Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Tqm, 9Đ

Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Tqm

Tải Free Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Tqm chúng tôi thường xuyên cập nhật các bài viết hay, chất lượng cho các bạn sinh viên kham thảo. Và hôm nay luanvantrust.com muốn chia sẻ các bạn bài viết này liên quan đến quản trị chất lượng toàn diện, hy vọng hỗ trợ các bạn làm bài khóa luận được một cách hoàn thiện hơn.

Hiện nay Luận Văn Trust có dịch vụ hỗ trợ viết khóa luận, luận văn thạc sĩ, đại học, quá trình làm bài luận văn nếu các bạn chưa chọn được đề tài hay gặp các khó khăn trong quá trình làm bài có thể liên hệ với Dịch vụ thuê viết khóa luận tốt nghiệp của Luận Văn Trust qua Zalo/Tele: 0917.193.864

1. Tổng Quan Về Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Tqm

1.1. Các Khái Niệm Về Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Tqm

Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện TqmQuản trị chất lượng toàn diện là sự nâng cao từ kiểm tra chất lượng toàn diện (Total quality control – TQC). Đầu thế kỷ XX khái niệm kiểm tra chất lượng được hình thành, mục đích của việc kiểm tra là để loại sản phẩm lỗi. Từ thập niên 1930 đã xuất hiện các kỹ thuật lấy mẫu và sai số cho phép trong quá trình sản xuất, mục đích là làm giảm chi phí kiểm tra. Đã có nhiều tiêu chuẩn và công cụ thống kê được sử dụng như: tiêu chuẩn Anh Series 600 năm 1935, bảy công cụ thống kê của K. Ishikawa.

Trong thập niên 1950 một phương pháp mới liên quan đến quy trình sản xuất bắt đầu xuất hiện để đảm bảo chất lượng, mục đích là tạo ra sản phẩm có độ tin cậy về chất lượng và có thể kiểm soát được chi phí. Kinh tế ngày càng phát triển thì các nhu cầu về phương pháp kiểm soát chất lượng cũng được nâng cao. Xuất phát từ nhu cầu đó Armand Val Feigenbaum đã xây dựng nên phương pháp kiểm tra chất lượng toàn diện (Total quality control – TQC) từ những năm 1950, mục tiêu là đáp ứng tất cả nhu cầu của mọi thành viên trực tiếp lẫn thành viên gián tiếp có đóng góp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. TQC là tiền đề phát triển cho một xu hướng mới về quản trị chất lượng toàn diện (Total quality management – TQM) ở thập niên 1970.

Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Tqm
Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Tqm

Quá trình phát triển từ những hoạt động riêng biệt về kiểm soát chất lượng trong các công ty của Nhật Bản với những đúc kết trao đổi kinh nghiệm quản lý chất lượng hàng năm đã dẫn tới hình thành phương thức quản trị chất lượng toàn diện. TQM là một thuyết được bắt nguồn từ ý tưởng và những bài giảng của Tiến sĩ Edward W. Deming và Joseph Juran. Sau đó TQM được cải tiến không ngừng bởi các chuyên gia nổi tiếng về quản trị khác như John S. Oakland, Armand Feigenbanm, Philip Crosby, Tom Peters….TQM là một phương pháp tiếp cận quản lý cho một tổ chức, tập trung vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của tất cả các thành viên của mình, hướng tới thành công dài hạn thông qua sự hài lòng của khách hàng lợi ích cho tất cả các thành viên của tổ chức và cho xã hội. Mục tiêu của TQM là không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ở mức cao nhất.

Theo TCVN ISO 8402 “Quản lý chất lượng đồng bộ (total quality management – TQM) là một cách tiếp cận quản lý cho một tổ chức, tập trung vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của tất cả các thành viên của mình và nhằm vào thành công dài hạn thông qua sự hài lòng của khách hàng và lợi ích cho tất cả thành viên của tổ chức và cho xã hội”.

Theo John L. Hradesky “TQM là một triết lý, là một hệ thống công cụ và là một quá trình mà sản phẩm đầu ra của nó phải thỏa mãn khách hàng và cải tiến không ngừng. Triết lý và quá trình này khác với các triết lý và quá trình cổ điển ở chổ mỗi thành viên trong công ty đều có thể và phải thực hiện nó.

Theo Armand V. Feigenbanm “TQM là một hệ thống hữu hiệu nhằm hội nhập những nổ lực về phát triển chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng của nhiều nhóm trong một tổ chức để có thể tiếp thị, áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất và cung ứng dịch vụ nhằm thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của khách hàng một cách kinh tế nhất”.

1.2. Các đặc điểm cơ bản của TQM

Có 6 đặc điểm cơ bản được xét đến như sau:

Về mục tiêu, TQM xem chất lượng là số một, chính sách chất lượng phải hướng đến khách hàng. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng được hiểu là thỏa mãn mọi nhu cầu mong muốn của khách hàng, chứ không phải là việc cố gắng đạt được một số tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra từ trước. Việc không ngừng cải tiến, hoàn thiện chất lượng là một trong những hoạt động quan trọng và xuyên suốt của TQM.

Về quy mô, TQM là hệ thống quản trị chất lượng trên diện rộng, nó bao trùm lên tất cả các giai đoạn của quy trình chất lượng vì chất lượng được hình thành trong suốt quá trình sản xuất. Theo quan niệm mới này, việc xây dựng các yêu cầu cụ thể cho từng loại nguyên vật liệu để kiểm soát chất lượng đầu vào và cải tiến phương thức đặt hàng cho phù hợp với tiến độ sản xuất là cần thiết. Vì nó giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.

Về hình thức, TQM là kế hoạch, chương trình theo dõi và phòng ngừa sự xuất hiện của các khuyết tật, trục trặc về chất lượng trước khi sản xuất. Người ta sử dụng các công cụ thống kê để theo dõi, phân tích về mặt định lượng các kết quả cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, tìm nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Về cơ sở của hệ thống TQM, chất lượng con người chính là mối quan tâm hàng đầu của TQM. Trong ba khối xây dựng chính trong sản xuất kinh doanh: phần cứng (như là thiết bị máy móc, tiền …), phần mềm (các bí quyết, thông tin, phương pháp…) và phần con người thì TQM bắt đầu từ con người. Nguyên tắc cơ bản để thực thi TQM là phát triển một cách toàn diện và thống nhất năng lực của các thành viên. Điều này có nghĩa là mọi người trong một tổ chức phải hợp tác từ cấp lãnh đạo cho đến nhân viên thừa hành xuyên suốt quá trình từ: nghiên cứu – thiết kế – sản xuất – phân phối – tiêu thụ – dịch vụ hậu mãi. đó chính là quản trị chất lượng toàn diện.

Về tổ chức, hệ thống quản lý trong TQM có cơ cấu chức năng chéo, nhằm kiểm soát và phối hợp một cách đồng bộ các hoạt động khác nhau trong hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nhóm. Việc áp dụng TQM cần thiết phải có sự tham gia của lãnh đạo cấp cao và cấp trung gian. Công tác tổ chức phải nhằm phân công trách nhiệm một cách rành mạch, đặt đúng người đúng chỗ.

Về kỹ thuật quản lý và công cụ, TQM được xây dựng theo phương châm “làm đúng ngay từ đầu” (Do the right at first time) nhằm giảm tổn thất kinh tế. TQM sử dụng các công cụ thống kê là cách tiếp cận chất lượng có hệ thống và khoa học, các công cụ này cho ra các dữ liệu cơ sở để doanh nghiệp ra quyết định và giúp doanh nghiệp kiểm soát các vấn đề liên quan đến chất lượng xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra TQM còn áp dụng một cách triệt để vòng tròn PDCA của Deming làm công cụ cho việc cải tiến chất lượng liên tục dựa trên dữ liệu cơ sở và vai trò lãnh đạo được đặt ở vị trí trung tâm.

1.3. So sánh TQM với ISO 9000 – Khóa Luận Về Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Tqm

Khi nói về chất lượng đa phần các doanh nghiệp và người tiêu dùng thường quen với tiêu chuẩn ISO 9000 hơn. Như các khái niệm đã nêu trên, TQM là phương pháp mới để quản trị hệ thống chất lượng, nó đưa ra các nguyên tắc, công cụ cho phép doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng một cách phù hợp mới mục tiêu phát triển chất lượng không ngừng của công ty.

Còn ISO 9000 là các tiêu chuẩn và hướng dẫn về chất lượng, nó giúp cho công ty đạt được một chuẩn mực chất lượng quốc tế. Tuy nhiên cả hai đều mang lại sự thỏa mãn cho nhu cầu khách hàng. Để hiểu hơn về mối quan hệ giữa TQM và ISO 9000, một số chuyên gia về chất lượng đã xem xét và đưa ra 7 điểm khác nhau giữa ISO 9000 và TQM như sau:

Bảng 1.1. Bảng so sánh ISO 9000 và TQM

ISO 9000 TQM
Xuất phát từ yêu cầu của khách hàng Sự tự nguyện của nhà sản xuất
Giảm khiếu nại của khách hàng Tăng cảm tình của khách hàng
Hệ thống nhằm duy trì chất lượng Hoạt động nhằm cải tiến chất lượng
Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng Vượt trên sự mong đợi của khách hàng
Không có sản phẩm khuyết tật Tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất
Trả lời câu hỏi “Làm cái gì?” Trả lời câu hỏi “Làm như thế nào?”
Phòng thủ (không để mất những gì đã có) Tấn công (đạt đến những mục tiêu cao hơn)

Việt Nam hiện nay có một số tổ chức sau khi nhận được chứng nhận ISO 9000 đã nghiên cứu áp dụng TQM để quản lý chất lượng, nhằm cải tiến hiệu quả và tăng mức độ thỏa mãn khách hàng.

XEM THÊM ==>  193 Đề Tài Luận Văn Quản Trị Chất Lượng +15 Bài Mẫu Hay

2. Vai trò của Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện trong doanh nghiệp

Cho phép doanh nghiệp xác định đúng hướng sản phẩm cần cải tiến; thích hợp với những mong đợi của khách hàng về tính hữu ích và giá cả.

Sản xuất là khâu quan trọng tạo thêm giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc dịch vụ; do đó nếu như việc quản trị chất lượng sản phẩm tốt sẽ tạo ra những sản phẩm có lợi cho người dùng và giúp cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao.

Sàng lọc các sản phẩm không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu, chất lượng kém ra khỏi các sản phẩm phù hợp, đáp ứng yêu cầu có chất lượng tốt. Mục đích là chỉ có sản phẩm đảm bảo yêu cầu đến tay khách hàng.

Tăng cường quản trị chất lượng sẽ giúp cho việc xác định đầu tư đúng hướng; khai thác quản lý sử dụng công nghệ, con người có hiệu quả hơn. Đây là lý do vì sao quản trị chất lượng được đề cao trong những năm gần đây.

Giúp cho doanh nghiệp quản trị hiệu quả hơn với phương châm “làm tốt ngay từ đầu là hiệu quả kinh tế nhất”. Chi phí chất lượng do lượng hàng tái chế giảm và thời gian sản xuất ra một sản phẩm tăng cũng có nghĩa là chi phí giá thành giảm.

3. Quy trình thực hiện Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện trong doanh nghiệp

3.1. Quy trình thực hiện

3.1.1. Am hiểu và cam kết chất lượng

Hai bước đầu tiên gắn bó chặt chẽ với nhau và thời gian triển khai có thể là rất liều kề nhau. Nội dung của bước này được thể hiện như sau:

– Tất cả các thành viên từ lãnh đạo cấp cao đến nhân viên đều phải có sự hiểu biết đúng đắn về quản trị chất lượng toàn diện.

– Ở cấp lãnh đạo, sự hiểu biết phải được thể hiện qua các mục tiêu, chính sách về chất lượng.

– Cam kết chất lượng là thể hiện quyết tâm của nhà lãnh đạo nhằm thực hiện TQM trong doanh nghiệp. Nó thể hiện ở sứ mệnh kinh doanh và nhiệm vụ chất lượng của doanh nghiệp.

– Sự hiểu biết về TQM trong toàn doanh nghiệp có được là kết quả của công tác tuyên truyền sứ mệnh kinh doanh và nhiệm vụ chất lượng; của công tác giáo dục ý thức về chất lượng trong doanh nghiệp.

Tóm lại để triển khai TQM trong doanh nghiệp, trước tiên cần phải có sự am hiểu và cam kết chất lượng của tất cả mọi người trong cùng tổ chức. Nó bắt đầu từ lãnh đạo cấp cao rồi lan truyền đến nhân viên các cấp ở tất cả các bộ phận. Từ đó hình thành một cách tiếp cận chất lượng đồng bộ theo một hệ thống. Sự am hiểu sâu sắc và cam kết tự nguyện sẽ là đòn bẩy nâng cao năng lực của tổ chức.

3.1.2. Hoạch định chất lượng

Hoạch định chất lượng là một bộ phận của kế họach chung, phù hợp với mục tiêu của tổ chức trong từng thời kỳ. Nó bao gồm các hoạt động sau:

– Thiết lập mục tiêu và yêu cầu chất lượng cho sản phẩm. Đó là các đặc trưng chất lượng, yêu cầu cụ thể cho từng chi tiết, từng sản phẩm một cách rõ ràng bằng các sơ đồ, hình vẽ, quy cách… cũng như những hướng dẫn về chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu khách bên trong và bên ngoài.

– Xây dựng hệ thống văn bản ghi rõ các thủ tục liên quan đến công tác kiểm soát chất lượng như cách lấy mẫu, phương pháp kiểm tra, cách đánh giá…

– Lập kế họach, chương trình để cải tiến chất lượng. Đây là một chức năng quan trọng trong thực hiện TQM, kế hoạch phải bao trùm lên mọi họat động và phù hợp với mục tiêu và chính sách chất lượng của doanh nghiệp. Kế họach càng chi tiết thì hiệu quả thực hiện càng cao.

3.1.3. Thiết kế chất lượng – Khóa Luận Về Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Tqm

– Thiết kế chất lượng là các hoạt động thiết kế sản phẩm, dịch vụ, tổ chức, quy trình nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quá trình thiết kế đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn và am hiểu sâu sắc về quy trình và sản phẩm. Chất lượng thiết kế sẽ quyết định chấ lượng sản phẩm, năng suất và giá thành của sản phẩm cuối.

– Doanh nghiệp cần tiến hành xem xét phân tích và thẩm định thiết kế thông qua các thông số kỹ thuật, các phương pháp thử nghiệm. Kết quả thẩm định và lựa chọn cần ghi thành biên bản và đưa vào hệ thống hồ sơ chất lượng.

– Phương châm của thiết kế chất lượng là “làm đúng việc ngay từ đầu”. Nó giúp giảm thiểu tổn thất chất lượng do sự không phù hợp gây ra trong suốt quá trình hình thành chất lượng.

– Để có được thiết kế chất lượng, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau để xác định đúng mong muốn của khách hàng mà mình muốn hướng tới và có khả năng phục vụ:

  • Khách hàng của tôi là ai?
  • Nhu cầu và mong muốn thật sự của họ là gì?
  • Bằng cách nào tôi có thể biết được nhu cầu, mong muốn của họ?
  • Bằng cách nào tôi có thể đo lường được khả năng của doanh nghiệp
  • tôi trong việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng?
  • Tôi đã có khả năng đáp ứng nhu cầu vàmong muốn của khách hàng
  • chưa? Nếu chưa thì tôi cần làm gì để đạt được điều đó?
  • Tôi có luôn đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng
  • chưa? Nếu chưa thì yếu tố nào cần phải cải tiến?
  • Bằng cách nào để định hướng được những thay đổi trong nhu cầu và
  • mong muốn của khách hàng?

3.1.4. Tổ chức và phân công trách nhiệm

Như đã xét ở mục các đặc điểm, TQM đòi hỏi có mô hình quản lý theo chức năng chéo. Các họat động của các phòng ban, bộ phận cần có sự phối hợp với nhau nhằm mục đích triển khai những bước quan trọng của TQM và đảm bảo họat động của toàn tổ chức.

Việc phân công trách nhiệm phải rỏ ràng để đảm bảo dây chuyền thực hiện chất lượng không bị phá vỡ. Cần phải tiêu chuẩn hóa các công việc và nêu rõ trách nhiệm liên đới để đảm bảo sự gắn kết trong tổ chức.

Nội dung của công tác tổ chức và phân công trách nhiệm gồm:

– Văn bản phân công trách nhiệm.

– Các chỉ dẫn trong công việc.

3.1.5. Xây dựng hệ thống chất lượng

Hệ thống chất lượng là phương tiện để thực hiện các chức năng quản lý chất lượng. Nó phải mô tả những thủ tục cần thiết, chính xác, nhằm đạt mục tiêu về chất lượng. để phương tiện này phát huy tác dụng, cần phải có sự tham gia của tất cả mọi thành viên trong tổ chức một cách tình nguyện. Trong thủ tục xây dựng hệ thống chất lượng, cần lưu ý đến các họat động sau:

– Phải xây dựng một hệ thống hồ sơ tài liệu về chất lượng và chuẩn bị những kế hoạch về chất lượng, các thủ tục quy trình và những chỉ dẫn công việc, các tiêu chuẩn để thực hiện công việc.

– Phải có hệ thống đo lường chất lượng.

– Phải xác định những tiêu chuẩn cho phép chấp nhận cho tất cả các yêu cầu

chất lượng của sản phẩm và các công việc trong tòan bộ lưu trình.

– Đảm bảo sự hài hòa giữa các họat động từ quan niệm triển khai, kiểm soát,

đánh giá.

– Hệ thống chất lượng phải luôn được xem xét, đánh giá, cải tiến, hoàn thiện

hơn.

3.1.6. Đo lường chất lượng – Khóa Luận Về Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện

Đo lường trong TQM là việc đánh giá về mặt định lượng những cố gắng cải tiến chất lượng và những chi phí phi chất lượng (shadow cost of production – SCP) của tất cả mọi người trong hệ thống. Mục đích của công tác này là nhằm xác định được chi phí chất lượng từ đó mới đánh giá được hiệu quả kinh tế của các hoạt động cải tiến chất lượng. Để thực hiện TQM hiệu quả thì doanh nghiệp cần thực hiện những việc sau:

– Ban lãnh đạo phải cam kết tìm ra giá đúng của chất lượng xuyên suốt toàn bộ tổ chức. Phân phối hợp lý các chi phí phòng ngừa, kiểm tra…. Ghi nhận và phân tích các chi phí phi chất lượng để tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu SCP.

Sơ đồ 1.1. Chi phí chất lượng
Sơ đồ 1.1. Chi phí chất lượng

(Nguồn: Nguyễn Kim Định (2010), Quản trị chất lượng)

Huấn luyện cho mọi thành viên tư tưởng “chất lượng bao giờ cũng đi đôi với chi phí của nó”. Làm cho mỗi thành viên hiểu được chất lượng công việc cụ thể của họ có liên quan đến vấn đề tài chính chung của công ty, đến sức tăng trưởng của công ty. điều đó cũng có nghĩa là liên quan đến tương lai công việc của họ trong công ty. điều này sẽ đặc biệt lưu ý trong công tác đào tạo và huấn luyện.

– Cần có các biện pháp ngăn ngừa lỗi, thực hiện nguyên tắc “làm đúng ngay từ đầu” đề việc thực hiện TQM giúp doanh nghiệp có được “chất lượng đi đôi hiệu quả”.

3.1.7. Theo dõi bằng thống kê

Việc theo dõi là để đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng với ý đồ thiết kế và thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Theo dõi bằng các phương pháp thống kê là thể hiện việc kiểm sóat định lượng một cách có khoa học và hiệu quả về mặt kinh tế. Mục đích của việc theo dõi là:

– Xác định khả năng đáp ứng được yêu cầu chất lượng của quy trình.

– Xác định mức độ đáp ứng yêu cầu một cách đồng bộ.

– Tìm nguyên nhân gây ra sự sai biệt trong quy trình nhằm tránh lập lại và

xây dựng những biện pháp phòng ngừa.

– Thực hiện các hành động chỉnh lý kịp thời và phù hợp khi có vấn đề chất

lượng xảy ra.

Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Tqm
Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Tqm

3.1.8. Kiểm tra chất lượng

Trong TQM kiểm tra được hiểu là kiểm soát. Việc đo lường đầu vào và đầu ra của sản phẩm là kiểm soát những nguyên nhân sai sót để tiến hành các hoạt động cải tiến, nâng cao và hoàn thiện chất lượng. Việc kiểm tra chất lượng thực hiện qua 3 giai đọan:

* Trước sản xuất:

– Kiểm tra tình trạng chất lượng và việc cung cấp các hồ sơ tài liệu thiết kế,

công nghệ.

– Kiểm tra các tình trạng đo lường kiểm nghiệm.

– Kiểm tra tính khả thi của quy trình sản xuất

– Kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng khác.

* Trong sản xuất:

– Kiểm tra, thống kê, phân tích các chỉ tiêu chất lượng.

– Áp dụng tư duy mỗi người là một chốt chặn chất lượng cho công việc của

mình.

– Xem công đoạn sau là khách hàng của công đoạn trước.

* Sau sản xuất:

– Thăm dò ý kiến và nắm bắt các phản hồi về chất lượng từ khách hàng.

– Phân tích các phản hồi để xác định vấn đề cần khắc phục và cải tiến.

– Thực hiện hành động khắc phục và cải tiến

3.1.9. Hợp tác nhóm – Khóa Luận Về Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Tqm

Hình thức hợp tác nhóm mang lại hiệu quả cao trong việc cải tiến chất lượng, nhất là trong quá trình thực hiện TQM. Tinh thần hợp tác nhóm phải thấm nhuần trong doanh nghiệp. Cá nhân là các yếu tố làm phát triển hợp tác nhóm. Nhóm làm việc là một số người làm việc trong cùng một bộ phận, hoặc cùng chuyên môn. Nhóm được xây dựng để giải quyết một vấn đề, một dự án, một chương trình ngắn hạn. Một người có thể tham gia nhiều nhóm cùng lúc.

Nhóm thực hiện các công việc cụ thể như sau:

– Đề ra nhiệm vụ, xác định đề tài.

– Xác định lý do chọn đề tài

– Đánh giá tình hình

– Phân tích, nghiên cứu các nguyên nhân

– Xác định biện pháp điều chỉnh và phương pháp thực hiện

– Đánh giá các kết quả

– Tiêu chuẩn hóa, đưa ra giải pháp đề phòng sự lặp lại

– Phân tích lại và xem xét các vấn đề chưa giải quyết được.

– Lập kế họach dài hạn

3.2. Công cụ thực hiện TQM

3.2.1. Vòng tròn Deming – PDCA

Hình 1.1. Chu trình PDCA

Hình 1.2. Cải tiến chất lượng liên tục với PDCA

(Nguồn: Sưu tầm Internnet)

PDCA hay Chu trình PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến) là chu trình cải tiến liên tục được Tiến sĩ Deming giới thiệu cho người Nhật trong những năm 1950. Mặc dù lúc đầu ông gọi là Chu trình Shewart để tưởng nhớ Tiến sĩ Walter A. Shewart – người tiên phong trong việc kiểm tra chất lượng bằng thống kê ở Mỹ từ những năm cuối của thập niên 30. Tuy nhiên Người Nhật lại quen gọi nó là chu trình Deming hay vòng tròn Deming.

Nội dung của các giai đoạn như sau:

Plan: Lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực để thực hiện, thời gian và phương pháp đạt mục tiêu.

Do: Đưa kế hoạch vào thực hiện.

Check: Kiểm tra lại kế hoạch và kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch.

Act: Dựa trên kết quả kiểm tra, tiến hành cải tiến chương trình.

Với hình ảnh một đường tròn lăn trên một mặt phẳng nghiêng (theo chiều kim đồng hồ), chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý chất lượng là sự cải tiến liên tục và không bao giờ ngừng. Trên thực tế việc thực hiện chu trình PCDA phức tạp hơn nhiều so với tên của nó. Tuy nhiên, chu trình PDCA là nền tảng cho các chu trình cải tiến trong ISO 9001. Khi một tổ chức thực hiện được chu trình PDCA cũng sẽ làm chủ được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. (Deming, W. Edwards,1986).

3.2.2. Biểu đồ xương cá của Kaoru Ishikawa và quy tắc 5W

Biểu đồ xương cá (Ishikawa diagram, Fishbone diagram) được sử dụng lần đầu tiên vào những thập niên 1960 do Ishikawa Kaoru thực hiện tại nhà máy đóng tàu Kawasaki. Bên cạnh Flowchart, Pareto chart, Flowchart, Scatter diagram, đây là một trong các công cụ để quản lý chất lượng. Biểu đồ này thể thể hiện mối liên hệ giữa các nhóm nguyên nhân tác động hay ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề. Biểu đồ xương cá có thể ứng dụng trong đa dạng các nhu cầu: sản xuất, dịch vụ, cải tiến chất lượng, giải quyết vấn đề,..

* Các yếu tố của biểu đồ xương cá:

– Con người – manpower

– Máy móc thiết bị – machine

– Nguyên vật liệu – material

– Phương pháp làm việc – method

Hình 1.3. Biểu đồ xương cá

(* Các bước thực hiện phân tích theo biểu đồ này:

Bên phải trang giấy là các “Vấn đề”. Bên trái trang giấy là khung xương cá, thể hiện các “nguyên nhân chính”

Phát triển thêm các nhóm nguyên nhân chính bên cạnh 4 nhóm nguyên nhân gốc để tạo thành các biểu đồ khác.

Trên mỗi nhánh nguyên nhân chính sẽ có các nhánh nhỏ hơn, là nguyên nhân phụ, cùng tác động đến nguyên nhân chính.

Liên tục đặt câu hỏi: “Vì sao vấn đề này lại xảy ra?” cho đến khi không còn câu trả lời nào khác cho nguyên nhân của vấn đề. Sử dụng với công cụ “5 câu hỏi tại sao – 5 Whys” để thu thập thêm thông tin và xác định các vấn đề còn tiềm ẩn.

Download miễn phí

Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Tqm nội dung bài viết phù hợp với các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu kham thảo hỗ trợ cho bài làm khóa luận sắp tới phải nộp cho nhà trường, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn, cám ơn các bạn đã tin tưởng và theo dõi page, chúc các bạn có một bài viết hoàn thiện. Nếu cần hỗ trợ cho bài viết khóa luận, bài báo cáo tốt nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi.

Dv viết thuê đề tài : 0917.193.864

Zalo/Tele : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x