Cơ Sở Lý Luận Về Kinh Doanh Khách Sạn Và Nhà Hàng NEW

Cơ Sở Lý Luận Về Kinh Doanh Khách Sạn Và Nhà Hàng

Tải Miễn Phí Cơ Sở Lý Luận Về Kinh Doanh Khách Sạn Và Nhà Hàng bài viết này phù hợp với các bạn sinh viên ngành nhà hàng khách sạn, đặc biệt là các bạn chuẩn bị làm báo cáo tốt nghiệp, cần một số tài liệu, số liệu mới nhất, thì bài viết này nội dung được Luận Văn Trust cập nhật mới nhất, các bạn hãy kham thảo để áp dụng bài làm của mình nhé. Nội dung bao gồm: khái niệm về khách sạn; khái niệm về kinh doanh khách sạn; cơ sở lý luận về kinh doanh ăn uống trong khách sạn; thị trường khách của khách sạn và nhà hàng trong khách sạn.

Hiện nay Luận Văn Trust có dịch vụ hỗ trợ viết báo cáo, khóa luận, trong quá trình làm bài nếu các bạn chưa chọn được đề tài hay gặp các khó khăn trong quá trình làm bài có thể liên hệ với Dịch vụ viết thuê khóa luận tốt nghiệp của Luận Văn Trust nhé. Kết bạn mình qua Zalo/Tele: 0917.193.864 để được tư vấn miễn phí.

1. Khái niệm về khách sạn

Cơ Sở Lý Luận Về Kinh Doanh Khách Sạn Và Nhà Hàng: Trong cuộc sống con người thường phải đi xa nơi làm việc của mình để thực hiện các mục đích: đi du lịch, thăm bạn bè, người thân, buôn bán, tìm kiếm việc làm, chữa bệnh hoặc hành hương với mục đích tôn giáo. Trong thời gian xa nhà, họ cần đến nơi ăn, chốn ở, nơi nghỉ ngơi tạm thời. Do vậy xuất các công trình đều khẳng định ngành kinh doanh khách sạn ra đời khi xã hội xuất hiện nền sản xuất hàng hóa. Điều đó có nghĩa là ngành khách sạn đã ra đời từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ và nó luôn được phát triển cho đến ngày nay. Đã có nhiều khái niệm về khách sạn nhưng các khái niệm đó được định nghĩa dựa trên điều kiện và mức độ phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn ở từng quốc gia. Có rất nhiều khái niệm về khách sạn, một trong những khái niệm đó là: “ Khách sạn du lịch là cơ sở kinh doanh phục vụ khách du lịch quốc tế và trong nước đáp ứng nhu cầu về các mặt ăn, nghỉ, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác trong phạm vi khách sạn” ( Trích trong cuốn hệ thống các văn bản hiện hành của quản lý du lịch – Tổng cục du lịch Việt Nam). Như vậy khách sạn là cơ sở phục vụ lưu trú phổ biến đối với mọi khách du lịch.Chúng sản xuất, bán, và trao cho khách những dịch vụ, hàng hóa đáp ứng nhu cầu về chổ ngủ, nghỉ ngơi ăn uống, vui chơi giải trí, chữa bệnh. Nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu và nhu cầu bổ sung của khách du lịch. Chất lượng và sự đa dạng của dịch vụ và hàng hóa trong khách sạn xác định thứ hạng của nó. Mục đích hoạt động là thu được lợi nhuận, tuy nhiên cùng với sự nâng cao không ngừng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng như sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, hoạt động kinh doanh khách sạn ngày càng phong phú, đa dạng.

Thuật ngữ “Hotel”-Khách sạn có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Vào thời trung cổ, nó được dùng để chỉ những ngôi nhà sang trọng của các lãnh chúa. Từ khách sạn theo nghĩa hiện đại được dùng ở Pháp vào cuối thế kỉ XVIII, mãi đến cuối thế kỉ XIX mới được dùng ở các nước khác. Cơ sở chính để phân biệt khách sạn và nhà trọ thời bấy giờ là sự hiện diện của các buồng ngủ riêng với đầy đủ tiện nghi bên trong hơn. Cho đến nay, thuật ngữ

“ Hotel” khách sạn đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Ở Việt Nam, trong Thông tư số 01/2002/TT-TCDL ngày 27/4/2002 của Tổng cục du  lịch về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2000/NĐ-CP của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch đã ghi rõ: “Khách sạn (Hotel) là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”.

Theo TS Nguyễn Văn Mạnh và Th.S Hoàng Thị Lan Hương, khoa Du Lịch trường Đại học kinh tế quốc dân trong cuốn giáo trình Quản trị Kinh doanh Khách sạn, do Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân ấn hành năm 2008 thì: “ Khách sạn là cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú với đầy đủ tiện nghi , dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác dành cho khách lưu lại qua đêm và thường xây dựng tại các điểm du lịch”.

Cơ Sở Lý Luận Về Kinh Doanh Khách Sạn Và Nhà Hàng
Cơ Sở Lý Luận Về Kinh Doanh Khách Sạn Và Nhà Hàng

2. Khái niệm về kinh doanh khách sạn

Từ trước đến nay khái niệm về kinh doanh khách sạn được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau nhưng vẫn tóm gọn về việc sản xuất và tiêu thụ các dịch vụ. Do sự phát triển của xã hội ngày nay mà người ta đã thừa nhận cả nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp của khái niệm kinh doanh khách sạn, Nghĩa rộng ở đây là hoạt động cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống cho khách. Còn nghĩa hẹp là chỉ đảm bảo việc phục vụ nhu cầu ngủ, nghỉ cho khách. Tuy nhiên, chung nhất là “kinh doanh khách sạn” đều gom cả kinh doanh các dịch vụ bổ sung. Các dịch vụ bổ sung ngày càng nhiều về số lượng, đa dạng về hình thức và thường phù hợp với vị trí, thứ hạng, loại kiểu, quy mô và thị trường khách hàng mục tiêu mà từng cơ sở lưu trú nhắm đến.

Theo giáo trình “Quản trị kinh doanh khách sạn” của tác giả Nguyễn Văn Mạnh và Hoàng Thị Lan Hương, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội thì: “Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác cho khách nhằm đáp ứng nhu cầu, ăn,nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận.”

3. Cơ sở lý luận về kinh doanh ăn uống trong khách sạn

3.1. Khái niệm về nhà hàng – Khóa Luận Về Kinh Doanh Khách Sạn

Nhu cầu ăn uống là một trong những nhu cầu cần thiết yếu của con người, để đáp ứng nhu cầu này, con người có thể sử dụng các hình thức : tự nấu tự phục vụ; mua thức ăn được chế biến sẵn về hay đến các cơ quan ăn uống công cộng để thỏa mãn nhu cầu của mình. Các cơ sở phục vụ nhu cầu ăn uống được ra đời rất sớm cùng với nhu cầu ăn uống của con người. Quá trình phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và những đòi hỏi về yêu cầu chất lượng dịch vụ của thực khách, với sự xuất hiện của nhiều loại cơ sở kinh doanh ăn uống như gánh hàng ăn, quán ăn, nhà hàng… Xã hội càng phát triển, đời sống vật chất ngày càng cao, nhu cầu ăn uống không chỉ dừng lại là những nhu cầu sinh lý, thiết yếu mà phát triển cao hơn ở nhu cầu thưởng thức nghệ thuât ẩm thực, khám phá đặc sản địa phương, giải trí… đòi hỏi các cơ sở kinh doanh ăn uống phải kiện toàn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách. Nhà hàng là một bộ phận quan trọng của ngành du lịch, nhu cầu ẩm thực của khách du lịch đòi hỏi nhà hàng không chỉ cung cấp món ăn một cách đơn giản, mà qua đó còn giúp cho khách cảm nhận được nét văn hóa ẩm thực độc đáo của địa phương và đáp ứng các nhu cầu bổ sung khác của khách.

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhà hàng như:

Theo TS Vũ Thị Hòa và TS Nguyễn Vũ Hà ( đồng tác giả cuốn “ Giáo trình lí thuyết Nghiệp vụ nhà hàng”- Trường Cao Đẳng Du Lịch Hà Nội) thì:” Nhà hàng được định nghĩa là một cơ sở kinh doanh chuyên chế biến và phục vụ các sản phẩm ăn uống nhầm đáp ứng nhu cầu cần thiết và các nhu cầu khác của khách hàng với mục đích chủ yếu là thu lợi nhuận”.

Đó là đối với nhà hàng độc lập, còn với bộ phận nhà hàng trong khách sạn, theo TS Nguyễn Thị Hải Đường trong cuốn “Quản trị kinh doanh nhà hàng” do nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 2013 thì: “Bộ phận nhà hàng trong khách sạn là những nhà hàng không có tư cách như những doanh nghiệp độc lập mà chỉ là đơn vị, một phần trong khách sạn. Hoạt động của nó phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của khách sạn.”

Từ những phân tích trên, có thể khái niệm nhà hàng một cách đầy đủ và ngắn gọn như sau:

Nhà hàng là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống và các dịch vụ bổ sung kèm theo với chất lượng phục vụ cao đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

Như vậy, nhà hàng là nơi mà khách đến không chỉ để thỏa mãn nhu cầu ăn uống đơn thuần mà còn thưởng thức nghệ thuật ẩm thực, cũng như các dịch vụ bổ sung đi kèm. Hoạt động cơ bản của nhà là chế biến và phục vụ các sản phẩm ăn uống, tùy theo loại hình và điều kiện cụ thể của nhà hàng mà các nhà hàng triển khai hệ sản phẩm khác nhau. Đối tượng phục vụ của nhà hàng có thể là khách du lịch, vãng lai hay cư dân địa phương.

XEM THÊM ==>  Top 30 Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp Nhà Hàng Khách Sạn, 9 điểm

3.2. Phân loại nhà hàng – Khóa Luận Về Kinh Doanh Nhà Hàng

– Ta có thể dựa trên một số tiêu thức để phân loại nhà hàng:

  • Nhà hàng độc lập:

Là nhà hàng có tư cách pháp nhân riêng, là một doanh nghiệp độc lập không phụ thuộc khách sạn hay các cơ sở kinh doanh khác. Loại nhà hàng này có sự chủ động trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên gặp khó khăn trong việc thu hút khách.

Nhà hàng độc lập thường được xây dựng ở những nơi đông dân cư, cạnh các đầu mối giao thông, gần các điểm tham quan vui chơi giải trí… Hình thức hoạt động thực đơn, danh mục đồ ăn thức uống của nhà hàng thường rất phong phú, đa dạng phù hợp với đối tượng phục vụ. Nhà hàng chủ yếu phục vụ đối tượng khách vãng lai.

  • Nhà hàng phụ thuộc:

Là loại nhà hàng không có tư cách như một doanh nghiệp độc lập mà chỉ là một đơn vị, một thành phần trong các sở kinh doanh nào đó. Hoạt động nhà hàng phụ thuộc ngoài kinh doanh phục vụ ăn uống còn theo sự chỉ đạo chung trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà nó là thành viên.

  • Căn cứ theo quy mô:

Theo quan niệm mang tính phổ biến theo quy mô người ta thường chia nhà hàng ra làm ba loại sau:

  • Nhà hàng nhỏ: Là nhà hàng có quy mô dưới 50 chỗ ngồi
  • Nhà hàng trung bình: Là nhà hàng có quy mô từ 50 đến 150 chỗ ngồi
  • Nhà hàng lớn: Là nhà hàng có quy mô 150 chỗ ngồi

– Căn cứ theo chất lượng phục vụ:

Theo chất lượng phục vụ được chia làm làm ba loại:

  • Nhà hàng bình dân ( Economic Restaurant): Là nhà hàng có chất lượng khiêm tốn, giá cả trung bình, chủng loại không nhiều
  • Nhà hàng tiêu chuẩn ( Standard Restaurant): Là nhà hàng có chất lượng đạt tiêu chuẩn nhất định ( Tương đối cao), chủng loại dịch vụ sản phẩm ăn uống tương đối đa dạng, có giá trị cao. Tập trung vào khách trung lưu trong xã hội.
  • Nhà hàng cao cấp ( Deluxe Restaurant): Là nhà hàng có chất lượng cao, chủng loại dịch vụ, sản phẩm phong phú, giá cao đáp ứng khách thượng lưu trong xã hội, loại nhà hàng này thường có ở các khách sạn cao cấp( từ ba sao trở lên ), cũng có những nhà hàng độc lập thuộc dạng này
  • Căn cứ theo hình thức phục vụ:

Đây là cách phân loại phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh phục vụ ăn uống. Theo cách phân loại này có các loại nhà hàng sau:

  • Nhà hàng phục vụ theo định suất – set menu service

Đây là loại nhà hàng chuyên phục vụ các bữa ăn đặt trước, định trước từ thực đơn món ăn cho đến số lượng các phần ăn và giá cả. Đối tượng phục vụ của loại nhà hàng này là những khách theo nhóm, theo đoàn.

  • Nhà hàng chọn món – A lacarte

Là loại nhà hàng với thực đơn rất đa dạng và phong phú về chủng loại món ăn, đồ uống được liệt kê toàn bộ để giúp khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn món ăn theo sở thích và khả năng thanh toán. Đối tượng khách hàng của Nhà hàng chọn món là những khách lẻ, khách vãng lai, khách không đặt trước.

  • Nhà hàng tự phục vụ – Buffet

Khi đến với những loại nhà hàng này, thực khách sẽ phải tự phục vụ mình bằng cách tự lấy thức ăn được bày sẵn trên các quầy kệ của nhà hàng, được tự chọn những món ăn mình thích với những món ăn nóng, nguội và các loại đồ uống. Điểm nổi bật của nhà hàng tự phục vụ là phong cách tự do, thoải mái và giá sẽ cố định cho tất cả khách hàng.

Món ăn được bày sẵn trên các quầy kệ của nhà hàng tự phục vụ để khách hàng lựa chọn

  • Nhà hàng cà phê có phục vụ ăn uống – Coffee Shop

Là những nhà hàng phục vụ coffee và kèm theo những món ăn nhẹ. Những nhà hàng loại này thường có tính chất phục vụ nhanh, các món ăn là những món ăn có sẵn, đơn giản.

  • Nhà hàng phục vụ đồ ăn nhanh – Fast Food

Đây là loại nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn nhanh với thói quen công nghiệp, phổ biến ở các trung tâm thương mại, các thành phố lớn. Nhà hàng phục vụ đồ ăn nhanh còn có đặc thù là thực đơn đơn giản, thường tập trung vào một kiểu thức ăn duy nhất với nhiều cách chế biến khác nhau và thường có thể mang đi. Cung cách phục vụ nhanh chóng cũng là một điểm nổi bật của loại nhà hàng này.

  • Nhà hàng phục vụ tiệc – Banquet hall

Là loại nhà hàng chuyên phục vụ các loại tiệc chiêu đãi khác nhau như: hội nghị tổng kết, tiệc cưới, tiệc chiêu đãi, …

– Các cách phân loại nhà hàng khác:

  • Nhà hàng dân tộc

Với phong cách phục vụ và món ăn mang đậm bản sắc dân tộc. Trang trí, kiến trúc, âm nhạc, trang phục của nhân viên… cũng mang tính dân tộc, thống nhất với phong cách phục vụ và món ăn của nhà hàng.

  • Nhà hàng đặc sản

Chuyên kinh doanh một loại đặc sản nào đó, với phương châm dùng sản phẩm để thu hút khách (Ví dụ nhà hàng chuyên kinh doanh hải sản, thịt rừng, đặc sản địa phương…)

3.3. Kinh doanh ăn uống trong khách sạn

Hoạt động kinh doanh khách sạn là một khối thống nhất bao gồm các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung kèm theo. Kinh doanh nhà hàng là một hoạt động đóng vai trò không thể thiếu trong kinh doanh khách sạn . Kinh doanh nhà hàng là một trong những nhu cầu cơ bản của du khách, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày cang cao của khách hàng. Trong nhiều trường hợp, kinh doanh nhà hàng hòa vốn, thậm chí thua lỗ nhưng khách sạn vẫn buộc phải duy trì để đảm bảo tình đồng bộ, tổng hợp của sản phẩm đặc biệt là đối với các khách sạn nằm ở các khu vực biệt lập, xa khu dân cư vì nếu không duy trì hoạt động nhà hàng thì đồng nghĩa khách sạn không thể thu hút được khách hàng. Nếu khách sạn cung cấp dịch vụ ăn uống sẽ tạo thuận lợi cho du khách trong thời gian lưu trú, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách, khai thác triệt để khả năng thanh toán của họ, đem lại lợi nhuận cao cho khách sạn. Điều này có nghĩa là hiệu quả kinh tế của kinh doanh nhà hàng trong khách sạn không chỉ thể hiện ở con số lỗ, lãi mà quan trọng hơn là nó góp phần tạo nên sự đồng bộ trong hệ sản phẩm nhằm đáp ưng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Kinh doanh nhà hàng góp phần tích cực trong việc thu hút khách đến với khách sạn. Nếu như nhà hàng của khách sạn cung cấp những sản phẩm không thể đáp ứng được nhu cầu của khách, thì nó không ảnh hưởng đến hoạt động của nhà hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và khả năng thu hút khách của khách sạn. Một nhà hàng phục vụ với chất lượng cao, đáp ứng được những mong đợi của khách với mức giá cả hợp lý sẽ góp phần tích cực vào tăng trưởng nhu cầu cho khách sạn, qua chất lượng phục vụ, nhà hàng tạo ra sức hấp dẫn, thu hút khách đến khách sạn, góp phần kéo dài thời gian lưu trú của khách.

Kinh doanh nhà hàng góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho khách sạn. Vai trò của nhà hàng trong kinh doanh khách sạn trên thực tế được chứng minh rất rõ thông qua tỉ phần kinh doanh thu và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh nhà hàng trong tổng doanh thu và lợi nhuận của toàn khách sạn.

Ngoài ra, kinh doanh nhà hàng trong khách sạn là một trong những yếu tố xem xét chất lượng và thứ hạng của khách sạn

XEM THÊM ==>  Tải Free Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Kinh Doanh Nhà Hàng

4. Thị trường khách của khách sạn và nhà hàng trong khách sạn

4.1. Khái niệm – Khóa Luận Về Kinh Doanh Nhà Hàng Khách Sạn

Khách của khách sạn là tất cả những ai có nhu cầu tiêu dùng sảnphẩm của khách sạn.

Khách của nhà hàng trong khách sạn là tất các những ai có nhu cầuđến sử dụng dịch vụ ăn uống của khách sạn.

4.2. Nghiên cứu thị trường và phân đoạn thị trường trong kinh doanhkhách sạn

4.2.1. Nghiên cứu thị trường

Là quá trình phân tích, giả thiết để tìm ra các hành vi tiêu dùng của khách hàng. Nhờ những nghiên cứu này, những người làm Marketing có thể giải đáp được những câu hỏi mang tính nền tảng cho việc đề xuất các chiến lược đáp ứng đòi hỏi của khách hàng như:

Ai là khách hàng mục tiêu của khách sạn?

Đặc điểm trong hành vi tiêu dùng của họ là gì?

Động cơ tiêu dùng sản phẩm của khách sạn của họ là gì?

Sản phẩm của khách sạn đã đáp ứng như cầu đòi hỏi của khách một cách tốt nhất chưa?

Hay về giá cả hay chất lượng?

Kênh thông tin, kênh phân phối hiệu quả nhất?

Việc nghiên cứu khách hàng trong kinh doanh ăn uống được thực hiện theo nhiều cách thường là theo phương pháp quan sát trực tiếp của nhân viên phục vụ trong phòng ăn. Hay trưng bày đồ ăn cho khách để khách tự lựa chọn từ đó xác định được nhu cầu của khách hàng. Nghiên cứu thông qua các hình thức phục vụ khách hàng.

4.2.2. Khái niệm phân đoạn thị trường

Đoạn thị trường trong kinh doanh khách sạn là một nhóm người sử dụng dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác có phản ứng tương đối giống nhau trước cùng một tập hợp các kích thích Marketing. Phân đoạn thị trường trong kinh doanh khách sạn là quá trình phân chia người sử dụng dịch vụ lưu trú, ăn uống, các dịch vụ bổ sung khác thành từng nhóm dựa trên cơ sở những khác biệt về nhu cầu, mong muốn,hành vi, tính cách của họ trong qua trình sử dụng các dịch vụ.

4.2.3. Các tiêu thức phân loại khách của khách sạn và nhà hàng

-Căn cứ vào nguồn gốc của khách: Khách là người địa phương,khách không phải là người địa phương.

-Căn cứ theo tiêu thức địa lý: thị trường khách Châu Âu, thị trường khách Châu Á, Nam Mỹ…

-Căn cứ theo quốc tịch: Thị trường Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc…

-Căn cứ vào số lượng: Khách lẻ, khách đoàn

-Căn cứ vào mục đích của khách đến tiêu dùng dịch vụ ăn uống:khách đến nghỉ tại khách sạn, khách lẻ ở ngoài khách sạn vào, khách tiệc công ty, khách tiệc cưới…

4.2.4. Các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng

Thị trường mục tiêu trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng được hiểu là một tập hợp người mua có cùng nhu cầu đòi hỏi hay những đặc tính giống nhau về dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ bổ sung mà doanhnghiệp khách sạn có khả năng đáp ứng, đồng thời tạo ra những lợi thế so sánh cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh và cho phép tối đa hóa các mục tiêu Marketing đã đặt ra của doanh nghiệp khách sạn.

Trên thực tế, các doanh nghiệp khách sạn có thể lựa chọn thị trường mục tiêu theo một trong năm phương án sau:

Sơ đồ 1.1: các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu
Sơ đồ 1.1: các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu

Chú thích:

P : Đặc tính của sản phẩm;

M: Đặc tính của thị trường

Nguồn: Giáo trình Marketing căn bản

(a) Tập trung vào một đoạn thị trường, tức là mọi nỗ lực Marketing của nhà hàng khách sạn chỉ tập trung vào một đoạn thị trường mục tiêu đơn lẻ cụ thể. Ví dụ nhà hàng khách sạn chỉ chọn thị trường mục tiêu là khách tiệc cưới. Tuy nhiên phương án này ít được sử dụng vì độ rủ ro cao, và đặc điểm thị trường khách của nhà hàng khách sạn cũng có điểm đặc biệt đó là khó xác định được một loại khách hàng đặc trưng.

(b) Chuyên môn hóa có sự lựa chọn, theo đó nhà hàng khách sạn có thể chọn hai hoặc nhiều hơn các đoạn thị trường mục tiêu phù hợp với mục tiêu và khả năng của mình. Ví dụ kinh doanh ăn uống ở nhà hàng khách sạn có thể nhắm vào đoạn thị trường khách tiệc cưới và cả thị trường khách lẻ.

(c) Chuyên môn hóa theo thị trường, nhà hàng khách sạn chỉ tập trung vào một loại sản phẩm nhưng thoả mãn nhu cầu đa dạng của các nhóm khách hàng riêng biệt, nhưng có nhiều đặc điểm giống nhau trong tiêu dùng dịch vụ ăn uống. Ví dụ nhà hàng khách sạn tập trung vào dịch vụ phục vụ tiệc nhưng cho các hình thức mục đích tổ chức tiệc khác nhau

(d) Chuyên môn hóa theo sản phẩm, tức là sản phẩm dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn tập trung vào việc thoả mãn nhu cầu đa dạng của một nhóm khách hàng.

(e) Bao phủ toàn bộ thị trường, nhà hàng khách sạn cố gắng đáp ứng mong muốn của mỗi khách hàng về tất cả các loại sản phẩm ăn uống.

Khóa Luận Về Kinh Doanh Khách Sạn Và Nhà Hàng
Khóa Luận Về Kinh Doanh Khách Sạn Và Nhà Hàng

4.3. Đặc điểm tiêu dùng của thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống trong khách sạn

4.3.1. Khái niệm thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống trong khách sạn

Trong kinh doanh lưu trú khách hàng phần lớn là những người từ các địa phương khác, các quốc gia khác đến, thì trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống khách hàng lại bao gồm cả những người địa phương.

Như vậy thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống trong khách sạn bao gồm những khách du lịch đến từ những nơi khác và khách là những người dân địa phương, họ đến khách sạn và tiêu dùng sản phẩm ăn uống của khách sạn.

4.3.2. Đặc điểm tiêu dùng của thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống trong khách sạn

Do tính đa dạng về đặc điểm của khách hàng nên khó có thể xác định được một thể loại khách hàng đặc trưng cho doanh nghiệp kinh doanh ăn uống mà chỉ có thể xác định được một số loại khách hàng với những nét đặc trưng nhất định. Đó là tổ hợp của những đặc điểm tâm sinh lý và hànhvi, phản  ảnh thói quen trong cuộc sống, thói quen trong tiêu dùng.

Ví dụ: Trung tâm nghiên cứu chuyên nghiệp về ăn uống và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm tại Pháp (CCA) đã thực hiện nghiên cứu những loại khách hàng là người Châu Âu. Họ đã xác định được 9 loại khách hàng khác nhau mà hành vi của họ ảnh hưởng đến sản phẩm ăn uống:

  1. Những người khách không bị dao động, thông thường họ là những người trên 45 tuổi, có thu nhập khiêm tốn và thường thích ăn uống ở nhà.
  2. Những người khách tính toán, phần lớn là những người cao tuổi, họ thường tiết kiệm và ăn uống cẩn thận, tránh những đồ ăn nhiều kalo.
  3. Những người đặc biệt quan tâm đến sức khỏe, họ là những người có thu nhập cao, sẵn sàng chi trả với bất cứ mức giá nào, miễn là được phục vụ sản phẩm chất lượng cao.
  4. Những người sành ăn, phần lớn họ là những người có nghề nghiệp tự do, có thẩm mỹ cao và thích cái mới. Trong nhà hàng điều hấp dẫn họ không phải chủ yếu là từ bài trí hay bầu không khí, mà từ chất lượng của đồ ăn, phong cách phục vụ. Họ mong đợi chữ tín trong kinh doanh.
  5. Những người khách đơn giản, phần lớn là những gia đình trẻ có con nhỏ không có nhiều thời gian ngày thường. Họ thích các món ăn nhanh, cách bài trí đơn giản, không quan tâm lắm đến chất lượng sản phẩm.Ngược lại, vào cuối tuần họ chú trọng hơn đến vấn đề ăn uống. Đây là loại khách hàng thể hiện phong cách mới trong hành vi và ngày càng là loại khách phổ biến.
  6. Những người dễ ăn uống, loại khách này chiếm số lượng lớn,họ thường không phải là những người giàu có, thích những gia vị mạnh, không chú trọng tới những yêu cầu về ăn uống cân đối.
  7. Những người phàm ăn chiếm khoảng 25% số lượng khách. Và hơn 50% trong số họ là dưới 30 tuổi. Họ thích phong cách ăn của người Mỹ: ngọt và lắm bột. Họ khó bị thuyết phục bởi quảng cáo về những món ăn đảm bảo sức khỏe, nhiều rau, hoa quả.
  8. Những người thích cái mới lạ, họ là những người thích thử những món ăn mới, lạ và độc đáo. Họ quan tâm như nhau đối với những thực đơn nổi tiếng trong quá khứ, cũng như đối với những thực đơn mới có.Những người này đi ăn ở nhà hàng nhiều hơn nhiều so với những loại khách hàng còn lại.
  9. Những người quan tâm đến môi trường, họ quan tâm nhiều nhất đến thực phẩm sạch, đơn giản nhưng bổ dưỡng, quan tâm tới hương vị tinh khiết của sản phẩm.

Ngoài ra đặc điểm tiêu dùng của khách sử dụng dịch vụ ăn uống phụ thuộc vào các nhân tố như: Quốc tịch, vị trí địa lý, tuổi tác, giới tính, phong tục

Những khách có quốc tịch, vị trí địa lý khác nhau thì cũng có những đặc điểm tiêu dùng khác nhau. Như những khách ở Châu Âu có đặc điểm tiêu dùng khác những khách ở Châu Á. Rồi tuổi tác khác nhau thì cũng có những đặc điểm khác nhau như những người trẻ tuổi thì thích các món ăn nhanh, người già thì thích các món ăn dễ tiêu hóa… Giới tính khác nhau cũng có đặc điểm tiêu dùng khác nhau, cụ thể là đàn ông thường ăn nhiều và nhanh hơn phụ nữ…

Download miễn phí

Cơ Sở Lý Luận Về Kinh Doanh Khách Sạn Và Nhà Hàng các bài viết của Luận Văn Trust điều có nguồn trích dẫn rõ ràng, đa số các bài cơ sở lý luận đều được chúng tôi cập nhật mới nhất, các bạn có thể yên tâm kham thảo và có thể tải về kham thảo hoặc áp dụng vào bài làm của mình, chúc các bạn có một bài khóa luận đạt điểm cao. Nếu các bạn còn gặp khó khăn trong quá trình hoàn thành báo cáo, khóa luận thì có thể liên hệ với mình để được tư vấn thêm.

Dv viết thuê đề tài : 0917.193.864

Zalo/Tele : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x