Công Việc Sinh Viên Thực Tập Tại Công Ty Luật Viết Báo Cáo có phải bạn là sinh viên năm cuối ngành Luật chuẩn bị làm báo cáo thực tập theo yêu cầu của giáo viên nhà trường thì bạn không nên bỏ lỡ qua bài viết này, hãy kham thảo bài viết này để phục vụ cho bài báo cáo sắp tới của bạn được hoàn thiện hơn nhé.
Quá trình làm báo cáo thực tập, các bạn học viên có thể xem qua dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập của Luận Văn Trust để được hỗ trợ tư vấn đè tài và báo giá viết báo cáo trọn gói nhé.
1. Mô tả các vị trí nghề nghiệp Tại Công Ty Luật
Nhìn chung trong cơ sở thực tập bao gồm các vị trí sau:
– Luật sư: bao gồm luật sư chính thức (luật sư thành viên) và Luật sư liên kết
+ Chức năng: đảm nhiệm các vụ việc do bộ máy lãnh đạo Công ty giao với tư cách Luật sư
+ Các điều kiện tối thiểu đảm nhận vị trí: Có thẻ Luật sư và có ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tương ứng (kinh doanh thương mại, dân sự, sở hữu trí tuệ,…)
– Chuyên viên pháp lý: Công Việc Thực Tập Tại Công Ty Luật
+ Chức năng: Giúp việc cho các Luật sư, soạn thảo các văn bản và nghiên cứu, hỗ trợ, đề xuất các phương án để Luật sư tham khảo
+ Các điều kiện tối thiểu đảm nhận vị trí: cử nhân Luật, có kiến thức pháp lý liên quan đến lĩnh vực kinh doanh thương mại, dân sự, sở hữu trí tuệ,…
– Chuyên gia hỗ trợ: Công Việc Sinh Viên Thực Tập Tại Công Ty Luật
+ Chức năng: Cung cấp ý kiến chuyên gia cho các Luật sư
+ Các điều kiện tối thiểu đảm nhận vị trí: là chuyên gia, các thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành tương ứng, có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực luật sư cần ý kiến.
– Hành chính nhân sự: Sinh Viên Thực Tập Tại Công Ty Luật
+ Chức năng: Là bộ phận hỗ trợ quản lý hành chính cho luật sư điều hành được phân bổ vào các phòng hỗ trợ, nhân viên văn phòng,…
+ Các điều kiện tối thiểu đảm nhận vị trí: cử nhân kinh tế (quản trị nhân lực);
– Kế toán tài chính: Thực Tập Tại Công Ty Luật
+ Chức năng: quản lý, kiểm tra và thực hiện chế độ kế toán – thống kê, quản lý tài chính, tài sản theo pháp luật, Điều lệ và quy chế tài chính của Công ty. Đảm bảo hoạt động của Công ty, kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của Công ty
+ Các điều kiện tối thiểu đảm nhận vị trí: cử nhân kế toán và tài chính.

2. Mô tả vị trí nghề nghiệp Tại Công Ty Luật
– Vị trí: Trưởng văn phòng luật sư
Vị trí này phù hợp với người đã hành nghề luật lâu năm, có kinh nghiệm thực tiễn, các quan hệ xã hội, nghề nghiệp phù hợp đảm bảo thành lập và vận hành có hiệu quả văn phòng luật sư.
– Mô tả chi tiết các điều kiện để có thể đảm nhiệm vị trí nghề nghiệp này:
Trưởng văn phòng luật sư là “luật sư thành lập văn phòng luật sư và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng, trong đó Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức[1]”.
Để trở thành trưởng văn phòng luật sư phải đáp ứng được những tiêu chuẩn theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể như sau:
XEM THÊM ==> 20 Đề Tài +7 Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Luật
- Về tiêu chuẩn chung để trở thành luật sư
Căn cứ theo Chương II Luật luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung 2012, luật sư cần có những tiêu chuẩn chung như sau:
“Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư”[2]
Muốn được hành nghề luật sư, người đủ tiêu chuẩn phải có chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư. Trừ những trường được miễn đào tạo nghề luật sư, “người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư. Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư và người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư. Trừ trường hợp người được miễn tập sự hành nghề luật sư, người tập sự đã hoàn thành thời gian tập sự tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền lựa chọn gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư.”.[3]
- Về tiêu chuẩn riêng của Trưởng văn phòng luật sư
Căn cứ vào Điều 32, Điều 33 Luật luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung 2012, trưởng văn phòng luật sư cần có những tiêu chuẩn riêng như sau:
Phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;
Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định.
XEM THÊM ==> # 10 bài mẫu Báo Cáo Thực Tập Tại Văn Phòng Luật Sư, 9 điểm
– Mô tả chi tiết các công việc mà vị trí nghề nghiệp này thực hiện:
+ Nghiên cứu hồ sơ: Sau khi phòng khách hàng chuyển hồ sơ, chuyên viên pháp lý nghiên cứu, đưa ra bảng phân tích hồ sơ, nêu những điểm mạnh và điểm yếu hồ sơ, Luật sư quyết định báo giá và chuyển hồ sơ lại cho Phòng khách hàng để phòng khách hàng tiếp tục làm việc với khách hàng;
+ Định hướng, quyết định cách giải quyết và soạn thảo các văn bản pháp lý: Tùy theo giai đoạn vụ việc (tiền tố tụng, tố tụng, thi hành án) hoặc tùy tính chất vụ việc (tư vấn, tranh chấp mua bán hàng hóa, tranh chấp xây dựng), Luật sư xác định cách giải quyết vụ việc, hồ sơ và văn bản cần chuẩn bị trong quá trình làm việc. Luật sư có thể trực tiếp soạn thảo hoặc phân công cho chuyên viên pháp lý thực hiện, hỗ trợ
+ Gặp gỡ khách hàng, trực tiếp làm việc với cơ quan nhà nước, cơ quan hữu quan để thực hiện yêu cầu của khách hàng
+ Điều hành, quản lý công việc chung của công ty
Công việc cụ thể như sau:
Ngày 04-06/10/2022: Nghiên cứu hồ sơ tranh chấp giữa Công ty CP TT và Công ty TNHH VN Tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng thuê tài sản.
Ngày 07-09/10/2022: Nghiên cứu hồ sơ M&A giữa Công ty CP Xanh VN và Công ty CP HAH
Ngày 13/10/2022: Tham gia đàm phán hợp đồng M&A
Ngày 16/10/2022: Làm việc với cơ quan thi hành án tỉnh Hải Dương về việc cưỡng chế thi hành án với Công ty cổ phần bê tông ly tâm Vinaincon
[1] Điều 2, Điều 33 Luật luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung 2012
[2] Điều 10 Luật luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung 2012
[3] Xem thêm chương II Luật luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung 2012
Công Việc Sinh Viên Thực Tập Tại Công Ty Luật Viết Báo Cáo Những thông tin được chúng tôi trình bày, thể hiện trong bài viết trên đều được kiểm chứng và đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, hy vọng với những thông tin mình vừa trình bày, có thể giúp cho bài báo cáo thực tập của các bạn được hoàn thiện hơn. Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẻ rất nhiều bài viết với nhiều chủ đề khác nhau phục vụ cho bài báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, mời các bạn theo dõi website để cập nhật những bài viết mới nhất.
Số điện thoại : 0917.193.864
Zalo : 0917.193.864