Mẹo Làm Khóa Luận Tốt Nghiệp Đạt Điểm Cao 100% A-Z

Mẹo Làm Khóa Luận Tốt Nghiệp Đạt Điểm Cao

Mẹo Làm Khóa Luận Tốt Nghiệp Đạt Điểm Cao 100% A-Z nội dung bài viết được luận văn Trust kham thảo qua nhiều bài viết khóa luận hay, đạt điểm cao của nhiều anh chị khóa trước rút ra những kinh nghiệm làm bài khóa luận đạt điểm cao một cách dễ dàng, và dưới đây là nội dung mà luận văn Trust muốn chia sẽ, chúc các bạn có một bài khóa luận thành công và đạt điểm tối đa nhé.

Quá trình làm báo cáo thực tập, các bạn học viên có thể xem qua dịch vụ thuê viết khóa luận tốt nghiệp của Luận Văn Trust để được hỗ trợ tư vấn đè tài và báo giá viết báo cáo trọn gói nhé.

1. Quy Trình Thực Hiện Khóa Luận Tốt Nghiệp

Các sinh viên đủ điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp theo quy định sẽ tiến hành thực hiện làm khóa luận theo các bước sau:

Bước 1: Đăng ký chọn đề tài

  • Sinh viên chọn ra 3 đề tài trong “Danh sách gợi ý đề tài Khóa luận tốt nghiệp” và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3 và đăng ký Giáo viên hướng dẫn (sinh viên có thể tự đề xuất đề tài). Đăng ký tên đề tài theo Form 1.
  • Sau khi được Khoa duyệt GVHD, sinh viên đăng ký tối đa 02 đề tài theo thứ tự ưu tiên theo FORM 2. Sinh viên có thể chọn đề tài trong “Danh sách gợi ý đề tài Khóa luận tốt nghiệp” của Khoa QTKD hoặc tự mình đề xuất đề tài. Tên đề tài khóa luận phải ngắn gọn, súc tích, mang ý nghĩa khoa học và/hoặc thực tiễn. Hạn chế sử dụng các cụm từ “thực trạng và giải pháp”. Tên đề tài không được phép trùng hoàn toàn với tên các khóa luận của 1 khóa trước đó.
  • Tên đề tài chỉ có thể được thay đổi trong vòng 3 tuần kể từ ngày Khoa duyệt tên đề tài lần 1. Thủ tục đăng ký tên đề tài lần 2 theo Form 2, có ghi thêm “ĐĂNG KÝ LẠI” trong đó nêu rõ tên đề tài được duyệt lần 1 là gì và tên đề tài muốn đăng ký lại.Tên đề tài đã được duyệt lần 2 sẽ không được thay đổi trong quá trình viết khóa luận trừ trường hợp được sự đồng ý của Giáo viên hướng dẫn và Chủ nhiệm Khoa.

Bước 2: Xây dựng đề cương khóa luận

  • Sinh viên tiến hành trao đổi với giảng viên hướng dẫn để xây dựng đề cương khóa luận.
  • Đề cương này phải được GVHD phê duyệt (trên bản cứng) trước khi sinh viết viết bản thảo hoàn chỉnh. Bản đề cương (bản cứng) được duyệt này (có chữ ký

duyệt của GVHD) sẽ là minh chứng sinh viên đã hoàn thành một phần quan trọng trong quy trình viết khóa luận tốt nghiệp.

Bước 3: Viết bản thảo Khóa luận tốt nghiệp

  • Sau khi GVHD chấp thuận đề cương, sinh viên tiến hành viết khóa luận tốt nghiệp.
  • Sinh viên tiến hành nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp và đánh giá một cách khách quan các luận thuyết đã được các học giả đề cập trong quá khứ liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đây chính là việc xây dựng cơ sở lý luận cho khóa luận, làm tiền đề cho cách phân tích sau này.
  • Sinh viên đề xuất phương pháp nghiên cứu sử dụng và thông qua ý kiến của giáo viên hướng dẫn.
  • Sinh viên cần thu thập dữ liệu cho nghiên cứu của mình và tiến hành ứng dụng lý thuyết vào phân tích tình hình thực tiễn, từ đó ghi nhận được những sự khác biệt, đánh giá những khác biệt đó.
  • Sinh viên nghiên cứu đưa ra giải pháp cụ thể cho vấn đề, để cải thiện và giải quyết những tồn tại của hiện trạng.
  • Sinh viên được khuyến khích sử dụng dữ liệu sơ cấp (primary data) và/hoặc dữ liệu thứ cấp (secondary data) cho bài khóa luận của mình.
  • Các nội dung trình bày trong khóa luận tốt nghiệp, bao gồm phần cơ sở lý luận, phần phân tích tình hình thực tế, và các giải pháp đề xuất phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau để đảm bảo tính nhất quán trong toàn bộ bài viết. Cụ thể, sinh viên nên dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã nghiên cứu được, sau đó tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực tế về đề tài nghiên cứu, cuối cùng, trên cơ sở phân tích tình hình thực tế (với các thành công, tồn tại hạn chế và nguyên nhân), sinh viên đề xuất ra những giải pháp để cải thiện và giải quyết những tồn tại của hiện trạng.
  • Đặc biệt lưu ý: sinh viên cần chủ động liên hệ thường xuyên với GVHD về cách tiếp cận vấn đề, nguồn tài liệu cần có, cách xử lý số liệu…. để hoàn thành tốt khóa luận.

Bước 4: Hoàn chỉnh và nộp Khóa luận tốt nghiệp

  • Sau khi hoàn thành bản thảo đầu tiên, sinh viên trình bản thảo khóa luận tốt nghiệp cho giảng viên hướng dẫn đọc và nhận xét.Tùy thuộc và chất lượng khóa luận mà giảng viên hướng dẫn có thể yêu cầu chỉnh sửa nhiều hơn 1 lần.
  • Sau khi được giảng viên hướng dẫn đồng ý cho nộp, sinh viên cần in và nộp 3 quyển (1quyển bìa cứng và 2 quyển bìa mềm, GVHD ký đồng ý cho nộp trực tiếp vào 2 bản bìa mềm) và 01 đĩa CD (xem quy định chi tiết tại trang 11).
  • Giảng viên hướng dẫn sẽ nhận xét khóa luận tốt nghiệp của sinh viên do mình hướng dẫn theo form 3 (Phụ lục 3) và đính kèm vào trang bìa 3 của hai bản khóa luận bìa mềm. Sinh viên không cần phải bảo vệ trước hội đồng.
  • Sinh viên nộp các sản phẩm tại Văn phòng Khoa QTKD trong giờ hành chính (trong thời hạn do nhà trường và Khoa QTKD quy định), ký nộp vào danh sách tại văn phòng Khoa).

Chú ý:

Để đảm bảo việc nghiên cứu đúng thời hạn và không bị lệch hướng so với đề tài đã chọn, trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, sinh viên cần liên hệ thường xuyên với giảng viên hướng dẫn theo đúng thời gian biểu đã được thống nhất giữa giảng viên hướng dẫn và sinh viên.

Nếu sinh viên không liên hệ giảng viên hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện, giảng viên có quyền từ chối là giảng viên hướng dẫn. Khi đó, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên mặc nhiên bị điểm không (0).

Mẹo Làm Khóa Luận Tốt Nghiệp Đạt Điểm Cao
Mẹo Làm Khóa Luận Tốt Nghiệp Đạt Điểm Cao

2. Kết Cấu Khóa Luận Tốt Nghiệp

Một khóa luận tốt nghiệp nên (tuy nhiên không bắt buộc) có các phần sau:

LỜI MỞ ĐẦU

  1. Tính cấp thiết của đề tài (Lý do chọn đề tài)
  • Lý do chọn đề tài thường dựa trên: ý nghĩa, tầm quan trọng hay kết quả đóng góp khi giải quyết vấn đề.
  • Chú ý phần này cần nêu rõ tên đề tài khóa luận.
  1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
  • Mô tả bối cảnh chung của vấn đề nghiên cứu
  • Mô tả vấn đề nghiên cứu – thường là các vấn đề tồn tại hoặc khoảng cách/khoảng trống giữa lý thuyết và thực tế quan sát, giữa hiện trạng và kỳ vọng của đơn vị… dựa trên cơ sở quan sát thực tế về các quy trình nghiệp vụ, các hoạt động kinh doanh hay các báo cáo tại đơn vị thực tập liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
  1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là một phát biểu ngắn gọn và rõ ràng thể hiện các mục tiêu cụ thể của người viết để giải quyết vấn đề nghiên cứu.

Chú ý:  Mục tiêu nghiên cứu nếu thể hiện dưới dạng câu hỏi thường được gọi là câu hỏi nghiên cứu như bạn nghiên cứu vấn đề này để làm gì? Nhằm mục đích gì?

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  • Giới hạn đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu về mặt kiến thức, không gian và thời gian. Giới hạn về kiến thức: Khóa luận tập trung nghiên cứu mảng kiến thức gì? Giới hạn về không gian: Bối cảnh nghiên cứu là ở Hà Nội, Việt Nam hay toàn cầu? Giới hạn về thời gian: thời điểm nghiên cứu, ví dụ giai đoạn 2010-2015.
  • Sinh viên trình bày giới hạn phạm vi của đề tài thực hiện về quy mô, không gian và thời gian đối với nguồn số liệu và vấn đề nghiên cứu.
  • Một sai lầm phổ biến là vấn đề nghiên cứu có phạm vi quá rộng (hoặc không xác định giới hạn) và do đó, không tìm được nguồn lực phù hợp để thực hiện nghiên cứu này.
  1. Phương pháp nghiên cứu
  • Nêu cụ thể các phương pháp nghiên cứu, cách áp dụng các phương pháp trong nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
  • Sinh viên có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, các phương pháp phỏng vấn, quan sát, điều tra xã hội học, nghiên cứu điển hình (case study) và/hoặc phương pháp nghiên cứu định lượng các mô hình kinh tế lượng… (sử dụng số liệu sơ cấp hoặc phân tích dữ liệu thứ cấp).
  1. Bố cục của khóa luận

Phần “Bố cục của khóa luận” trình bày các đề mục chính của Khóa luận tốt nghiệp, thường là trình bày tên của các chương chính và nội dung tóm tắt của từng chương.

Chú ý:

  • Không xưng là “Em/Tôi”(TIẾNG VIỆT) mà xưng là “Người viết/tác giả”. Nếu viết TIẾNG ANH thì có thể xưng “I”.
  • Khi đưa tên đề tài nhớ in đậm tên đề tài, tên đề tài để nên trong ngoặc kép “”
  • Phần LỜI MỞ ĐẦU nên trình bày trong khoảng 2-5 trang

XEM THÊM ==>  Cách Viết Đề Cương Khóa Luận Tốt Nghiệp Đạt Chuẩn Nhất

3. Hình thức Khóa luận tốt nghiệp

  • Hình thức: trình bày theo đúng hướng dẫn ở phần TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN(trang 11).
  • Nội dung: Sinh  viên vận dụng các lý thuyết đã học để giải quyết một vấn đề cụ thể (có thể là vấn đề học thuật thuần túy hoặc vấn đề mang ý nghĩa thực tiễn).
  • Nội dung cơ bản của Khóa luận tốt nghiệp bao gồm:
    • Vấn đề cần được giải quyết, câu hỏi nghiên cứu
    • Mô hình lý thuyết vận dụng
    • Phương pháp nghiên cứu
    • Phân tích hiện trạng (dựa trên mô hình lý thuyết)
    • Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề
  • Vấn đề đạo văn (plagiarism)
    • Nghiêm cấm sinh viên chép bài của người khác. Trong trường hợp phát hiện sinh viên đạo văn, Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên đương nhiên bị điểm không (0).
    • Trong khi viết bài, sinh viên có thể tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau nhưng phải trích dẫn đầy đủ về tên tác giả, tên tài liệu tham khảo… theo qui định về mặt học thuật (trang 17).

Mẹo Làm Khóa Luận Tốt Nghiệp Đạt Điểm Cao 100% A-Z cảm ơn bạn đã tin tưởng và theo dõi bài viết của luận văn Trust, chúng tôi hy vọng với những thông tin mình vừa trình bày có thể giúp cho bài khóa luận của các bạn hoàn thành một cách hoàn chỉnh nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẻ rất nhiều bài viết với nhiều chủ đề khác nhau phục vụ cho bài báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, mời các bạn theo dõi website để cập nhật những bài viết mới nhất.

Số điện thoại : 0917.193.864

Zalo : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x