Báo Cáo Thực Tập Giải Quyết Vụ Án Ly Hôn Tại Toà Án

Báo Cáo Thực Tập Giải Quyết Vụ Án Ly Hôn Tại Toà Án

Báo Cáo Thực Tập Giải Quyết Vụ Án Ly Hôn Tại Toà Án nội dung bài viết được trích từ một bài báo cáo thực tập của một bạn sinh viên khóa trước ngành Luật, bài viết được đánh giá cao nên luận văn Trust muốn chia sẻ bài viết này cho các bạn đọc cùng kham thảo, nội dung bài viết bao gồm: lý do chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc của báo cáo thực tập.

Khi làm báo cáo thực tập, chắc hẳn các bạn sinh viên gặp một số khó khăn nhất định như không tìm được công ty, hay đề tài, không hoàn thành bài tốt, có thể liện hệ qua thuê viết báo cáo thực tập của Luận Văn TRust nhé.

  1. Lý do chọn đề tài : Giải Quyết Vụ Án Ly Hôn Tại Toà Án

Từ xa xưa cho tới nay, gia đình luôn được xem là sản phẩm gắn liền và đi cùng với sự hình thành, phát triển của xã hội. Người ta ví gia đình chính là một tế bào của xã hội, có vai trò thực hiện những chức năng xã hội cơ bản dù ở bất kỳ chế độ xã hội nào.

Tầm quan trọng của gia đình cũng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn nhận khi đưa ra quan điểm cho rằng: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt” [1]. Theo quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gia đình có vai trò là nền tảng, luôn tồn tại trong mối liên kết hữu cơ, gắn chặt với xã hội. Bởi vậy, khi xây dựng và thực hiện mục tiêu phát triển xã hội mới thì cần phải thường xuyên dành sự quan tâm đến việc củng cố vị trí của quan hệ hôn nhân và gia đình (“HNGĐ”).

Trong vài năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, công nghệ thông tin du nhập và phổ biến dần trong xã hội cùng với sự hội nhập quốc tế đã làm du nhập nhiều nền văn hoá, quan điểm, tư tưởng của nhiều quốc gia trên thế giới đã làm thay đổi đi nhiều quan điểm, nhận thức về xã hội trong mỗi người, đặc biệt trong quan hệ HNGĐ, với biểu hiện rõ nhất là số vụ ly hôn đã và đang ngày càng gia tăng.

Cần phải nhìn nhận rõ ràng rằng, ly hôn không phải là điều xấu, tuy nhiên hậu quả do ly hôn nếu như không được giải quyết thoả đáng sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực tới không chỉ người trong cuộc là vợ/chồng mà còn tới con cái và trật tự xã hội. Tại Toà án nhân dân thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong một năm cũng thường xuyên tiếp nhận các yêu cầu giải quyết về vụ/việc ly hôn trên địa bàn thị xã. Thông qua việc vận dụng các nguyên tắc và quy định của pháp luật, nhìn chung những vụ việc được đưa ra giải quyết tại đây đều đạt hiệu quả cao, đảm bảo “thấu tình, đạt lý”. Tuy nhiên, quá trình giải quyết trên thực tế vẫn còn gặp một số khó khăn do bất cập, vướng mắc từ phía quy định pháp luật hay một số vấn đề trong công tác thực hiện tại địa phương.

Trước tình hình và xuất phát từ những lý do nêu trên, đòi hỏi phải có những nghiên cứu thực tiễn nhằm tìm hiểu, phân tích và đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề còn tồn tại ở địa bàn. Do đó, em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng giải quyết vụ án ly hôn tại Toà án nhân dân thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.

Báo Cáo Thực Tập Giải Quyết Vụ Án Ly Hôn Tại Toà Án
Báo Cáo Thực Tập Giải Quyết Vụ Án Ly Hôn Tại Toà Án

 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu – Giải Quyết Vụ Án Ly Hôn Tại Toà Án

Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo thực tập là thực trạng giải quyết vụ án ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (“Luật HNGĐ năm 2014”).

2.2. Phạm vi nghiên cứu – Giải Quyết Vụ Án Ly Hôn Tại Toà Án

Phạm vi nghiên cứu của bài báo cáo thực tập là tại Toà án nhân dân thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (“TAND thị xã Điện Bàn”) trong giai đoạn kể từ khi Luật HNGĐ năm 2014 có hiệu thi hành đến nay.

3. Mục đích nghiên cứu

Bài báo cáo thực tập nghiên cứu về thực trạng giải quyết ly hôn tại TAND thị xã Điện Bàn, để từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành liên quan đến giải quyết ly hôn và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án ly hôn tại TAND thị xã Điện Bàn.

 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của báo cáo thực tập:

  • Giới thiệu khái quát về TAND thị xã Điện Bàn.
  • Nghiên cứu, và phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến giải quyết ly hôn theo quy định của Luật HNGĐ năm 2014.
  • Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết ly hôn tại TAND thị xã Điện Bàn.
  • Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết ly hôn tại Toà án, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết ly hôn tại TAND thị xã Điện Bàn.

5. Phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bài báo cáo tốt nghiệp được thực hiện bằng tổng hòa và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, nhưng đều dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật cùng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay là nền tảng. Một số phương pháp tiêu biểu được sử dụng tại bài báo cáo như sau:

– Phương pháp phân tích: đây là phương pháp phân chia những vấn đề chung, khái quát nhất thành những phần nội dung nhỏ, những bộ phận khác nhau. Thông qua phương pháp này có thể nghiên cứu sâu sắc hơn, rõ ràng và chi tiết hơn các nội dung đề ra và nhận biết được sự tồn tại của các mối quan hệ, tính phụ thuộc bên trong nội dung đó. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong việc tìm hiểu và phân tích quy định pháp luật.

– Phương pháp tổng hợp: phương pháp tổng hợp được áp dụng tại bài báo cáo nhằm liên kết, thống nhất những kết luận thuộc bộ phận nội dung đã được phân tích nhằm đánh giá khái quát lại toàn bộ vấn đề. Bởi vậy, phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích luôn song hành với nhau giúp bài viết đưa ra được cái nhìn, nhận thức sâu sắc hơn về tổng thể vấn đề đưa ra.

– Phương pháp đánh giá: phương pháp đánh giá được sử dụng thông qua việc đưa nhận thức, quan điểm của chính học viên về vấn đề nghiên cứu để tạo ra cách nhìn, nhận định khách quan nhất. Chính bởi xuất phát từ quan điểm của học viên nên phương pháp này được sử dụng tại hầu hết toàn bộ nội dung bài báo cáo, đặc biệt là khi chỉ ra những vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật cùng đề xuất phương án giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, một số phương pháp khác như: phương pháp quy nạp, phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh, … cũng được vận dụng một cách hài hòa, linh hoạt nhằm đạt được mục đích cuối cùng của bài báo cáo được đề ra.

XEM THÊM ==>  Danh Sách Đề Tài Tiểu Luận Về Ly Hôn và Tải 9 Bài Mẫu

6. Cấu trúc của báo cáo thực tập

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 03 phần:

Phần 1. Tổng quan về toà án nhân dân thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Phần 2. Thực trạng giải quyết vụ án ly hôn tại Toà án nhân dân thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Phần 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực trạng giải quyết vụ án ly hôn tại Toà án nhân dân thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

  • NỘI DUNG
  • PHẦN I.
  • TỔNG QUAN VỀ TOÀ ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
  • Lịch sử hình thành phát triển
  • Cơ cấu tổ chức
  • Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
  • PHẦN 2.
  • THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LY HÔN TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
  • 2.1. Một số vấn đề lý luận giải quyết vụ án ly hôn
  • 2.1.1. Khái niệm ly hôn
  • 2.1.2. Khái niệm giải quyết vụ án ly hôn
  • 2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật tại Việt Nam về ly hôn và giải quyết vụ án ly hôn
  • 2.2. Quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết vụ án ly hôn
  • 2.2.1. Căn cứ ly hôn
  • 2.2.2. Các trường hợp hạn chế quyền ly hôn
  • 2.2.3. Hậu quả pháp lý của ly hôn
  • 2.2.4. Thủ tục giải quyết ly hôn
  • 2.3. Thực trạng giải quyết vụ án ly hôn tại Toà án nhân dân thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Ninh
  • 2.3.1. Kết quả đạt được
  • 2.3.2. Một số bất cập, vướng mắc
  • 2.3.3. Nguyên nhân của những bất cập, vướng mắc
  • PHẦN 3.
  • MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LY HÔN TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
  • 3.1.  Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết vụ án ly hôn
  • 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án ly hôn tại Toà án nhân dân thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
  • PHẦN KẾT LUẬN

Báo Cáo Thực Tập Giải Quyết Vụ Án Ly Hôn Tại Toà Án bài viết phù hợp với các bạn sinh viên đang chuẩn bị đi thực tập hoặc chuẩn bị làm bài báo cáo thực tập nộp cho nhà trường nhưng chưa có kinh nghiệm làm bài, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn. Luận văn trust luôn cập nhật những bài báo cáo, khóa luận hay để chia sẻ cho các bạn, hãy theo dõi website để được cập nhật những bài viết mới nhất, cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết chúc các bạn đạt điểm cao cho bài báo cáo.

Số điện thoại : 0917.193.864

Zalo : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x