghiên cứu; Nghiên cứu định tính; Nghiên cứu định lượng.
Khi làm báo cáo, luận văn chắc hẳn các bạn sinh viên gặp một số khó khăn nhất định như không tìm được công ty, hay đề tài, không hoàn thành bài tốt, có thể liện hệ qua dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của Luận Văn Trust qua Zalo/Tele: 0917.193.864
Mục lục
1. Thiết Kế Nghiên Cứu Trong Luận Văn Định Lượng
Quy trình nghiên cứu: Luận Văn Phương Pháp Nghiên Cứu Định Lượng Spss
-Quy trình nghiên cứu được đề xuất sau đây:

Các bước trong quy trình nghiên cứu:
- Bước 1: Xác định khái niệm nghiên cứu
Tác giả tiến hành đọc và tìm nguồn lý thuyết nền liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình. Trong quá trình tìm hiểu lý thuyết nền thì kết hợp ghi chép và tham khảo nghiên cứu và kết quả của những đề tài nghiên cứu của nhiều tác giả khác như nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đề tài làm luận án tốt nghiệp,…nhằm chọn ra khung lý thuyết phù hợp cho đề tài nghiên cứu của tác giả.
- Bước 2: Tìm khung lý thuyết và lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan
Sau khi tìm và chọn lọc khung lý thuyết, tác giả tiến hành đọc thêm nhiều bài nghiên cứu khác có mức độ tham khảo sâu hơn như đọc các công trình nghiên cứu của các nhiều tác giả thạc sỹ, tiến sĩ đáng tin cậy có liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình để tìm ra hướng đi phát triển cho những phần phân tích tiếp theo.
- Bước 3: Mô tả nghiên cứu và thang đo sơ bộ
Tiếp đến là tác giả tiến hành mô tả nghiên cứu và lên dàn ý cho thang đo sơ bộ.Thang đo sơ bộ nhằm khái quát cho hướng phát triển của đề tài nghiên cứu giúp tác giả bám sát vào đề tài. Sau đó đưa ra bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ. Với bảng khảo sát sơ bộ này, tác giả tiến hành phỏng vấn thảo luận nhóm gồm 20 người có kinh nghiệm làm trong ngành F&B, yêu thích cà phê, yêu thích và sử dụng sản phẩm Starbucks Coffee để góp ý xây dựng cho bảng câu hỏi chính thức.
- Bước 4: Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính tiến hành qua 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên phỏng vấn khảo sát qua hình thức trực tuyến gồm 20 người để xây dựng bảng câu hỏi, góp ý bổ sung hoặc lược bỏ các nhân tố có tác động đến sự hài lòng của khách hàng khi dùng sản phẩm cà phê ở Starbucks Coffee tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn sau, tiến hành khảo sát với quy mô khách hàng rộng hơn để từ đó đưa ra kết quả cuối cùng cho nghiên cứu định lượng.
- Bước 5: Bảng câu hỏi hoàn chỉnh
Sau khi có kết quả góp ý về bảng câu khảo sơ bộ, tác giả tiến hành chỉnh sửa bảng câu hỏi và dùng bảng câu hỏi hoàn chỉnh làm tiền đề, cơ sở cho nghiên cứu chính thức.
- Bước 6: Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng là bước quan trọng trong đề tài nghiên cứu của tác giả.Tiến hành nghiên cứu định lượng giúp tác giả tìm hiểu sâu, cụ thể hơn về mối quan hệ giữa các nhân tố có tác động đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm cà phê Starbucks Coffee tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bước 7: Kiểm tra thang đo bằng kỹ thuật Cronbach’s Alpha và EFA
Kiểm định với thang đo Cronbach’s Alpha là bước quan trọng để xác định các nhân tố có đủ điều kiện với tiêu chí thang đo, nếu không đạt điều kiện sẽ tiến hành loại bỏ các nhân tố đó trước khi đem vào phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Trong quá trình phân tích EFA, tác giả tiếp tục loại bỏ những biến không đủ điều kiện. Bên cạnh đó, kiểm tra độ tin cậy và giá trị, kiểm tra nhân tố trích, kiểm tra mức độ tương quan giữa các biến, kiểm tra hệ số tải Factor Loadings nhỏ,…..
- Bước 8: Kiểm định giả thuyết và hiệu chỉnh mô hình
Sau khi có kết quả xử lý số liệu trên thì tác giả tiến hành kiểm định giả thuyết được nêu ở chương 2 và hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu cuối cùng phù hợp.
- Bước 9: Kết quả và kiến nghị
Sau khi hiệu chỉnh mô hình qua phân tích và xử lý số liệu, tác giả dựa vào kết quả dữ liệu thu thập được dùng làm cơ sở giải pháp kiến nghị được nêu ở chương 5.
- Bước 10: Viết báo cáo

2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu của đề tài này dựa vào sự kết hợp của cả hai là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn:
(1) Nghiên cứu sơ bộ dùng phương pháp định tính bằng cách thảo luận phỏng vấn với nhóm, số lượng phỏng vấn là 20 người sau đó sẽ chỉnh sửa bảng câu hỏi sơ bộ để tiến hành cho việc xây dựng các câu hỏi cho thang đo nghiên cứu định lượng;
(2) Nghiên cứu chính thức dùng phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng. Sau khi có bảng câu hỏi chính thức, tác giả tiến hành khảo sát định lượng với nhóm khách hàng rộng hơn để thu thập số liệu làm nền tảng cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng xuất từ kết quả thu thập dữ liệu qua Google Form sau đó xử lý bằng phần mềm SPSS IBM 25.0.
Định nghĩa về phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) được tạo ra vào năm 1968 bởi SPSS Inc vào năm 1968 và được IBM mua lại vào năm 2009. Phần mềm SPSS có nhiều phiên bản khác nhau, tác giả sử dụng phiên bản SPSS IBM 25.0 cho nghiên cứu của mình bởi vì tính tiện dụng, linh động, dễ thao tác trên máy tính của nó và bên cạnh đó đây cũng là phiên bản tương đối mới ( phiên bản mới nhất được cập nhật là SPSS IBM 28.0).
3. Nghiên cứu định tính
3.1. Nội dung thực hiện – Luận Văn Phương Pháp Nghiên Cứu Định Lượng Spss
Nghiên cứu định tính là việc xác định các vị trí các yếu tố trong giả thuyết của mô hình nghiên cứu. Quy trình của nghiên cứu định tính sẽ được thực hiện qua 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên, tác giả tìm kiếm thu thập những câu hỏi dựa vào lý thuyết nền và kết hợp tham khảo những công trình liên quan sau đó mới đưa ra bản câu hỏi khảo sát sơ bộ. Mục đích của việc đánh giá bản câu hỏi sơ bộ nhằm điều chỉnh các thang đo phù hợp, bổ sung hoặc lược bỏ các biến quan sát trong đề tài, kiểm tra cách sử dụng từ ngữ trong bảng câu hỏi cho từng biến quan sát để người tham gia hiểu đúng nghĩa, rõ ràng, có thể trả lời được. Bên cạnh đó còn kiểm tra được mối tương quan giữa các biến và kết quả định tính mang ý nghĩa rất quan trọng và là nền tảng cơ sở để xây dựng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng.
Do tình hình dịch bệnh, thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn giãn cách xã hội nên tác giả tiến hành nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn trực tuyến với một nhóm gồm 20 người bao gồm những người yêu thích thưởng thức cà phê, yêu thích sử dụng sản phẩm Starbucks Coffee, có kinh nghiệm làm việc trong ngành hàng F&B để góp ý trong việc xây dựng các nhân tố và các biến quan sát trong đề tài nghiên cứu này.
3.2. NGUỒN GỐC VÀ THIẾT KẾ THANG ĐO:
3.2.1. Thang đo về yếu tố cá nhân
Bảng 3. Bảng thang đo về yếu tố cá nhân
Xây dựng thang đo | Biến quan sát | Nguồn gốc thang đo |
Giới tính | Nam
Nữ Khác |
Tổng cục thống kê điều tra giới tính |
Độ tuổi | Từ 18 -24 tuổi
Từ 25 – 34 tuổi Từ 35-44 tuổi |
Tổng cục thống kê về độ tuổi |
Thu nhập trung bình | Từ 5-10 triệu/tháng
Từ 10 – 18 triệu/ tháng Từ 32 – 52 triệu/tháng |
Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 |
Nghề nghiệp | Sinh viên
Nhân viên văn phòng Công nhân Khác |
Nghề nghiệp được được phân loại theo Danh mục Nghề nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định 1019/QĐ-TCTK ngày 12 tháng 11 năm 2008
|
3.2.2.Thang đo mức độ cảm nhận của khách hàng về nhận biết thương hiệu
Mức độ cảm nhận của khách về nhận biết thương hiệu được kí hiệu NBTH. Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy đối với nhân tố thương hiệu thì người tiêu dùng quan tâm chủ yếu về: sản phẩm, logo, biểu tượng, thức uống, thương hiệu uy tín. Vì vậy, thang đo mức độ cảm nhận về nhận biết thương hiệu bao gồm 5 biến quan sát biểu thi các đặc tính khách hàng quan tâm. Tác giả ký hiệu NBTH1 đến NBTH5 để mã hóa cho 5 biến nêu trên. Các biến quan sát này được đo lường theo thang đó Likert 5 mức độ.
Bảng 3. Bảng thang đo về Nhận biết thương hiệu
Mã hóa | Câu hỏi các biến quan sát | Trích dẫn |
Nhận biết thương hiệu (NBTH) | ||
NBTH1
|
Starbucks Coffee là lựa chọn hàng đầu của tôi
|
Đỗ Đức Dũng 2015, Trương Thị Thành 2019,Lê Thị Thu Hồng 2020 |
NBTH2 | Tôi dễ nhận biết các sản phẩm Starbucks qua logo hay biểu tượng. | Đỗ Đức Dũng 2015, Trương Thị Thành 2019, Lê Thị Thu Hồng 2020 |
NBTH3 |
Tôi quan tâm thức uống và đồ ăn trong quán Starbucks Coffee | Đỗ Đức Dũng 2015 |
NBTH4 | Tôi có thể nhận ra sản phẩm Starbucks giữa những thương hiệu cà phê khác | Trương Thị Thành 2019,Vũ Thị Hoàn 2019,Lê Thị Thu Hồng 2020,Nguyễn Thị Khánh Vân 2020 |
NBTH5 |
Tôi thấy tên thương hiệu có ý nghĩa | Trương Thị Thành 2019, Lê Thị Thu Hồng 2020, Nguyễn Thị Khánh Vân 2020 |
3.2.3. Thang đo mức độ cảm nhận của khách hàng về Giá cả
Mức độ cảm nhận của khách hàng về giá được ký hiệu là GC. Thông qua kết quả nghiên cứu định tính cho thấy khi nhắc đến sự phù hợp về giá cả có sự tuơng quan giữa giá cả và chất lượng, giữa giá cả và thu nhập, giữa giá cả so với thương hiệu, các phương thức tiện lợi khi thanh toán . Từ kết quả thu thập được trong nghiên cứu khám phá thì tác giả có thang đo mức độ cảm nhận về giá gồm 4 biến quan sát. Tác giả ký hiệu GC1 đến GC4 và các biến này đề dùng thang đó Likert 1-5 để đo lường.
Bảng 3. Bảng thang đo về Giá cả
Mã hóa |
Câu hỏi các biến quan sát | Trích dẫn |
Giá cả (CG) | ||
GC1
|
Tôi thấy phương thức thanh toán cửa hàng đa dạng: tiền mặt, thẻ,… | Trần Minh Tánh 2019 ,Vũ Thị Hoàn 2019, Phạm Hồng Hải 2020, Nguyễn Hồng Quân 2020. |
GC2 | Tôi thấy mức giá phù hợp với thương hiệu sản phẩm
|
Nhóm tác giả 2018 |
GC3
|
Tôi thấy mức giá phù hợp với thu nhập của tôi
|
Vũ Thị Hoàn 2019 ,Phạm Hồng Hải 2020, Nguyễn Hồng Quân 2020 |
GC4 | Tôi thấy mức giá phù hợp với chất lượng thức uống | Vũ Thị Hoàn 2019 |
3.2.4. Thang đo mức độ cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ
Mức độ cảm nhận của khách hàng về giá được ký hiệu là CNDV. Thông qua nghiên cứu, tác giả rút ra được 4 biến quan sát ký hiệu CNDV1 đến CNDV4. Các biến quan sát này được đo theo mức độ Likert 5 mức độ
Bảng 3. Bảng thang đo về Chất lượng dịch vụ
Mã hóa | Câu hỏi các biến quan sát | Trích dẫn |
Chất lượng dịch vụ (CNDV) | ||
CNDV1
|
Tôi thấy cửa hàng phục vụ nhanh chóng và chính xác | Đỗ Đức Dũng 2015
TS Lê Tấn Phước |
CNDV2 | Tôi thấy cách trang trí nội thất của quán phù hợp với thương hiệu và mức giá | TS Lê Tấn Phước 2021 |
CNDV3
|
Tôi thấy khu vực chỗ ngồi rộng rãi, thoải mái | Mengyuan Zhang 2015, Phạm Thị Liên 2016, Hoàng Thanh Tùng 2019. |
CNDV4 | Tôi thấy cửa hàng luôn cố gắng đáp ứng những yêu cầu đặc biệt | TS Lê Tấn Phước 2021, Nguyễn Thanh Tòng 2019 |
3.2.5. Thang đo mức độ cảm nhận của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Mức độ cảm nhận của khách hàng về Chất lượng sản phẩm được ký hiệu là CNCL. Thông qua kết quả nghiên cứu định tính cho thấy khi nhắc đến sự phù hợp về vị thức uống, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, chất lượng đồng nhất ở các cửa hàng, cách bày trí thức uống.Từ kết quả thu thập được trong nghiên cứu khám phá thì tác giả có thang đo mức độ cảm nhận về giá gồm 4 biến quan sát. Tác giả ký hiệu CNCL1 đến CNCL4 và các biến này đề dùng thang đó Likert 1-5 để đo lường.
Bảng 3. Bảng thang đo về Chất lượng sản phẩm
Mã hóa | Câu hỏi các biến quan sát | Trích dẫn |
Chất lượng sản phẩm (CNCL) | ||
CNCL1
|
Tôi thấy vị của thức uống ngon | Đỗ Đức Dũng 2015, Nhóm tác giả 2018,Vũ Thị Hoàn 2019 |
CNCL2
|
Tôi thấy chất lượng sản phẩm Starbuck Coffee được đảm bảo | Nhóm tác giả 2018,Vũ Thị Hoàn 2019 |
CNCL3 | Tôi thấy chất lượng Starbucks Coffee đồng nhất với nhau ở các cửa hàng | Nhóm tác giả 2018,Vũ Thị Hoàn 2019 |
CNCL4 | Tôi thấy thức uống được trang trí bắt mắt, hấp dẫn | Đỗ Đức Dũng 2015,Nhóm tác giả 2018 |
3.2.6.Thang đo mức độ cảm nhận của khách hàng về sự hài lòng
Sự hài lòng nói lên quyết định của người tiêu dùng trong việc thực hiện hành vi mua hàng hay tiêu dùng một sản phẩm, dịch vụ. Thang đo này gồm 4 biến quan sát và thang đo này dựa trên nhiều bài nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau. Sau quá trình phân tích và tìm hiểu, tác giả điều chỉnh thang đo phù hợp.
Bảng 3.3.2.6. Bảng thang đo về Sự hài lòng
Mã hóa | Sự hài lòng (HL) | Trích dẫn |
HL1
|
Tôi hài lòng về cơ sở vật chất và hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho khách hàng
|
Nguyễn Vũ Huy Tuấn 2019, TS.Nguyễn Thanh Vũ – Hà Thị Thanh Thúy 2021 |
HL2 | Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè sử dụng Starbucks Coffee | Trần Minh Tánh 2018, Nguyễn Vũ Huy Tuấn 2019, Trương Tấn Lợi 2020, TS. Nguyễn Thanh Vũ – Hà Thị Thanh Thúy 2021 |
HL3 | Tôi sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm Starbucks Coffee trong thời gian tới | TS. Nguyễn Thanh Vũ – Hà Thị Thanh Thúy 2021 |
HL4 | Nhìn chung, tôi rất hài lòng khi mua và uống Starbucks Coffee | Nguyễn Vũ Huy Tuấn 2019, Trương Tấn Lợi 2020 |
3.3. Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo
Đối với thang đo Nhận biết thương hiệu
Từ ý kiến sau buổi phỏng vấn, thảo luận nhóm kết luận có nhiều yếu tố tác động đến sự nhận biết thương hiệu là thương hiệu ra lâu đời hay thương hiệu mới, logo thương hiệu, sự liên tưởng về hình ảnh, sự nhận biết thương hiệu này so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên đối với biến NBTH1 là câu hỏi gây khó hiểu cho người đọc, chưa sát với thực tế cho nên đề nghị lược bỏ biến NBTH1. Cụ thể với câu hỏi của biến NBTH1 “ Khi muốn uống cà phê, Starbucks Coffee là lựa chọn hàng đầu của anh/chị?” , thì khi người tham gia phỏng vấn trả lời thì họ chưa hiểu được khi lựa chọn uống cà phê thì Starbucks Coffee là lựa chọn hàng đầu có bị tác động về yếu tố như yếu tố thời gian di chuyển, địa lý, hoàn cảnh,….Cụ thể là hoàn cảnh dùng cà phê của khách hàng vào buổi sáng, buổi trưa hay buổi chiều tối hay ta xét về yếu tố khác về vị trí địa lý của quán (vị trí của quán thuận tiện nằm ở trung tâm thành phố, những con đường quận huyện vị trí sầm uất hay vị trí quán không thuận tiện, nằm trong nhiều con hẻm nhỏ) cho nên câu hỏi này chỉ mang tính chất chung, chưa mang tính cụ thể về lựa chọn uống cà phê của khách hàng có phụ thuộc vào hoàn cảnh và vị trí địa lý của quán hay không, nên làm cho người trả lời cảm thấy lúng túng, khó hiểu và làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu của đề tài.
Nên tác giả quyết định loại biến NBTH1 “Khi muốn uống cà phê, Starbucks Coffee là lựa chọn hàng đầu của anh/chị?” và giữ lại các biến còn lại NBTH2, NBTH3, NBTH4, NBTH5 nhằm tăng mức hiệu quả của câu hỏi trong trong thang đo Nhận biết thương hiệu.
Đối với thang đo Giá cả
Từ ý kiến sau buổi phỏng vấn, thảo luận nhóm về các yếu tố giá cả thì nhận thấy các yếu tố liên quan đến sự hài lòng như họ có thấy giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm, thu nhập của cá nhân hay phù hợp với thương hiệu sản phẩm chưa. Kết quả cho thấy thang đo về giá cả cho thấy các câu hỏi rõ ràng, đáp viên có thể trả lời được, mỗi câu hỏi đều nói lên khía cạnh khác nhau của giá cả ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng.
Đối với thang đo Cảm nhận chất lượng
Từ ý kiến sau buổi phỏng vấn, thảo luận nhóm cho rằng cảm nhận chất lượng tốt sẽ dẫn đến sự hài lòng của khách hàng càng cao. Chất lượng sản phẩm có thể ảnh hưởng qua vị của sản phẩm, chất lượng có được đảm bảo, cách trang trí bắt mắt, sự đồng nhất sản phẩm giữa các chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát thang đo định tính cho thấy mức độ về thang đo Cảm nhận chất lượng cho thấy câu hỏi rõ ràng.
Đối với thang đo Cảm nhận dịch vụ
Đối với thang đo này, các người tham gia phỏng vấn thảo luận cho rằng cảm nhận dịch vụ có tác động đến sự hài lòng của khách hàng là : tốc độ phục vụ, các trang trí quán, chỗ ngồi cho khách khi dùng sản phẩm tại quán, thái độ nhân viên khi xử lý tình huống đặc biệt. Kết quả khảo sát định tính thang đo về cảm nhận dịch vụ, mỗi câu hỏi đều rõ ràng, dễ hiểu, trả lời được và đều thể hiện được chất lượng dịch vụ.
Đối với thang đo Sự hài lòng khách hàng
Đối với thang đo Sự hài lòng khách hàng, người tham gia phỏng vấn này đều chấp nhận các câu hỏi rõ ràng, đáp viên có thể trả lời được không gây lúng túng, mỗi câu hỏi đều vào trọng tâm thể hiện được khía cạnh của sản phẩm.
Như vậy, kết quả của nghiên cứu định tính sơ bộ về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm cà phê Starbucks Coffee tại chi nhánh Hồ Chí Minh gồm 4 yếu tố tác động với 16 biến quan sát.
XEM THÊM ==> Phương Pháp Nghiên Cứu Khóa Luận Định Lượng về Nhân Sự
3.4. Thiết kế bảng câu hỏi – Luận Văn Phương Pháp Nghiên Cứu Định Lượng
Sau khi hoàn tất việc hiệu chỉnh và xây dựng thang đo trên, tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng. Bảng câu hỏi chính thức bao gồm 2 phần: phần thông tin nhân khẩu học và thông tin về sự hài lòng của khách hàng khi dùng cà phê ở Starbucks tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thông tin về nhân khẩu học : thu thập dữ liệu từ khách hàng bao gồm : giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập bình quân,..Các thông tin này nhằm mô tả nhóm khách hàng và ghi nhận các nhóm khách hàng có sự hài lòng về cà phê nên các câu hỏi được chuyển thành câu hỏi đóng để tăng khả năng hồi đáp của khách hàng. Bằng câu hỏi được thiết kế qua Google Form thì người tham dự chỉ cần click vào các ô trả lời đã được chuẩn bị sẵn từ truớc nên việc thao tác này giúp cho khách hàng đọc hiểu rõ và trả lời được nhanh chóng, thuận tiện và mang tính chính xác hơn cho đề tài nghiên cứu. Việc thu thập về thông tin về nhân khẩu học giúp khái quát lên đối tượng khách hàng dùng cà phê ở Starbucks Coffee tại Thành phố Hồ Chí Minh hơn qua độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu thập trung bình mỗi tháng đem đến kết quả của nghiên cứu định lượng hiệu quả hơn, đáng tin cậy hơn.
- Thông tin về sự hài lòng của khách hàng khi dùng cà phê ở Starbucks Coffee: thông tin sẽ ghi nhận mức độ đồng ý về các biến quan sát trong từng câu hỏi nhằm khảo sát mức độ khách hàng đối với các yếu tố như : nhận biết thương hiệu, giá cả, cảm nhận chất lượng, cảm nhận dịch vụ.
Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính như trên, ban đầu từ 17 biến sau khi loại 1 biến còn lại 16 biến được tác giả đưa vào để khảo sát.Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu sử dụng thang đo Likert. Thang đo Likert là một thang đo lường hoặc một công cụ được sử dụng trong bảng câu hỏi để xác định ý kiến, hành vi và nhận thức của cá nhân hoặc người tiêu dùng. Bên cạnh đó, thang đo này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu xã hội và giáo dục.
Thang đo bao gồm các phát biểu mà người tham dự được hỏi để trả lời đồng ý hay không đồng ý tùy theo từng câu hỏi. Mỗi câu trả lời thể hiện một điểm số phản ánh mức độ ưa thích, đo lường thái độ chung của người tham dự. Thang đó Likert có nhiều loại khác nhau như 3,5,7. Đối với thang đó Likert 3 điểm ( không ý kiến, không đồng ý, không phản đối), sẽ làm khách hàng tham gia khảo sát nếu họ không quan tâm , không có ấn tượng gì về phát biểu được đưa ra, không ép buộc khách hàng lựa chọn đồng ý hay không đồng ý với phát biểu đó. Từ đó kết quả khảo sát cho tỷ lệ ở mức 3 sẽ bị chênh lệch nhiều so với 2 mức còn lại dẫn đến ảnh hưởng kết quả cuối cùng của nghiên cứu. Còn về thang đo Likert 7 điểm không có điểm khác biệt quá lớn so với thang Likert 5 điểm và người trả lời sẽ bị ảnh hưởng bởi các câu hỏi trước đó. Cho nên, tác giả chọn thang đo Likert 5 điểm vào đề tài nghiên cứu bởi vì tính đơn giản, dễ hiểu đối với người trả lời của thang đo. Bên cạnh đó còn là thang đo lý tưởng để đánh giá kết quả của một mẫu lớn người trả lời và đưa ra 5 lựa chọn khác nhau để khách hàng dễ hiểu từ đó tăng tỷ lệ phản hồi với 5 giá trị đo lường sau:
Giá trị (1): Hoàn toàn không đồng ý
Giá trị (2): Không đồng ý
Giá trị (3): Bình thường
Giá trị (4): Đồng ý
Giá trị (5): Rất đồng ý
4. Nghiên cứu định lượng
4.1.Cách thức lấy mẫu
Phương pháp lấy mẫu thuận tiện (Convenience Sampling) nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Bên cạnh đó, lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.
4.2.Cỡ mẫu – Luận Văn Phương Pháp Nghiên Cứu Định Lượng Spss
Theo Hair và cộng sự (1998) về chọn mẫu trong phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis), cỡ mẫu tối thiểu là N5*x, trong đó x là tổng số biến quan sát. Trong nghiên cứu này với tổng biến quan sát là 16 như vậy số mẫu tối thiểu cần đạt được là 80. Tác giả đã gửi đi bảng câu hỏi từ ngày (11/10/2021-31/10/2021) tương đương với thời gian là 3 tuần. Kết quả, tác giả thu về số lượng trả lời khảo sát là 250. Tuy nhiên chỉ có 211 bảng câu hỏi trả lời khảo sát là hợp lệ, còn lại 39 phiếu chưa hợp lệ. Cho nên, tác giả sử dụng 211 bảng câu hỏi khảo sát hợp lệ cho phân tích xử lý số liệu phần mềm SPSS IBM 25.0.

4.3.Xử lý và phân tích số dữ liệu
Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được mã hóa theo số liệu dựa vào bảng thang đo sau khi phân tích định tính cụ thể bảng 3.3 và thực hiện quá trình phân tích như sau:
4.3.1.Phân tích thống kê mô tả
Bước đầu, tác giả sử dụng dữ liệu mô tả thu thập được thuộc tính của mẫu nghiên cứu về các thông tin các nhân như độ tuổi, giới tính, thu nhập và nghề nghiệp. Việc thống kê mô tả thể hiện cụ thể chính xác đặc điểm của một tập dữ liệu, mẫu nghiên cứu, khái quát lên đối tượng trong đề tài nghiên cứu cụ thể là khách hàng khi sử dụng sản phẩm cà phê Starbucks tại thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, giúp giải thích các hiện tượng tự nhiên, mối liên quan giữa các đối tượng có trong nghiên cứu. Qua đó, còn giúp rút ra các suy luận, kết luận hợp lý thông qua việc ứng dụng phương pháp và kỹ thuật được sử dụng trong thu thập dữ liệu, phân tích và giải thích dữ liệu, đánh giá, tính toán độ tin cậy nhằm hỗ trợ đưa ra dựa báo trong tương lai.
4.3.2.Kiểm định và đánh giá thang đo
4.3.2.1.Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha
Để đánh giá thang đo có đảm bảo độ tin cậy hay không thông qua việc đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha. Cronbach (1951) đưa ra hệ số tin cậy cho thang đo. Dẫn theo Nguyễn Đình Thọ (2013) thì hệ số Cronbach’s Alpha chỉ đo lường được khi thang đo có 3 biến quan sát trở lên chứ không tính được độ tin cậy cho từng biến. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt tức có nghĩa là thang đo càng có độ tin cậy cao. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013) thì hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn ( khoảng từ 0.95 trở lên). Cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có gì khác biệt nhau và dẫn đến hiện tượng trùng lắp trong thang đo.
Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha dẫn theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008):
- Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt.
- Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt.
- Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.
Hệ số tương quan biến tổng cho biết mức độ “liên kết” giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại bằng việc lấy tương quan của biến đo lường xem xét với tổng biến còn lại của thang đo. Dẫn theo Nguyễn Đình Trọng (2013) trích Nunnally & Burnstein (1994) là đối với các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng ( Item- total Correlation) nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác sẽ bị loại bỏ khỏi thang đo và hệ số tương quan biến tổng có giá trị từ 0.3 trở lên thì chấp nhận biến.
4.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
Phân tích nhân tố khám phá, gọi tắt là EFA, dùng để rút gọn một tập hợp k biến quan sát thành một tập F (với F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Trong nghiên cứu, chúng ta thường thu thập được một số lượng biến khá lớn và rất nhiều các biến quan sát trong đó có liên hệ tương quan với nhau. Thay vì đi nghiên cứu 20 đặc điểm nhỏ của một đối tượng, chúng ta có thể chỉ nghiên cứu 4 đặc điểm lớn, trong mỗi đặc điểm lớn này gồm 5 đặc điểm nhỏ có sự tương quan với nhau. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí nhiều hơn cho người nghiên cứu.
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Dẫn theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.
Phép xoay Varimax và hệ số tải nhân tố (Factor Loadings) hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại. Các hệ số này được thực hiện nhằm đánh giá giá trị hội tụ và phân biết của thang đo.
Theo Hair & ctg (2009,116), Multivariate Data Analysis, 7th Edition thì:
- Factor Loading ở mức ± 0.3: Điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ lại.
- Factor Loading ở mức ± 0.5: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt.
- Factor Loading ở mức ± 0.7: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt.
4.3.2.3 Phân tích tương quan
Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) là dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến quan sát phản ánh những khía cạnh khác nhau của cùng một nhân tố phải có mối tương quan với nhau. Điểm này liên quan đến giá trị hội tụ trong phân tích EFA được nhắc ở trên. Do đó, nếu kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì không nên áp dụng phân tích nhân tố cho các biến đang xem xét. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.
4.3.2.4. Phân tích hồi quy đa biến
Giá trị R2 (R Square), R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) phản ánh mức độ giải thích biến phụ thuộc của các biến độc lập trong mô hình hồi quy. R2 hiệu chỉnh phản ánh sát hơn so với R2. Mức dao động của 2 giá trị này là từ 0 đến 1, tuy nhiên việc đạt được mức giá trị bằng 1 là gần như không tưởng dù mô hình đó tốt đến nhường nào. Giá trị này thường nằm trong bảng Model Summary. Cần chú ý, không có sự giới hạn giá trị R2, R2 hiệu chỉnh ở mức bao nhiêu thì mô hình mới đạt yêu cầu, 2 chỉ số này nếu càng tiến về 1 thì mô hình càng có ý nghĩa, càng tiến về 0 thì ý nghĩa mô hình càng yếu.
Giá trị sig của kiểm định F được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy. Nếu sig nhỏ hơn 0.05 thì kết luận mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử đụng được. Giá trị này thường nằm trong bảng ANOVA.
Trị số Durbin – Watson (DW) dùng để kiểm tra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất (kiểm định tương quan của các sai số kề nhau). DW có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4; nếu các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2, nếu giá trị càng nhỏ, gần về 0 thì các phần sai số có tương quan thuận; nếu càng lớn, gần về 4 có nghĩa là các phần sai số có tương quan nghịch. Theo Field (2009), nếu DW nhỏ hơn 1 và lớn hơn 3, chúng ta cần thực sự lưu ý bởi khả năng rất cao xảy ra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất. Theo Yahua Qiao (2011), thường giá trị DW nằm trong khoảng 1.5 – 2.5 sẽ không xảy ra hiện tượng tự tương quan, đây cũng là mức giá trị tiêu chuẩn chúng ta sử dụng phổ biến hiện nay. 1
Để đảm bảo chính xác, chúng ta sẽ tra ở bảng thống kê Durbin-Watson (có thể tìm bảng thống kê DW trên Internet). Giá trị này thường nằm trong bảng Model Summary.Giá trị sig của kiểm định t được sử dụng để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy. Nếu sig kiểm định t của hệ số hồi quy của một biến độc lập nhỏ hơn 0.05, ta kết luận biến độc lập đó có tác động đến biến phụ thuộc. Mỗi biến độc lập tương ứng với một hệ số hồi quy riêng, do vậy mà ta cũng có từng kiểm định t riêng. Giá trị này thường nằm trong bảng Coefficients.
Hệ số phóng đại phương sai VIF dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Thông thường, nếu VIF của một biến độc lập lớn hơn 10 nghĩa là đang có đa cộng tuyến xảy ra với biến độc lập đó ( Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Khi đó, biến này sẽ không có giá trị giải Nghiên cứu sơ bộ nhằm khám phá và phát triển các thang đo các yếu tố tác động đến sự hài lòng khách hàng về sản phẩm cà phê của Starbucks Coffee.’
Mẫu Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Luận Văn Định Lượng Spss hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn, Luận văn trust luôn cập nhật những bài báo cáo, khóa luận hay để chia sẻ cho các bạn, hãy theo dõi website để được cập nhật những bài viết mới nhất, cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết chúc các bạn đạt điểm cao cho bài báo cáo.
DV viết thuê đề tài : 0917.193.864
Zalo/Tele : 0917.193.864