Các Đối Thủ Cạnh Tranh Ngành Sữa Của Công Ty Vinamilk công ty cổ phần sữa Việt Nam là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, trở thành biểu tượng hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và phục vụ sức khỏe cho cuộc sống con người, qua đó cũng sẽ có những đối thủ lớn mạnh khác đều có năng lực tốt về marketing và nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Kham thảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về đề tài này nhé.
Khi làm báo cáo, luận văn chắc hẳn các bạn sinh viên gặp một số khó khăn nhất định như không tìm được công ty, hay đề tài, không hoàn thành bài tốt, có thể liện hệ qua dịch vụ viết thuê khóa luận của Luận Văn TRust nhé.
1. Cơ cấu cạnh tranh của ngành sữa
Tĩnh thị phần theo giá trị thì Vinamilk và Dutch Lady hiện là 2 công ty sản xuất sữa lớn nhất cả nước, đang chiếm gần 60% thị phần. Sữa ngoại nhập từ các hãng như Mead Johnson, Abbott, Nestle…chiếm khoảng 22% thị phần, với các sản phẩm chủ yếu là sữa bột. Còn lại 19% thị phần thuộc về khoảng trên 20 công ty sữa có quy mô nhỏ như Nutifood, Hanoi Milk, Ba Vì…
Sữa bột hiện đang là phân khúc cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các sản phẩm trong nước và nhập khẩu. Trên thị trường sữa bột, các loại sữa nhập khẩu chiếm khoảng 65% thị phần, Vinamilk và Dutch Lady hiện đang giữ thị phần lần lượt là 16% và 20%.
Hiện nay các hãng sản xuất sữa trong nước còn đang chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết CEPT/AFTA của khu vực ASEAN và cam kết với Tổ chức Thương mại WTO.

Phân khúc thị trường sữa đặc và sữa nước chủ yếu do các công ty trong nước nắm giữ: Chỉ tính riêng Vinamilk và Dutch Lady, 2 công ty này đã chiếm khoảng 72% thị phần trên thị trường sữa nước và gần 100% thị trưởng sữa đặc, phần còn lại chủ yếu do các công ty trong nước nắm giữ. Sự cạnh tranh của các sản phẩm sữa nước và sữa đặc nhập khẩu gần như không đáng kể.
Thị trường sữa nước được đánh giá là thị trưởng có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, và đây cũng là thị trường có lợi nhuận biên khá hấp dẫn. Thị trường các sản phẩm sữa đặc được dự báo có tốc độ tăng trưởng chậm hơn do tiềm năng thị trưởng không còn nhiều, đồng thời lợi nhuận biên của các sản phẩm sữa đặc cũng tương đối thấp so với các sản phẩm sữa khác.
2. Cấu trúc Ngành Sữa Của Công Ty Vinamilk
Ngành sữa của Việt Nam là ngành phân tán do có nhiều nhà sản xuất như Vinamilk, Dutch Lady, các công ty sữa có quy mô nhỏ như Hanoimilk, Ba Vì…, các công ty sữa nước ngoài như Abbott, Nestle…nhưng các công ty có thị phần lớn như Vinamilk, Dutch Lady (gần 60% thị phần) không đủ sức chi phối ngành mà ngày càng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng khác đặc biệt là các hãng sữa đến từ nước ngoài
Bảng 1: Các chiến lược của một số đối thủ cạnh tranh chính:
Các Đối Thủ Cạnh Tranh Ngành Sữa Của Công Ty Vinamilk
Đối thủ cạnh tranh | Mục tiêu, tầm nhìn trong tương lai | Đặc điểm của đối thủ cạnh tranh | Chiến lược và hoạt động chính |
Nestle (Lactogen II, Guigoz 2) | Khẩu hiệu: “Good life” Tầm nhìn “ Việc đầu tư phải mang lại lợi ích tốt đẹp cho công ty và cho cộng đồng nươi công ty đang hoạt động kinh doanh”
Mục tiêu “ The leader in nutrition. Health and wellness” |
Cạnh tranh trực tiếp | Chiến lược xâm nhập thị trường chớp nhoáng bằng chính sách giá trung bình, mức khuyến mãi và hoa hồng cao cho các đại lý
Đựa vào tính thừa kế của người tiêu dùng Miền Nam với sản phẩm Lacogen & Guigpz, đẩy mạnh các sản phẩm qua hệ thống tổng đại lý ở Hồ Chí Minh, Hà Nội và khắp các tỉnh. Tập trung mở rộng hệ thống phân phối Dùng nhãn hiệu con như Milkmaid, Milo. Đa dạng hóa sản phẩm Milkmaid, Milo, Nestcafe, Guigpz, Lactogen… |
Abbott (Gain Ensure, Similac) | Tầm nhìn: “ Thành tựu khoa học cho tương lai cuộc sống”
Mục tiêu: trở thành Công ty chăm sóc sức khỏe hàng đầu trên thế giới |
Cạnh tranh trực tiếp, đối đầu | Chiến lược thâm nhập thị trường chớp nhoáng bằng chính sách giá vừa phải, ngân sách cho quảng cáo và khuyến mại lớn
Dùng Gain làm đồn bẩy để các nhãn hiệu khác như Ensure, Similac. Tập trung vào hoạt động marketing tại các bệnh viện. |
Dutch Lady | Slogan: “ Sẵn sàng một mức sống”
Tầm nhìn chiến lược: “ cải thiện cuộc sống cho người dân Việt |
Cạnh tranh trực tiếp, đối đầu | Chiến lược thâm nhập nhanh
Giá vừa phải, quảng cáo và khuyến mãi mạnh. |
Lothamilk (Sữa tươi Long Thành) | Đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa; chế biến thức ăn gia súc, sản xuất các sản phẩm từ bò sữa | Cạnh tranh trực tiếp | Chiến lược thâm nhập thị trường từ từ
Giá cao, đánh vào phân khúc hẹp ( thu nhập khá), dùng sữa tươi làm đòn bẩy để bán một số dòng khác như sữa chua… |
TH True milk (Sữa tươi, sữa chua TH True Milk) | Trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong ngành hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên | Cạnh tranh trực tiếp, đối đầu | Chiến lược thâm nhập thị trường chớp nhoáng
Giá cao, mới thâm nhập, trước mắt chỉ đánh vào phân khúc hẹp ( thu nhập cao) bằng kênh phân phối rộng và tích cực quảng cáo, khuyến mãi. |
VinaSoy (Fami, Sữa đậu nành Vinasoy) | Trở thành công ty hàng đầu về những sản phẩm dinh dưỡng từ đậu nành tại những thị trường Vinasoy hoạt động | Cạnh trang trực tiếp | Thâm nhập thị trường từ từ, tích cực quảng cáo, khuyến mãi.
Giá rẻ, đánh vào phân khúc hẹp ( sữa đậu nành) và hiện đang dẫn đầu về phân khúc sữa đậu nành. |
XEM THÊM ==> Tải miễn phí 7 Bài Mẫu Tiểu Luận Chiến Lược Marketing Vinamilk, Điểm Cao
Các rào cản rút lui: Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư: chi phí đầu tư ban đầu của ngành sữa rất cao, do đó, khi một công ty muốn rút lui khỏi thị trường sữa thì sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tư như máy móc, thiết bị..
Một khi đã gia nhập ngành, công ty sẽ có sự ràng buộc với người lao động, ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan, các ràng buộc chiến lược, kế hoạch…điều này cũng tạo áp lực cho những doanh nghiệp có ý định rút lui khỏi ngành. Việc Vinamilk hoạt động trong một ngành cạnh tranh mạnh như ngành sữa đòi hỏi công ty phải không ngừng đầu tư cho R&D, đồng thời tăng cường các chiến dịch Marketing, quảng bá hình ảnh, gây nên áp lực lớn cho công ty về nhiều mặt như: chi phí, doanh thu, lợi nhuận… Nhưng nó cũng yếu tố tích cực góp phần làm tăng sức cạnh tranh, tạo đà phát triển cho Vinamilk. Ta thấy rằng nhân tố đối thủ cạnh tranh đa phần ảnh hưởng xấu đến Vinamilk nhưng cũng góp phần tích cực thôi thúc Vinamilk không ngừng phát triển vươn lên
Các Đối Thủ Cạnh Tranh Ngành Sữa Của Công Ty Vinamilk nội dung bài viết đã được chúng tôi kiểm chứng và xác thực qua, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm kham thảo. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã trình bày ở trên có thể giúp được các bạn trong quá trình hoàn thiện bài báo cáo, luận văn của các bạn và chúc các bạn đạt điểm cao. Nếu các bạn cần hỗ trợ cho bài viết hãy liên hệ với chúng tôi.
Số điện thoại : 0917.193.864
Zalo : 0917.193.864