Cơ Sở Lý Luận Về Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Của Cha, Mẹ Khi Ly Hôn

Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Của Cha, Mẹ Khi Ly Hôn

Cơ Sở Lý Luận Về Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Của Cha, Mẹ Khi Ly Hôn hiểu được nỗi khổ của các bạn sinh viên đặc biệt là các bạn sinh viên năm cuối cần tìm tài liệu kham thảo cho bài khóa luận tốt nghiệp nộp cho nhà trường, luận văn Trust đã chia sẻ bài viết này cho bạn nào cần kham thảo nhé. Nội dung bài viết bao gồm: khái niệm cấp dưỡng, khái niệm nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn, đặc điểm nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn, ý nghĩa về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn.

Quá trình làm báo cáo thực tập, các bạn học viên có thể xem qua dịch vụ thuê viết khóa luận tốt nghiệp của Luận Văn Trust để được hỗ trợ tư vấn đè tài và báo giá viết báo cáo trọn gói nhé.

1. Khái niệm cấp dưỡng

Từ bao đời nay, truyền thống Việt Nam luôn xem trọng gia đình, và ngay trong tư tưởng xây dựng hệ thống pháp luật cũng thể hiện rõ vị trí của gia đình chính là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên một xã hội hoàn chỉnh. Gia đình không chỉ là nơi gắn kết của những cá nhân gắn bó với nhau dưới những quan hệ nhất định: nuôi dưỡng, huyết thống, hôn nhân mà đây còn là nơi tạo dựng và hình thành những tình cảm gắn bó, yêu thương, đức hy sinh mà người ta gọi đó là tình cảm gia đình. Có thể nói tình cảm, sự chăm sóc, giúp đỡ và quan tâm lẫn nhau chính là cơ sở để gia đình tồn tại và phát triển, những điều này hình thành và xuất phát một cách tự nhiên, theo đó trở thành nhu cầu tất yếu không chỉ về mặt đạo đức hay tình cảm đơn thuần mà còn được pháp luật xác định như một nghĩa vụ. Điều này được ghi nhận ngay trong bản Hiến pháp hiện hành của nước ta, Hiến pháp 2013 với nội dung:

Trẻ em được gia đình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; người cao tuổi được gia đình tôn trọng và chăm sóc” (Điều 37).

Sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình trên thực tế có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, một trong số đó và được pháp luật thừa nhận thành quy định đó là “cấp dưỡng”. Xét theo khía cạnh ngôn ngữ học, có thể hiểu “cấp” – nghĩa là sự chu cấp về mặt tài chính, vật chất; “dưỡng” là sự nuôi dưỡng, dưỡng dục. Như vậy, “cấp dưỡng” có thể hiểu là sự chu cấp về mặt tài chính, vật chất để thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc một ai đó. Như vậy, cấp dưỡng có thể hiểu vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của cá nhân đối với một cá nhân khác là thành viên trong gia đình.

Cơ Sở Lý Luận Về Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Của Cha, Mẹ Khi Ly Hôn
Cơ Sở Lý Luận Về Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Của Cha, Mẹ Khi Ly Hôn

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (“Luật HNGĐ 2014”) đã đưa ra quy định về định nghĩa đối với thuật ngữ này như sau:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.

Như vậy, dưới góc nhìn pháp lý, cấp dưỡng là một thuật ngữ pháp lý đề cập đến mối quan hệ giữa những người không sống chung với nhau nhưng đã hoặc đang có quyền lợi và nghĩa vụ ràng buộc thông qua một trong ba mối quan hệ trong gia đình: nuôi dưỡng, hôn nhân và huyết thống.

2. Khái niệm nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn

Cơ Sở Lý Luận Về Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Của Cha, Mẹ Khi Ly Hôn :

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con” thực chất được hình thành và phát sinh dựa trên bản chất về việc “cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng chăm sóc, nuôi dưỡng”[1] đối với con. Có thể nói, theo tinh thần của pháp luật Hôn nhân và gia đình, việc nuôi dưỡng con cái chính là trách nhiệm mà không căn cứ vào việc có hay không quan hệ hôn nhân còn tồn tại của cha và mẹ. Bởi vậy, ngay cả khi ly hôn, cha mẹ không còn chung sống với nhau và quan hệ hôn nhân cũng đã chấm dứt nhưng cả cha và mẹ vẫn cần phải cùng nhau có trách nhiệm, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con của mình.

Khi cha mẹ ly hôn, con phải lựa chọn việc chung sống với một trong hai người, bởi vậy việc trực tiếp thực hiện trách nhiệm này chỉ có thể thuộc về cha hoặc mẹ, người còn lại sẽ thực hiện trách nhiệm thông qua nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật HNGĐ 2014: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con” sau khi ly hôn. Nghĩa vụ này một lần nữa được khẳng định và quy định chi tiết tiết tại Điều 110 Luật HNGĐ: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.

Như vậy, dựa trên tinh thần xây dựng quy định pháp luật Hôn nhân và gia đình có thể rút ra khái niệm về “nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn” như sau:

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn được hiểu là việc cha mẹ thực hiện đóng góp tiền, hoặc tài sản khác để góp phần nuôi dưỡng và đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp sau khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con”.

Theo đó, từ phần nội dung trên đây và xuyên suốt nội dung bài báo cáo này, khi nhắc đến “nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn” thì sẽ được hiểu với ý nghĩa như trên.

XEM THÊM ==>  Top 40 Đề Tài Tiểu Luận Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, Download Bài

3. Đặc điểm nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn

Với bản chất là một nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được pháp luật ghi nhận, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn mang những đặc trưng, đặc điểm riêng biệt nhất định như sau:

Thứ nhất, cơ sở phát sinh của nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ đối với con dựa trên quan hệ nuôi dưỡng hoặc huyết thống.

Quan hệ nuôi dưỡng được hiểu là quan hệ phát sinh giữa “cha mẹ nuôi” và “con nuôi”, trong khi quan hệ huyết thống là phát sinh giữa “cha mẹ đẻ” và “con đẻ”. Trong ba cơ sở hình thành gia đình thì nuôi dưỡng và huyết thống là hai cơ sở biểu hiện cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con, ông bà và cháu,… hay nói cách khác là những mối quan hệ mà không phải vợ chồng. Đặc biệt khi xét đến quan hệ cha mẹ con, nuôi dưỡng và huyết thống chính là gốc rễ, là cái nôi để tạo dựng và phát triển. Có thể nói, quan hệ cấp dưỡng là sự tồn tại một cách tự nhiên, trong đó bao hàm cả yếu tố về mặt tình cảm của con người và đạo đức xã hội.

Nói một cách khác, phải có sự hình thành mối quan hệ cha mẹ con mới tồn tại quan hệ cấp dưỡng giữa cha mẹ với con. Mà cội nguồn của mối quan hệ giữa cha mẹ với con chính là quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ huyết thống. Do vậy, quan hệ cấp dưỡng cũng đồng thời phát sinh từ cơ sở của hai mối quan hệ này.

Thứ hai, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ với con khi ly hôn là nghĩa vụ có tính nhân thân.

Nghĩa vụ có tính nhân thân được hiểu là nghĩa vụ được chỉ định và áp dụng cho một chủ thể nhất định, không thể thay thế hay chuyển giao. Tính nhân thân trong quan hệ cấp dưỡng giữa cha mẹ con được thể hiện cả ở người có nghĩa vụ cấp dưỡng là “cha mẹ” và người được nhận cấp dưỡng là “con”.

Trước hết, về tính “không thể chuyển giao”, nghĩa vụ cấp dưỡng được xác định cho cha hoặc mẹ khi ly hôn, bởi vậy, cha hoặc mẹ không thể chuyển nghĩa vụ này sang một chủ thể thứ ba khác. Ngược lại, con được hưởng quyền được cấp dưỡng, và người con cũng không thể chuyển quyền này sang một chủ thể khác (ví dụ: bạn của con) để người đó được hưởng.

Mặt khác, xét về tính “không thể thay thế”, tính chất này được hiểu là hoạt động cấp dưỡng không thể thực hiện thay thế bằng một hoạt động khác, mặc dù vẫn cho người có nghĩa vụ thực hiện và người có quyền nhận. Nghĩa là, bên có nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế nghĩa vụ cấp dưỡng bằng một nghĩa vụ khác để bù trừ hay trao đổi với việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đã được xác định.

Thứ ba, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ với con khi ly hôn mang tính chất về mặt tài sản.

Bên cạnh tính nhân thân, “tài sản” cũng là một trong những tính chất đặc trưng của nghĩa vụ cấp dưỡng. Cũng như đã được nêu ra tại khái niệm trong phần đầu của bài báo cáo, “nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện thông qua việc đóng góp tiền hoặc tài sản”, tức là sử dụng vật chất để thực hiện nghĩa vụ, chu cấp bằng tài sản. Như vậy, vì không thể ở bên cạnh con, việc cha mẹ cấp dưỡng cho con thông qua tài sản cũng là một cách thức thực tế, phù hợp để giúp trẻ được phát triển bình thường.

Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Của Cha, Mẹ Khi Ly Hôn
Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Của Cha, Mẹ Khi Ly Hôn

4. Ý nghĩa về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi khi ly hôn

Là một trong những nội dung pháp lý được áp dụng thường xuyên trong pháp luật dân sự, đặc biệt là hôn nhân và gia đình, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn mang những ý nghĩa quan trọng, những tác động tích cực đến tư tưởng, suy nghĩ của mỗi cá nhân, dân tộc và toàn xã hội.

Thứ nhất, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn là một trong những nguyên nhân góp phần nâng cao tính trách nhiệm của cha mẹ trong việc chăm sóc con cái. Theo đó, khi người cha hoặc mẹ không ở cùng con sau khi ly hôn có nghĩa vụ thanh toán khoản cấp dưỡng thì người đó cũng cần phải có ý thức hơn trong việc phát triển bản thân để có thể thực hiện đầy đủ, hoàn chỉnh nghĩa vụ cấp dưỡng được ban hành. Không chỉ với cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng còn đồng thời là cơ sở cần thiết để hỗ trợ, đảm bảo khả năng tài chính trong việc nuôi con, giúp con có đầy đủ điều kiện học tập và phát triển tốt ngay cả sau khi cha mẹ đã ly hôn.

Thứ hai, cấp dưỡng là một trong những cách thức góp phần vun đắp, khẳng định và duy trì truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

Theo truyền thống đạo đức của dân ta, tình phụ tử hay tình mẫu tử luôn mang ý nghĩa thiêng liêng, cao cả, in sâu trong bản chất và tâm trí của mỗi con người. Thông qua việc ghi nhận quy phạm pháp luật về “nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ với con khi ly hôn” là đang tiếp tục gắn kết, phát huy tình cảm đó trên phương diện pháp lý. Việc cấp dưỡng giúp cha mẹ có cơ hội được tiếp tục thực hiện quyền và đảm bảo chịu trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng con, đồng thời giúp con có thể cảm nhận và thấu hiểu được phần nào tình cảm này ngay cả trong điều kiện không được sinh sống cùng cả cha và mẹ.

Thứ ba, cấp dưỡng là cầu nối duy trì, gắn kết mối quan hệ giữa cha mẹ với con khi ly hôn.

Khi cha mẹ ly hôn, con cái sẽ không được sinh sống cùng với cả cha và mẹ, điều đó trở thành thiếu sót và sự thiếu hụt lớn đối với những người con. Mối quan hệ giữa cha hoặc mẹ khi không ở cùng con, không có sự chăm sóc, quan tâm kịp thời cũng vì thế mà xa cách hơn. Cấp dưỡng khi đó như một cách thức để cha mẹ có thể bù đắp phần nào hậu quả của ly hôn, giúp người con có thể cảm nhận được sự hiện diện của người cha hoặc mẹ khi không được ở bên cạnh, đồng thời không có cảm giác bị bỏ rơi. Sợi dây liên kết giữa cha mẹ với con khi cha mẹ ly hôn cũng vì thế mà khó bị đứt gãy hơn.

Thứ tư, cấp dưỡng có ý nghĩa trong việc giáo dục lối sống, đạo đức hay tư tưởng trong xã hội.

Cấp dưỡng mặc dù mang bản chất là quy phạm pháp luật nhưng đồng thời thể hiện và là một phần đại diện cho các quy tắc đạo đức trong xã hội. Thông qua việc quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con đồng thời như một lời nhắc nhở đối với những người làm cha, làm mẹ về lối sống đạo đức, tư tưởng hướng tới gia đình, đặc biệt là thực hiện nghĩa vụ của một người làm cha mẹ trong việc bảo vệ, bao bọc cho con của mình.

[1] Khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Cơ Sở  Lý Luận Về Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Của Cha, Mẹ Khi Ly Hôn cảm ơn bạn đã tin tưởng và theo dõi bài viết của luận văn Trust, chúng tôi hy vọng với những thông tin mình vừa trình bày có thể giúp cho bài khóa luận của các bạn hoàn thành một cách hoàn chỉnh nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẻ rất nhiều bài viết với nhiều chủ đề khác nhau phục vụ cho bài báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, mời các bạn theo dõi website để cập nhật những bài viết mới nhất.

Số điện thoại : 0917.193.864

Zalo : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x