Cơ Sở Lý Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Lĩnh Vực Điện bài viết phù hợp với các bạn sinh viên đang chuẩn bị làm khóa luận tốt nghiệp về lĩnh vực này nhưng chưa tìm được nguồn tài liệu kham thảo chất lượng thì không nên bỏ qua bài viết này. Nội dung được đội ngũ luận văn Trust kiểm chứng và xác thực qua. Nội dung bao gồm: khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, nội dung xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.
Quá trình làm báo cáo thực tập, các bạn học viên có thể xem qua dịch vụ viết thuê khóa luận tốt nghiệp của Luận Văn Trust để được hỗ trợ tư vấn đè tài và báo giá viết báo cáo trọn gói nhé.
Mục lục
1. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính
1.1. Khái niệm của vi phạm hành chính
Trong quá trình tham gia các mối quan hệ xã hội thì việc ban hành các quy định của pháp luật điều chỉnh là vô cùng quan trọng. Bên cạnh quá trình phát triển kinh tế thì nhà nước đảm bảo cho việc thực hiện thì việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật là vô cùng cần thiết.
Khái niệm vi phạm pháp luật nói chung được coi là một trong các khái niệm cơ bản và quan trọng của pháp luật Việt Nam. Hệ thống pháp luật nước ta căn cứ vào mức độ hành vi vi phạm của từng ngành luật chuyên ngành mà đưa ra những mức xử lý tùy vào mức độ của các hành vi trên. Ví dụ: Luật hình sự xác định hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tới các khách thể được luật hình sự bảo vệ và quy định các hình thức xử lý với tư cách là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất để áp dụng đối với người phạm tội. Hoặc đối với Luật xử phạt vi phạm hành chính thì mức độ vi phạm được đánh giá là nhẹ hơn sẽ được áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính tương thích đối với các hành vi đó. Tuy rằng, đây là một khái niệm quan trọng nhưng cho tới nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể để xác định khái niệm về vi phạm pháp luật quản lý nhà nước về điện lực. Khái niệm này chỉ được nghiên cứu dưới góc độ là một khái niệm khoa học về lý luận pháp lý nói chung của các nhà nghiên cứu.

Bởi lẽ, pháp luật đặt ra những quy chuẩn để điều chỉnh những quan hệ xã hội trong đời sống xã hội. Người nào làm trái các quy định của pháp luật thì tuỳ vào mức độ mà bị xử lý cho phù hợp. Trong đó, việc vi phạm hành chính xảy ra thường xuyên nhất. Trước đây, Điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 1989 quy định: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân hay tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”[1]. Trên thực tế thì một số quy định thể hiện theo quy định trên, bao gồm: hành vi vi phạm, tính trái pháp luật của hành vi, lỗi, và bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, “yếu tố khách thể của vi phạm hành chính (những quan hệ bị xâm hại) không được nêu ra trong định nghĩa, tuy rằng điều này rất quan trọng.
Tiếp đó, trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1995, khái niệm vi phạm hành chính được quy định gián tiếp tại khoản 2 Điều 1 như sau: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý xâm phạm quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm pháp lý hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”[2]. Với mong muốn kiện toàn pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và 2008 – sau đây gọi chung là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002). Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 vẫn đưa ra khái niệm vi phạm hành chính một cách một cách gián tiếp thông qua khái niệm xử phạt vi phạm hành chính như sau: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây được gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”[3].
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
1.2. Đặc điểm vi phạm pháp luật hành chính
Trên cơ ở khái niệm về vi phạm hành chính đã được quy định thì có thể xem xét quy định thì có thể xem xét các hành vi này có thể được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức vi phạm quy định theo lỗi cố ý hoặc vô ý về các quy định quản lí nhà nước mà không phải tội phạm và sẽ bị xử lí vi phạm theo quy định. Vi phạm hành chính có bốn đặc điểm chính: tính trái quy định pháp luật xâm hại nguyên tắc quản lí nhà nước, tính có lỗi của hành vi, chịu xử lí vi phạm hành chính. Các đặc điểm này thể hiện trên một số phương diện sau:
Một là, vi phạm pháp luật hành chính là hành vi trái pháp luật xâm hại các quy tắc quản lí nhà nước. Các hành vi trái pháp luật quản lí hành chính được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Sẽ không có vi phạm hành chính nếu không có hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc này.
Hai là, tính có lỗi của hành vi vi phạm hành chính. Đây là yếu tố quan trọng trong yếu tố xác định mặt chủ quan của hành vi, thể hiện ý chí của người thực hiện. Lỗi trong vi phạm hành chính được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.(i) Lỗi cố ý thể hiện ở nhận thức của chủ thể có hành vi biết được tính chất nguy hại của hành vi của mình, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra. (ii) Lỗi vô ý thể hiện ở chủ thể thực hiện hành vi không nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi đó mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thức được hoặc nhận thức được nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả.
Ba là, vi phạm hành chính phải bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Luật xử lí vi phạm hành chính là khung pháp lí cơ bản điều chỉnh việc xử lí vi phạm hành chính. Trong nguồn luật này đặt ra các nguyên tắc xử lý vi phạm; các biện pháp xử lý vi phạm; các đối tượng bị xử lý vi phạm;…
Bốn là, việc xử lý vi phạm hành chính được cụ thể hóa ở các văn bản pháp luật khác quy định từng lĩnh vực cụ thể khác nhau như: giao thông đường bộ; hàng hải; an ninh trật tự, an toàn xã hội; dầu khí, kinh doanh dầu khí;…
XEM THÊM ==> Danh Sách Đề Tài Luận Văn Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính + Bài Mẫu
2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực
2.1. Khái niệm về vi phạm pháp luật về điện lực
Cơ Sở Lý Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Lĩnh Vực Điện: Xuất phát từ đặc thù cũng như vai trò và sự cần thiết quản lý nhà nước về điện lực, Luật điện lực 2004, sửa đổi bổ sung và văn bản pháp luật có liên quan đã quy định về các hành vi vi phạm pháp luật quản lý nhà nước về điện lực. Song do các hành vi vi phạm pháp luật quản lý nhà nước về điện lực là vô cùng đa dạng, được thể hiện dưới các hình thức khác nhau nên việc đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về vi phạm pháp luật quản lý nhà nước về điện lực là chưa từng được đề cập. Mặc dù vậy, qua phân tích nêu trên có thể đưa ra một khái niệm cơ bản về vấn đề này như sau: Vi phạm pháp luật quản lý nhà nước về điện lực được hiểu là những hành vi vi phạm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước về điện lực do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý và được các văn bản pháp luật quy định cụ thể trong lĩnh vực quản lý nhà nước về điện lực. Theo khái niệm trên, vi phạm pháp luật quản lý nhà nước về điện lực có những đặc điểm sau:
Một là, vi phạm pháp luật điện lực là các hành vi do tổ chức, cá nhân thực hiện đã vi phạm pháp luật quản lý nhà nước về điện lực. Tức là hành vi của tổ chức, cá nhân đã vi phạm những quy định cụ thể của pháp luật quản lý nhà nước về điện lực. Do vậy các hành vi vi phạm này cần phải bị xử lý theo quy định nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Hai là, hành vi vi phạm pháp luật điện lực là các hành vi vi phạm quy định của NN trong lĩnh vực quản lý nhà nước về điện lực được quy định trong các văn bản pháp luật cụ thể. Tức là chỉ những hành vi vi phạm các quy định trong lĩnh vực Điện lực thì mới bị xử lý theo các văn bản pháp luật có liên quan trong lĩnh vực Điện lực.
Ba là, hành vi vi phạm pháp luật quản lý nhà nước về điện lực được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Tùy vào từng hành vi vi phạm do các tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý theo từng quy định pháp luật mà sẽ có hình thức và mức độ xử lý tương ứng đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực pháp luật Điện lực.
2.2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực
Từ những phân tích về khái niệm xử lý vi phạm hành chính, có thể thấy rằng xử phạt hành chính là một trong những biện pháp chế tài hành chính do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong quá trình xử lý vi phạm hành chính. Do đó, xử phạt hành chính cũng luôn mang tính cưỡng chế nhà nước và tính quyền lực nhà nước. Xử phạt hành chính là hoạt động cưỡng chế Nhà nước chỉ áp dụng đối với đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trên thực tế mà không thể áp dụng đối với hành vi chưa được dự liệu là hành vi vi phạm hành chính. Điều này cho thấy xử phạt hành chính chỉ được tiến hành khi có hành vi vi phạm hành chính. Đặc điểm có tính nguyên tắc này đã được khẳng định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002: “Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định””[4]. Do vậy, đòi hỏi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền khi xử phạt hành chính phải xác định rõ: hành vi vi phạm xảy ra trên thực tế có phải là hành vi vi phạm hành chính, hành vi đó do cá nhân hay tổ chức thực hiện, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi… để có thể quyết định hình thức xử phạt cho phù hợp, bảo đảm nguyên tắc xử lý đúng người, đúng hành vi vi phạm. Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: Xử vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”[5].
3. Nội dung xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực
3.1. Hệ thống quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực
Trên cơ sở pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực thì pháp luật về vấn đề này được thể hiện qua các văn bản cụ thể. Điều này cũng đảm bảo cho quá trình áp dụng nói chung. Ở nước ta thì việc thực thi chính sách về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực được quy định tại các văn bản pháp lý như sau:
– Luật điện lực 2004, sửa đổi bổ sung
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
– Chính phủ (2013), Nghị định 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Các quy định nêu trên đã tạo nền tảng quan trọng trong quá trình tổ chức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực của cơ quan nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
XEM THÊM ==> Gợi Ý Các Đề Tài Luận Văn Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính
3.2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực
Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực rất đa dạng. Do vậy, trong xử phạt vi phạm hành chính về điện lực, căn cứ vào khách thể trực tiếp của vi phạm hành chính về điện lực, hành vi vi phạm hành chính được chia thành các nhóm. Căn cứ theo thì các hành vi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện được ghi nhận tại Nghị định 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (gọi tắt là nghị định 134/2013 của chính phủ) có các quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 1[6]. Đối với các hành vi vi phạm pháp luật hành chính về sử dụng điện được cụ thể hóa tại Điều 12 Nghị định 134/2013) được thể hiện với các hành vi sau:
– Hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện.
– Các hành vi cụ thể:
+ Vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện;
+ Tự ý cấp điện cho tổ chức, cá nhân bị ngừng cấp điện do vi phạm các quy định về sử dụng điện; vi phạm pháp luật về xây dựng, bảo vệ môi trường.
– Khoản 3 Điều 12 quy định các hành vi:
+ Tự ý lắp đặt, đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển, thay thế các thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện;
+ Không thông báo cho bên bán điện biết trước 15 ngày khi có nhu cầu chấm dứt hợp đồng mua bán điện đối với trường hợp mua điện để phục vụ các mục đích khác ngoài mục đích sinh hoạt.
– Hành vi tự ý đóng điện dùng khi công trình sử dụng điện của bên mua điện chưa nghiệm thu; khi đang trong thời gian bị ngừng cấp điện do vi phạm các quy định về sử dụng điện, vi phạm pháp luật về xây dựng, bảo vệ môi trường.
– Các hành vi tại khoản 5 quy định: (a) Gây hư hại, tự ý di chuyển hệ thống đo đếm điện (kể cả tủ bảo vệ công tơ, các niêm phong và sơ đồ đấu dây); (b) Sử dụng các thiết bị với mục đích gây nhiễu làm hư hại thiết bị truyền số liệu, đo lường, bảo vệ của hệ thống điện”[7].
– Khoản 6 quy định hành vi người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt”[8].
– Khoản 7 quy định đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ”[9].
– Khoản 8 quy định các hành vi: (a) Không thực hiện chế độ sử dụng điện theo đúng mức yêu cầu của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia trong trường hợp hệ thống bị hạn chế công suất; không có biện pháp đảm bảo tiêu chuẩn điện áp đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện; (b) Sử dụng trang thiết bị sử dụng điện, trang thiết bị đấu nối không đáp ứng các tiêu chuẩn, (quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn về an toàn điện để đấu nối vào lưới điện quốc gia; (c) Không thực hiện các lệnh thao tác của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia; (d) Không thực hiện cắt điện, giảm mức tiêu thụ điện khi có yêu cầu của bên bán điện do sự cố bất khả kháng”[10].
– Khoản hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau: (a) Hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 1.000kWh; (b) Hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1.000kWh đến dưới 2.000kWh; (c) Hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2.000kWh đến dưới 4.500kWh;(d) Hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 4.500kWh đến dưới 6.000kWh;(đ) Hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 6.000kWh đến dưới 8.500kWh;(e) Hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 8.500kWh đến dưới 11.000kWh; (g) Hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 11.000kWh đến dưới 13.500kWh;(h) Hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 13.500kWh đến dưới 16.000kWh;(i) Hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 16.000kWh đến dưới 18.000kWh; (k) Hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 18.000kWh đến dưới 20.000kWh.”[11]
– Đối với trường hợp trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên được chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định này, nhưng sau đó có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án của cơ quan có thẩm quyền hoặc trả lại hồ sơ thì áp dụng thời hạn xử phạt quy định tại Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tiền quy định tại Điểm k Khoản 9 Điều này và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d Khoản 12 Điều này”[12]. Như vậy, các nhóm vi phạm đã liệt kê là đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 134/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực.
3.3. Hình thức xử lý vi phạm hành chính
Các hình thức xử phạt chính bao gồm: Cảnh cáo; phạt tiền. Hình thức phạt tiền tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực là 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức hoặc Đơn vị điện lực. Mức phạt quy định tại Nghị định 134/2013. Đồng thời, Hình thức xử phạt bổ sung là ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức hoặc Đơn vị điện lực có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng làm phương tiện vi phạm.
Ngoài ra, ngoài các hình thức xử phạt chính và xử phạt bổ sung quy định tại Điều 3 Nghị định này, cá nhân, tổ chức hoặc Đơn vị điện lực có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này. Tất cả các quy định trên tập trung quy định tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định 134/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.
3.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 đến Điều 36 Nghị định 134/2013/NĐ-CP thì quy định về thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực điện lực. Trong đó có quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND các cấp từ cấp xã đến cấp tỉnh( Điều 33); thẩm quyền của Thanh tra từ Thanh tra viên, đến Chánh thanh tra Sở Công thương, Trưởng đoàn thanh tra, Chánh thanh tra bộ công thương, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Điều 34), Thẩm quyền xử phạt của Thủ trưởng cơ quan điều tiết điện lực (Điều 35) và các lực lượng khác như: Đội trưởng của chiến sỹ công an nhân dân, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng (quy định tại Điều 36 Nghị định 134/2013) đối với các mức xử phạt, hình thức xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật hành chính về điện lực. Quá trình áp dụng trong thực tế thì việc áp dụng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chí. Căn cứ Điều 42, 43 của Nghị định 134/2013/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi quyết định xử phạt cho người vi phạm, nếu người vi phạm không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì ngoài các biện pháp cưỡng chế quy định tại Khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có thể bị cưỡng chế thi hành bằng biện pháp ngừng cung cấp điện. Do vậy, người vi phạm phải nhận được thông báo xử phạt mới phải thực hiện nghĩa vụ. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp vi phạm phải có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nêu rõ căn cứ phạt, mức phạt (bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung) gửi cho bạn thì bạn mới phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt tại Kho bạc nhà nước – căn cứ theo quy định tại Chương III Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt các hành vi vi phạm hành chính.

3.5. Trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính về điện lực
Quy định trình tự xử lý vi phạm hành chính được cụ thể hóa quá trình xử lý gồm 10 bước với các thủ tục đi kèm từ khi phát hiện vi phạm cho đến khi giải quyết xong vụ việc; trách nhiệm bám sát với cơ quan có thẩm quyền của địa phương trong việc xử lý; lập biên bản làm việc về hành vi vi phạm hành lang đã lập và xem xét từng trường hợp cụ thể các yếu tố nguy cơ tái diễn vi phạm (như công trình vẫn đang thi công; cây trồng gần hành lang chưa di chuyển, chưa thu hoạch xong…), quyết định việc lập hồ sơ đề nghị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực. Xác định vi phạm hành chính; Xác định thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; Kỹ năng soạn thảo biên bản vi phạm hành chính,….Đặc biệt dành nhiều thời gian để các học viên trao đổi, thảo luận về những vướng mắc thực tế phát sinh trong quá trình QLVH và đưa ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sai sót, tránh khiếu kiện trong công tác lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính.
Hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực là một trong những lĩnh vực quan trọng đối với đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội thì việc xây dựng và hoàn thiện chủ trương, chính sách về quản lý nhà nước về điện lực ở nước ta hiện nay. Điều này đã và đang tạo nên những tác động mạnh mẽ trong việc thiết lập và hoàn chỉnh một hệ thống QLNN về điện lực đối với nước ta đáp ứng với yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong tình hình mới. Việc xác định đặc điểm có liên quan đến hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực sẽ hỗ trợ một phần lớn trong việc thiết lập các quy phạm pháp luật chặt chẽ nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về điện lực nhằm tăng cường quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này. Ngoài ra, với những quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ được pháp luật điều chỉnh. Ngày nay, trong cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, những quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực đã phần nào phát huy vai trò và có tác động lớn trong việc góp phần cho sự phát triển cho kinh tế – xã hội của nước ta. Cùng với thời gian thì những quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực đã được thay đổi nhằm phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta giai đoạn mới. Chương I của Đề tài đã phân tích một cách khái quát cơ sở lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực ở nước ta hiện nay, bao gồm: Khái niệm về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, các đặc điểm, vai trò và các các công cụ của NN sử dụng để quản lý trong lĩnh vực này. Đồng thời, tác giả cũng triển khai nghiên cứu về nội dung quy định pháp luật về vấn đề này. Trên cơ sở lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực ở Chương I, tác giả vận dụng thực tiễn tại Điện lực Châu Đức – Công ty điện lực Bà Rịa Vũng Tàu, đánh giá thực trạng công tác áp dụng các quy định trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, kết quả đạt được trong việc áp dụng và những hạn chế, khó khăn gặp phải trong quá trình thi hành, từ đó tìm ra nguyên nhân của những kết quả đạt được cũng như nguyên nhân của những hạn chế được trình bày trong Chương 2 của đề tài
Cơ Sở Lý Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Lĩnh Vực Điện cảm ơn bạn đã tin tưởng và theo dõi bài viết của luận văn Trust, chúng tôi hy vọng với những thông tin mình vừa trình bày có thể giúp cho bài khóa luận của các bạn hoàn thành một cách hoàn chỉnh nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẻ rất nhiều bài viết với nhiều chủ đề khác nhau phục vụ cho bài báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, mời các bạn theo dõi website để cập nhật những bài viết mới nhất.
DV viết thuê đề tài : 0917.193.864
Zalo/Tele : 0917.193.864