Cơ Sở Lý Luận Về Việc Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

Khóa Luận Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

Tải Free Cơ Sở Lý Luận Về Việc Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu xin chào các bạn sinh viên ngành Xuất Nhập Khẩu, có phải bạn đang đau đầu vì tìm kiếm tài liệu kham thảo hoặc đang tìm kiếm các tài liệu mới nhất để hỗ trợ bạn hoàn thành bài khóa luận, thì Luận Văn Trust xin giới thiệu với bạn về bài viết này, bài viết về việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu được chúng tôi xây dựng từ việc thu thập nội dung từ nguồn dữ liệu chất lượng nhất.

Hiện nay Luận Văn Trust có dịch vụ hỗ trợ viết báo cáo, khóa luận, trong quá trình làm bài nếu các bạn chưa chọn được đề tài hay gặp các khó khăn trong quá trình làm bài có thể liên hệ với Dịch vụ viết thuê khóa luận của Luận Văn Trust nhé. Tư vấn miễn phí qua Zalo/Tele: 0917.193.864

1. Khái quát chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

1.1. Khái niệm về giao nhận hàng hóa

Cơ Sở Lý Luận Về Việc Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu: Trong buôn bán quốc tế, vận chuyển hàng hoá quốc tế là một bộ phận quan trọng với mục đích đưa hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Vậy dịch vụ giao nhận là gì ? “Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi Thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển , lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác gọi chung là khách hàng” – Điều 136 Luật Thương mại .

Nói một cách đơn giản, dịch vụ giao nhận là một dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ nơi nhận hàng đến nơi giao hàng. Năm 1552, hãng Vansai được biết dến như là  công ty đầu tiên trên thế giới cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa ở Badilay, Thuỵ Sĩ. Trước kia, việc chuyên chở hàng hóa sẽ do chính bên nhập hàng, bên xuất hàng, hoặc bên cung cấp dịch giao nhận đảm nhiệm một cách riêng lẻ. Tuy nhiên, khi tầm quan trọng của dịch vụ giao nhận được nâng cao do sự phát triển của thương mại quốc tế, đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp đứng ra cung cấp dịch vụ một cách chuyên nghiệp, và từ đó nghề giao nhận ra đời.

+ Vai trò của giao nhận đối với sự phát triển của thương mại

– Giao nhận giúp cho người chuyên chở khai thác được tối đa công năng của phương tiện chuyên chở giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển, từ đó giúp doanh nghiệp giảm giá thành hàng hoá xuất nhập khẩu.

– Giao nhận giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí kho bãi, từ đó giảm chi phí đào tạo nhân lực.

Cơ Sở Lý Luận Về Việc Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu
Cơ Sở Lý Luận Về Việc Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

1.2. Khái niệm về người giao nhận

“Trước đây, người giao nhận được xem là một đại lý trung gian, thay mặt cho người nhập khẩu thực hiện xếp dỡ hàng hóa, sắp xếp phương tiện vận tải, thu tiền từ khách hàng. Ngày nay, người giao nhận còn đảm nhiệm các dịch vụ như: làm thủ tục hải quan, đặt chỗ, kê khai hải quan… với một lô hàng, ngoài ra có thể kiêm luôn cả dịch vụ vận chuyển và phân phối.”

Theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận – FIATA thì: “Người giao nhận là người lo toan để hàng hoá được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hành động vì lợi ích của người uỷ thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá …”

Người giao nhận phải có các nghiệp vụ chuyên môn như:

– Biết sử dụng linh hoạt các loại hình vận chuyển

– Biết cách tận dụng trọng tải tối đa của các công cụ vận tải

– Biết cách làm việc với các tổ chức liên quan đến vận chuyển như: hải quan, đại lý hãng tàu, bảo hiểm, nhà ga, bến cảng…

1.3. Khái niệm xuất nhập khẩu – Khóa Luận Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

Theo Nghị định của hội đồng Bộ trưởng số 64-HĐBT ngày 10-6-1989 ban hành bản quy định về chế độ và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì:  “Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phải nhằm phục vụ nền kinh tế trong nước phát triển trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh sẵn có về lao động, đất đai và các tài nguyên khác của nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và quy trình công nghệ sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá đất nước, đáp ứng các yêu cầu cơ bản và cấp bách về sản xuất và đời sống, đồng thời góp phần hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng và điều hoà cung cầu để ổn định thị trường trong nước.”

Xuất nhập khẩu là hoạt động thương mại trên phạm vi quốc tế. Xuất nhập khẩu  là một hệ thống mua bán với các tổ chức cả bên trong và bên ngoài với mục tiêu tạo lợi nhuận, phát triển sản xuất, đổi mới kinh tế, và nâng cao mức sống trong xà hội. Xuất nhập khẩu là hoạt động dễ đem lại hiệu quả to lớn, tuy nhiên nó lại có thể gây tổn thất lớn khi phải đối mặt với các hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia xuất nhập khẩu không dễ dàng khống chế được.

Giao dịch với người ngoại quốc, thị trường khó kiểm soát khi được mở rộng, chi phí thông qua trung gian cao, thanh toán bằng ngoại tệ với tỷ giá cao, rào cản luật pháp luật quốc tế và văn hóa địa phương,… là một phần trong các nét phức tạp về việc tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

“Hoạt động xuất nhập khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu từ điều tra thị trường, lựa chọn hàng hoá, các bên giao dịch, các bước đàm phán, ký kết hợp đồng, đến khi hàng hoá chuyển đến cảng và chuyển giao quyền sở hữu cho người mua, hoàn thành các thanh toán. Các khâu, các nghiệp vụ này phải được nghiên cứu một cách đầy đủ và kỹ lưỡng, và phải đặt chúng trong mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau, nhanh chóng tận dụng lợi thế nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ đầy đủ kịp thời cho sản xuất, tiêu dùng trong nước. Đối với người tham gia hoạt động xuất nhập khẩu thì việc phải nắm bắt được các thông tin về nhu cầu hàng hoá thị hiếu, tập quán tiêu dùng khả năng mở rộng sản xuất, tiêu dùng trong nước, xu hướng biến động của nó là điều tiên quyết từ trong suy nghĩ

Mặc dù xuất nhập khẩu đem lại nhiều thuận lợi song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Thứ nhất, cạnh tranh dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán hàng xuất nhập khẩu. Nếu Nhà nước không có sự quản lý một cách chặt chẽ kịp thời sẽ gây các thiệt hại khi buôn bán với nước ngoài. Các hoạt động buôn lậu, trốn thuế, ép cấp, ép giá sẽ phát triển và gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Thứ hai, cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn đến việc thôn tính lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ trong nước sẽ chịu sự chèn ép từ các tập đoàn lớn từ nước ngoài.”

1.4. Phạm vi các dịch vụ giao nhận

1.4.1. Thay mặt người xuất nhập khẩu

Dựa vào nhu cầu của khách hàng, người giao nhận sẽ:

– Lên lộ trình chi tiết, lựa chọn phương tiện vận chuyển và người cung cấp dịch vụ vận chuyển

– Liên hệ với bên chuyên chở để thực hiện lưu cước

– Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để nhận hàng

– Kiểm tra những điều khoản của L/C và những quy định liên quan tại nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước quá cảnh và chuẩn bị những chứng từ cần thiết

– Đón hàng và lưu kho nếu cần

– Mua bảo hiểm hàng hóa tùy theo yêu cầu của khách hàng

– Đưa hàng hóa đến cảng, kê khai thủ tục hải quan, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và giao cho chủ phương tiện

– Giám sát và cập nhật thông tin về quá trình chuyên chở hàng hóa cho đến khi đại lý giao nhận của mình ở nước ngoài nhận được hàng

1.4.2. Thay mặt người nhập khẩu

– Giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu

– Nhận hàng tại cảng và kiểm tra các chứng từ có liên quan

– Thực hiện kê khai hải quan và thanh toán thuế, phí hải quan theo đúng qui định.

– Nhận hàng và thanh toán cước phí cho bên vận chuyển nếu cần

– Lưu kho hàng hóa nếu cần

– Giao hàng cho người nhận hàng và giúp người nhận hàng giải quyết những khiếu nại nếu có

1.4.3. Những dịch vụ khác

“Bên cạnh những dịch vụ cơ bản trên, những dịch vụ khác như:”gom hàng (tập hợp những lô hàng lẻ lại), hàng công trình, công trình chìa khóa trao tay, cung cấp thiết bị, xưởng…, tư vấn cho khách hàng về nhu cầu thị trường, tình hình cạnh tranh trong và ngoài nước, tư vấn hợp đồng ngoại thương.””

XEM THÊM ==>  Quy Trình Giao Hàng Container Xuất Nhập Khẩu Tại Cảng Biển

2. Mối quan hệ của người giao nhận với các bên

2.1. Chính phủ và các nhà đương cục khác

“Trong xuất nhập khẩu, đối với bất kì loại hình vận chuyển nào thì toàn bộ quy trình vận chuyển hàng về đến cửa khẩu, cũng như đưa hàng ra thị trường để tiêu thụ đều chịu sự quản lí của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền.”

“Trước khi tiến hành xuất nhập khẩu hàng hóa,”người giao nhận sẽ làm việc với Cơ quan Hải quan để khai báo hải quan, cung cấp thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu, khai báo thuế… Khi đã hoàn thành thủ tục khai báo hải quan với Cơ quan Hải quan, người giao nhận sẽ làm thủ tục thông quan với Cơ quan Cảng Vụ để, đưa hàng về hay xuất hàng lên phương tiện vận chuyển.””

“Đối với các chủng loại hàng hóa như thiết bị y tế, dược phẩm, động thực vật… Người giao nhận cần phải liên hệ với Bộ y tế, Cục Thú Y…để xin giấy phép y tế, kiểm dịch động vật và thực vật. Ngoài ra, người giao nhận sẽ phải liên hệ với Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) để xin giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình, liên hệ với Bộ Công thương để xin giấy phép nhập khẩu tự động, và liên hệ với cơ quan cấp giấy phép vận tải để vận chuyển hàng hóa đến khu vực khác hoặc kho bãi để lưu trữ.””

2.2. Các bên tư nhân – Khóa Luận Việc Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

Để hàng hóa được đem ra tiêu thụ ngoài thị trường, bên người giao nhận cần phải:

– Liên hệ với người chuyên chở hoặc các công ty vận chuyển

– Liên hệ với bên kho bãi để thuê khu vực lưu trữ hàng hóa

– Mua bảo hiểm cho hàng hoá để giảm thiểu tổn thất nếu có rủi ro xảy ra trong quá trình chuyên chở

– Làm việc với các công ty bao bì để đóng gói hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng.

Mối quan hệ này có thể được mô tả bởi sơ đồ sau :

XEM THÊM ==>  10 Bước Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Tại Cảng Tân Cảng

3. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu miễn thuế bằng đường hàng không

3.1. Các tổ chức quốc tế về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu miễn thuế bằng đường hàng không

Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (INternational Civil Aviation Organization – ICAO) –“Tổ chức trực thuộc Liên Hiệp Quốc, tổ chức được thành lập năm 1994. Là một tổ chức liên chính phủ, mục tiêu hoạt động của ICAO là thúc đẩy sự hợp tác của các nước trong lĩnh vực hàng không dân dụng nhằm:

– Bảo đảm cho hàng không dân dụng quốc tế tăng trưởng an toàn và trật tự trên toàn thế giới

– Khuyến khích nghệ thuật thiết kế và điều khiển máy bay cho mục đích hòa bình

– Khuyến khích phát triển  đường bay, sân bay và các phương tiện không vận

– Đáp ứng yêu cầu đi lại của hành khách và nhu cầu chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không an toàn, đều đặn, hiệu quả và tiết kiệm.”

Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (International Air Trans port Association – IATA) –“IATA là một tổ chức tự nguyện phi chính trị của các hãng hàng không trên thế giới được thành lập năm 1945. Thành viên của Hiệp hội này được dành cho tất cả những hãng hàng không có danh sách đăng ký ở những nước là thành viên của ICAO và một số thành viên khác. Mục đích của IATA là:

– Đẩy mạnh việc vận chuyển hàng không an toàn, thường xuyên và kinh tế vì lợi ích của nhân dân thế giới, khuyến khích thương mại bằng đường hàng không và nghiên cứu  những vấn đề có liên quan đến vận chuyển hàng không.

– Cung cấp những phương tiện để phối hợp hành động giữa các vụ vận tải hàng không quốc tế hợp tác với ICAO và các tổ chức khác.

– Nghiên cứu để thống nhất các quy định luật lệ quốc tế về hàng không, nghiên cứu tập quán hàng không. Hoạt động của IATA bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực kỹ thuật, pháp lý, tài chính của vận tải hàng không nhưng quan trọng nhất vẫn là sự điều chỉnh cơ cấu giá cước và giá vé của các tổ chức hội viên.”

Hiện nay SASCO đang chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho bộ phận hàng không có đủ trình độ để gia nhập IATA, làm đại lý hàng không cho IATA.

Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế FIATALiên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế – FIATA được thành lập năm 1926, bao gồm các hội viên chính thức là những hiệp hội quốc gia những người giao nhận và các hội viên công tác là những hãng giao nhận cá thể trên thế giới. Tên viết tắt của FIATA bắt nguồn từ tên tiếng Pháp: Fédération Internationale des associations de transitaires et assmilés. Mục tiêu chính của FIATA là:”

– Bảo vệ và phát huy lợi ích của người giao nhận.

– Nghiên cứu các biện pháp, thủ tục giao nhận nhằm nâng cao hiệu quả.”

Việc vận chuyển hàng không của FIATA giải quyết những vấn đề cước hàng không nhằm bảo vệ lợi ích chung của các đại lý hàng không FIATA & IATA cùng những tổ chức quốc tế khác liên quan đến công nghệ chuyên chở hàng không có quan hệ với nhau.

3.2. Quy định về các trường hợp hàng miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu

Theo “Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định 23 đối tượng và trường hợp miễn thuế bao gồm:

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ; hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.

– Quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại.

– Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh Mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới.

– Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu.

– Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu.

– Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

– Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu vực phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.

– Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định.

– Hàng hóa không nhằm Mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng mẫu; ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ.

– Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư

– Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

– Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh Mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.

– Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.

– Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí.

– Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh Mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư được miễn thuế đối với: Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu; Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc đóng tàu; Tàu biển xuất khẩu.

– Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền.

– Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường

– Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục.

– Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ.

– Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, trong đó phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.”

Như vậy, pháp luật đã quy định khá nhiều trường hợp miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu nhằm tạo ưu đãi cho các cá nhân, tổ chức. Đặc biệt là tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển.

XEM THÊM ==>  Quy Trình Giao Nhận Hàng Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không

4. Nội dung chủ yếu của dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường không

* Các chứng từ

“Chứng từ thường dùng trong vận chuyển hàng không là:”

– Vận đơn hàng không – Vận đơn “chủ”/ Vận đơn nhà

– Thư chỉ dẫn của người, gửi hàng

– Hoá đơn thương mại

– Tờ khai của người gửi hàng về hàng nguy hiểm

– Giấy chứng nhận về súc vật sống

– Giấy chứng nhận về vũ khí đạn dược

* Quy trình làm giao nhận của các đại lý hàng không

– Hỗ trợ người gửi hàng khi ký kết hợp đồng và khi đàm phán hợp đồng, tìm hiểu các thông tin liên quan và cần thiết theo yêu cầu của nước nhập khẩu,

– Hỗ trợ khách hàng gom hàng

– Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ hàng không, tính toán chi phí để đảm bảo đáp ứng được tất cả qui định của việc vận chuyển hàng không của cơ quan hải quan.

– Đảm bảo là giấy chứng nhận đóng gói và bản kê khai của người gửi hàng (trong trường hợp hàng nguy hiểm và súc vật sống) do người xuất khẩu cung cấp phù hợp với thể lệ của IATA và của Nhà nước.

– Thu xếp bảo hiểm cho khách hàng

– Thu xếp vận chuyển và lưu khoang máy bay với hãng hàng không và lên lịch trình giao hàng tại sân bay.

– Giám sát việc di chuyển hàng

– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận những chuyến hàng nhập khẩu.

– Lo thu xếp bảo hiểm cho khách hàng

– Thu xếp vận chuyển và lưu khoang máy bay với hãng hàng không và định lịch trình giao hàng tại sân bay.

* Quy trình làm giao nhận hàng không của người giao nhận

Đối với hàng xuất khẩu:

– Gom hàng là“việc tập hợp những lô hàng nhỏ, lẻ từ nhiều người gửi hàng thành những lô hàng lớn và gửi nguyên đi theo cùng một vận đơn tới cùng một nơi đến cho một hay nhiều người nhận. Việc gom hàng sẽ làm giảm chi phí, tăng khả năng vận chuyển của phương tiện, đặc biệt là vận chuyển bằng đường hàng không bởi trong hệ thống giá cước của các hãng hàng không, những lô hàng lớn thường được hưởng giá cước thấp hơn những lô hàng nhỏ.””

-“Giám sát việc di chuyển hàng của khách bao gồm việc chuyển tải và chuyển tiếp đến địa điểm giao hàng cuối cùng.”

-“Cung cấp chuyến hàng lớn để thuê toàn bộ, thuê một phần hoặc thuê từng phần nhỏ của máy bay.

– Dán nhãn cho hàng hoá

– Xếp hàng vào Container của máy bay để giao cho hãng hàng không nhận chở.

-“Thu xếp việc thu hoàn lại các khoản thuế, phí trước đã thanh toán cho hàng nhập, nay tái xuất.

Đối với hàng nhập khẩu:

-“Thu xếp dỡ hàng, chia hàng”

-“Khai báo hải quan”

-“Giao hàng”

-“Ứng tiền để thanh toán các khoản thuế, phí cho khách hàng”

-“Thực hiện lập lại chứng từ về hàng tái xuất”

-“Thực hiện việc trung chuyển hàng hoá trong nước đến địa điểm khai báo cuối cùng.”

-“Thu xếp xin giảm các khoản thuế phí cho hàng tái nhập.”

Khóa Luận Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu
Khóa Luận Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu

5.1. Nhân tố khách quan – Khóa Luận Việc Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

5.1.1. Môi trường luật pháp

Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động liên quan đến nhiều quốc gia, cho nên môi trường luật pháp ở đây cần được hiểu là luật pháp quốc tế, người giao nhận không chỉ phải tuân thủ luật pháp tại quốc gia hàng hoá được gửi đi mà còn phải tuân thủ luật pháp tại các quốc gia hàng hoá đi qua, và tại quốc gia hàng hoá được gửi đến.

“Bất kỳ một sự thay đổi nào ở một trong những môi trường luật pháp nói trên như sự ban hành, phê duyệt một thông tư hay nghị định của Chính phủ ở một trong những quốc gia kể trên; hay sự phê chuẩn, thông qua một Công ước quốc tế cũng sẽ có tác dụng hạn chế hay thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu. Các bộ luật của các quốc gia cũng như các Công ước quốc tế không chỉ quy định về khái niệm, phạm vi hoạt động mà quan trọng hơn nó quy định rất rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của những người tham gia vào lĩnh vực giao nhận. Do đó, việc hiểu biết về những nguồn luật khác nhau, đặc biệt là của những quốc gia khác sẽ giúp người giao nhận tiến hành công việc một cách hiệu quả nhất.”

Năm 1992, Chính phủ Việt Nam đã ban hành luật hàng không dân dụng và các văn bản có liên quan khác xác định môi trường pháp lý cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam: “Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam là cơ quan quản lý, chịu trách nhiệm với các hoạt động có liên quan tới vận tải hàng không. Quan hệ giữa các hãng hàng không khác nhau của các quốc gia dựa trên các hiệp định song phương được ký kết giữa hai Chính phủ mà đại diện thường là Cục Hàng không Dân dụng của các quốc gia. Tính cho đến nay, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam đã chính thức ký hiệp định chuyên chở hàng không tới 53 quốc gia và lãnh thổ. Việc ký kết các hiệp định nhằm trao đổi thương quyền (quyền được chuyên chở hành khách, hàng hoá và bưu kiện giữa các quốc gia), tải cung ứng, chỉ định các hãng hàng không khai thác dự trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với các công ước quốc tế về hàng không dân dụng, có tính đến nhân tố về địa lý, kinh tế, chính trị và nhu cầu.”

Việc Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua sửa đổi vào cuối năm 1996 cũng đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, và tạo đà phát triển cho ngành hàng không.

5.1.2. Môi trường chính trị, xã hội

Để thu hút các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đến đầu tư trong nước thì một môi trường chính trị, xã hội ổn đinh là một trong những điều kiện tiên quyết.

Bất kì sự biến động chính trị, xã hôi nào dều cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong và ngoài nước của một quốc gia. Quá trình vận chuyển hàng hóa cũng sẽ vì thế mà ảnh hưởng. Nếu như trên đường vận chuyển mà phải đi qua các quốc gia có chiến tranh, hoặc xung đột chính trị, hàng hóa sẽ mất nhiều thời gian hơn để được vận chuyển đến nơi yêu cầu, dẫn đến ảnh hưởng chất lượng của hàng hóa.

5.1.3. Môi trường công nghệ

Công nghệ phát triển đã kéo theo sự phát triển của rất nhiều lĩnh vực liên quan, trong đó có ngành hàng không.

Máy bay ngày nay đã có rất nhiều cải tiến so với các thế hệ trước. Bằng cách áp dụng các công nghệ hiện đại vào việc chế tạo, máy bay ngày nay có thể vận chuyển được với khối lượng hàng hóa lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Những thay đổi đó góp phần thay đổi bộ mặt của ngành hàng không nói chung, và hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường hang không nói riêng. Vận chuyển bằng đường hàng không đang dần trở thành xu thể bởi sự nhanh chóng và hiệu quả trong dịch vụ mà nó mang lại.

5.1.4 Thời tiết

Thời tiết là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Do thời tiết là yếu tố không thể can thiệp, người giao nhận nên kiểm tra trước tình hình thời tiết để có thể lựa chọn được lộ trình, thời gian vận chuyển, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa và yêu cầu của khách hàng.

5.1.5 Đặc điểm của hàng hoá

Bất cứ loại hàng hóa nào cũng có các đặc điểm riêng của nó, và người giao nhận phải có hiểu biết rõ để giúp hàng hóa được vận chuyển an toàn và đảm bảo chất lượng. Như các mặt hàng nông sản, hàng hóa tuy nhẹ, nhưng dễ hỏng, cần được bảo quản trong môi trường đặc biệt, hoặc như các mặt hàng cơ khí máy móc thì tuy không cần môi trường lưu trữ đặc biệt, nhưng chúng lại thường rất nặng và cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích trong khoang chứa.

Bên cạnh đó, mỗi một loại hàng hóa khác nhau sẽ cần đến các chứng từ khác nhau, các quy định vận chuyển khác nhau, và các hình thức đóng gói bao bì khác nhau. Do đó, người giao nhận buộc phải có kiến thức về các đặc điểm riêng của các loại hàng hóa để quá trình kê khai Hải quan được thực hiện đúng và đủ.

5.2. Nhân tố chủ quan – Khóa Luận Về Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

5.2.1. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc

Cơ sở hạ tầng tốt và trang thiết bị máy móc hiện đại là một nền tảng để hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không trở nên hiệu quả. Với trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng với kho bãi, phương tiện vận chuyển, phương tiện bóc dỡ hàng hóa, và khu vực lưu trữ,  người giao nhận sẽ dễ dàng quản lí được tất cả các đơn hàng, thực hiện gom hàng một cách nhanh chóng, và kiểm tra kho hàng bất cứ khi nào cần. Người giao nhận sẽ trở nên chủ động hơn trong viêc tiếp cận khách hàng, thực hiện các yêu cầu đa dạng từ khách hàng, và giữ được mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng.

5.2.2. Lượng vốn đầu tư

Người giao nhận cần phải tính toán chi phí một cách chi tiết để xây dựng được một cơ sở hạ tầng tốt, cùng với các trang thiết bị phù hợp để hoạt động giao nhận bằng đường hàng không được thực hiện hiệu quả nhất. Vì vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và máy móc khá cao, nên nhiều người giao nhận đã liên kết với nhau để cùng sử dụng các trang thiết bị, hoặc đi thuê từ bên ngoài để giảm bớt chi phí ban đầu.

5.2.3. Trình độ người tổ chức điều hành, tham gia quy trình

Trình độ của người tổ chức điều hành cũng như người trực tiếp tham gia quy trình là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giao nhận. Để có quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hoá đến nơi khách hàng yêu cầu trong thời gian ngắn nhất phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của những người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quy trình. Sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực sẽ là chìa khóa để người giao nhận có thể xử lý nhiều loại hàng hóa khác nhau trong khoảng thời gian bị hạn chế. Vì thế, trình độ của người tham gia quy trình bao giờ cũng được chú ý trước tiên, nó là một trong những nhân tố có tính quyết định đến chất lượng quy trình nghiệp vụ giao nhận và đem lại uy tín, niềm tin của khách hàng.

Download miễn phí

Cơ Sở Lý Luận Về Việc Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu ngoài chia sẻ lượt đọc các bạn có thể tải File về, các bài viết của Luận Văn Trust điều có nguồn trích dẫn rõ ràng, đa số nội dung được chúng tôi biên soạn, một số được chúng tôi thu thập từ nguồn dữ liệu uy tín, các bạn yên tâm kham thảo nhé. Cảm ơn các bạn đã tin tưởng và theo dõi Luận Văn Trust. Nếu các bạn còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài thì có thể liên hệ với mình để được tư vấn thêm.

Dv viết thuê đề tài : 0917.193.864

Zalo/Tele : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x