Luận văn thạc sĩ tranh chấp hợp đồng nhằm tìm hiểu những nội dung có liên quan tới tranh chấp về giấy tờ hợp đồng, đề xuất giải pháp giải quyết tranh chấp có hiệu quả. Theo dỡi bài viết bên dưới với các chủ đề liên quan tới luận văn thạc sĩ tranh chấp hợp đồng và các bài mẫu cụ thể.
Mục lục
- 1 I.Luận văn thạc sĩ tranh chấp hợp đồng là gì ?
- 2 II. Các đề tài luận văn thạc sĩ tranh chấp hợp đồng
- 3 III. Những bài mẫu tiêu biểu về luận văn thạc sĩ tranh chấp hợp đồng
- 3.1 Bài 1: Vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam
- 3.2 Bài 2: Vai trò của tòa án trong vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
- 3.3 Bài 3: Luận văn thạc sĩ tranh chấp hợp đồng: thực tiễn tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư và phương pháp giải quyết
- 3.4 Bài 4: Pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động
- 3.5 Bài 5: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế qua hình thức Trọng tài ở Việt Nam
- 3.6 Bài 6: Giải quyết tranh chấp hợp đồng trong xây dựng từ thực tiễn xét xử của tòa án sơ thẩm tỉnh Bình Dương
- 3.7 Bài 7: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng ở Việt Nam hiện nay
- 3.8 Bài 8: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư trong các dự án phát triển nhà ở thương mại từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
- 4 IV. Lời kết luận văn thạc sĩ về tranh chấp hợp đồng
I.Luận văn thạc sĩ tranh chấp hợp đồng là gì ?
Tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia. Trong hợp đồng, nếu 1 bên đơn phương có hành vi xử sụ trái với cam kết hợp đồng thì các bên tham gia không thống nhất quan điểm về đáng giá các hành vi cũng như cách thức giải quyết hậu quả phát sinh từ vi phạm.
Đặc điểm về tranh chấp hợp đồng:
- Các bên phát sinh vấn đề trực tiếp từ hợp đồng, quyền định đoạt từ các bên tranh chấp
- Gắn liền với quyền lợi của các bên tham gia như tài sản về vật chất hoặc tinh thần
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp là bình đẳng, thoả thuận
Tranh chấp hợp đồng đòi hỏi phải được giải quyết hợp lý để giữ quyền lợi cho tất cả các bên tham gia, vừa bảo đảm trật tự pháp luật vừa giáo dục được ý thức tôn trong pháp luật cho người dân, ngăn chặn tối đa những vi phạm hợp đồng. Việc giải quyết tranh chấp phải theo nguyên tắc nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật. quá trình giải quyết tranh chấp phải khả thi, thi hành được và đảm bảo tính dân chủ, quyền tự quyết của các bên tham gia trong hợp đồng.
Có 3 phương thức thường dùng giải quyết tranh chấp hợp đồng là hoà giải, trọng tài và Toà án. Các bên tham gia có thể thống nhất lựa chọn một hình thức giải quyết tranh chấp hoặc kết hợp các phương thức với nhau.
Những yếu tố chi phối các bên tham gia lựa chọn phương thức giải quyết:
- Lợi thế mà mỗi bên có thể nhận được khi sử dụng phương thức đó
- Sự phù hợp mà phương thức đem lại đối với nội dung và tính chất hợp đồng
- Thái độ hay quy đình của nhà nước viws quyền lựa chọn của các bên tranh chấp
II. Các đề tài luận văn thạc sĩ tranh chấp hợp đồng
Tranh chấp hợp đồng có thể xảy ra với bất cứ chủ thể, đối tượng nào. Đặc biệt tranh chấp hợp dồng sẽ diễn ra dưới nhiều hình thức và nội dung khác nhau nên số lượng đề tài cùng sẽ bao trùm những yếu tố đó.
Qúa trình chọn đề tài luận văn và viết Luận văn thạc sĩ, các bạn cần hỗ trợ có thể tham khảo dịch vụ thuê viết luận văn của Luận Văn Trust nhé
- Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại từ xét xử sơ thẩm của toà án nhân dân cấp huyện tại tỉnh X
- Giải pháp thực tế giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá
- Luận văn thạc sĩ tranh chấp hợp đồng: thực trạng và giải pháp giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- Những yếu tố phát sinh từ tranh chấp trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài theo phát luật Việt Nam
- Giải pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Biện pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng về lãi suất cho vay tín dụng của các tổ chức tín dụng
- Tìm hiểu tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thuê tài chính
- Luận văn thạc sĩ tranh chấp hợp đồng: giải quyết tranh chấp hợp đồng về lãi suất
- Thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng
- Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thế chấp về hoạt động tín dụng
- Cơ chế giải quyết những vướng mắc trong tranh chấp hợp đồng tài sản bảo đảm
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng từ thực tiễn xét xử tại toà án
- Tìm hiểu về hợp đồng kinh tế và phương pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
- Giải quyết những tranh chấp trong hợp đồng tín dụng tại toà án nhân dân huyện A
- Giải pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh bất động sản
- Quản lý nhà nước về giải quyết tranh chấp hợp đồng

- Luận văn thạc sĩ tranh chấp hợp đồng: thực tiễn tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư và phương pháp giải quyết
- Thực tiễn xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm ở tỉnh Quảng Trị
- Vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam
- Vai trò của Toà án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
- Xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng ở Toà án tỉnh Cà Mau
- Hoà giải các tranh chấp hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
- Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản ở toà án nhân dân tỉnh X
- Thực tiễn pháp luật tố tụng dân sự Việt nam về giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng trong xây dựng theo pháp luật
- Luận văn thạc sĩ tranh chấp hợp đồng: giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền theo pháp luật tố tụng ở tỉnh Bình Định
- Hoà giải tranh chấp hợp đồng về hợp tác kinh doanh qua thực tiễn toà án nhân dân tỉnh A
- Giải pháp xử lý tài sản trong tranh chấp hợp đồng tín dụng qua việc xét xử ở Cà Mau
- Giải pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng abro hiểm con người
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế qua hình thức Trọng tài ở Việt Nam
- Áp dụng bộ luật dân sự trong giải quyết tranh chấp hợp đồng
- Thực tế xét xử sơ thẩm giải quyết tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng lãi suất phát sinh tín dụng bằng hình thức Toà án
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc trong kinh doanh bất động sản
- Giải pháp cho phát sinh tranh chấp hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất trong kinh doanh
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của ngân hàng cùng cá nhân hoặc hộ gia đình
- Pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng
- Giải pháp hợp lý giải quyết tranh chấp tài sản trong hợp đồng cho vay ngân hàng từ thực tiễn xét xử
XEM THÊM ==> 50 bài Luận Văn Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai
III. Những bài mẫu tiêu biểu về luận văn thạc sĩ tranh chấp hợp đồng
Dưới đây sẽ là 5 bài mẫu tiêu biểu cho luận văn thạc sĩ tranh chấp hợp đồng cung cấp những thôn tin cũng như nội dung cần thiết cho bài luận văn.
Bài 1: Vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam
Tranh chấp là điều không thể tránh khỏi trong khi thực hiện hợp đồng, có nhiều yếu tố tác động khiến hợp đồng chưa thoả mãn các bên tham gia. Trong lĩnh vực thương mại hiện nay với tốc độ phát triển nhanh, các công ty hay doanh nghiệp đều đẩy mạnh hợp tác cùng nhiều nhà đầu tư để tìm kiếm cơ hội, với các công ty hay doanh nghiệp vừa và nhỏ thường quan tâm tới những hợp đồng lớn để có thể vực dậy ngang tầm những doanh nghiệp lớn mà không nghĩ tới rằng hợp đồng có thể gây bất lợi khiến tranh chấp hợp đồng nổ ra.
Trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ngày nay thì các cuộc tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại diễn ra ngày càng nhiều với tính chất ngày càng phức tạp. Mối quan hệ giữ bên nhượng quyền và bên nahanj quyền hàm chứa những mâu thuẫn có sẵn và chỉ đợi thời điểm sẽ nảy sinh nên vấn đề đặt ra là cần tìm cách giải quyết phù hợp để đảm bảo sự vận động và phát triển của hệ thống nhượng quyền.
Một nhận định mà nhiều chuyên gia trong ngành kinh tế đa nói nhượng quyền thương mại ở hiện tại và tương lai là một hình thức đầu tư kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận nhất, vừa tiết kiệm chi phí lại dễ dàng mở rộng hệ thống phân phối cho bên nhận quyền. Điển hình nhất ở Mỹ, các cửa hàng nhượng quyền thương mại chiếm tỷ lệ tới 40 % lợi nhuận, các tập đoàn và công ty chiếm 90 % về nhượng quyền thương mại còn những công ty hoạt động riêng lẻ lại không thể vực dậy và phải đóng cửa.
Tình hình này đã đặt ra cho pháp luật Việt Nam cần phải tiến hành sử dụng những quy định phù hợp với hoạt động nhượng quyền thương mại. Ngoài ra cũng phải giải quyết những vấn đề nan giải từ tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại, Nhà nước cần có cơ chế giải quyết đúng hướng thay vì đi theo lối mòn sẽ khiến một bộ phận nền kinh tế ngưng trọng. Bài luận văn “ Vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại” là một chủ đề nghiên cứu cần thiết cho thời điểm hiện tại.
Tác giả nêu rõ mục tiêu nghiên cứu là tập trung vào các vấn đề lý luận về các dạng tranh chấp nhượng quyền thương mại và nhằm vào cơ chế giải quyết. Tổng hợp những dạng tranh chấp đó và giải quyết chúng tỏng thực tiễn ở Việt Nam, đề xuất loại bỏ những bất cập mà pháp luật liên quan tới xây dựng mô hình giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích pháp luật, phân tích dẫn chứng thực tế, thống kê, tổng hợp sau đó là so sánh pháp luật đến cuối là hệ thống hoá lại các quan hệ xã hội xảy ra trong tranh chấp. Các phương pháp sẽ không đi sâu vào nội dung cụ thể hay phân tích thực trạng cụ thể của các hợp đồng nhượng quyền thương mại theo đó chủ yếu xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa duy vật để tìm hiểu.
Kết cấu bài luận:
Luận điểm 1: các vấn đề lý luận về tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Luận điểm 2: thực tiễn tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
Luận điểm 3: giải pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
Bài 2: Vai trò của tòa án trong vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
Giải quyết tranh chấp hợp đồng luôn là mối quan tâm và cũng là mối lo ngại cho giới kinh doanh khi mà những cuộc tranh chấp hợp đồng xảy ra quá nhiều. Đáng lý người cần lo ngại nhất chính là giới khoa học pháp lý khi sự việc xảy ra nhằm tạo dựng một cơ chế phù hợp giải quyết những yếu tố phát sinh không hợp lệ gây ra tranh chấp.
Thời điểm hiện tại khi nền kinh tế Việt Nam đang không ngừng tăng trưởng, các cuộc giao dịch tài chính, tiền tệ càng sôi nổi nhất là ở các tổ chức tín dụng thì việc đảm bảo về pháp lý rất cần thiết. Thực tế những hợp đồng giao dịch để đảm bảo quyền lợi có điều khoản để giữ quyền lợi cho các bên tham gia sẽ được pháp luật bảo vệ nếu xảy ra tranh chấp nhưng phải kể đến những yếu tố xấu phát sinh từ tín dụng nhất là khi những hợp đồng tín dụng từ ngân hàng ẩn tàng những vấn đề nan giải và những rủi ro khó nói sẽ là điều kiện làm bùng nổ những tranh chấp giữa các bên tham gia. Nếu một trong những bên tham gia không đạt được lợi ích thích hợp sẽ khiến hợp đồng không thể bàn bạc tiếp thì họ sẽ làm thủ tục pháp lý mang tới pháp luật để giải quyết.

Những vấn đề tranh chấp từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng sẽ do toàn án xử lý dựa trên cơ sở pháp luật ban hành. Toà án có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và giữ gìn trật tự an ninh xã hội, góp phần đưa đất nước tiến lên theo mục tiêu mà Nhà nước đề ra. Nhưng phần nào đó nền kinh tế thị trường hiện tại các giao dịch thông qua hợp đồng tín dụng diễn ra gặp nhiều khó khăn khiến việc giải quyết tranh chấp nan giải hơn ở Tòa án. Tình hình này yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng và nâng cao vai trò của Tòa án xử lý vấn đề tranh chấp. Dưới góc độ lý luận và thực tiễn để có nhận thức toàn diện hơn trong nghiên cứu vai trò của Tòa án về giải quyết tranh chấp, việc lựa chọn đề tài ” Vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng”. Tác giả đã nói ra mục tiêu nghiên cứu rõ ràng là nghiên cứu vai trò, sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để tìm ra những yếu tố thể hiện rõ vai trò của Tòa án trong việc xử lý tranh chấp, tìm ra nguyên nhân thực sự gây ra những tranh chấp xuất hiện trong hợp đồng tín dụng của ngân hàng từ đó đề xuất biện pháp giải quyết, tìm ra gốc rễ vấn đề từ đó hóa giải những hiểu lầm từ hợp đồng tín dụng của các bên tham gia đồng thời bảo đảm quyền lợi của từng bên như mong muốn.
Kết cấu bài luận:
Luận điểm 1: những vấn đề liên quan đến tranh chấp hợp đồng tín dụng và vai trò của Tòa án
Luận điểm 2: thực tiễn vai trò của tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ở Việt Nam
Luận điểm 3: giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ở Việt Nam
Bài 3: Luận văn thạc sĩ tranh chấp hợp đồng: thực tiễn tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư và phương pháp giải quyết
Các khu chung cư, căn hộ chung cư được xây dựng lên theo đà tăng trưởng kinh tế. Thường các khu chung cư tập trung tại các thành phố lớn, người dân đổ xô nhau đi mua nhà chung cư, giai đoạn đầu thì việc mua bán ” dễ thở” hơn vì việc mua chung cư chưa rầm rộ nhưng dần dần việc mua chung cư lại trở thành gánh nặng. Với việc thực hiện hợp đồng mua bán chung cư cũng gặp nhiều rủi ro hơn xưa, nhất là khi hợp đồng mua bán chung cư xảy ra tranh chấp, những tranh chấp trong hợp đồng này liên quan trực tiếp tới tài sản của hai bên nên cực kỳ rắc rối. Nhiều trường hợp hai bên không giải quyết được phải nhờ tới pháp luật thì các thủ tục sẽ càng nhiều, việc giải quyết sẽ kéo dài thêm.
Ngay từ khi xác định mua bán, hai bên thực hiện hợp đồng phải thống nhất ngay từ đầu những điều khoản có lợi cho cả hai bên. Bên cạnh đó trong quá trình ký kết phải kiểm tra thật kỹ mọi điều khoản mua bán, có thể gây ra nhiều rủi ro như bị lừa đảo, nếu một bên đơn phương hủy hợp đồng thì nguy cơ bị đưa vào bẫy của nhiều đối tượng xấu hoàn toàn xảy ra. Trong nhiều năm qua đã có nhiều vụ việc môi giới mua bán chung cư có hợp đồng nhưng thực chất là lừa tiền của những người nhẹ dạ cả tin để ăn chặn, điều này gây nhức nhối trong xã hội không thể ngừng vì vậy cần có biện pháp cụ thể để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán chung cư.
XEM THÊM ==> Tải 9 Bài Luận Văn Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất
Nhận ra vấn đề nên tác giả chọn đề tài luận văn thạc sĩ tranh chấp hợp đồng: thực tiễn tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư và phương pháo giải quyết. Bài luận văn sẽ đưa ra bài học về việc thực hiện mua bán chung cư, nên chọn những nơi uy tín để mua bán thay vì thông qua môi giới quá nhiều, tránh rủi ro xảy ra trong quá trình mua bán hay khi tranh chấp sẽ dễ cử lý, thỏa thuận hơn cho cả các bên tranh chấp.
Kết cấu bài luận:
Luận điểm 1: cơ sở lý luận chung về tranh chấp hợp đồng mua bán
Luận điểm 2: thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư ở Việt Nam
Luận điểm 3: giải pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư ở Việt Nam
Bài 4: Pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động
Việt Nam đang trên đà phát triển và hộp nhập quốc tế vì vậy nền kinh tế ưu tiên một lực lượng lao động lớn. Với tỷ lệ người ở độ tuổi lao động cao đã góp phần vào thúc đẩy kinh tế, tạo công việc cho người lao động. Người lao động thường tập trung tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty sản xuất,… Dù người lao động ở mức độ nào cũng đều cần được quyền bảo hộ từ hợp đồng lao động, nhằm duy trì lợi ích để người lao động làm việc tỉ mỉ và năng suất hơn. Nhưng thực tế về hợp đồng lao động lại có những đặc điểm không thể giải quyết, nếu một trong hai bên là người lập hợp đồng và người nhận hợp đồng không cùng thống nhất ý kiến hoặc một bên vi phạm hợp đồng lao động thì sẽ xảy ra tranh chấp, xảy ra tranh chấp trong hợp đồng có 2 trường hợp là người lập hợp đồng vi phạm và thứ hai là người nhận hợp đồng vi phạm, người này tố cáo người kia làm sai quy định và đòi hủy để lấy tiền bồi thường hoặc được bồi thường chi hs đáng. Nếu một trong hai bên không giải quyết được với nhau thì vấn đề sẽ được đưa tới cơ quan chức năng là Tòa án để giải quyết. Lúc này Tòa án sẽ chịu trách nhiệm trong việc xử lý tranh chấp phù hợp cho cả hai bên vừa đảm bảo tính công bằng minh bạch cũng như đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia.
Hợp đồng lao động chính là ” con dao hai lưỡi” chứa nhiều nguy cơ tranh chấp nhất vì hợp đồng khó kiểm soát hết, rủi ro cao khiến một trong hai bên thiệt hại lớn về tài sản đôi khi ảnh hưởng tới tinh thần. Không ít vụ việc đáng buồn vì xảy ra tranh chấp hợp đồng lao động, nhiều công ty hay doanh nghiệp thậm chí còn không đưa quyền lợi cho người lao động. Điều đó ảnh hưởng sâu sắc tới tinh thần người lao động, khi chịu tổn thương thì không có gì bảo hộ, có thể bị thua kiên khi tranh chấp hợp đồng. Nhận ra tính chất sâu xa của vấn đề, tác giả lựa chọn đề tài ” Pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động”. Mục đích nghiên cứu bài viết là tìm hiểu pháp luật có liên quan tới giải pháp tranh chấp hợp đồng lao động, cơ chế bồi thường thiệt hại trong hợp đồng lao động, tìm hiểu cơ sở lý luận để biện giải về quá trình thực hiện bồi thường thiệt hại cho bên bị hại trong hợp đồng lao động.
Kết cấu bài luận:
Luận điểm 1: cơ sở lý luận và thực tiễn về pháp luật liên quan tới tranh chấp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động
Luận điểm 2: tình hình sử dụng pháp luật liên quan tới tranh chấp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động
Luận điểm 3: giải pháp hoàn thiện pháp luật liên quan tới tranh chấp bồi thường thiệt hại fo vi phạm hợp đồng lao động
Bài 5: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế qua hình thức Trọng tài ở Việt Nam
Nền kinh tế hiện nay được quốc tế hóa vì vậy các công ty hay doanh nghiệp trong nước thường xuyên hợp tác với các công ty nước ngoài, các công ty liên doanh,…để mua bán hàng hóa. Nhờ hoạt động mua bán quốc tế này đã đẩy mạnh tỉ trọng GDP của Việt Nam lên cao trong những năm qua. Bất cập lớn nhất từ hoạt động trên chính là việc ký kết hợp đồng mua bán, nếu ngay ban đầu minh bạch và rõ ràng thì việc mua bán đã trở lên dễ dàng hơn nhưng hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế quá sôi nổi đã gây ra nhiều vụ tranh chấp mà cả hai bên cùng không có lợi, những điều khoản trong hợp đồng chưa thỏa mãn các bên tạo ra những cuộc tranh luận nảy lửa, bất đồng quan điểm, hợp đồng mất hiệu lực. Để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần phải có phương thức giải quyết chính xác mà trong đó phương thức được sử dụng nhiều nhất để xử lý chính là hình thức trọng tài, với hình thức này hai bên sẽ cùng nhau thảo luận và có người đứng giữa xử quyết thay vì đến Tòa án nhưng cũng gần tương tự như giải quyết trên Tòa án với mức độ nhẹ nhàng hơn. Vì những ý kiến này tác giả lựa chọn đề tài : ” giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế qua hình thức trọng tài ở Việt Nam”.
Kết cấu bài luận:
Luận điểm 1: những cơ sở lý luận tiêu biểu cho vấn đề tranh chấp hợp đồng lao động
Luận điểm 2: thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế qua hình thức trong tài Việt Nam
Luận điểm 3: giải pháp nâng cao giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế qua hình thức trọng tài ở Việt Nam
Bài 6: Giải quyết tranh chấp hợp đồng trong xây dựng từ thực tiễn xét xử của tòa án sơ thẩm tỉnh Bình Dương
Việt Nam đang ra sức tiến lên con đường cộng nghiệp hóa- hiện đại hóa vì vậy hoạt động xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng là điều thiết yếu để cải thiện bộ mặt đất nước, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, mang đến cuộc sống văn minh hơn cho xã hội. Nhưng hoạt động xây dựng còn tiềm ẩn những khó khăn, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, bên cạnh những tác động của kinh tế toàn cầu, trong nước thì còn có những tác động từ hoạt động giao kết, ký kết hợp đồng, nếu xảy ra sai sót dẫn tới đổ vỡ, hai bên đều không đáp ứng được yêu cầu của đối phương thì việc phát sinh rủi ro là hiển nhiên.
XEM THÊM ==> Bài mẫu Luận Văn Về Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường
Hợp đồng xây dựng được hiểu là những thỏa thuận giữa nhà đầu tư và nhà thầu, trong hợp đồng xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi tiến hành các hoạt động xây dựng. Điều này là yếu tố chính gây ra những rủi ro khó lường nên yêu cầu mới đặt ta là phải điều tiết một cách hợp lý. Thực tiễn chủ thể tại tỉnh Bình Dương thường xuyên có những vụ tranh chấp hợp đồng xây dựng, tác giả đã từ thực tế để viết ra một bài luận hoàn chỉnh tham luận về những vấn đề liên quan tới giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng, thực hiện giao kết hợp đồng có hiệu quả, tránh xảy ra tranh chấp đáng tiếc, đánh mất quyền lợi hai bên.
Cũng từ chủ đề ,tác giả sử dụng phương pháp phân tích, đáng giá, nhận xét để thấy được tầm quan trọng của tòa án sơ thẩm trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng, là đối tượng hòa giải giữa nhà đầu tư và nhà thầu, tìm ra cách giải quyết hợp tình hợp lý nhất.
Kết cấu bài luận:
Luận điểm 1: cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
Luận điểm 2: thực tiễn xét xử của tòa án sơ thẩm ở tỉnh Bình Dương về giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
Luận điểm 3: một số giải pháp nâng cao giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng dựa vào thực tiễn xét xử của tòa án sơ thẩm ở tỉnh Bình Dương
Bài 7: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng ở Việt Nam hiện nay
Thịnh hành xu hướng hội nhập thế giới và khu vực của Đất nước. Các hoạt động xã hội phát sinh ngày càng nhiều và đặc điểm đó kéo theo vấn đề pháp lý phức tạp hơn cả. Với vai trò là phương thức kết nối quyền, nghĩa vụ với các bên tham gia trong một công việc hợp đồng, ngày nay còn được chú trọng thiết lập và hoàn thiện để đáp ứng những yêu cầu thực tiễn xã hội. Pháp luật hợp đồng có nêu rõ những điều khoản về quy định để bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm trong hợp đồng, ngăn ngừa những tổn thất xảy ra do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Những quy định liên quan tới đơn phương chấm dứt hợp đồng là cơ sở pháp luật hữu hiệu nhất cho một bên có quyền đơn phương rời hợp đồng, quyền này cực kỳ quan trọng với bên muốn rút khỏi. Bộ luật Dân sự 2015 đã có những điều chỉnh phù hợp, sửa đổi và bổ sung những suy định về bảo hộ cho bên đơn phương chấm dứt hợp đồng, tuy nhiên vẫn có những quy định chưa cụ thể về vấn đề trên với một số hợp đồng thông thường.
Ngoài ra, các văn bản pháp luật có liên quan còn thiếu các quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng khiến hợp đồng từ đó phát sinh các tranh chấp đặc biệt là tình trạng đơn phương chấm dứt. Vấn đề nan giải cần giải quyết là hệ thống lại khoa học, logic các quy định của pháp luật hiện hành sẽ giúp các cá nhân, tập thể nhận thức chuẩn hơn về chế định liên quan tới vấn đè đơn phương chấm dứt hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình. Thực trạng này đã tạo động lực cho tác giả chọn đề tài ” đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo luật pháp Việt Nam hiện nay. Mục đích của bài nghiên cứu là làm rõ vấn đề đơn phương hợp đồng có sự tham gia của pháp luật hiện hành tại Việt Nam để giải quyết tranh chấp trong trường hợp đơn phương chấm dứt không được đồng ý của đối phương. Tác giả đã sắp xếp luận điểm phù hợp từ những vấn đề lý thuyết để làm rõ những vấn đề thực tiễn trên cơ sở thực tế của pháp luật Việt Nam.
Kết cấu bài luận:
Luận điểm 1: những vấn đề cơ sở về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
Luận điểm 2: thực tiễn đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận điểm 3: một số biện pháp hoàn thiện quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Bài 8: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư trong các dự án phát triển nhà ở thương mại từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Nhu cầu thiết yếu của con người trong xã hội là nhà ở. Có câu: an cư lạc nghiệp. Vì vậy ai ai cũng mong muốn có một căn nhà cho riêng gia đình mình. Và tất nhiên với tốc độ phát triển vượt bậc ngày nay thì nhiều hình thức mua bán nhà mở ra. Cũng theo đà đó, để đáp ứng nhu cầu của người dân thì Nhà nước cùng nhiều tập đoàn lớn đã phát triển hình thức chung cư, nhiều tòa chung cư được xây dựng. Thí dụ như thủ đô Hà Nội – trung tâm chính trị, kinh tế của nhà nước với hơn 8 triệu dân thì để đáp ứng nhu cầu nhà ở thì các khu chung cư mọc lên san sát, với cơ sở hạ tầng kỹ thuật cao nên nhiều gia đình lựa chọn mua nhà chung cư để ở. Tuy rằng chung cư mở ra có những lợi ích riêng biệt nhưng trong vấn đề mua bán lại có nhiều vướng mắc không thể giải quyết, có những nội dung hay điều khoản, cơ sở pháp lý trong hợp đồng mua bán không hợp lệ tạo điều kiện cho những hành vi sai phạm trong công tác mua bán ,môi giới mua nhà chung cư.
Để giải quyết những tranh chấp trên cần phải có sự góp sức của tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, sử dụng những điều khoản phù hợp để giải quyết vấn đề trên. Thường khi mua nhà chung cư hai bên ký kết hợp đồng có thể tự hòa giải hoặc thương lượng với nhau, nếu các phương thức không thành thì người mua nhà có cơ hội kêu gọi, tập hợp người để phản đối và yêu cầu với nhà đầu tư. Thực tế có rất ít bên tranh chấp kiên ra tòa bởi chưa tìm được cơ chế pháp lý, quy định phù hợp để biện hộ.
XEM THÊM ==> Luận Văn Thạc Sĩ Luật Dân Sự [Danh sách đề tài+ Tải Bài Mẫu]
Ngày nay nhiều khu chung cư bị nhiều nhà đầu tư bỏ dở, ăn chặn tiền dù chưa xây xong, mặc dù năm 2014 đã điều chỉnh nhiều quy định nhưng chung quy vẫn chưa thay đổi được tình hình giải quyết vấn đề mua bán chung cư. Nhiều người bị mất quyền lợi khi mua nhà chỉ vì những điều khoản không rõ ràng trong hợp đồng mua bán, khi đem đi giải quyết thì không có cơ sở chúng thực mà mất tiền oan. Từ thực tế này tác giả đã chọn đề tài liên quan tới vấn đề trên để làm rõ mục đích khi giải quyết cũng như đưa ra dẫn chứng cụ thể từ việc xét xử của tòa án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư.
Kết cấu bài luận:
Luận điểm 1: những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư trong các dự án phát triển nhà thương mại
Luận điểm 2: thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư trong các dự án phát triển nhà thương mại qua xét xử của tòa án nhân dân Hà Nội
Luận điểm 3: một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư trong các dự án phát triển nhà thương mại qua xét xử của tòa án nhân dân Hà Nội
IV. Lời kết luận văn thạc sĩ về tranh chấp hợp đồng
Kết thúc luận văn thạc sĩ tranh chấp hợp đồng, chắc hẳn các bạn sinh viên đang lo lắng về bài luận của mình đã có những lời giải thích xác đáng cùng những bài luận hay cung cấp các thông tin hữu ích về tranh chấp hợp đồng. Nếu còn gì thắc mắc về đề tài luận văn trên để được giải đáp chính xác và nhanh nhất.