Công Chứng Là Gì? Đặc Điểm Và Vai Trò Của Công Chứng

Công Chứng Là Gì? Đặc Điểm Và Vai Trò Của Công Chứng bài viết này được chúng tôi thu thập từ nguồn internet chất lượng, đảm bảo sự chính xác và thống nhất của thông tin, các bạn đọc có thể yên tâm kham thảo bài viết này nhé, nội dung bài viết sẽ nêu rõ khái niệm công chứng, đặc điểm công chứng, vai trò của công chứng đối với việc xác lập giao dịch.

Hiện nay Luận Văn Trust có dịch vụ hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, đại học, quá trình làm bài luận văn nếu các bạn chưa chọn được đề tài hay gặp các khó khăn trong quá trình làm bài có thể liên hệ với Dịch vụ thuê làm khóa luận giá rẻ của Luận Văn Trust nhé.

1. Khái niệm công chứng

Với sự phát triển ngày càng nhanh của xã hội, các quan hệ trao đổi, giao lưu, mua bán hàng hóa diễn ra ngày càng phổ biến thì yêu cầu đối với sự minh bạch, rõ ràng về trách nhiệm pháp lý giữa các bên trong giao dịch càng được coi trọng. Theo xu hướng và yêu cầu đó, hoạt động công chứng đã ra đời.

Khi đó, khái niệm về công chứng chỉ được đề cập và nhắc đến như một hoạt động của cơ quan nhà nước. Và quan điểm này tiếp tục được sử dụng hoặc ghi nhận tương tự tại một số văn bản sau đó như: Nghị định số 45-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 27 tháng 2 năm 1991 về “tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước”; Nghị định số 31/CP của Chính phủ ngày 18 tháng 5 năm 1996 về “tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước hay Phòng Công chứng Nhà nước”.

Sau đó, tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực, khái niệm công chứng đã có sự thay đổi, theo đó không chỉ dừng lại là hoạt động của Nhà nước mà đã có sự mở rộng về đối tượng, tức bao gồm cả Phòng Công chứng, cụ thể như sau:

Công chứng là việc Phòng Công chứng chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác (gọi chung là hợp đồng, giao dịch) và thực hiện các việc khác theo quy định của Nghị định này”.

Và cho đến Luật Công chứng năm 2014 ra đời cũng là luật hiện hành quy định về vấn đề công chứng, khái niệm công chứng đã được mở rộng hơn, bao quát hơn. Cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này ghi nhận rằng:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (gọi chung là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.

Về bản chất, khái niệm này cũng có cách hiểu khá tương đồng đối với những khái niệm đã được nêu trước đó. Tuy nhiên ở đây Luật Công chứng năm 2014 đã xác định rõ chủ thể thực hiện hoạt động công chứng chính là “công chứng viên hành nghề công chứng” thay vì các quy định chung “công chứng viên” như trước đó. Theo đó, ở đây hoạt động công chứng cũng tiếp tục được phát triển theo hướng không chỉ dừng lại là hoạt động của Nhà nước mà bao gồm cả các Văn phòng công chứng tư nhân.

Công chứng là gì?
Công chứng là gì?

2. Đặc điểm công chứng

Với khái niệm nêu trên có thể thấy, hoạt động công chứng được hiện lên bởi những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, hoạt động công chứng là hoạt động được thực hiện bởi công chứng viên thể hiện qua việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật. Theo đó, công chứng viên được Nhà nước trao cho một số chức năng tư pháp nhất định khác với cơ quan hành chính nhà nước trong hoạt động chứng thực.

Thứ hai, mục đích của hoạt động công chứng là nhằm xác định “tính xác thực, hợp pháp” của giao dịch, tài liệu. Theo đó, tính xác thực chính là xác nhận sự kiện, tình tiết liên quan đến nội dung của văn bản xảy ra trên thực tế. Mặt khác, tính hợp pháp được thể hiện ở chỗ công chứng viên xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hoạt động công chứng của mình. Để làm được điều này, bản thân công chứng viên phải thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, rà soát, nghiên cứu nhằm đảm bảo phù hợp với quy định. Điều này giúp tài liệu, văn bản, giao dịch được công chứng so với những văn bản khác không được công chứng sẽ mang giá trị pháp lý cao hơn.

Thứ ba, đối tượng của hoạt động công chứng bao gồm hai loại giao dịch, hợp đồng. Thứ nhất là các hợp đồng, giao dịch mà theo quy định pháp luật yêu cầu phải thực hiện công chứng. Theo đó, đây được coi là điều kiện có hiệu lực của giao dịch, hợp đồng đó về mặt hình thức. Thứ hai là hợp đồng, giao dịch pháp luật không bắt buộc nhưng cá nhân, tổ chức có nhu cầu thực hiện công chứng.

Thứ tư, tài liệu, văn bản sau khi công chứng sẽ có giá trị như chứng cứ và có hiệu lực thi hành với các bên. Theo đó, những nội dung trong văn tài liệu, văn bản được công chứng khi đưa ra làm chứng cứ sẽ không cần phải chứng minh trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố vô hiệu. Như vậy, có thể thấy được hoạt động công chứng giúp bảo đảm giá trị thực hiện cho các tài liệu văn bản được xác lập và công chứng, đồng thời giữ vai trò là chứng cứ chứng minh hiệu quả trong trường hợp có tranh chấp phát sinh.

Như vậy, nhìn chung có thể hiểu được rằng công chứng chính là hành vi của công chứng viên nhằm xác thực, xác nhận tính hợp pháp của văn bản, tài liệu và giao dịch, hợp đồng liên quan đến văn bản, tài liệu đó.

XEM THÊM ==>  Công Chứng Hợp Đồng Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất

3. Vai trò của công chứng đối với việc xác lập giao dịch

Xác lập một giao dịch hay hợp đồng là việc một bên (giao dịch đơn phương) hoặc các bên (giao dịch đa phương) xác định giao kết hợp đồng, thực hiện giao dịch qua đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Theo đó, dựa trên vai trò nói chung của hoạt động công chứng và căn cứ theo bản chất của việc xác lập giao dịch, hợp đồng có thể chỉ ra một số vai trò của việc công chứng đối với việc xác lập giao dịch như sau:

Thứ nhất, bảo đảm giá trị pháp lý của giao dịch, hợp đồng.

Để bảo đảm cho giao dịch, hợp đồng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đầy đủ, đúng đắn cả về phạm vi, nội dung cam kết lẫn thời gian thực hiện, thì phải làm cho các điều cam kết đó có giá trị pháp lý bắt buộc phải tuân thủ.

Nhìn chung đối với một văn bản pháp lý, các nội dung ghi nhận sẽ có giá trị pháp lý vững chắc khi đảm bảo được các điều kiện về:

(i) Giao dịch, hợp đồng trước hết phải phù hợp với pháp luật.

Theo đó, điều kiện này được đáp ứng qua sự thẩm tra của công chứng viên. Công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng biết những điều khoản, nội dung nào của giao dịch, hợp đồng “không phù hợp với các nguyên tắc của đạo luật, bộ luật áp dụng, vối chế định luật, điều luật áp dụng, với trình tự, thủ tục do luật quy định và hướng dẫn họ làm lại cho đúng”.

Thông thường, người yêu cầu công chứng không biết hết các quy định của luật pháp liên quan đến văn bản. Do vậy, thông qua “sự thẩm tra, soát xét, hướng dẫn khắc phục của công chứng viên, hợp đồng, văn bản sẽ phù hợp với pháp luật và có giá trị pháp lý”.

(ii) Pháp luật hiện hành nước ta quy định các văn bản được công chứng có “giá trị chứng cứ, trừ trường hợp được thực hiện không đúng thẩm quyền hoặc bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu”.

Do vậy, đối với những giao dịch, hợp đồng quy định phải được công chứng mới có giá trị pháp lý thì việc công chứng nhằm xác định giá trị pháp lý của văn bản. Còn với những văn bản pháp luật không đòi hỏi công chứng nhưng nếu có công chứng thì càng được bảo đảm về giá trị pháp lý.

XEM THÊM ==>   Danh sách đề tài Luận Văn Thạc Sĩ Công Chứng + Download Bài Mẫu

Thứ hai, là biện pháp hữu hiệu cho việc phòng ngừa sự gian lận, lừa đảo trong quan hệ và sự bội tín trong thực hiện hợp đồng.

Trước hết, thông qua sự soát xét và giám định của công chứng viên (công chứng viên có quyền yêu cầu giám định hoặc yêu cầu cơ quan, nơi đã cung cấp văn bằng, văn bản tiến hành kiểm tra, đối chiếu để khẳng định tính xác thực của văn bản), giao dịch, hợp đồng sẽ đảm bảo được lập căn cứ trên nội dung pháp lý hợp pháp, có cơ sở để áp dụng, tránh trường hợp gian lận, lừa đảo trong việc đưa thông tin, ví dụ như đối với thông tin cá nhân của người quyết định chấm dứt hợp đồng có thẩm giao dịch, hợp đồng cũng đồng thời là căn cứ để xác định tính hợp pháp của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, về hình thức, nội dung và thời gian thực hiện.

Thứ ba, là cơ sở pháp lý để giải quyết đúng đắn các tranh chấp.

Trong trường hợp các tranh chấp phát sinh liên quan đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, giao dịch, hợp đồng được công chứng chính là những căn cứ có giá trị chứng minh cao. Điều này có thể xuất phát từ thực tế những tình tiết, sự kiện, nội dung ghi nhận tại giao dịch, hợp đồng được công chứng đã được công chứng viên thông qua hoạt động công chứng kiểm tra tính xác thực và hợp pháp và bản thân họ cũng phải chịu trách nhiệm đối với những xác thực và ghi nhận đó. Theo đó, khi có văn bản đã được công chứng, cơ quan xét xử sẽ dễ dàng hơn trong công tác giải quyết tranh chấp, giảm thời gian nghiên cứu, tìm kiếm và đánh giá các chứng cứ khác.

Công Chứng Là Gì? Đặc Điểm Và Vai Trò Của Công Chứng hiểu được nỗi khổ của các bạn sinh viên tìm tòi những tài liệu chất lượng để phục vụ bài làm báo cáo thực tập đặc biệt về Luật Công chứng, luận văn trust đã chia sẻ bài viết này để có thể hỗ trợ cho các bạn làm bài tốt hơn. Tuy nhiên, nếu cần hỗ trợ cho bài báo cáo thực tập hay khóa luận tốt nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi.

Số điện thoại : 0917.193.864

Zalo : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x