Cơ Sở Lý Luận Về Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn Ở Tiểu Học

Cơ Sở Lý Luận Về Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn

Cơ Sở Lý Luận Về Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn Ở Tiểu Học nội dung bài viết được trích từ một bài khóa luận tốt nghiệp của một bạn sinh viên đạt điểm cao trường Đại học nổi tiếng, bài viết phù hợp với các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu kham thảo để hỗ trợ cho bài khóa luận của bạn hoàn thành một cách hoàn thiện hơn.

Quá trình làm báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp gặp khó khăn, các bạn học viên có thể xem qua dịch vụ viết thuê khóa luận của Luận Văn Trust để được hỗ trợ tư vấn đề tài và báo giá viết báo cáo trọn gói nhé.

1. Khái niệm kĩ năng giải toán có lời văn ở tiểu học

a) Khái niệm kĩ năng – Cơ Sở Lý Luận Về Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn

Kĩ năng là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa, tìm hiểu.

Theo tâm lí học đại cương, kĩ năng được hiểu là “năng lực sử dụng các dữ liệu, các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bản chất của sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận hay thực hành xác định” .

Trong từ điển Tâm lí học do Vũ Dũng chủ biên, kĩ năng được định nghĩa là “năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” .

Theo từ điển Hán – Việt của Phan Văn Các: “Kĩ năng là khả năng vận dụng tri thức khoa học vào thực tiễn, trong đó khả năng được hiểu là: sức đã có (về một mặt nào đó) để thực hiện một việc gì” .

Các nhà nghiên cứu như V.A.Knchexi, A.G.Coovaliov, Trần Trọng Thủy… xem kĩ năng là mặt kĩ thuật, phương thức của hành động. Chỉ xem kĩ năng là một yếu tố và không phải là yếu tố quan trọng nhất đưa đến kết quả hành động.

Các tác giả như N.Đ.Levitov, X.L.Kixêgov, A.V.Pêtrovxki,… quan niệm kĩ năng là năng lực thực hiện có kết quả một hành động phức tạp dựa trên sự vận dụng tri thức và kĩ xảo, tức là kĩ năng không chỉ nắm vững lí thuyết về cách thức hành động mà còn bao hàm khả năng vận dụng nó vào thực tế .

Từ khái niệm kĩ năng của một số nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy kỹ năng có thể được xem là năng lực thực hiện, hoặc là kĩ thuật, phương thức hành động, hay là khả năng vận dụng. Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đồng quan điểm với nhà nghiên cứu Polia, kĩ năng là khả năng giải các bài toán, thực hiện các chứng minh cũng như phân tích có phê phán các lời giải và chứng minh nhận được.

b) Kĩ năng giải toán

Có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng giải toán. Chẳng hạn như:

Theo Polia G: “Trong toán học kĩ năng là khả năng giải các bài toán, thực hiện các chứng minh cũng như phân tích có phê phán các lời giải và chứng minh nhận được” [22, tr.23].

Giải một bài toán tiến hành một hệ thống hành động có mục đích, do đó chủ thể giải toán còn phải nắm vững các tri thức về hành động, thực hiện hành động theo các yêu cầu cụ thể của tri thức đó, biết hành động có kết quả trong những điều kiện khác nhau.

Như vậy, trong đề tài này, kĩ năng giải toán là khả năng vận dụng các tri thức toán học để giải các bài tập toán (bằng suy luận, chứng minh). Kĩ năng giải toán là khả năng vận dụng có mục đích những tri thức và kinh nghiệm đã có vào giải những bài toán cụ thể, thực hiện có kết quả một hệ thống hành động giải toán để đi đến lời giải bài toán một cách khoa học.

c) Kĩ năng giải các bài toán có lời văn ở tiểu học

Cơ Sở Lý Luận Về Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn: Kĩ năng giải các bài toán có lời văn là khả năng thực hiện giải có kết quả một dạng toán hay một bài toán có lời văn cụ thể nào đó bằng cách vận dụng các kiến thức, kĩ năng kinh nghiệm sẵn có về giải toán có lời văn hoặc các nội dung khác cho phép. Kĩ năng giải toán có lời văn bao gồm các kĩ năng cơ bản của giải toán.

Cơ Sở Lý Luận Về Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn Ở Tiểu Học
Cơ Sở Lý Luận Về Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn Ở Tiểu Học

2. Vai trò của việc phát triển kĩ năng giải toán có lời văn ở tiểu học

Dạy giải toán có lời văn ở Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng, nhằm giúp học sinh vận dụng những kiến thức về toán học vào các tình huống thực tiễn, đa dạng, phong phú, những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Giải toán có lời văn là một trong năm mạch kiến thức toán, được dạy trong chương trình Tiểu học, đã được đánh giá là một trong các nội dung, học sinh thường hay gặp khó khăn nhất. Vì nội dung này, các bài toán có lời văn đều liên quan chặt chẽ đến các kiến thức kĩ năng của bốn mạch kiến thức còn lại. Vì vậy, khi giải bài toán có lời văn ở bất cứ dạng nào, học sinh cũng phải huy động tích hợp các kiến thức, kĩ năng đã có vào các tình huống khác nhau. Trong một chừng mực nào đó, học sinh phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo thì mới giải được bài toán. Chính vì thế, khi học sinh giải được một bài toán có lời văn tốt thì đồng thời các kĩ năng khác của môn Toán em đã nắm tốt.

Mặt khác, giải toán có lời văn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho HS năng lực tư duy và đức tính tốt của con người lao động mới, hoạt động trí tuệ trong việc giải toán góp phần giáo dục các em ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo vv…

3. Cấu trúc của kĩ năng giải toán có lời văn ở tiểu học

– Các mối quan hệ giữa các dữ kiện, các yếu tố trong bài toán được biểu thị bằng lời.

– Có nội dung sát thực, gần gũi với thực tế cuộc sống.

– Các số liệu của bài toán có lời văn luôn có danh số.

Hoạt động giải toán có lời văn góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của dạy học toán. Thông qua giải toán có lời văn, HS biết cách vận dụng những kiến thức toán học và rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà HS có điều kiện phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và hình thành những phẩm chất cần thiết của người lao động mới.

Cấu trúc của kĩ năng giải toán có lời văn ở tiểu học phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Xác lập được mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện cụ thể của bài toán.

– Đặt được các câu trả lời cùng các phép tính đúng cho mỗi câu trả lời.

– Tìm được đáp số của bài toán.

Như vậy, kĩ năng thành phần của kĩ năng giải toán có lời văn bao gồm:

  • Kĩ năng phân tích đề bài toán có lời văn.
  • Kĩ năng xác định dạng bài toán có lời văn.
  • Kĩ năng tóm tắt đề bài toán có lời văn.
  • Kĩ năng tìm phương án giải bài toán có lời văn.
  • Kĩ năng trình bày bài giải.

XEM THÊM ==>  Khóa Luận Giáo Dục Tiểu Học Phát Triển Kĩ Năng Giải Toán

4. Quy trình phát triển kĩ năng giải toán có lời văn cho HS tiểu học

  • Bước 1: Đọc kĩ đề bài.

Trước khi giải một bài toán, ta cần phải đọc thật kĩ đề bài. Đọc chậm rãi, vừa đọc vừa suy nghĩ. Tìm hiểu mỗi ý trong khi ta đọc đã nói lên được điều gì và nó gợi cho ta dự đoán được điều gì không? Vì mỗi ý trong đề bài đều có liên quan đến việc giải bài Toán.

Khi đọc kỹ đề toán cần lưu ý mấy điểm sau:

– Trong bất kỳ bài toán nào cũng có hai bộ phận: Bộ phận thứ nhất là những điều đã cho; bộ phận thứ hai là cái phải tìm. Bắt buộc phải xác định cho được, cho đúng những cái đã cho, những cái phải tìm trong bài toán.

– Hướng dẫn học sinh nắm rõ những gì thuộc về bản chất của đề toán, từ nào chưa hiểu hết ý nghĩa thì phải nắm hiểu ý nghĩa của nó.

– Hướng dẫn học sinh nắm rõ những gì thuộc về bản chất của đề toán, những gì không thuộc về bản chất đề Toán để hướng sự chú ý vào những chỗ cần thiết.

  • Bước 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các dữ kiện

Sau khi đọc xong đề bài, ta tìm hiểu xem những điều đề bài đã cho, chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? Qua những mối quan hệ giữa các dữ kiện đó, ta có thể dự đoán được điều gì?

  • Bước 3: Tóm tắt, vẽ hình. (nếu cần)

Ta có thể tóm tắt (hay vẽ hình) đề bài bằng cách nào thuận tiện nhất, biểu hiện mối quan hệ giữa các dữ kiện một cách rõ ràng nhất.

Đối với những dạng toán điển hình như: Tổng hiệu, tổng tỉ, hiệu tỉ, ta phải tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, qua đó ta tìm được cách giải dễ dàng hơn.

  • Bước 4: Tìm hiểu yêu cầu của đề bài. (Hỏi gì?)

Đọc và tìm hiểu kĩ đề bài hỏi ta điều gì? Yêu cầu chúng ta làm gì?

  • Bước 5: Phân tích để tìm hướng giải

Khi chúng ta đã biết được những điều đề bài đã cho và mối quan hệ của chúng, biết được yêu cầu của đề bài, ta có thể dựa vào yêu cầu đó để phân tích tìm cách giải bài toán, bằng cách đi ngược từ câu hỏi của bài toán trở về những điều đã có trong đề bài.

  • Bước 6: Giải và trình bày bài giải

Tìm được cách giải bài toán, ta tiến hành giải ở nháp. Đặt lời giải rõ ý, tính toán cẩn thận và xem kĩ cách trình bày bài giải như thế có phù hợp hay chưa, có cần sửa chữa, chỉnh đốn những điểm nào trong bài giải. Chú ý các hình vẽ, các tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng (nếu có) để trình bày cho chính xác.

  • Bước 7: Kiểm tra lại kết quả tìm được

Sau khi HS kiểm tra lại kết quả thật chính xác, các em ghi bài vào bài làm chính thức

  • Bước 8: Khai thác bài toán

Bước này dành cho học sinh khá, giỏi. Sau khi giải xong bài toán, HS cần suy nghĩ xem: Còn những cách nào khác để giải bài toán nữa không? Từ bài toán này có thể rút ra những nhận xét, kinh nghiệm gì? Từ bài toán này có thể phát triển, đặt ra các bài toán khác như thế nào? Giải chúng ra sao? Mối quan hệ xuôi ngược là thế nào? v.v…

5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kĩ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 4

5.1. Đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học

Ở học sinh tiểu học, nhất là học sinh các lớp đầu cấp, hệ thống tín hiệu thứ nhất còn chiếm nhiều ưu thế so với hệ thống tín hiệu thứ hai, do đó các em rất nhạy cảm với tác động bên ngoài. Điều này phản ánh trong nhiều hoạt động nhận thức ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Do khả năng phân tích chưa phát triển, các em thường tri giác trên tổng thể. Tri giác không gian chịu nhiều tác động của trường tri giác gây ra các biến dạng vào “ảo giác”.

Ở học sinh tiểu học sự chú ý không có chủ định còn chiếm ưu thế, sự chú ý này chưa bền vững nhất là các đối tượng ít thay đổi. Do thiếu khả năng tổng hợp, sự chú ý của học sinh tiểu học còn phân tán, mặt khác do thiếu cả khả năng phân tích nên các em dễ bị lôi cuốn vào trực quan, gợi cảm. Sự chú ý ở các em thường hướng ra bên ngoài vào hành động chứ các em chưa có khả năng hướng vào trong, hướng vào tư duy.

Trí nhớ trực quan hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ lôgíc, ghi nhớ máy móc dễ dàng hơn ghi nhớ lôgíc, hình ảnh cụ thể dễ nhớ hơn các câu chữ trừu tượng. Trí tưởng tượng tuy có phát triển hơn nhưng tản mạn, ít có tổ chức và còn chịu tác động nhiều của hứng thú, kinh nghiệm sống và các mẫu hình đã biết.

Với đặc điểm nhận thức như trên thì quá trình nhận thức môn Toán của học sinh tiểu học được phát triển qua hai giai đoạn:

– Giai đoạn đầu (Từ lớp 1 đến lớp 3):  sự nhận thức còn mang tính trực quan.

– Giai đoạn hai (Từ lớp 4 đến lớp 5): các hoạt động tri giác phát triển và được hướng dẫn bởi các hoạt động nhận thức khác nên chính xác dần.

Dựa vào đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học việc dạy học giải toán có lời văn nhằm mục đích rèn luyện và phát triển khả năng tư duy linh hoạt, sáng tạo, khả năng tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, khả năng vận dụng những kiến thức đã học và những trường hợp có liên quan.

Cơ Sở Lý Luận Về Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn
Cơ Sở Lý Luận Về Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn

5.2. Chương trình môn Toán lớp 4

a) Mục tiêu dạy học toán lớp 4

Dạy học Toán lớp 4 nhằm giúp HS:

* Về số và phép tính:

– Số tự nhiên:

+ Nhận biết một số đặc điểm chủ yếu của dãy số tự nhiên.

+ Biết đọc, viết, so sánh, sắp thứ tự các số tự nhiên.

+ Biết cộng, trừ các số tự nhiên; nhân số tự nhiên với số tự nhiên có ba chữ số; chia số tự nhiên có đến sáu chữ số cho số tự nhiên có đến ba chữ số.

+ Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính khi biết kết quả tính và thành phần kia.

+ Biết tính giá trị của biểu thức số có đến ba dấu phép tính (có hoặc không có dấu ngoặc) và biểu thức có chứa một, hai, ba chữ số dạng đơn giản.

+ Biết vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng và phép nhân, tính chất nhân một tổng với một số để tính bằng cách thuận tiện nhất.

+ Biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính, nhân với 10, 100, 1000,…Chia cho 10, 100, 1000,…Nhân số có hai chữ số với 11.

+ Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9,…

– Phân số:

+ Bước đầu nhận biết về phân số (qua hình ảnh trực quan).

+ Biết đọc, viết phân số; tính chất cơ bản của phân số; biết rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số; so sánh hai phân số.

+ Biết cộng, trừ, nhân, chia hai phân số dạng đơn giản.

* Về đo lường:

– Biết mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn với kg; giữa giây, phút, giờ; giữa ngày và giờ; năm và thế kỉ; giữa dm2 và cm2; giữa dm2 và m2; giữa km2 và m2.

– Biết chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng thông dụng trong một só trường hợp cụ thể khi thực hành vận dụng.

* Về các yếu tố hình học:

– Nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt; hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song; một số đặc điểm về cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi.

– Biết vẽ đường cao của hình tam giác, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song; hình chữ nhật, hình vuông khi biết độ dài các cạnh.

– Biết tính chu vi, diện tích của hình bình hành, hình thoi.

* Về một số yếu tố thống kê và tỉ lệ bản đồ:

– Biết đọc và nhận định ( mức độ đơn giản) các số liệu trên biểu đồ cột.

– Biết một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ trong thực tế.

* Về giải bài toán có lời văn :

– Biết tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ, hình vẽ.

– Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bước tính, trong đó có các bài toán: tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số.

* Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách của học sinh:

– Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và cụ thể hóa.

– Biết diễn đạt một số nhận xét, quy tắc, tính chất,… bằng ngôn ngữ nói, viết ở dạng khái quát.

– Tiếp tục rèn luyện các đức tính chăm học, cẩn thận, tự tin, trung thực, có tinh thần trách nhiệm.

b) Nội dung dạy học toán lớp 4

Nội dung dạy học toán lớp 4 gồm các phần:

– Ôn tập về số tự nhiên. Bảng đơn vị đo khối lượng.

– Bốn phép tính với só tự nhiên. Hình học.

– Dấu hiệu chí hết cho 2,5,9,3. Giới thiệu hình bình hành.

– Phân số – các phép tính với phân số. Giới thiệu hình thoi.

– Tỉ số – Một số bài toán liên quan đến tỉ số. Tỉ lệ bản đồ.

– Ôn tập các nội dung trên.

c) Một số dạng toán có lời văn lớp 4

Theo cấu trúc của chương trình toán 4 thì giải toán có lời văn được dàn trải đều 6 chương với 5 dạng bài cơ bản sau:

Tìm số trung bình cộng.

Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

Tìm chu vi, diện tích của một hình.

Tìm phân số của một số.

Tìm hai số khi biết tổng(hiệu) và tỉ số của hai số đó.

Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế. Nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan đến cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn là phải lược bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học và nêu ra phép tính thích hợp, từ đó tìm ra được đáp số của bài toán.

5.3. Một số phương pháp dạy học các nội dung giải toán có lời văn lớp 4

Phương pháp trực quan: Nhận thức của trẻ từ 6 đến 11 tuổi còn mang tính cụ thể, gắn với các hình ảnh và hiện tượng cụ thể, trong khi đó kiến thức của môn toán lại có tính trừu tượng và khái quát cao. Sử dụng phương pháp này giúp học sinh có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết, phát triển tư duy trừu tượng và vốn hiểu biết. Ví dụ: giáo viên có thể cho học sinh quan sát mô hình hoặc hình vẽ, sau đó lập tóm tắt đề bài, rồi mới đến bước chọn phép tính.

Phương pháp thực hành luyện tập: Sử dụng phương pháp này để thực hành luyện tập kiến thức, kỹ năng giải toán từ đơn giản đến phức tạp ( Chủ yếu ở các tiết luyện tập ). Trong quá trình học sinh luyện tập, giáo viên có thể phối hợp các phương pháp như: gợi mở – vấn đáp và cả giảng giải – minh hoạ.

Phương pháp gợi mở – vấn đáp: Đây là phương pháp rất cần thiết và thích hợp với học sinh tiểu học, rèn cho học sinh cách suy nghĩ, cách diễn đạt bằng lời, tạo niềm tin và khả năng học tập của từng học sinh.

Phương pháp giảng giải – minh hoạ: Giáo viên hạn chế dùng phương pháp này. Khi cần giảng giải – minh hoạ thì giáo viên nói gọn, rõ và kết hợp với gợi mở – vấn đáp. Giáo viên nên phối hợp giảng giải với hoạt động thực hành của học sinh ( Ví dụ: Bằng hình vẽ, mô hình, vật thật…) để học sinh phối hợp nghe, nhìn và làm.

Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng: Giáo viên sử dụng sơ đồ đoạn thẳng để biểu diễn các đại lượng đã cho ở trong bài và mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng đó. Giáo viên phải chọn độ dài các đoạn thẳng một cách thích hợp để học sinh dễ dàng thấy được mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng tạo ra hình ảnh cụ thể để giúp học sinh suy nghĩ tìm tòi giải toán.

Cơ Sở Lý Luận Về Kĩ Năng Giải Toán Có Lời Văn Ở Tiểu Học những thông tin được chúng tôi trình bày, thể hiện trong bài viết trên đều được kiểm chứng và đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi và chúng tôi hy vọng với những thông tin mình vừa trình bày có thể giúp cho bài báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp của các bạn hoàn thành một cách hoàn chỉnh nhất, đạt điểm tối đa.

DV viết thuê đề tài : 0917.193.864

Zalo/Tele : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x