Các Phương Pháp Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh đó là toàn bộ những thông tin chúng tôi thu thập được từ nguồn dữ liệu đáng tin cậy, nội dung bài viết gồm phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp tỷ lệ, phương pháp phân tích các nhân tố, phương pháp liên hệ cân đối, hiểu được nhu cầu tìm kiếm tài liệu kham thảo cho bài báo cáo, khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi xin chia sẻ cho các bạn bài viết sau đây.
Qúa trình làm luận văn thạc sĩ, các bạn học viên có thể xem qua dịch vụ viết thuê khóa luận tốt nghiệp của Luận Văn Trust để được hỗ trợ tư vấn đè tài và báo giá viết luận văn trọn gói nhé.
Mục lục
1. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp so sánh là phương pháp đối chiếu chỉ tiêu kinh tế cần phân tích với một chỉ tiêu kinh tế được chọn làm gốc để so sánh. Đây là phương pháp phổ biến và sử dụng lâu đời trong phân tích. Khi sử dụng phương pháp này cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:
Gốc so sánh:
- Tài liệu của năm trước (kỳ thực tế hay kế hoạch)
- Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự đoán, định mức)
- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh, nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của đơn hàng.
Điều kiện so sánh:
- Về mặt thời gian: phản ánh cùng nội dung kinh tế, các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính, phải cùng một đơn vị đo lường.
- Về mặt không gian: yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
Kỹ thuật so sánh: biến động về lượng, biến động về giá
- So sánh bằng số tuyệt đối cho biết sự biến động về mặt lượng của chỉ tiêu cần phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc.
Công thức: Mức biến động tương đối= chỉ tiêu kỳ phân tích- chỉ tiêu kỳ gốc
- So sánh bằng số tương đối so sánh về mặt tỷ lệ giữa chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc.
Công thức:
Số tương đối hoàn thành kế hoạch= chỉ tiêu kỳ phân tích/ chỉ tiêu kỳ gốc*100%
Tốc độ tăng trưởng= (chỉ tiêu kỳ phân tích-chỉ tiêu kỳ gốc)/chỉ tiêu kỳ gốc*100%
- So sánh bằng số bình quân nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị hay một bộ phận, một tổng thể chung có tính chất.

2. Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp tỷ lệ dựa trên ý nghĩa chuẩn mực về các tỷ lệ của đại lượng trong nhiều mối quan hệ tài chính, giúp các nhà quản trị khai thác hiệu quả và phân tích một cách hệ thống, chính xác các chỉ tiêu theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.
3. Phương pháp phân tích các nhân tố
Phương pháp thay thế liên hoàn
- Khái niệm:
Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích)
- Có thể cụ thể thành các bước sau:
Bước 1: Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc. Mối quan hệ các nhân tố với chỉ tiêu Q được thiết lập như sau:
Phương trình kinh tế: Q = abcd
Kỳ phân tích: Q1 = a1b1c1d1
Kỳ gốc: Q0 = a0b0c0d0
Đối tượng phân tích: ∆Q = Q1 – Q0
Bước 2: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố:
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố a
Thay thế lần 1: Qa = a1b0c0d0
Mức độ ảnh hưởng cảu nhân tố a: ∆Qa =Qa – Q0
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố b
Thay thế lần 2: Qb = a1b1c0d0
Mức độ ảnh hưởng cảu nhân tố b: ∆Qb =Qb – Qa
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố c
Thay thế lần 3: Qc = a1b1c1d0
Mức độ ảnh hưởng cảu nhân tố c: ∆Qc =Qc – Qb
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố d
Thay thế lần 4: Qd = a1b1c1d0
Mức độ ảnh hưởng cảu nhân tố d: ∆Qd =Qd – Qc
Bước 3: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
∆Qa + ∆Qb + ∆Qc + ∆Qd = ∆Q
Ưu điểm:
Là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán
Có thể chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, qua đó phản ánh được nội dung bên trong của hiện tượng kinh tế.
Nhược điểm:
Trong thực tế có trường hợp các nhân tố đều cùng thay đổi.
Khi sắp xếp trình tự các nhân tố, trong nhiều trường hợp để phân biệt được nhân tố nào là nhân tố số lượng và chất lượng là vấn đề không đơn giản. Nếu phân biệt sai thì việc sắp xếp và kết quả tính toán các nhân tố không chính xác.
Chỉ được thực hiện khi các nhân tố có quan hệ với nhau tích hoặc thương
∆Qa = (a1 – a0) b0c0d0
∆Qb = a1(b1 – b0) c0d0
∆Qc = a1b1(c1 – c0) d0
∆Qd = a1b1c1(d1 – d0)
∆Qa + ∆Qb + ∆Qc + ∆Qd = ∆Q
XEM THÊM ==> Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Hiệu Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
4. Phương pháp liên hệ cân đối
Là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố giữa chúng sẵn có mối liên hệ cân đối và chúng là những nhân tố độc lập. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích một lượng tương ứng.
Phương pháp so sánh tương quan
Phân tích định tính về bản chất của mối quan hệ đồng thời dùng phương pháp phân tổ hoặc đồ thị để xác định tính chất hoặc xu hướng của mối quan hệ đó.
Biểu thị cụ thể mối tương quan bằng phương pháp hồi quy tuyến tính hoặc phi tuyến tính và tính các tham số của chương trình.
Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối tương quan qua các hệ số hoặc tỷ số tương quan.
Phương pháp phân tổ (phân tích chi tiết)
Phân tổ theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Chi tiết chỉ tiêu theo các bộ phận cấu thành cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được.
Phân tổ theo bộ phận và phạm vi kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện bởi các bộ phận chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đều nhau. Tương tự trong thương mại, doanh số mua vào, bán ra từng thời gian trong năm cũng không đều nhau.
Phân tổ theo bộ phận và phạm vi kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện bởi các bộ phận, tổ, đội, kho bãi…hay của các cửa hàng trang trại, xí nghiệp trực thuộc doanh nghiệp.
Phương pháp tổng hợp và phân tích
- Căn cứ theo thời điểm hoạt động kinh doanh
Phân tích trước khi kinh doanh: Nhằm dự báo, dự đoán cho các mục tiêu có thể đạt đuộc trong tương lai, để cung cấp thông tin cho công tác xây dựng kế hoạch.
Phân tích trong quá trình kinh doanh: Là thực hiện phân tích cùng với quá trình kinh doanh.
Phân tích sau quá trình kinh doanh: Quá trình phân tích này nhằm định kỳ đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch hoặc định mức xây dựng và xác định nguyên nhân ảnh hưởng.
- Căn cứ vào thời điểm lập báo cáo:
Phân tích thường xuyên: Nhằm đánh giá sơ bộ kết quả kinh doanh, tiến độ thực hiện hàng ngày, hàng tuần để phục vụ kịp thời cho yêu cầu quản lý các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích định kỳ: Phân tích định kỳ được tiến hành sau mỗi kỳ kinh doanh, các báo cáo đã hoàn thành trong kỳ (thường là quý, sáu tháng hoặc một năm).
- Căn cứ theo nội dung phân tích
Phân tích chuyên đề: Là việc phân tích tập trung vào một số nhân tố của quá trình kinh doanh tác động ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng hợp.
Phân tích toàn diện: Là việc phân tích tất cả các mặt của kết quả kinh doanh trong mối liên hệ nhân quả giữa kết quả kinh doanh dưới tác động của các yếu tố, nguyên nhân bên trong và bên ngoài.
- Căn cứ theo phạm vi phân tích
Phân tích điển hình: Phân tích điển hình chỉ giới hạn ở những đơn vị đặc trưng trong doanh nghiệp (đơn vị tiên tiến hay đơn vị lạc hậu).
Phân tích tổng thể: Là phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong phạm vi toàn doanh nghiệp, bao gồm mọi mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các Phương Pháp Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh những thông tin được chúng tôi trình bày, thể hiện trong bài viết trên đều được kiểm chứng và đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, chúng tôi hy vọng với những thông tin mình vừa trình bày có thể giúp cho bài báo cáo, khóa luận tốt nghiệp của các bạn đạt kết quả cao.
Số điện thoại : 0917.193.864
Zalo : 0917.193.864