Cơ Sở Lý Luận Về Kiến Trúc Cảnh Quan Làm Luận Văn nội dung bài viết phù hợp với các bạn sinh viên năm cuối đang cần tìm kiếm nguồn tài liệu kham thảo chất lượng liên quan về kiến trúc cảnh quan để hỗ trợ cho bài luận văn của mình. Hiểu được nỗi khổ của các bạn luận văn Trust đã chia sẻ bài viết này. Nội dung bao gồm: một số khái niệm Kiến Trúc Cảnh Quan; phân loại hệ thống cảnh quan; cơ sở lý thuyết về Thiết kế đô thị.
Hiện nay Luận Văn Trust có dịch vụ hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, đại học, quá trình làm bài luận văn nếu các bạn chưa chọn được đề tài hay gặp các khó khăn trong quá trình làm bài có thể liên hệ với Dịch vụ thuê viết luận văn thạc sĩ của Luận Văn Trust nhé.
Mục lục
1 Một số khái niệm Kiến Trúc Cảnh Quan
Cơ Sở Lý Luận Về Kiến Trúc Cảnh Quan:
Không gian
“Không gian bàn đến ở đây là không gian đô thị hình thành bởi các kiến trúc công trình, cây cối, tường phân cách ngoài nhà, các bề mặt thẳng đứng, mặt đất và mặt nước, các công trình kiến trúc nhỏ trong đô thị,… Không gian này được phân tách ra từ trong không gian tự nhiên lớn, có độ giới hạn nhất định, được sử dụng phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân đô thị.”
Không gian trống
Là không gian bên ngoài công trình, được giới hạn bởi mặt đứng của các công trình kiến trúc (kiến trúc lớn), mặt đất, bầu trời và các vật giới hạn không gian khác như cây xanh, địa hình, mặt nước… Do đó, không gian trống được xem là không gian cảnh quan, không chỉ là nơi để giao tiếp, mà còn là nơi thoả mãn nhu cầu về không gian sống của con người.
Kiến trúc cảnh quan
Kiến trúc cảnh quan là thuật ngữ xuất hiện vào đầu những năm 1960. Nhiệm vụ là để nghiên cứu không gian cụ thể, có thể nhìn thấy được và xác định bằng các khối màu sắc và các đường nét cụ thể. Không gian nghiên cứu được bố trí nhằm liên kết các vật thể với khung cảnh quan thiên nhiên xung quanh. Ví dụ như trục đường và các công trinh kiến trúc, mảng xanh, mặt nước,…. Tạo thành không gian chung của trục đường và kèm theo là các hoạt động của con người.
Theo PTS. KTS Hàn Tất Ngạn, “Kiến trúc cảnh quan là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa, … nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc” [1].

Kiến trúc cảnh quan bao gồm thành phần tự nhiên (địa hình, mặt nước, cây xanh, con nước và động vật, không trung) và thành phần nhân tạo (kiến trúc công trình, giao thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tượng hoành tráng trang trí). Mối tương quan tỷ lệ về thành phần cùng quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần này luôn biến đổi theo thời gian, điều này làm cho cảnh quan kiến trúc luôn vận động và phát triển.
Kiến trúc cảnh quan là giải pháp thẩm mỹ kiến trúc tổng thể không gian trống, bao gồm: tác động thẩm mỹ của các không gian và mặt đứng các công trình kiến trúc, mặt đất và các yếu tố trong không gian trống như cây xanh, trang thiết bị kỹ thuật môi trường và kỹ thuật đô thị, kiến trúc nhỏ, kiến trúc tạm thời, màu sắc, ánh sáng, tác phẩm nghệ thuật tạo hình…
Ths.KTS Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng: “Kiến Trúc Cảnh Quan được định nghĩa là một ngành nghệ thuật tạo hình mà đối tượng nghiên cứu của nó là những không gian từ cực tiểu đến cực đại. Thông qua Kiến trúc cảnh quan con người xây dựng nên mối liên hệ giữa mình với môi trường xung quanh, giữa môi trường nhân tạo với môi trường tự nhiên.
Sản phẩm của KTCQ gần như có thể cảm nhận được bằng cả 5 giác quan. Có thể nói Kiến trúc cảnh quan là một lọai hình nghệ thuật tạo hình, ảnh hưởng sâu đậm và trực tiếp của tính chất văn hóa – xã hội của địa phương và thời đại, thể hiện góc nhìn riêng biệt của từng dân tộc về không gian bao cảnh xung quanh. Ngoài ra Kiến trúc cảnh quan còn tạo ra sự ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và có khả năng tích cực trong việc tăng thêm các giá trị thẩm mỹ của không gian, thông qua đó tạo nên những giá trị kinh tế cho khu vực.
Nói tóm lại, Kiến trúc cảnh quan là sự nghiên cứu, phân tích, kế hoạch hoá, thiết kế, quản lý và hoà hợp hoá mối tương quan giữa môi trường tự nhiên và môi trường xây dựng.”
– Các thành phần của Kiến Trúc Cảnh Quan: với thành phần tự nhiên và thành phần nhân tạo.
– Các yêu cầu của không gian KTCQ:
– Quy luật tổ chức không gian
+ Cơ sở bố cục cảnh quan
+ Tạo hình không gian:
+ Các quy luật bố cục cơ bản như: quy luật về đường trục bố cục, quy luật bố cục đối xứng, quy luật bố cục không đối xứng, quy luật tỷ lệ không gian, quy luật về sự đồng nhất và sự tương tự, quy luật về sự tương phản, quy luật sáng tối và quy luật về màu sắc
Không gian sinh hoạt cộng đồng
Không gian sinh họat cộng đồng là không gian phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người.Trong không gian kiến trúc cảnh quan công viên vườn hoa trong đô thị, không gian sinh họat cộng đồng là nơi mọi người có thể vừa sử dụng để nghỉ ngơi, ngắm cảnh, tham gia các họat động chung như thể dục thể thao, vui chơi các trò chơi tập thể…
2 Phân loại hệ thống cảnh quan
“Cảnh quan vùng được phân làm bốn loại cơ bản bao gồm: cảnh quan tự nhiên (hay còn gọi là cảnh quan địa lý), cảnh quan nhân tạo, cảnh quan đô thị, cảnh quan công viên rừng và được phân loại như sau:”
2.1 Cảnh quan tự nhiên: Luận văn kiến trúc cảnh quan
“Là cảnh quan một vùng địa phương có một đặc trưng về điều kiện tự nhiên với các yếu tố chính như: hệ thực vật( cây xanh), hệ động vật, cấu tạo địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu. Các yếu tố này được phối hợp với nhau theo một quy luật tự nhiên để hợp thành một thể thống nhất. Ở thể loại cảnh quan này con người gần như không được can thiệp hoặc thay đổi nhiều các yếu tố tự nhiên đặc trưng của địa phương đó.”
2.2 Cảnh quan nhân tạo
“Là cảnh quan thiên nhiên các yếu tố thiên nhiên đã không còn tồn tại như lúc ban đầu mà đã được thay đổi bởi con người do nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội ngày càng gia tăng. Trong quá trình thay đổi, cảnh quan tự nhiên dần dần được thay thế bằng một hình thức cảnh quan mới phù hợp với những điều kiện đặt ra của xã hội đương thời. Đó là cảnh quan nhân tạo. Cảnh quan nhân tạo hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức hệ của con người và xã hội, hoặc là có chiều hướng tích cực( làm tăng vẻ đẹp của vùng cảnh quan) nếu con người quan tâm và tôn trọng những yếu tố ban đầu cho phép, từ đó vận dụng hài hòa vào cảnh quan mới nhưng không chối bỏ phong cách cũ.”
“Ngược lại nếu áp đặt một cảnh quan mới mà không nghiên cứu tìm hiểu để kế thừa một di sản thiên nhiên sẽ tạo ra nột cảnh quan nhân tạo không phù hợp với môi trường sinh thái và tất nhiên sẽ mất đi một sắc thái vùng cảnh quan đặc thù- Bản sắc của từng vùng địa phương gây nhiều tác động xấu về sau.”
“Mức độ can thiệp vào sự thay đổi của các yếu tố cảnh quan thiên nhiên ít nhiều biểu thị vào tính chất nhân tạo của cảnh quan. Sự hình thành và phát triển của cảnh quan nhân tạo cũng gắn liền với tốc độ phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật khi mà cả thế giới đã bước vào thiên niên kỷ mới, thế kỷ 21 với nền văn minh tin học đã làm thay đổi diện mạo của cảnh quan thế giới mới.”
2.3 Cảnh quan đô thị: Luận văn kiến trúc cảnh quan
“Cảnh quan đô thị là môi trường nhân tạo phức tạp nhất do sự tập trung dân cư với mật độ lớn trong một diện tích đô thị có giới hạn. Ở đó người ta quan tâm đến những nhu cầu hoạt động đi lại( giao thông), ăn ở, sinh hoạt, sản xuất, giao tiếp, nghỉ ngơi giải trí (công viên, văn hóa, thể thao..) tức là môi trường có mức độ tập trung cao nhất các yếu tố nhân tạo phục vụ cho nhu cầu đời sống và phát triển kinh tế của đô thị đương đại. Chính vì vậy ở đây yếu tố thiên nhiên thường dễ bị phá vỡ: địa hình bị san lấp, cây xanh bị chặt phá, chất thải do hoạt động của nhà máy, thiết bị sinh hoạt, phương tiện giao thông….” Từng ngày gây nên những tác động xấu đến môi trường của đô thị tạo nên những căn bệnh đô thị như chứng bệnh “xơ cứng, tắc nghẽn đông mạch” (ý với vấn đề tắc nghẽn giao thông), chứng bệnh “đầu to”( chỉ sự tập trung quá đông dân cư đô thị tại trung tâm) v.v…
2.4 Cảnh quan vườn – công viên (nghệ thuật cảnh quan)
“Là một loại hình nghệ thuật sử dụng những yếu tố đẹp chọn lọc của phong cảnh thiên nhiên, sự biến đổi của thiên nhiên thông qua hình khối, dáng dấp, đường nét, và cả sự phối kết màu sắc của cây, cỏ hoa, lá. Sự thay đổi đường nét, cao độ địa hình và mặt nước tuân thủ các nguyên tắc bố cục thẩm mỹ cùng với các yếu tố thảm thực vật kết hợp với hệ động vật tiêu biểu sẽ tạo nên một phong cảnh tĩnh lặng và thư giản sau những thời gian làm việc.”
“Cảnh quan vườn- công viên của một vùng hay một đô thị thực chất là nơi vừa tận dụng cảnh quan thiên nhiên với các yếu tố tạo cảnh căn bản như đã nêu ở trên nhưng khác với các cảnh quan trên ở chỗ yếu tố nghệ thuật luôn được con người coi trọng quan tâm xử lý theo xúc cảm nghệ thuật, nó có thể có một hay nhiều phong cách nhưng chung quy vẫn là sự gởi gắm tâm thức con người vào với thiên nhiên, thường thì cảnh quan công viên- vườn có khuôn viên và giới hạn so với cảnh quan thiên nhiên (cảnh quan địa lý) tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt thì cảnh quan vườn- công viên mới hòa chung vào cảnh quan địa lý.”
XEM THÊM ==> List Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Kinh Tế, Đô Thị Mới Nhất
3 Cơ sở lý thuyết về Thiết kế đô thị
3.1 Khái niệm thiết kế đô thị: Luận văn kiến trúc cảnh quan
Thiết kế đô thị “…là nghệ thuật tạo không gian đô thị liên quan đến việc thiết kế các công trình, nhóm các công trình, không gian và cảnh quan các làng xóm, thị trấn và các thành phố. Thiết kế đô thị cũng liên quan đến việc thiết lập các khung chiến lược, các chương trình để xúc tiến phát triển đô thị” hay “Thiết kế đô thị là những nỗ lực đã tạo hình không gian trên các phương diện thẩm mỹ lẫn chức năng cho một khu vực độ thị nhất định hay cho cả toàn bộ thành phố. Thiết kế độ thị tập trung xử lý các vấn đề như việc sắp xếp và chọn khối tích cho các công trình và không gian giữa chúng chứ không phải thiết kế các công trình riêng biệt” (Ingaramo và cộng sự, 2017). Như vậy có thể thấy rằng, về từ ngữ, mặc dù có thể còn cách biểu đạt khác nhau nhưng về cơ bản, thiết kế đô thị đều nói tới môi trường không gian và hình thể của dô thị, những yếu tố vật thể có thể nhận biết được bằng quan sát, cảm nhận. Thiết kế độ thị luôn có mối quan hệ chặt chẽ với công tác quy hoạch và thiết kế các công trình kiến trúc, thiết kế các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
“Thiết kế đô thị trong tiếng Anh được gọi là Urban design. Thiết kế đô thị được hiểu là nội dung có tính xuyên suốt của qui hoạch xây dựng đô thị, với mục tiêu chủ yếu là tạo lập không gian đô thị vừa bảo đảm công năng có chất lượng thẩm mĩ, nghệ thuật hợp lí, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của đô thị, đáp ứng yêu cầu thẩm mĩ, văn hoá tinh thần của dân cư đô thị.”
“Thiết kế đô thị là nghệ thuật tổ chức cơ cấu, tạo lập mối quan hệ giữa các yếu tố (nhân tạo, tự nhiên) không gian đô thị; là tổ chức mặt bằng, cơ cấu chức năng, hình khối, tạo lập mối quan hệ thống nhất giữa các thành phần kiến tạo theo yêu cầu nghệ thuật và công năng đô thị; là quá trình không mang tính nghệ thuật thuần tuý, không gian đô thị bao hàm giá trị công năng, giá trị văn hoá, hình thái nghệ thuật, bao hàm hoạt động kinh tế, xã hội của con người.”
“Nội hàm của thiết kế đô thị đó là vừa là mục tiêu của qui hoạch xây dựng, thiết kế đô thị là nội dung của qui hoạch xây dựng đây là quy trình thiết kế của qui hoạch xây dựng. Thiết kế đô thị là cầu nối giữa qui hoạch xây dựng và kiến trúc và là cơ sở cho thiết kế kiến trúc về các mặt cụ thể như tính chất, vị trí, lối ra vào chủ yếu, hình thái, không gian màu sắc, phong cách,… của công trình kiến trúc phù hợp với kiến trúc cảnh quan khu vực.”
3.2 Đối tượng của thiết kế đô thị
Đối tượng của thiết kế đô thị là toàn bộ không gian đô thị với các đối tượng trong không gian đó như tượng đài, quảng cáo, chiếu sáng… trừ công trình kiến trúc. Được phân theo 3 cấp độ cụ thể đó là:
– Thiết kế đô thị vùng lãnh thổ: tổ chức không gian, xác định các vùng chức năng và đặc thù cảnh quan vùng;
– Tổng thể đô thị, tổ chức không gian hệ thống các khu chức năng đô thị;
– Thiết kế đô thị khu vực: được áp dụng cho một khu chức năng, một trục đường, quảng trường, không gian trống công cộng của đô thị.
3.3 Quy định về thiết kế đô thị: Luận văn kiến trúc cảnh quan
Căn cứ theo quy định tại điều 2. Yêu cầu chung về Thiết kế đô thị Thông tư Số: 06/2013/TT-BXD Hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị quy định cụ thể:
a) Thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và đồ án quy hoạch chi tiết phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng và các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan. Các quy định trong Luật quy hoạch đô thị liên quan đến Thiết kế đô thị được cụ thể hóa tại các chương II, III, IV của Thông tư này.
b) Đối với Thiết kế đô thị riêng phải lập nhiệm vụ và đồ án thiết kế. Cấp phê duyệt nhiệm vụ và đồ án Thiết kế đô thị riêng là Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc (đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh).
c) Tổ chức, cá nhân tham gia lập nhiệm vụ và đồ án Thiết kế đô thị riêng phải có đầy đủ năng lực theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị. Kiến trúc sư chủ nhiệm đồ án Thiết kế đô thị riêng phải có kinh nghiệm về thiết kế kiến trúc công trình và bảo tồn di sản, di tích (tại khu vực có các di sản, di tích, kiến trúc cổ, cũ).
d) Đối tượng lập Thiết kế đô thị riêng gồm: Thiết kế đô thị cho một tuyến phố; Thiết kế đô thị cho các ô phố, lô phố.
Như vậy thông qua quy định này có thể thấy pháp luật quy định về thiết kế đô thị phải đáp ứng được các yêu cầu chung cụ thể như:
Thứ nhất, căn cứ dựa trên điều 2 điểm a như trên có thể hiểu “Thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và đồ án quy hoạch chi tiết phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng” cụ thể việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng, tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữ lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, đối với yêu cầu về “Thiết kế đô thị riêng phải lập nhiệm vụ và đồ án thiết kế” đó là toàn bộ tài liệu tính toán cụ thể các yếu tố nêu trong nhiệm vụ thiết kế của công trình thiết kế đô thị, theo đó đồ án thiết kế nhằm xác định khả năng kĩ thuật và tính chất hợp lí về mặt kinh tế của công trình thiết kế đô thị hợp lý nhất. Đồ án thiết kế được xác định địa điểm xây dựng và dựa trên dây chuyền công nghệ, vận hành, khai thác, sử dụng và sản xuất; nguồn cung cấp nguyên liệu, vật tư, lao động; vận tải cho xây dựng và sản xuất các giải pháp kết cấu kiến trúc cho từng hạng mục công trình và khối lượng xây lắp và vốn đầu tư cho từng phần cụ thể là việc xây lắp, thiết bị, kiến thiết cơ bản khác. Các điều kiện thi công, thời gian xây dựng thiết kế và thời hạn huy động từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình vào sản xuất sử dụng cho những hạng mục và hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư và của các giải pháp thiết kế đô thị. Đồ án thiết kế sẽ bao gồm nhiệm vụ thiết kế, phương án tính toán, các bản vẽ thiết kế và các bản thuyết minh, các dự toán.
Thứ ba, Yêu cầu chung về “gia lập nhiệm vụ và đồ án Thiết kế đô thị riêng phải có đầy đủ năng lực” Bởi hiện nay dưới sự phát triển đất nước ta từ nền kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường đã có những bước phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng và thúc đẩy xã hội phát triển. Theo đó nên các đô thị khắp miền đã có những bước khởi sắc, bộ mặt kiến trúc thay đổi, nhiều khu dân cư, nhiều công trình kiến trúc đẹp đã được xây dựng, tô điểm thêm cho diện mạo đô thị. Sự phát triển đó đã đóng góp cho sự thành công này, cùng các ngành công tác quy hoạch xây dựng đô thị đã vận động, kịp thời đổi mới phục vụ cho việc xây dựng đất nước thế nên muốn phát triển tốt hơn phải yêu cầu về trình độ và năng lực thiết kế đáp ứng đủ theo quy định của pháp luật, đây là yêu cầu hết sức cần thiết trong quá trình thực hiện thiết kế các công trình của đô thị.
Bên cạnh đó hiện nay có một số tồn tại đối với thiết kế đô thị đó là thiết kế quy hoạch đã được thực hiện và có tác dụng trong việc xác định các định hướng phát triển của từng đô thị, trong việc phân định chức năng các khu đất, đặc biệt là các khu trung tâm và các khu công nghiệp. bên cạnh đó có thể thấy rõ vai trò của thiết kế đô thị trong quy hoạch đô thị nói chung mờ nhạt, hiệu quả về tổ chức không gian, về tạo dựng diện mạo và thẩm mỹ kiến trúc đô thị hết sức hạn chế. Hình thái tự phát của hầu hết các đô thị hôm nay chứng minh điều đó.

3.4 Cơ sở về quan điểm tạo hình ảnh đô thị
3.4.1 Lý thuyết của Kenvin Lynch trong tác phẩm :The image of the City”
“Nếu như các lý thuyết đô thị nhằm tìm giải pháp mới giúp các đô thị thế giới thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đương thời dưới cái nhìn tổng thể về mặt cấu trúc thì các nhân tố tạo nên chất lượng hình ảnh sẽ giúp đô thị hoàn thiện hơn về mặt thẩm mỹ bằng 5 nhân tố cơ bản: hướng tuyến, cạnh bên, khu vực, nút, cột mốc được Kenvin Lynch nghiên cứu, trình bày trong “The image of the City”, đặt nền móng cho quan điểm thiết kế đô thị hiện đại”
3.4.2 Hướng tuyến – Paths
“Hướng tuyến – Paths gồm đường liên hệ giao thông và hành lang liên hệ thị giác nhưng thông thường được gộp thành một. Hướng tuyến được nhận dạng dưới hình thức các đường chính, phụ, trong, ngoài thành phố, đường bộ, đường xe lửa, đường sông, biển, kênh rạch… tạo thành mạng không gian đô thị. Yếu tố này cho người quan sát thưởng thức và định vị cảnh quan đô thị ngay trước mắt và hai bên khi di chuyển dọc trên tuyến. Theo ông hướng tuyến là cơ sở cho các nhân tố khác trong đô thị phát triển dọc theo, giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng hình ảnh đô thị; còn theo tâm lí học, khi con người chuyển dịch, quan sát dọc tuyến, họ sẽ nhận được hình ảnh liên tục từ hai bên mặt phố và phán đoán được phương hướng, cự li của mình với cảnh quan xung quanh.”
“Yếu tố này có ý nghĩa lớn trong việc quy hoạch cải tạo đô thị hiện nay, đặc biệt với khu vực phát triển dọc theo các đại lộ, sông ngòi, kênh rạch như Việt Nam. Cải tạo đô thị trước hết phải quan tâm đến hình ảnh đô thị hai bên tuyến, ngoài những tuyến đại lộ còn là các tuyến sông rạch nếu biết kết hợp với bóng đổ của công trình hai bên sẽ mang lại hiệu quả cao, tạo bộ mặt mới cho đô thị.”
3.4.3 Cạnh bên – Edges
“Cạnh bên – Edges là giới tuyến của một hay nhiều khu vực được biểu hiện thông qua những hình thái tự nhiên hay nhân tạo. Một số nơi, cạnh bên tiêu biểu cho phạm vi, hình dáng đường viền khu vực. Cạnh bên có thể là dãy cây xanh, bờ sông, vách núi, mặt giới hạn của quần thể kiến trúc, ranh giới của đường đi, cách phân chia không gian… khi nghiêm túc rõ ràng, khi hoà nhập tự nhiên, tạo thành sự giao thoa, xen lẫn không gian. Cạnh bên đối với các đô thị ven sông được giới hạn bởi những hành lang cây xanh, thảm thực vật phong phú hai bên bờ vừa có tác dụng cải tạo môi trường, vừa tạo cảnh quan thiên nhiên cho khu vực.”
3.4.4 Khu vực – District
“Khu vực – Districts cho phép con người quan sát từ bên ngoài hay len vào bên trong để tìm ra những nét đặc trưng giúp phân biệt cụ thể các khu đô thị. Chính hình thái, công năng sử dụng đồng nhất ở mỗi khu vực sẽ giúp người quan sát nhận ra mình ở thành phố nào. Các khu vực đồng chức năng phục vụ cho cùng một đối tượng ra đời hàng loạt trong đô thị như: khu lịch sử, phố cổ, công nghiệp, các vườn sân bãi trong trường đại học hoặc các quảng trường, khu kiến trúc cao tầng, khu CBD, thương mại… trong thành phố. Yếu tố này mang lại cái nhìn tổng thể cho toàn đô thị, xác định được điểm nổi bật của từng khu vực để phát huy tiềm năng của chúng.”
3.4.5 Nút – Nodes
“Nút – Nodes là những tiêu điểm mang tính chiến lược để người quan sát tiến vào bên trong, là nơi con người thường xuyên qua lại trong cuộc sống hằng ngày. Có thể xem vị trí giao cắt giữa các trục giao thông, nơi chuyển phương hướng của đường sá, chổ thay đổi cấu trúc không gian là những nút, nơi tập trung hầu hết các công năng hoặc đặc trưng nhất định của đô thị. Nút có thể nằm trong khu trung tâm hình thành một không gian đặc biệt cho toàn khu vực. Như vậy, nút có mối quan hệ với hướng tuyến và khu vực vì nó là điểm đánh dấu sự thay đổi của các tuyến và cũng là hạt nhân của khu vực đô thị. Nhờ đó con người có thể cảm nhận được nét đặc trưng của nút cùng những môi cảnh quanh chúng một cách rõ ràng hơn.”
3.4.6 Cột mốc – Landmarks
“Cột mốc – Landmarks chỉ cho người quan sát đứng bên ngoài, từ xa để thưởng thức, xác định phương hướng trong đô thị. Là sự xuất hiện đột phá gây ấn tượng mạnh, cột mốc có thể là sự biến đổi đột ngột của địa hình, địa mạo tự nhiên, cây cối có hình dạng đặc thù hoặc công trình kiến trúc mang tính phá cách… Với tính định hướng, cột mốc được xem là loại kí hiệu của cấu trúc đô thị, một nhân tố quan trọng hình thành nét đặc trưng thành phố và có sức ảnh hưởng nhất định trong môi trường hình thể đô thị. Cột mốc có thể cao vút như tháp Eiffel hoặc cũng có thể là sự thay đổi phong cách kiến trúc như trung tâm văn hóa Pompedou với hình dáng của một nhà máy công nghiệp hiện đại nằm sừng sững giữa lòng Paris cổ kính.”
“Năm yếu tố trên không tồn tại độc lập mà chúng đan xen bổ sung cho nhau như: hướng tuyến tạo tầm nhìn chuyển động, khu vực cho hình ảnh đồng nhất, cạnh bên xác định hình dáng, nút đánh dấu sự chuyển giao giữa hình ảnh này với hình ảnh khác, cột mốc tạo điểm nhấn đô thị. Tất cả nhằm tạo ra một chất lượng hình ảnh tốt, một bản sắc cho đô thị. Dễ dàng nhận thấy khu vực do các nút, cạnh bên giới hạn tạo thành, hướng tuyến, cột mốc cũng được bao hàm, phân bố trong đó một cách có qui luật.”
Cơ Sở Lý Luận Về Kiến Trúc Cảnh Quan Làm Luận Văn nội dung bài viết phù hợp với các bạn sinh viên, học viên đang tìm kiếm tài liệu kham thảo hỗ trợ cho bài làm khóa luận sắp tới phải nộp cho nhà trường, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn, cám ơn các bạn đã tin tưởng và theo dõi page, chúc các bạn có một bài viết hoàn thiện. Nếu cần hỗ trợ cho bài viết khóa luận, bài báo cáo tốt nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi.
Số điện thoại : 0917.193.864
Zalo : 0917.193.864