Phương Pháp Nghiên Cứu Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh

Phương Pháp Nghiên Cứu Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh

Phương Pháp Nghiên Cứu Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh nội dung bài viết này bao gồm: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích, giành cho những bạn sinh viên chuẩn bị làm khóa luận tốt nghiệp nhưng đang loay hoay tìm tài liệu kham thảo về phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh để hỗ trợ cho bài viết của mình. Chúc các bạn làm bài một cách thuận lợi và đạt điểm cao.

Hiện nay Luận Văn Trust có dịch vụ hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, đại học, quá trình làm bài luận văn nếu các bạn chưa chọn được đề tài hay gặp các khó khăn trong quá trình làm bài có thể liên hệ với dịch vụ làm thuê khóa luận của Luận Văn Trust nhé. Để được hỗ trợ nhanh nhất, hãy kết bạn mình qua Zalo/Tele: 0917.193.864

1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập số liệu thứ cấp từ các bảng báo cáo của công ty bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính từ phòng kế toán.

Đồng thời thu thập một số thông tin từ tạp chí, từ nguồn Internet để phục vụ thêm cho việc phân tích.

2. Phương pháp phân tích – Phương Pháp Nghiên Cứu Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh

* Khái niệm:

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế – xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.

2.1 Phương pháp so sánh: Phương Pháp Nghiên Cứu Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh

* Khái niệm :

Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.

Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắc phục.

* Điều kiện so sánh:

Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh.

* Phương pháp so sánh:

– So sánh bằng số tuyệt đối: Dùng hiệu số của 2 chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc (chỉ tiêu cơ sở). Chẳng hạn so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước. Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể.

– So sánh bằng số tương đối: Dùng tỷ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Phương Pháp Nghiên Cứu Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
Phương Pháp Nghiên Cứu Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh

2.2  Phương pháp thay thế liên hoàn

 * Khái niệm:

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

* Đặc điểm:

– Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó thì chỉ có nhân tố đó được biến đổi, còn các nhân tố khác được cố định lại.

– Các nhân tố phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhân tố số lượng sắp trước, nhân tố chất lượng sắp sau. Xác định ảnh hưởng của nhân tố số lượng trước, chất lượng sau.

– Lần lượt đem số thực tế vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố, lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa biến đổi, các lần thay thế hình thành một mối quan hệ liên hoàn. Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng đối tượng phân tích.

Giả sử một chỉ tiêu kinh tế Q bao gồm có 4 nhân tố ảnh hưởng là a, b, c.

Các nhân tố này hình thành chỉ tiêu bằng 1 phương trình kinh tế như sau:

Q = a x b x c

Đặt:

Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 x b1 x c1.

Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 x b0 x c0.

Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau.

XEM THÊM ==>  Các Phương Pháp Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

2.3 Phương pháp chuyên gia: Phương Pháp Nghiên Cứu Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh

* Khái niệm

Phương pháp chuyên gia trong tiếng Anh được gọi là Professional solution.

Phương pháp chuyên gia sử dụng trong quá trình quyết định là phương pháp dựa trên các ý kiến chuyên gia để thực hiện các bước của quá trình quyết định.

Chuyên gia là người đưa ra các kiến nghị hay lời khuyên cho người khác. Phương pháp chuyên gia dựa trên hoạt động sáng tạo của các chuyên gia hay của các nhà phân tích.

Phương pháp này tập hợp được các học giả, các chuyên gia giỏi, các nhà phân tích chuyên nghiệp, sử dụng được thành quả khoa học và kinh nghiệm thực tiễn để ra quyết định.

* Các bước thực hiện

Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong quá trình quyết định quản lí được thống nhất theo các bước cơ bản sau:

– Thành lập các nhóm chuyên gia

Muốn thu được lời khuyên có giá trị cần thu hút các chuyên gia giỏi. Các chuyên gia tham gia vào quá trình quyết định cần đáp ứng các tiêu chuẩn:

+ Có trình độ chuyên môn sâu, có kinh nghiệm rộng trên lĩnh vực cần ra quyết định

+ Cố định hướng tâm lí hướng về tương lai

+ Am hiểu sự vận động và phát triển của vấn đề cần giải quyết trên mọi phương diện và góc độ

+ Có ý thức độc lập suy nghĩ và có ý thức tiếp thu ý kiến của người khác

+ Có năng lực phân tích và tổng hợp

Tổ chức lấy ý kiến của của các chuyên gia

Đây là công việc quan trọng nhất của phương pháp chuyên gia và cũng là hoạt động khó khăn nhất. Để lấy ý kiến chuyên gia, nhóm chuyên gia tổng hợp cần tiến hành các hoạt động sau:

Xây dựng nội dung xin ý kiến.

– Tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia

Phụ thuộc vào hình thức tổ chức lấy ý kiến, có thể phân loại các phương pháp chuyên gia thành các phương pháp sau:

+ Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp nhanh nhất, đơn giản nhất để nhận được ý kiến của các chuyên gia (những người được phỏng vấn) về các xu thế khác nhau trong sự tồn tại, vận động của các vấn đề kinh tế – xã hội.

Những cuộc phỏng vấn trực tiếp (hay thông qua điện thoại, mạng internet…) được tiến hành nhanh, dựa vào một sườn câu hỏi mang tính năng động cao, trong không khí thoải mái… có thể cho ta những ý kiến rất bổ ích tuy mang nhiều yếu tố cảm giác.

+ Phương pháp hội thảo: Là phương pháp phổ biến để tìm ý kiến các giải pháp giải quyết một vấn đề quan trọng nào đó. Các cuộc hội thảo cho phép các nhà khoa học tự do trình bầy những suy nghĩ khác nhau của mình, do đó qua hội thảo có thể nhận được rất nhiều thông tin theo những góc độ khác nhau.

Hội thảo là phương pháp vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết những vấn đề quan trọng, vì thế một không khí gợi mở, có dẫn dắt, có tổng kết, có suy nghĩ của những người tham gia sẽ đem lai hiệu quả cao nhất cho hội thảo.

+ Phương pháp tấn công cân não: Là hình thức tọa đàm thẳng thắn giữa các chuyên gia nhằm góp ý cho các phương án quyết định. Số người tham gia khoảng 5-12 người là thích hợp.

Người chủ trì tọa đàm không nêu rõ mục đích cuộc tọa đàm, chỉ nêu một mặt nào đó của vấn đề chung để các chuyên gia phát biểu ý kiến của mình; trong cuộc tọa đàm không bình luận ý kiến người khác.

Người chủ trì (đặc biệt là lãnh đạo cao cấp) không phát biểu ý kiến để tránh ảnh hưởng đến không khí của buổi tọa đàm, chỉ lắng nghe một cách khách quan, thu nhận có mục đích những điều bổ ích đối với việc đưa ra quyết định.

Ưu điểm của phương pháp này là có thể trao đổi trực tiếp thông tin, phát huy đầy đủ tư duy sáng tạo. Theo thống kê, vận dụng phương pháp tấn công não so với phương pháp hội thảo nói chung hiệu quả có thể đạt tới 70%.

+ Phương pháp Coturn do người Mỹ phát minh năm 1964, cũng có điểm giống phương pháp tấn công cân não. Người chủ trì bắt đầu hội nghị để mọi người có thể bàn bạc về vấn đề và phương án giải quyết. Đến thời điểm chín muồi người quyết định sẽ nêu rõ vấn đề để hội nghị thảo luận sâu hơn.

+ Phương pháp đối chiếu cũng là một ki thuật tham mưu quan trọng. Người đưa ra quyết định đưa ra các phương án khác nhau cho những nhóm khác nhau soạn thảo, sau đó triển khai tranh luận, chỉ ra những khiếm khuyết của phương án của các nhóm nhằm bộc lộ đầy đủ các mâu thuẫn.

Hoặc trước một phương án cố ý dựng lên mặt đối lập để phê phán, bác bỏ, chủ yếu tìm những tình huống có thể xẩy ra, cân nhắc nghiêm túc điều kiện có lợi và bất lợi, làm cho phương án ngày càng hoàn thiện hơn.

+ Phương pháp Delphi: có nguồn gốc từ Hy Lạp, là một trong những phương pháp sử dụng chuyên gia cho quá trình ra quyết định, được công ty Rand của Mỹ phát triển vào cuối những năm 1950. Với các doanh nghiệp, Delphi là phương pháp nghiên cứu và dự báo những cơ hội về phát minh công nghệ mới.

Quá trình dự đoán bắt đầu khi cơ quan dự báo gửi những dữ liệu cần thiết về vấn đề cần nghiên cứu và bảng câu hỏi cho một nhóm chuyên gia được lựa chọn.

Sau khi nhận được trả lời, cơ quan dự báo sẽ tập trung các ý kiến và gửi lại các chuyên gia với lời đề nghị họ xem xét và điều chỉnh lại ý kiến của mình.

Sau nhiều lần trao đổi, ý kiến các chuyên gia dần dần thống nhất. Do sử dụng trình tự phân tán – tập trung – phân tán, tranh thủ ý kiến theo hình thức nặc danh, kết luận thu được đáng tin cậy.

Phương Pháp Nghiên Cứu Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn, cám ơn các bạn đã tin tưởng và theo dõi page, chúc các bạn có một bài viết hoàn thiện và đạt điểm cao. Nếu cần hỗ trợ cho bài viết khóa luận, bài báo cáo tốt nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi.

DV viết thuê đề tài : 0917.193.864

Zalo/Tele : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x