Khách Hàng Là Gì? Phân Loại Và Vai Trò Của Khách Hàng bài viết này sẽ cho ta hiểu được khách hàng là gì? Phân loại khách hàng, vai trò của khách hàng, bài viết này phù hợp với các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu làm khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị, chúc các bạn có một bài khóa luận đạt điểm cao.
Qúa trình làm luận văn thạc sĩ, các bạn học viên có thể xem qua dịch vụ viết thuê khóa luận giá rẻ của Luận Văn Trust để được hỗ trợ tư vấn đè tài và báo giá viết luận văn trọn gói nhé.
1. Khái niệm khách hàng
Khách Hàng Là Gì? Theo như Tom Peters đã từng chia sẻ rằng: “Khách hàng là tài sản làm tăng thêm giá trị”[1]. Mọi doanh nghiệp, tổ chức đều cần khách hàng vì đó là tài sản quan trọng nhất. Khách hàng là những người mà doanh nghiệp đã, đang hoặc sẽ cùng họ trao đổi giá trị vì vậy doanh nghiệp phải luôn coi khách hàng là tài sản cần được quản lý và không ngừng gia tăng. Họ có thể trao đổi một thứ gì đó để đổi lấy thứ khác như dịch vụ, hàng hóa.
Người cha đẻ của ngành quản trị – Peters Drucker nhận định việc “Mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng chỉ là tạo ra khách hàng” [14] là mục tiêu của doanh nghiệp. Khi phục vụ khách hàng, hãy tâm niệm rằng không phải chúng ta giúp đỡ họ mà họ đang giúp đỡ chúng ta bằng cách cho chúng ta cơ hội để phục vụ..

Wal-Mart thì cho rằng: “ Khách hàng là người không phụ thuộc vào chúng ta mà là ngược lại. Vậy nên khách hàng không đi tìm chúng ta, chúng ta phải đi tìm họ. Bán thứ khách hàng cần chứ không phải thứ ta có. Khách hàng ban ơn cho ta khi họ đến mua sắm còn ta chẳng ban ơn gì cho họ khi cung cấp sản phẩm dịch vụ” [6]
“Không có khách hàng sẽ không có bất cứ doanh nghiệp nào tồn tại” – đó là nhận định của nhà kinh tế nổi tiếng Erwin Frand.
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về khách hàng nhưng nhìn chung khách hàng “Khách hàng là thị trường của doanh nghiệp, đồng thời khách hàng lại là một trong những lực lượng – yếu tố quan trọng nhất chi phối mang tính quyết định tới hoạt động marketing của doanh nghiệp. Mỗi sự biến đổi về nhu cầu, về quyết định mua sắm của khách hàng đều buộc doanh nghiệp phải xem xét lại các quyết định marketing của mình”. Ngoài ra còn là tập hợp những cá nhân, nhóm người, hay tổ chức có nhu cầu và có khả năng chi trả cho việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ và mong muốn được thỏa mãn nhu cầu đó của mình.
XEM THÊM ==> Chăm Sóc Khách Hàng Là Gì? Vai Trò, Lợi Ích Của CSKH
2. Phân loại khách hàng
Phân loại khách hàng là một khâu quan trọng trong kinh doanh việc phân loại khách hàng giúp doanh nghiệp định hướng việc kinh doanh chính xác và hiệu quả, hạn chế tối đa những lời chào hàng đối với những khách hàng thực sự không có nhu cầu mua sản phẩm hay dựa trên những đặc điểm khác nhau của từng khách hàng mà có thể phân loại như sau:
Khách hàng bên ngoài
Đây là những người thực hiện các giao dịch với doanh nghiệp bằng nhiều hình thức như: gặp gỡ trực tiếp, giao dịch qua điện thoại hay giao dịch trực tuyến. Khách hàng có quyền lựa chọn, nếu sản phẩm và dịch vụ của chúng ta không làm hài lòng họ thì họ sẽ lựa chọn một nhà cung cấp khác khi đó doanh nghiệp sẽ chịu thiệt hại. Những khách hàng được thỏa mãn chính là nguồn tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Khách hàng bên trong
Họ là những người bên trong doanh nghiệp, là nhân viên của doanh nghiệp hay là những người góp phần vào sự phát triển của công ty nên họ cũng cần được quan tâm, chăm sóc đối xử như những khách hàng bên ngoài.
Khách hàng tiềm năng
Với nhóm khách hàng tiềm năng phải luôn có chiến lược quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại ra mắt sản phẩm… doanh nghiệp có thể nhận được những lợi ích lớn tuy họ đã từng mua sản phẩm và vẫn còn nhiều băn khoăn về giá thành hay mức độ yêu thích sản phẩm, chỉ cần đưa ra một số chính sách hấp dẫn cùng dịch vụ chăm sóc hiệu quả sẽ dễ dàng nhận được lượng lớn khách hàng trung thành từ đây.
Khách hàng hiện tại
Là nhóm mang lại nhiều lợi ích nhất họ thường được biết đến là khách hàng trung thành vì luôn tin tưởng và yêu thích các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và sẵn sàng tiếp tục mua hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có những chính sách ưu đãi cụ thể để giữ chân khách hàng hiện tại, công ty phải tập trung vào sản phẩm chất lượng, chăm sóc từ trước và sau khi mua hàng.
Khách hàng cũ
Khách hàng cũ là những khách hàng đã mua và trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Một điều hiển nhiên là khách hàng chỉ thực sự “cũ” khi sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp không đủ hấp dẫn để giữ chân họ.

3. Vai trò của khách hàng
Khách hàng đóng vai trò quan trọng đến quyết định đến sự sống còn và là trung tâm của mọi hoạt động sản xuất và thương mại của các doanh nghiệp. Khách hàng luôn có quyền lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của bất kỳ của doanh nghiệp nào trên thị trường bởi đây là nguồn gốc chính dẫn đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp cho nên có nhiều doanh nghiệp vẫn luôn khẳng định rằng: “Thứ quý giá nhất của doanh nghiệp chúng tôi là khách hàng”. Khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, tự định hướng khách hàng của họ để xác định mục tiêu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc để làm hài lòng khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
Nhà điều hành xe Ford đã nói: “Nếu chúng tôi không xem khách hàng là động lực thì xe chúng tôi cũng không có động lực”. Khách hàng là những người mang lại doanh thu cho doanh nghiệp thông qua việc mua sản phẩm và dịch vụ. Bằng cách chăm sóc cẩn thận khách hàng tiềm năng, các doanh nghiệp đã và đang xây dựng mối quan hệ bền chặt với họ. Điều này làm tăng tỷ lệ mua hàng thành công và tăng số lượng khách hàng trung thành.
“Trung tâm lợi nhuận duy nhất chính là khách hàng”- Peter Drucker. Khách hàng mang lại doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp, hoặc khách hàng đóng vai trò là đòn bẩy tạo ra doanh thu, kích thích sự sáng tạo cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể dựa vào đó để khám phá những điều mới mẻ và khác biệt để đáp ứng nhu cầu và tăng nhu cầu của khách hàng.
XEM THÊM ==>
Khách Hàng Là Gì? Phân Loại Và Vai Trò Của Khách Hàng mọi thông tin có trong bài viết này của chúng tôi thu thập từ nguồn internet uy tín đáng tin cậy, các bạn có thể yên tâm kham thảo bài viết, chúng tôi hy vọng với những thông tin mình vừa trình bày có thể giúp cho bài khóa luận của các bạn đạt kết quả cao. Nếu cần hỗ trợ cho bài viết khóa luận, bài báo cáo tốt nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi.
Số điện thoại : 0917.193.864
Zalo : 0917.193.864