Luận Văn Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Theo Pháp Luật

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Theo Pháp Luật

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Theo Pháp Luật nội dung bài viết khá chi tiết và cụ thể, giành cho những bạn muốn tìm kiếm tài liệu kham thảo uy tín và chất lượng, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm, nội dung bao gồm tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu đề tài, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn, kết cấu của luận văn.

Khi làm báo cáo thực tập, chắc hẳn các bạn sinh viên gặp một số khó khăn nhất định như không tìm được công ty, hay đề tài, không hoàn thành bài tốt, có thể liện hệ qua thuê viết báo cáo thực tập của Luận Văn TRust nhé.

1. Tính cấp thiết của đề tài

– Kết quả của công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo hướng mở cửa, chủ động hội nhập với quốc tế đã mang lại những thành tựu quan trọng tạo ra thế và lực mới cho sự phát triển của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước ngày càng được thể hiện rõ nét. Thông qua những công cụ đắc lực của mình, Đảng và Nhà nước đã thực hiện khá thành công vai trò điều tiết các hoạt động kinh tế trong từng giai đoạn phát triển. Việc tạo ra một nguồn thu cho ngân sách nhà nước để thông qua đó đáp ứng với công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước trong tiến trình hội nhập, và Thuế chính là một trong những công cụ quan trọng và là một chính sách kinh tế lớn của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng từ xưa cho đến nay. Có thể nói rằng chính sách Thuế có vai trò hết sức quan trọng đối với nền phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang mở cửa để hội nhập và phát triển trong khu vực và thế giới. Chính sách Thuế không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu của Ngân sách Nhà nước mà còn là một công cụ điều tiết vĩ mô đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, ổn định đời sống xã hội. Để phát huy tốt tác dụng đó thì những nội dung về chính sách thuế đã thường xuyên được thay đổi cho phù hợp với diễn biến của đời sống kinh tế xã hội và phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính. Hiện nay nước ta đang áp dụng một số sắc thuế như: thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân….

– Thực tế ở nước ta, vấn đề thuế TNCN chỉ mới được đặt ra trong quá trình đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Nhà nước chủ trương tính hết các nhu cầu cơ bản về vật chất của mỗi người vào thu nhập và chỉ quy định mức thu nhập tối thiểu. Mặt khác, các loại hình doanh nghiệp được đa dạng hóa và có sự cạnh tranh lẫn nhau trên mọi mặt nên thu nhập đã có sự phân hóa ngày càng rõ. Đồng thời, nền kinh tế tăng trưởng cao và khá ổn định đã tạo điều kiện cải thiện đời sống của cả xã hội nói chung, đặc biệt là nhóm cộng đồng, những người có trình độ, kiến thức. Đó chính là lý do nhà nước cần hoàn thiện chính sách thuế TNCN vừa để đảm bảo phân phối thu nhập công bằng trong xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; vừa là để hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

Luận Văn Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Theo Pháp Luật
Luận Văn Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Theo Pháp Luật

– Trải qua hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng trưởng tương đối ổn định nhằm đối đầu với những khó khăn do tình hình trong nước và thế giới mang lại… Việc tham gia vào tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đồng thời trở thành thành viên của một số hiệp định về thương mại đã tạo nhiều cơ hội để nền kinh tế Việt Nam phát triển một cách mạnh mẽ. Cùng với quá trình phát triển của nền KT-XH thì hoạt động tăng cường quản lý thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để Luật thuế thu nhập cá nhân thực sự phát huy được vai trò là công cụ phân phối thu nhập, đảm bảo tính công bằng xã hội khi áp dụng vào thực tiễn thì vấn đề công tác quản lý thuế cần phải được quan tâm hơn.

– Hiện nay, công tác quản lý thuế TNCN nói chung còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại bất cập, chẳng hạn như: việc ban hành chính sách còn chồng chéo, tổ chức thực hiện chính sách kém hiệu quả, bộ máy quản lý còn cồng kềnh và kiểm soát thực hiện chính sách, tuyên truyền chính sách thuế TNCN đến các tổ chức, cá nhân trong xã hội chưa hiệu quả, công tác tin học hóa trong quản lý thuế TNCN cũng chưa được nâng cao dẫn đến việc gây phiền nhiều cho người dân trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế… làm giảm hiệu quả chính sách thuế thu nhập cá nhân trong xã hội.

– Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, công tác quản lý thuế tại các Chi cục Thuế đã có những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, hoạt động quản lý thuế TNCN hiện vẫn phát sinh nhiều vướng mắc, cần phải nghiên cứu để khắc phục.

– Từ thực tiễn trên đây, tác giả luận văn đã quyết định lựa chọn vấn đề: “Quản lý thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Thuế là công cụ quan trọng giúp Nhà nước quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo nguồn thu chủ yếu của NSNN, góp phần tạo ra công bằng xã hội, điều tiết thu nhập. Do vậy, đây là lĩnh vực mà các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam luôn quan tâm nghiên cứu, cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng, góp phần hoàn thiện chính sách thuế và quản lý thuế. Có thể nhận thấy, đề tài này tuy không mới nhưng luôn là vấn đề mang tính thời sự, bởi lẽ tình trạng trốn thuế, gian lận thuế thu nhập cá nhân luôn là vấn đề nóng của xã hội, cần được nghiên cứu, phân tích, mổ xẻ để làm rõ những hạn chế, tồn tại và bất cập nhằm tìm ra hướng khắc phục, giải quyết.

Thực tế cho thấy, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập cá nhân nói riêng. Một cách khái quát, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây:

– Luận văn thạc sĩ kinh tế của Đỗ Tuyết Minh (2009) với đề tài: “Thanh tra, kiểm tra Thuế TNCN ở Chi cục Thuế quận Ba Đình”;

– Luận văn thạc sỹ luật học của Trương Thị Như Ngọc (2018) với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình”;

– Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Trịnh Thị Thu Hiền (2015) với đề tài: “Hoàn thiện công tác thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột”;

– Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của Trần Thị Tuyết, (2014) với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN của Tổng cục Thuế”;

– Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thanh Hoa (2014) với đề tài: “Công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế Quận Thanh Xuân – Hà Nội”;

– Bài viết: “Bản chất của thuế – sự tiếp cận từ các hoạt thuyết thuế cổ điển và hiện đại”, (2009) của tác giả TS. Nguyễn Văn Tuyến, đăng trên Tạp chí Luật học, số 4/2009.

– Bài viết: “Thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay và phương hướng hoàn thiện” của ThS. Trần Vũ Hải, đăng trên Tạp chí Luật học số 10/2007;

– Đề tài khoa học cấp Bộ: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay” của PGS.TS. Nguyễn Thị Bất (2003).

Có thể nhận thấy, các công trình nghiên cứu trên đây tuy có đề cập đến chủ đề quản lý thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng nhưng các nghiên cứu từ góc độ pháp lý còn khá khiêm tốn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này trong bối cảnh hiện nay vẫn đáp ứng được yêu cầu về tính thời sự, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận về quản lý thuế thu nhập cá nhân và pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân, qua đó chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn quản lý thuế thu nhập cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh nói chung và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài để đạt được mục đích trên đây là:

– Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý thuế thu nhập cá nhân và pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân;

– Nghiên cứu thực trạng pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân và tình hình thực tiễn quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay;

– Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh từ thực tiễn quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Theo Pháp Luật
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Theo Pháp Luật

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm các quan điểm, lý thuyết, học thuyết về quản lý thuế thu nhập cá nhân; các quy định pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân; các số liệu, báo cáo, tình huống, vụ việc về quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các nội dung sau:

– Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về quản lý thuế thu nhập cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh nói chung và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng như nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân;

– Về không gian và thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các vấn đề về quản lý thuế thu nhập cá nhân trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam nói chung và thực tiễn thực hiện quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, trong thời gian 5 năm (từ năm 2016 đến nay).

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận được sử dụng để thực hiện đề tài là phương pháp luận  duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết Mác – Lênin kết.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn bao gồm:

– Phân tích tổng hợp, diễn dịch với quy nạp làm rõ nội dung cần nghiên cứu trong vấn đề nghiên cứu về quản lý thuế thu nhập cá nhân thông qua các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam được ghi nhận tại chương 1 cũng như thực tiễn áp dụng tại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và chương 2 của đề tài.

– Phương pháp so sánh, đối chiếu, thống kê, phân tích số liệu, kết quả tổng kết và các quan điểm khác nhau để rút ra kết luận, tìm hiểu nguyên nhân vấn đề và các giải pháp hữu hiệu khắc phục hạn chế. Các phương pháp này được áp dụng trong chương 2 và chương 3 của đề tài. Thông qua đó, tác giả chỉ rõ thực trạng của hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như một số biện pháp nhằm hoàn thiện yêu cầu đề ra của công tác này, đáp ứng với yêu cầu hội nhập và phát triển đất nước.

XEM THÊM ==>  Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Thuế [33 ĐỀ TÀI + Bài Mẫu Hay]

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm góp phần hệ thống lý thuyết về hiệu quả hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân.

– Về mặt lý luận, luận văn làm rõ hơn các vấn đề lý luận về quản lý thuế thu nhập cá nhân và cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân.

– Về mặt thực tiễn, đề tài cung cấp thông tin về hiệu quả hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân  nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Từ đó, đề xuất giải pháp thiết thực và phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân đạt hiệu quả cao nhất.

Luận văn dự kiến các giải pháp sẽ mang tính thực tế đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn đồng thời có tính tham khảo cho các chi nhánh khác cùng hệ thống trên địa bàn.

7. Kết cấu của luận văn Quản lý thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật

Ngoài mở đầu, kết luận,  danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được thiết kế gồm ba chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý thuế thu nhập cá nhân và pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Theo Pháp Luật nội dung bài viết được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi cũng đã kiểm chứng về chất lượng của những thông tin này. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã trình bày ở trên có thể giúp được các bạn trong quá trình hoàn thiện bài luận văn của các bạn và chúc các bạn đạt kết quả cao. Nếu các bạn cần hỗ trợ cho bài viết hãy liên hệ với chúng tôi.

Số điện thoại : 0917.193.864

Zalo : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x