Mô Hình Nghiên Cứu Về Ý Định Khởi Nghiệp Của Sinh Viên hầu hết các bạn sinh viên đều có những suy nghĩ cho tương lai, có những kế hoạch nghề nghiệp cho mình nhất là những bạn sinh viên năm cuối, và bài viết này được xây dựng trên một số yêu cầu của các bạn là một bài viết nghiên cứu ý định khởi nghiệp cho sinh viên cho những bạn nào cần tìm hiểu đề tài này.
Hiện nay Luận Văn Trust có dịch vụ hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, đại học, quá trình làm bài luận văn nếu các bạn chưa chọn được đề tài hay gặp các khó khăn trong quá trình làm bài có thể liên hệ với Dịch vụ thuê làm khóa luận tốt nghiệp của Luận Văn Trust nhé.
1. Các giả thuyết nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên
Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp đề cập đến việc xây dựng những kế hoạch thực hiện trong những tình huống nhất định trong tương lai. Lý thuyết này phản ánh sự thay đổi trong hành vi đối với việc đưa ra quyết định cho các sự kiện trong tương lai, đặc biệt là đối với các sự kiện trong dài hạn và tỏ ra ít quan tâm hơn đến các sự kiện trong ngắn hạn (Swann, 2007). Hành vi của một cá nhân đối với một sự kiện có sự thay đổi trong các khoảng thời gian khác nhau. Khi sự kiện được đề cập có khoảng cách thời gian càng lớn thì cá nhân càng có suy nghĩ trừu tượng về nó. Tuy nhiên, khi sự kiện được đề cập có khoảng cách thời gian nhỏ thì nó sẽ thúc đẩy việc cá nhân đưa ra các hành động cụ thể và dẫn đến những quyết định có thể xảy ra trong tương lai xa.
Lý thuyết này đã được đưa vào trong nhiều nghiên cứu thực nghiệp liên quan đến điều tra hành vi kinh tế của một doanh nhân. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một doanh nhân khi thực hiện hoạt động kinh doanh sẽ luôn có cho mình một kế hoạch kinh doanh phù hợp trong dài hạn nhằm đảm bảo tính bền vững của kế hoạch (Swann, 2007; Galindo, 2014). Lý thuyết này hầu như ít được áp dụng trong các nghiên cứu về khởi nghiệp, tuy nhiên khoảng cách thời gian cho ý định trở thành một doanh nhân với các chỉ số về hiệu quả bản thân đã chứng minh tính hợp lý và tính tổng quát của lý thuyết này (Hallam, 2016). Nghiên cứu trước đây ủng hộ lập luận của việc sử dụng lý thuyết này để tinh chỉnh các mô hình nghiên cứu ý định và coi các thứ nguyên mô hình nghiên cứu hành vi có kế hoạch và là yếu tố dự báo về ý định kinh doanh dựa trên thang đo thời gian (Galindo, 2014).

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Asim Nasar và các cộng sự (2019) đã chỉ ra rằng việc tích hợp mô hình lý thuyết TCT và mô hình hành vi có kế hoạch để đo lường ý định khởi nghiệp là phù hợp. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra kết luận rằng ý định khởi nghiệp của sinh viên trong tương lai xa mạnh hơn rất nhiều so với ý định khởi nghiệp trong tương lai gần. Trên cơ sở đó, giả thuyết đầu tiên của nghiên cứu được hình thành cụ thể như sau:
H1: Ý định trở thành doanh nhân trong tương lai xa của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội mạnh hơn ý định trở thành doanh nhân trong tương lai gần
Thái độ
Theo nghiên cứu của Nguyễn (2017), yếu tố thái độ được xác định có tác động đến xu hướng dấn thân vào lĩnh vực khởi nghiệp của sinh viên ngành kinh doanh quốc tế tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Ngọc Khương và Hữu An (2016) đã nhấn mạnh đến yếu tố cốt yếu của thái độ đối với ý định kinh doanh. Các nhà nghiên cứu cho biết yếu tố thái độ nằm trong hai kết quả, đó là tích cực hay tiêu cực mà sau này sẽ ảnh hưởng mạnh đến ý định khởi nghiệp dựa trên đối tượng trả lời là 401 sinh viên từ 18 đến 24 tuổi tại Đại học Quốc gia TP. Mặt khác, Jwara và Hoque (2018) cũng báo cáo rằng thái độ cho thấy kết quả đáng kể đến ý định từ mẫu 401 sinh viên gồm 137 ngành khoa học ứng dụng, 122 ngành khoa học sức khỏe và 142 ngành khoa học quản lý tại Đại học Công nghệ Durban. Hơn nữa, trong nghiên cứu được thực hiện bởi Saraih et al. (2018), nó cho thấy một ý nghĩa tích cực giữa thái độ và ý định kinh doanh giữa các sinh viên kỹ thuật ở khu vực phía bắc của Malaysia. Từ những lập trên hình thành 02 giả thuyết nghiên cứu cụ thể như sau
H2: Thái độ có tác động tích cực đến ý định trở thành doanh nhân trong tương lai gần của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
H3: Thái độ có tác động tích cực đến ý định trở thành doanh nhân trong tương lai xa của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
Chuẩn chủ quan
Trong lý thuyết hành vi có kế hoạch thì khái niệm chuẩn chủ quan được đề cập đến là sự phản đối hay ủng hộ của những người xung quanh được cho là có tầm quan trọng đối với một cá nhân (người thân, bạn bè) với việc khởi nghiệp kinh doanh (Lina và Chen, 2006); chuẩn chủ quan còn được hiểu là nhận thức của cá nhân về sự tác động từ phía cộng đồng xã hội được định nghĩa là nhận thức về áp lực xã hội đến việc thực hiện hoặc không thực hiện hành vi (Ajzen, 1991). Trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến ý định khởi sụ kinh doanh của sinh viên (Saraih et al, 2018; Jwara và Hoque, 2018). Trên cơ sở đó hình thành 02 giả thuyết tiếp theo của nghiên cứu
H4: Chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến ý định trở thành doanh nhân trong tương lai gần của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
H5: Chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến ý định trở thành doanh nhân trong tương lai xa của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
Nhận thức kiểm soát hành vi
Trong mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991) khái niệm về nhận thức kiểm soát hành vi được đề cập đến là nhận thức của một cá nhân liên quan đến mức độ khó khăn, dễ dàng, tính khả thi của việc thực hiện hành vi. Trong nghiên cứu về ý định khởi nghiệp thì nhận thức kiểm soát hành vi có thể được hiểu là nhận thức của cá nhân về khả năng tổn tại, phát triển của doanh nghiệp khi cá nhân thành lập. Hay nói một cách dễ hiểu là tính khả thi của dự án khởi nghiệp. Theo Jwara và Hoque (2018) thì một cá nhân nhận thức cao về tính khả thi của mô hình khởi nghiệp thì ý định khởi nghiệp của họ được nâng cao. Tương tự như vậy trong nghiên cứu của Ngọc Khương và Hữu An (2016) đã cho thấy mối quan hệ cùng chiều mạnh mẽ giữa nhận thức kiểm soát hành vi với ý định trở thành doanh nhân của sinh viên. Dựa trên những lập trên hình thành 02 giả thuyết nghiên cứu cụ thể như sau:
XEM THÊM ==> Phương Pháp Nghiên Cứu Về Giá Trị Cảm Nhận Trong Luận Văn
H6: Nhận thức kiểm soát hành vicó tác đ ộng tích cực đến ý định trở thành doanh nhân trong tương lai gần của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
H7: Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực đến ý định trở thành doanh nhân trong tương lai xa của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
Mối tương quan giữa các yếu tố trong mô hình lý thuyết hành vi kế hoạch
Từ trước đến nay, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu được hiện trong đó có đề cập đến mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình TBP. Tuy nhiên, không có tính nhất quán trong các phát hiện đó. Cụ thể, khi xem xét mối tương quan giữa chuẩn chủ quan và thái độ thì Lina và Chen (2006) đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành thái độ tiêu cực hoặc tích cực của cá nhân được xem xét. Trên cơ sở lập luận này, giả thuyết thứ 8 của nghiên cứu được hình thành cụ thể như sau:
H8: Chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến thái độ
Bên cạnh việc phát hiện mối quan hệ tuyến tính giữa chuẩn chủ quan và thái độ thì cũng trong nghiên cứu của Lina và Chen (2006) thì một mối quan hệ khác cũng được phát hiện đó là mối quan hệ tích cực giữa chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Hay nói cách khác, nhận thức tính khả thi của mô hình khởi nghiệp của một cá nhân gia tăng khi những người xung quanh họ ủng hộ việc cá nhân đó khời nghiệp (chuẩn chủ quan). Tương tự như vậy, trong nghiên cứu của Usman (2019) Lập luận này được phát triển dựa trên cơ sở lý thuyết, trong đó mạng xã hội, bao gồm bạn bè, đồng nghiệp và cha mẹ, có thể góp phần thay đổi thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi của cá nhân về ý định khởi nghiệp. Trên cơ sở đó hành thành giả thuyết thứ 9 và thứ 10 của nghiên cứu cụ thể như sau:
H9: Chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến nhận thức kiểm soát hành vi
H10: Thái độ có tác động tích cực đến nhận thức kiểm soát hành vi
2. Mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên đề xuất
Nghiên cứu được thực hiện nhằm điều tra ý định trở thành một doanh nhân của giới trẻ trong bối cảnh covid giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trên cơ sở lý thuyết hành vi có kế hoạch và kế thừa mô hình nghiên cứu của các tác giả Asim Nasar và các cộng sự (2019), để phù hợp với bối cảnh thực tiễn nghiên cứu của đề tài tác giả đã có sự điều chính biến kiểm soát từ giới tính thành biến ảnh hưởng của dịch Covid-19. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu sự khác biệt trong ý định trở thành doanh nhân của giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong bối cảnh Covid-19 cụ thể như sau:

Mô Hình Nghiên Cứu Về Ý Định Khởi Nghiệp Của Sinh Viên cảm ơn các bạn đã tin tưởng và theo dõi page, luận văn Trust sẽ luôn cập nhật những bài viết hay, chất lượng cho các bạn. Chúc các bạn có một bài viết hoàn thiện và đạt điểm cao. Nếu cần hỗ trợ cho bài viết khóa luận, luận văn, bài báo cáo tốt nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi.
Số điện thoại : 0917.193.864
Zalo : 0917.193.864