Luận Văn Thạc Sĩ Về Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện có rất nhiều bạn đang rất khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu kham thảo và tài liệu đó có đủ chất lượng và nội dung có tính thiết thực không, đối với nội dung bài viết này được trích từ một bài luận văn được đánh giá cao về nội dung, nội dung bài viết khá chi tiết và được đội ngũ chúng tôi sàng lọc kỹ càng nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi kham thảo bài viết này.
Khi làm báo cáo thực tập, chắc hẳn các bạn sinh viên gặp một số khó khăn nhất định như không tìm được công ty, hay đề tài, không hoàn thành bài tốt, có thể liện hệ qua thuê viết báo cáo thực tập của Luận Văn TRust nhé.
Mục lục
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 chỉ rõ mục tiêu cải cách tư pháp: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao” theo đó pháp luật phải được tôn trọng và bảo đảm thực hiện, phán quyết của cơ quan HCNN trong thực tế. Để có một nền hành chính mạnh, minh bạch, hoạt động có hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, song một trong những yếu tố quan trọng là con người và năng lực làm việc của họ trong hệ thống đó. Công chức là khái niệm chung để chỉ những người làm việc trong cơ quan nhà nước của một quốc gia, tùy mỗi quốc gia khác nhau mà có quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn, khả năng của một công dân để trở thành công chức. Song thực tế cho thấy, một quốc gia có nền hành chính mạnh mẽ, phát triển là quốc gia đó có đội ngũ công chức tốt về trình độ, kỹ năng hoạt động và hiệu quả trong làm việc. Đội ngũ công chức được xem là hạt nhân của nền công vụ và cũng chính là yếu tố bảo đảm cho nền công vụ hiệu lực, hiệu quả. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kèm, có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong” và ngược lại, cán bộ yếu kém thì việc gì cũng thất bại. Từ khi thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến xây dựng, phát triển đội ngũ công chức, đặc biệt là ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo, quy định thành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể để đưa đối tượng này trở thành hạt nhân của nền công vụ, góp phần quyết định thành công của cải cách hành chính ở nước ta. Văn kiện của Đảng và pháp luật cán bộ, công chức do Nhà nước ban hành qua các thời kỳ đều nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của con người, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức, là những người trực tiếp tham mưu cho Đảng và Nhà nước các định hướng phát triển, cách thức để xâydựng, phát triển đất nước tiến kịp với khu vực và thế giới trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng…
Đến nay, Đảng và Nhà nước ta một mặt chú trọng công tác tuyển dụng công chức nói chung, mặt khác chú trọng việc tuyển dụng được những người có tài năng vào làm việc trong nền công vụ. Bộ Nội vụ là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, có nhiệm vụ tham mưu trực tiếp cho Chính phủ ban hành nhiều chính sách có liên quan mật thiết đến đời sống người dân, đặc biệt là các chính sách liên quan tới những công chức trong nền công vụ và tuyển dụng công chức có vai trò quan trọng hàng đầu trong nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, để tiêu chuẩn vào những vị trí nhất định của bộ máy nhà nước.

Chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020. Một trong những trọng tâm của cải cách hành chính là xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Ngày 18/12/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1557/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”, trong đó đề ra nhiều nội dung và giải pháp nhằm xây dựng một nền công vụ “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”. Đánh giá được vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyển dụng công chức, Bộ Nội vụ đã tập trung nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế để tạo cơ sở pháp lý cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ cải cách chế độ công vụ, công chức.
Đến nay, Đảng và Nhà nước ta một mặt chú trọng công tác tuyển dụng công chức nói chung, mặt khác chú trọng việc tuyển dụng được những người có tài năng vào làm việc trong nền công vụ. Bộ Nội vụ là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, có nhiệm vụ tham mưu trực tiếp cho Chính phủ ban hành nhiều chính sách có liên quan mật thiết đến đời sống người dân, đặc biệt là các chính sách liên quan tới những công chức trong nền công vụ và tuyển dụng công chức có vai trò quan trọng hàng đầu trong nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, để tiêu chuẩn vào những vị trí nhất định của bộ máy nhà nước. Trong quá trình thực thi công vụ, việc tuyển dụng đúng người sẽ cho kết quả hoạt động của cơ quan tốt và ngược lại. Trong những năm qua, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án để trình Chính phủ. Đặc biệt, với công tác cải cách hành chính, thực hiện nhiệm vụ thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành và tổ chức triển khai hiệu quả nhiều chính sách về cải cách hành chính có ý nghĩa thiết thực góp phần cải cách toàn diện nền hành chính nhà nước như
Bên cạnh đó, Quyết định 136 – Chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, (Nghị quyết 30C)Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020; cập nhất nghị quyết 76 chương trình tổng thể … 2021-2030Một trong những trọng tâm của cải cách hành chính là xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Ngày 18/12/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1557/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”, trong đó đề ra nhiều nội dung và giải pháp nhằm xây dựng một nền công vụ “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”. Đánh giá được vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyển dụng công chức, Bộ Nội vụ đã tập trung nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế để tạo cơ sở pháp lý cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ cải cách chế độ công vụ, công chức trên thực tế. Một số Bộ, ngành, địa phương đã chủ động, phối hợp với Bộ Nội vụ triển khai thực hiện một số cơ chế mới trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, như việc áp dụng hình thức thi tuyển bằng phần mềm trên máy tính; triển khai xác định vị trí việc làm; thí điểm tổ chức thi tuyển công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn tồn tại một số hạn chế như việc không có điều kiện thi hành tồn năm sau cao hơn năm trước; công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành và chuyên môn còn chậm, chưa có đột phá trong hoạt động về tuyển dụng công chức cấp huyện, Đây là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của công tác về tuyển dụng công chức tại các cơ quan hành chính trên thực tế trong những năm qua chưa đạt kết quả như mong đợi của toàn xã hội.Nhận thức rõ những hạn chế trên, theo chủ trương chung, thời gian tới, hệ thống cơ quan HCNN sẽ tập trung kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động để đảm bảo đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng; chủ động, kịp thời trong công tác tạo nguồn cán bộ, nhất là cấp tỉnh và cấp huyện; thực hiện tốt công tác tuyển dụng, nâng ngạch, chuyển ngạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Đồng thời, hệ thống này cần tiếp tục nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các các công chức ngành HCNNáp dụng trong thực tế. Nhận thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tuyển dụng, bổ nhiệm và bố trí công tác đối với các chủ thể trong cơ quan hành chính nhà nước nên tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài luận văn thạc sỹ Luật học về “Tuyển dụng công chức cấp huyện từ thực tiễn UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên”.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan tới đề tài nghiên cứu, hiện nay đã có một số công trình bao gồm: bài báo; tạp chí và luận văn, luận án, sách tham khảo tìm hiểu, nghiên cứu các khía cạnh của hoạt động tuyển dụng công chức cấp huyện trong thời gian qua, trong đó có đề cập phần nào về hoạt động tuyển dụngcông chứctrong hệ thống cơ quan hành chính, cụ thể
–“Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật của Bùi Thị Minh Hoài, Học viện chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2013[Tr48-80].
– “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành kiểm tra Đảng ở tỉnh Bắc Giang hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật của Phạm Việt Dũng, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014[tr56-89].
– “Tuyển dụng công chức trong cơ quan cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện – Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả”, Luận văn thạc sĩ Luật học của Mai Thị Minh Thu năm 2018.
Nhìn chung, các tác giả nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về Tuyển dụng công chức cấp huyện tại UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên như: hoạt động tuyển dụng công chức; vai trò, chức năng và thẩm quyền của các vị trí làm việc, công tác; hoạt động giao tiếp với các cơ quan hữu quan và với người dân; hoạt động phối hợp công tác… Tuy nhiên, trực tiếp liên quan tới đề tài luận văn thì các tài liệu này vẫn còn ở mức rất hạn chế.
XEM THÊM ==> Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu – Luận Văn Thạc Sĩ Về Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện
Trên cơ sởlàm rõ những vấn đề lý luận về tuyển dụng công chức cấp huyện; đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở nước ta nói chung và tại UBND thành phố Tuy Hòa, đưa ra những quan điểm, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm tuyển dụng công chức cấp huyện ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
– Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về tuyển dụng công chức cấp huyện – Đánh giá thực trạng tuyển dụng công chức cấp huyện ở UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
– Đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm xây dựng công chức cấp huyện UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên trong giai đoạn mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu – Luận Văn Thạc Sĩ Về Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện
Công tác Tuyển dụng công chức cấp huyện tại UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên; gồm các nội dung: Điều kiện, hình thức, quy trình tuyển dụng công chức cấp huyện theo pháp luật hiện hành.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung nghiên cứu: tuyển dụng công chức cấp huyện.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2017 đến năm 2020.
Địa bàn nghiên cứu: UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú yên.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận – Luận Văn Thạc Sĩ Về Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, về tuyển dụng công chức cấp huyện, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và hội nhập quốc tế.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác-Lê nin; quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng về nhà nước và pháp luật.
– Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử cụ thể đồng thời kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như: thống kê, so sánh, xin ý kiến chuyên gia… để luận giải những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng tuyển dụng công chức cấp huyện ở Việt Nam.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện ở cấp độ luận văn Thạc sĩ Luật học, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tuyển dụng công chức cấp huyện ở Việt Nam, trong đó:
Về phương diện lý luận: Hệ thống hóa, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến tuyển dụng công chức cấp huyện ở Việt Nam.
Về phương diện thực tiễn: Luận văn đánh giá khách quan, khoa học về thực trạng, chỉ rõ những nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế đối với chất lượng công chức cấp huyện tại UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, từ đó để xuất và luận chứng những giải pháp bảo đảm tuyển dụng công chức cấp huyện tại UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đáp ứng đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, quá trình hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa về công chức cấp huyện tại UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yêntrong giai đoạn hiện nay.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp lãnh đạo trong việc hoạch định chính sách về tuyển dụng công chức cấp huyện nói riêng và công chức nói chung hoặc có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho địa phương hoặc trong nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu pháp luật.
7. Kết cấu của luận văn – Luận Văn Thạc Sĩ Về Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện
Luận văn gồm 3 chương:
– Chương 1: Cơ sở lý luận về tuyển dụng công chức cấp huyện
– Chương 2: Thực trạng tuyển dụng công chức cấp huyện từ thực tiễn tại Ủy ban nhân dân thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
– Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng công chứctại UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
- MỤC LỤC
- MỞ ĐẦU
- 1. Tính cấp thiết của đề tài
- 2. Tình hình nghiên cứu
- 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
- 3.1. Mục đích nghiên cứu
- 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- 4.1. Đối tượng nghiên cứu
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu
- 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- 5.1. Cơ sở lý luận
- 5.2. Phương pháp nghiên cứu
- 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- 7. Kết cấu của luận văn
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN
- 1.1 Một số khái niệm cơ bản
- 1.1.1 Công chức
- 1.1.2 Tuyển dụng
- 1.1.3 Tuyển dụng công chức
- 1.2. Những vấn đề chung về tuyển dụng công chức cấp huyện
- 1.2.1 Mục đích của tuyển dụng công chức cấp huyện
- 1.2.2 Các nguyên tắc trong tuyển dụng công chức
- 1.2.3 Điều kiện đăng ký dự tuyển
- 1.2.4 Hình thức tuyển dụng
- 1.2.5 Quy trình tiến hành tuyển dụng công chức
- 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng công chức cấp huyện
- 1.3.1 Các yếu tố chủ quan
- 1.3.2 Các yếu tố khách quan
- Tiểu kết chương 1
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN
- 2.1. Giới thiệu chung về UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
- 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- 2.1.2 Cơ cấu tổ chức
- 2.2. Phân tích thực trạng tuyển dụng công chức cấp huyện tại UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
- 2.2.1 Đặc điểm công chức cấp huyện
- 2.2.2 Công tác tuyển dụng công chức tại UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
- 2.2.3 Quy trình tuyển dụng công chức tại UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
- 2.2.4 Những vấn đề đặt ra về công tác tuyển dụng công chức tại UBND thành phố TuyHòa, tỉnh Phú Yên thời gian tới
- 2.3. Đánh giá công tác tuyển dụng công chức tại UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
- 2.3.1 Ưu điểm
- 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác tuyển dụng công chức tại UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
- Tiểu kết chương 2
- CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI UBND THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN
- 3.1. Quan điểm về nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức cấp huyện
- 3.1.1 Quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công chức và tuyển dụng công chức
- 3.1.2 Quan điểm về nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức tại UBND thành phốTuy Hòa, tỉnh Phú Yên
- 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức tại UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
- 3.2.1 Hoàn thiện thể chế về tuyển dụng công chức
- 3.2.2 Bảo đảm tốt hơn nữa các nguyên tắc khách quan, công bằng, công khai, minh bạch trong tuyển dụng công chức tại UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
- 3.2.3 Hướng tới xây dựng cơ quan tuyển dụng công chức độc lập
- 3.2.4 Tăng cường chính sách đãi ngộ, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, tuyển dụng đặc cách người có tài năng
- 3.2.5 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
- 3.2.6 Đơn giản hóa hồ sơ tuyển dụng công chức
- 3.2.7 Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đối với công tác tuyển dụng công chức tại UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
- Tiểu kết chương 3
- KẾT LUẬN
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luận Văn Thạc Sĩ Về Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện mọi thông tin có trong bài viết này của chúng tôi thu thập từ nguồn internet uy tín đáng tin cậy, các bạn có thể yên tâm kham thảo bài viết, chúng tôi hy vọng với những thông tin mình vừa trình bày có thể giúp cho bài khóa luận của các bạn đạt kết quả cao. Nếu cần hỗ trợ cho bài viết khóa luận, bài báo cáo tốt nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi.
Số điện thoại : 0917.193.864
Zalo : 0917.193.864