Mẫu Biên Bản Phỏng Vấn Sâu Trong Bài Khóa Luận Tốt Nghiệp dưới đây là 4 biên bản phỏng vấn sâu được trích từ bài khóa luận điểm cao của các anh chị khóa trước. bài viết khá hay và chi tiết, nhận được lời khen của giảng viên nhà trường, đó là lý do mà Luận Văn Trust muốn chia sẻ bài viết này cho các bạn đọc cùng kham thảo.
Quá trình làm báo cáo thực tập, khóa luận các bạn học viên có thể xem qua dịch vụ viết thuê khóa luận của Luận Văn Trust để được hỗ trợ tư vấn đề tài và báo giá viết báo cáo trọn gói nhé. Hãy kết bạn mình qua Zalo/Tele: 0917.193.864 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Mục lục
Biên bản phỏng vấn sâu số 1: Khóa Luận Mẫu Biên Bản Phỏng Vấn Sâu
- Người thực hiện: Phạm Tuấn Anh
- Mục đích: Tìm hiểu thực trạng PCLDTG trong gia đình của họ và đánh giá, cách nhìn nhận của họ về vị trí của người phụ nữ trong gia đình.
- Đối tượng phỏng vấn : Người chồng trong gia đình
- Thông tin người được phỏng vấn
Họ tên | Giới tính | Tuổi | Trình độ văn hóa | Nghề nghiệp |
Bùi Xuân Đạt | Nam | 42 | THPT | Thợ cơ khí |
Khi được hỏi về vấn đề phân công công việc nhà hằng ngày như thế nào? Việc sắp xếp ra sao? Và trong quá trình làm các công việc trong gia đình có gặp khó khăn gì không? chú Đạt chia sẻ: “Công việc nhà thì chủ yếu vợ chú làm thôi, từ việc nội trợ đến quán xá con chú cũng phụ thêm. Chứ do đặc đặc thù nghề nghiệp chú đi suốt ngày nên không có thời gian, chỉ hôm nào chú về sớm hoặc hôm nghỉ thì chú ra quán phụ cô thôi. Còn trong công việc cộng đồng như họp xóm, vệ sinh đường xá…, mấy công việc này thì tất nhiên là chú thường đảm nhận, họp xóm thì thường chủ hộ gia đình đi. Làm vệ sinh thì vợ chú bận buôn bán làm sao mà đi được. Còn mấy việc như đám ma, đám cưới thì chú đi, chỉ khi chú đi vắng thì vợ mới đi. Họ hàng hoặc ai thân thiết mới đi cả hai vợ chồng”

Về sắp xếp thời gian công việc nhà như thế nào chú Đạt cho biết thêm “Vợ chú cũng bận buôn bán cả ngày nên thường cả gia đình sắp xếp thay nhau làm mọi việc. Vợ chú vẫn đi chơ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa thì con cái phụ giúp.Việc ở cửa hàng cũng có người phụ. Chú thì thỉnh thoảng nếu không có ai thì vẫn nấu cơm và dọn nhà, giặt áo quần được. Vợ chú bán quán ăn nên đồ ăn trong nhà cũng nhiều. Nói chung vấn đề chợ búa, bếp núc vợ chú đảm nhận hết. Nhà hàng thì vừa thuê vừa quản lý nên không bận lắm. Chú thấy nhiều trường hợp giống chú, đi làm suốt ít ở nhà, những lúc làm các công việc vợ thì họ gặp nhiều khó khăn lắm. Riêng chú vô tư, những lúc chú làm các công việc gia đình nếu cả nhà bận thì làm một ít phụ vợ con cũng không sao cả, chú có thể làm tốt và nấu ăn ngon nữa là đằng khác. Tuy vợ chú bán hàng ăn có bận rộn thật nhưng ở nhà vợ con cũng lo chu đáo hết mọi thứ, cũng thuê người giúp nên cũng không mấy nặng nhọc. Con cái cũng lớn cả rồi, phụ được việc rồi nên không phải lo nhiều, chú chỉ hay để ý học hành của con, đứa lớp 12 phải thường xuyên đưa đi đón về vì học thêm nhiều. Phải chuẩn bị cho nó vào đại học nữa”
Khi đề cập về vấn đề bình đẳng giới và vị trí của người phụ nữ trong gia đình chú Đạt cũng nhiệt tình chia sẻ thêm “Vấn đê này được rất niều người quan tâm còn giữa vợ chồng chú thì có phân công công việc rõ ràng đấy thôi. Việc nào vợ không làm được thì chú làm. Rồi con cái, bao nhiêu khoản mỗi người mỗi ít nên cũng linh hoạt không phụ thuộc vào ai quá. Còn về cô nhà, nhiều ông cứ tinh tướng kêu vắng mợ thì chợ vẫn đông. Riêng chú thì không, việc gia đình nhìn thì đơn giản vậy thôi chứ vắng cô một ngày là như cái chợ liền, cánh mày râu tụi chú đâu khéo léo giỏi giang như các bà các cô chứ. Theo chú tầm quan trọng của người vợ trong gia đình là rất lớn, muốn cơm ngon canh ngọt, gia đình hòa thuận, con cái ngoan ngoãn học giỏi là không thể thiếu người phụ nữa được”.
Biên bản phỏng vấn sâu số 2: Mẫu Biên Bản Phỏng Vấn Sâu Trong Bài Khóa Luận
- Người thực hiện: Phạm Tuấn Anh
- Mục đích: Tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của họ trong các công việc gia đình
- Đối tượng phỏng vấn : Người chồng trong gia đình
- Thông tin người được phỏng vấn
Họ tên | Giới tính | Tuổi | Trình độ văn hóa | Nghề nghiệp |
Nguyễn Hoàng Thanh | Nam | 32 | Trung cấp nghề | Nuôi trồng thủy sản |
Khi được hỏi về công việc của vợ trong gia đình như thế nào? Mọi việc sắp xếp ra sao, có gặp khó khăn gì không? Anh Thanh chia sẻ: “Hằng ngày chị nhà cho con ăn, đưa con đi học, đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa rồi lại đón con. Anh bận bịu với ngoài trại nên những công việc này vợ anh lo hết. Những hôm mà ngoài trại có người trông hộ thì công việc đưa con đi học, đón con anh làm, còn bình thường đa số là vợ anh. Hàng ngày vợ anh dậy sớm chuẩn bị đồ ăn cho cả ngày, chuẩn bị sách vở rồi đưa con đi học, xong quay lại chỗ làm, trưa về đi chợ, nấu nướng, giặt giũ, nghỉ ngơi rồi lại đi làm. Chiều về đón con, đi chợ, nấu nướng, ăn uống tắm rửa là xong một ngày, hôm nào vợ anh bận việc đột xuất thì lại gọi cho anh, anh làm thay chị, chịu khó thu xếp là đâu lại vào đấy ngay em à, mặc dù không được khéo léo và xuất sắc như vợ anh được.
Anh Thanh còn cho biết thêm “Trong hoạt động cộng đồng thì tùy từng công việc hoặc ai rảnh người đó đi thôi em à. Nhưng những công đó chủ yếu là anh đi, vì vợ anh làm công ty, thời gian không linh động bằng anh được. Họp xóm làng anh toàn đi vì họp ở đây đa số thường là đàn ông là chính. Nhưng mỗi lúc có phong trào ở công ty của toàn huyện thì chị đi ở công ty, còn anh thì làm ở xóm. Những việc như đi đám hiếu, đám hỷ chủ yếu là anh, chỉ khi thân thiết lắm nhà anh mới đi cả hai vợ chồng, hoặc người quen của vợ anh thì vợ anh mới đi. Mấy việc ở ngoài vợ anh ngại đi lắm, với lại ở nhà vợ anh cũng còn nhiều việc”
Về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình anh Thanh chia sẻ “Giờ xã hội tiến bộ rồi, không còn như xưa, người vợ khi về nhà chồng phải một mình lo tất cả, ngời chồng chỉ việc ra ngoài kiếm tiền thế là xong. Nhưng không, giờ đã khác dù cho cánh đàn ông tụi anh đi làm vất vả ngoài như thế nào, nhưng khi về nhà vẫn phải xắn tay áo vào phụ giúp chia sẻ với vợ nữa chứ. Thứ nhất vừa san sẻ cho vợ đỡ mệt, thứ hai những việc làm đó còn để cho con cái nhìn vào noi gương học tập, đó cũng là cách mình dạy tụi nhỏ em à”
Cuối cùng nguyện vọng của anh Thanh và cũng như bao nhiêu người khác là “Chính quyền địa phương nên tổ chức nhiều lớp tập huấn, rồi các hoạt động mang tính cộng cho chị em, để tham gia cho vui. Điều đó vừa giúp chị em học thêm được nhiều kiến thức, vừa là nơi để chị em chia sẻ, giải tỏa những công việc nội trợ của mình”.
XEM THÊM ==> Cách Viết Đề Cương Khóa Luận Tốt Nghiệp Đạt Chuẩn Nhất
Biên bản phỏng vấn sâu số 3: Khóa Luận Biên Bản Phỏng Vấn
- Người thực hiện: Phạm Tuấn Anh
- Mục đích: Tìm hiểu việc quản lý tổ chức hội phụ nữ.
- Đối tượng: phỏng vấn: Cán bộ hội phụ nữ
- Thông tin người được phỏng vấn
Họ tên | Giới tính | Tuổi | Trình độ văn hóa | Nghề nghiệp |
Phạm Thị Thanh Thu | Nữ | 45 | Đại học | Giáo viên |
Về tình hình hoạt động của hội trên địa bàn trong việc tuyên truyền, vận động các chính sách tới các tầng lớp phụ nữ, bảo vệ quyền bình đẳng cho chị em trong hội, cũng như trong khu dân dân cư và sự ảnh hưởng của hội tới chị em trong những năm qua cô Thu cho biết: “Là cán bộ của hội, chị Thu đã tổ chứ, triển khai thực hiện các phong trào thi đau, các nhiệm vụ trọng tâm của Hội tại điạ bàn, trên cơ sở đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy năng lực của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, chị đã lãnh đạo trên địa bàn thường xuyên tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, hội viên phụ nữ, các chủ trương chính sách pháp luật về bình đẳng giới như: Luật bình đẳng giới (2006); Luật phòng chống bạo lực gia đình (2007); Luật hôn và gia đình (sửa đổi, 2014)…, thông qua các hoạt động kỉ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày gia đình Việt Nam, sinh hoạt câu lạc bộ. Qua đó , đã góp phần nâng cao nhận thức cho chị em phụ nữ và người dân về bình đẳng nam nữ. Qua một số chương trình đề án và mở các lớp tập huấn trên thì đã giúp chị em phụ nữ có thêm nhiều kiến thức, nhất là các bà mẹ trẻ. Các chương trình còn giúp chị em phát triển kinh tế, phòng chống tệ nạn, nâng cao bình đẳng giới và xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc. Đặc biệt, có chính sách vay vốn, lãi xuất thấp đã cải thiện rất nhiều đời sống của đa số chị em. Nhất là việc vay vốn cho con là sinh viên đi học đại học, được hội và ngân hàng kết hợp giúp chị em có thể trả tiền lãi thấp hàng tháng”
Về tình hình bình đẳng giới tại địa phương cô Thu còn cho biết “Nói chung hiện nay tình hình bình đẳng giới đã được cải thiện nhiều, nhưng người phụ nữ trong gia đình hầu như vẫn còn phải làm nhiều việc vất vả và kết hợp với làm kinh tế và chăm sóc con cái đã tạo ra những áp lực không nhỏ với họ”
Và cuối cùng để nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng cô Thu chia sẻ “Phụ nữ phải biết chủ động đấu tranh cho quyền lợi của bản thân, tự tin vào năng lực, khả năng của mình, biết vượt lên chính mình đẻ xóa bỏ suy nghĩ an bài cho số phận. Đây là một giải pháp cần thiết và mang tính bền vững nhằm thúc đẩy việc bình đẳng giới”.

Biên bản phỏng vấn sâu số 4 : Khóa Luận Biên Bản Phỏng Vấn Sâu
- Người thực hiện: Phạm Tuấn Anh
- Mục đích: Tìm hiểu việc quản lý tổ chức chính quyền đại phương
- Người được phỏng vấn: Trưởng khu
- Thông tin người được phỏng vấn
Họ tên | Giới tính | Tuổi | Trình độ văn hóa | Nghề nghiệp |
Cao Thị Tâm | Nữ | 57 | Đại học | Cán bộ hưu trí |
Khi được hỏi về tình hình phân công lao động theo giới trong các hộ gia đình tại đia phương như thế nào? có được chính quyền quan tâm không? Thông qua những chính sách chủ trương nào? Bác Tâm cho biết “Về vấn đề này trong các gia đình thì chủ yếu là phân công giữa vợ và chồng. Tại địa phương, các ban ngành đoàn thể luôn tích cực, tuyên truyền hướng dẫn phổ biến tới bà con, đặc biệt là phụ nữ thông qua các chính sách đẩy mạnh bình đẳng giới được triển khai từ cuối năm 2014 và đến nay đã khá phổ biến. Qua gần 8 năm triển khai thực hiện Luật bình đẳng giới và 3 năm thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia bình đẳng giới tại Ninh Bình, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, gia đình và bản thân người phụ nữ về bình đẳng giới được nâng lên rõ rệt. Thể hiện cụ thể bằng việc hằng ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, từng bước giảm dần khoảng cách giới trong các lĩnh vực kinh tế, lao động, giảm dần những định kiến, quan niệm thiên lệch về vai trò của nam và nữ
Bên cạnh đó, địa phương cũng triển khai nhiều hoạt động nhằm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo đối với các nguồn lực kinh tế và thị trường lao động. Điển hình như việc tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật cho phụ nữ, nâng cao kiến thức quản lý, phát triển doanh nghiệp và tham gia mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, hỗ trợ chị em trong tìm kiếm việc làm; thành lập các mô hình doanh nghiệp nữ”.
Mẫu Biên Bản Phỏng Vấn Sâu Trong Bài Khóa Luận Tốt Nghiệp cảm ơn bạn đã tin tưởng và theo dõi bài viết của luận văn Trust, bài viết phù hợp với các bạn sinh viên muốn tìm hiểu về đề tài phỏng vấn sâu, với những thông tin trên hy vọng sẽ mang lại giá trị kham thảo cho các bạn. Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẻ rất nhiều bài viết với nhiều chủ đề khác nhau phục vụ cho bài báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, mời các bạn theo dõi website để cập nhật những bài viết mới nhất.
DV viết thuê đề tài : 0917.193.864
Zalo/Tele : 0917.193.864