Công Chứng Hợp Đồng Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất

Công Chứng Hợp Đồng Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất

Công Chứng Hợp Đồng Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất bài viết bao gồm nội dung công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, trình tự và thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.

Khi làm báo cáo, luận văn chắc hẳn các bạn sinh viên gặp một số khó khăn nhất định như không tìm được công ty, hay đề tài, không hoàn thành bài tốt, có thể liện hệ qua dịch vụ viết thuê khóa luận giá rẻ của Luận Văn TRust nhé.

1. Nội dung công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Việc công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tập trung vào hai nội dung chính là: tính xác thực và tính hợp pháp của hợp đồng. Theo đó, chi tiết các vấn đề này được quy định cụ thể như sau:

Về tính hợp pháp, theo quy định công chứng viên bắt buộc phải chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp của nội dung hợp đồng thế chấp, tức là đảm bảo tất cả các nội dung được ghi nhận, thừa nhận trong hợp đồng là phù hợp với quy định của pháp luật. Theo khoản 6 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014 công chứng viên phải kiểm  tra và đảm bảo dự thảo hợp đồng tuân thủ quy định của pháp luật, đúng với đạo đức xã hội và các đối tương giao kết hợp đồng là hợp pháp và hợp lệ. Như vậy, trong trường hợp các bên đã soạn thảo sẵn hợp đồng, công chứng viên sẽ phải kiểm tra nội dung của hợp đồng để đảm bảo không có bất kỳ quy định, điều khoản nào vi phạm pháp luật và công chứng viên cũng có quyền yêu cầu người công chứng sửa đổi lại cho phù hợp. Đồng thời, công chứng viên cũng cần kiểm tra “nội dung, ý định giao kết hợp đồng là không vi phạm pháp luật” (khoản 2 Điều 41 Luật Công chứng năm 2014) trước khi thực hiện công chứng. Đối với việc kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất cần phải có sự hỗ trợ và/hoặc nguồn thông tin được cung cấp cụ thể bởi các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các thông tin liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tình trạng kê biên để thi hành án hoặc tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất.

Về tính xác thực, theo quy định của pháp luật hiện hành, nội dung công chứng của công chứng viên bao gồm cả tính xác thực của hợp đồng. Theo đó, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được công chứng nhằm xác thực về các vấn đề liên quan đến: “các bên ký kết hợp đồng, thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng, thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, hiện trạng, đặc điểm và các thông tin khác của thửa đất được thế chấp”[1]. Việc xác thực này được căn cứ trên các thông tin có liên quan, hồ sơ, văn bản, tài liệu do các bên cung cấp, xuất trình tới công chứng viên và thực tế kiểm tra tại thời điểm công chứng như: giấy tờ pháp lý cá nhân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biểu hiện của các bên,…

Công Chứng Hợp Đồng Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất
Công Chứng Hợp Đồng Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất

2. Trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Luật Công chứng năm 2014 đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng nói chung và áp dụng với việc công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nói riêng. Căn cứ Chương V của Luật này về thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, có thể tóm tắt trình tự, thủ tục công chứng như sau:

Bước 1: Nộp bộ hồ sơ yêu cầu công chứng

Người yêu cầu công chứng có trách nhiệm chuẩn bị và nộp tổ chức hành nghề công chứng một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm: “(i) Phiếu yêu cầu công chứng; (ii) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng; (iii) Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (iv) Bản sao giấy tờ khác liên quan đến hợp đồng”. Trường hợp yêu cầu công chứng đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đã được soạn sẵn thì bên yêu cầu công chứng còn phải chuẩn bị dự thảo hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. Nếu không hợp đồng này sẽ do công chứng viên trực tiếp soạn thảo.

XEM THÊM ==>  Công Chứng Là Gì? Đặc Điểm Và Vai Trò Của Công Chứng

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Công chứng viên tiếp nhận và tiến hành kiểm tra giấy tờ, tài liệu trong bộ hồ sơ yêu cầu công chứng. Theo đó xảy ra hai trường hợp:

Trường hợp 1: hồ sơ yêu cầu công chứng đã đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo tính xác thực, đúng đắn thì công chứng viên tiến hành thụ lý, ghi vào sổ công chứng.

Trường hợp 2: nếu có bất kỳ căn cứ nào cho rằng:

(i) “trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng”[2]; hoặc

(ii) “Dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng”[3]; hoặc

(iii) Trường hợp hợp đồng được công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, nếu “nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch”[4]

Sau đó, người yêu cầu công chứng sẽ tự đọc lại hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên đọc lại cho người yêu cầu công chứng nghe dự thảo hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. Trường hợp đồng ý với toàn bộ nội dung thì công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng.[5]

XEM THÊM ==>   Danh sách đề tài Luận Văn Thạc Sĩ Công Chứng + Download Bài Mẫu

Bước 3: Ký chứng nhận

Sau khi kiểm tra toàn bộ hồ sơ, công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình các bản chính của giấy tờ theo quy định để đối chiếu. Sau khi đảm bảo tính xác thực, đúng đắn, công chứng viên thực hiện ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.[6]

Bước 4: Trả kết quả công chứng

Sau thời hạn không quá 02 ngày làm việc hoặc 10 ngày làm việc (đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có nội dung phức tạp kể từ ngày tổ chức hành nghề công chứng tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, tổ chức công chứng tiến hành trả kết quả công chứng cho người công chứng.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng thời hạn công chứng nêu trên không tính khoảng thời gian thực hiện việc “xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, dịch giấy tờ, văn bản”[7].

[1] Nguyễn Thị Hồng Luyến (2017), Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.55.

[2] Quốc hội (2014), khoản 5 Điều 40 Luật Công chứng.

[3] Quốc hội (2014), khoản 6 Điều 40 Luật Công chứng.

[4] Quốc hội (2014), khoản 2 Điều 41 Luật Công chứng.

[5] Quốc hội (2014), khoản 8 Điều 40 Luật Công chứng.

[6] Quốc hội (2014), khoản 8 Điều 40 Luật Công chứng.

[7] Quốc hội (2014), khoản 1 Điều 43 Luật Công chứng

Công Chứng Hợp Đồng Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất nội dung bài viết đã được chúng tôi kiểm chứng và xác thực qua, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm kham thảo. Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẻ rất nhiều bài viết với nhiều chủ đề khác nhau phục vụ cho bài báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, mời các bạn theo dõi website để cập nhật những bài viết mới nhất.

Số điện thoại : 0917.193.864

Zalo : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x