Tải Free Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Công Nợ Mới Nhất 9Đ

Tải Free Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Công Nợ

Tải Free Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Công Nợ Mới Nhất nội dung bài viết được luận văn Trust thu thập từ nguồn dữ liệu uy tín, đội ngũ chúng tôi thường xuyên cập nhật những nội dung mới không bị lỗi thời, phù hợp với các bạn sinh viên năm cuối ngành Kế Toán cần tài liệu kham thảo cho việc làm khóa luận nộp cho nhà trường. Chúc các bạn có một bài báo cáo, khóa luận thành công và đạt điểm tối đa.

Hiện nay Luận Văn Trust có dịch vụ hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, đại học, quá trình làm bài luận văn nếu các bạn chưa chọn được đề tài hay gặp các khó khăn trong quá trình làm bài có thể liên hệ với Dịch vụ thuê viết khóa luận của Luận Văn Trust nhé. Kết bạn mình Zalo/Tele: 0917.193.864 để được hỗ trợ sớm nhất.

1. Kế toán khoản phải thu khách hàng

1.1. Khái niệm kế toán phải thu khách hàng – Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Công Nợ

Phải thu khách hàng là các khoản phải thu mang tính chất thương mại phát sinh từ các giao dịch có tính chất mua – bán, như: Phải thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản, các khoản đầu tư tài chính giữ doanh nghiệp và người mua.

1.2. Nguyên tắc kế toán – Khóa Luận Kế Toán Công Nợ

“a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay.

b) Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính.

c) Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản này đối với các khoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường.

d) Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.

đ) Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao.

e) Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theo từng loại nguyên tệ. Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc:

Tải Free Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Công Nợ
Tải Free Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Công Nợ

– Khi phát sinh các khoản nợ phải thu của khách hàng (bên Nợ tài khoản 131), kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi chỉ định khách hàng thanh toán). Riêng trường hợp nhận trước của người mua, khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu thì bên Nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã nhận trước;

– Khi thu hồi nợ phải thu của khách hàng (bên Có tài khoản 131) kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng khách nợ (Trường hợp khách nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định là tỷ giá bình quân gia quyền di động các giao dịch của khách nợ đó). Riêng trường hợp phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua thì bên Có tài khoản 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá ghi vào bên Nợ tài khoản tiền) tại thời điểm nhận trước;

– Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu của khách hàng là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu và giao dịch tại nhiều ngân hàng thì được chủ động lựa chọn tỷ giá mua của một trong những ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.”

Trích: Thông tư 200/2014/TT-BTC.

1.3.  Kế toán phải thu khách hàng – Khóa Luận Kế Toán Công Nợ

Chứng từ sử dụng

Các chứng từ sử dụng để theo dõi các khoản phải thu khách hàng bao gồm:

  • Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT)
  • Biên bản giao hàng hóa
  • Phiếu thu

Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên chứng từ kế toán sẽ ghi rõ tổng số tiền phải thu khách hàng, số tiền đã thanh toán, số tiền còn lại phải thu khách hàng. Khi khách hàng thanh toán thì giảm khoản phải thu khách hàng, thường sẽ ghi nhận nghiệp vụ này bằng phiếu thu.

Tài khoản sử dụng

Tài khoản 131 “Phải thu khách của khách hàng”

Tài khoản phải thu khách hàng là tài khoản lưỡng tính, có thể có số dư bên nợ cũng có thể có số dư bên có.

Tài khoản 131 không quy định về tài khoản cấp 2, tùy theo tình hình của mỗi doanh nghiệp sẽ sử dụng và phân cấp tài khoản 131 cho phù hợp với từngdoanh nghiệp

Kết cấu tài khoản phải thu khách hàng

Bên nợ

 

Bên có

 

   Số tiền phải thu khách hàng trong kỳ bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, nhượng bán tài sản, các khoản đầu tư tài chính chưa thu tiền ngay.

Số tiền thừa trả lại cho khác hàng.

Đánh giá lại khoản phải thu khách hàng là các khoản tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm báo cáo tài chính (trong trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với đồng tiền ghi sổ kế toán)

 

   Tiền mà khách hàng thanh toán để trả nợ.

Số tiền mà khách hàng ứng trước.

Các khoản giảm giá trừ vào khoản phải thu khách hàng

Hàng bán bị khách hàng trả lại

Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho khách hàng.

Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm só với đồng tiền ghi số kế toán)

 

   Số dư bên nợ là số tiền phải thu khách hàng

 

   Số dư bên có là số tiền khách hàng ứng trước nhiều hơn số phải thu khách hàng.

 

Sơ đồ hạch toán kế toán phải thu khách hàng:

Các định khoản có liên quan tài khoản phải thu khách hàng:

“.1. Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ chưa thu được ngay bằng tiền (kể các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác), kế toán ghi nhận doanh thu, ghi:

a) Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

b) Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

XEM THÊM ==>  Top Các Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán [Hot + Ấn Tượng]

1.4. Kế toán hàng bán bị khách hàng trả lại:

Nợ TK 5213 – Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế)

Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, chi tiết cho từng loại thuế)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

1.5. Kế toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán

a) Trường hợp số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán đã ghi ngay trên hóa đơn bán hàng, kế toán phản ánh doanh thu theo giá đã trừ chiết khấu, giảm giá (ghi nhận theo doanh thu thuần) và không phản ánh riêng số chiết khấu, giảm giá;

b) Trường hợp trên hóa đơn bán hàng chưa thể hiện số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán do khách hàng chưa đủ điều kiện để được hưởng hoặc chưa xác định được số phải chiết khấu, giảm giá thì doanh thu ghi nhận theo giá chưa trừ chiết khấu (doanh thu gộp). Sau thời điểm ghi nhận doanh thu, nếu khách hàng đủ điều kiện được hưởng chiết khấu, giảm giá thì kế toán phải ghi nhận riêng khoản chiết khấu giảm giá để định kỳ điều chỉnh giảm doanh thu gộp, ghi:

Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5212)(giá chưa có thuế)

Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế của hàng giảm giá, chiết khấu thương mại)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (tổng số tiền giảm giá).

1.6. Số chiết khấu thanh toán phải trả cho người mua do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn quy định, trừ vào khoản nợ phải thu của khách hàng, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Số tiền chiết khấu thanh toán)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

1.7. Nhận được tiền do khách hàng trả (kể cả tiền lãi của số nợ – nếu có), nhận tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,….

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (phần tiền lãi).

Trường hợp nhận ứng trước bằng ngoại tệ thì bên Có TK 131 ghi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận tiền ứng trước (tỷ giá mua của ngân hàng nơi thực hiện giao dịch)

1.8. Phương pháp kế toán các khoản phải thu của nhà thầu đối với khách hàng liên quan đến hợp đồng xây dựng:

a) Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch:

– Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành (không phải hóa đơn) do nhà thầu tự xác định, ghi:

Nợ TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

– Căn cứ vào hóa đơn được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

b) Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, kế toán phải lập hóa đơn trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận, căn cứ vào hóa đơn, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

c) Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực hiện hợp đồng đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu cụ thể đã được ghi trong hợp đồng, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

d) Khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay các bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá trị hợp đồng (như sự chậm trễ, sai sót của khách hàng và các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng), ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

đ) Khi nhận được tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành hoặc khoản ứng trước từ khách hàng, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

1.9. Trường hợp khách hàng không thanh toán bằng tiền mà thanh toán bằng hàng (theo phương thức hàng đổi hàng), căn cứ vào giá trị vật tư, hàng hoá nhận trao đổi (tính theo giá trị hợp lý ghi trong Hoá đơn GTGT hoặc Hoá đơn bán hàng của khách hàng) trừ vào số nợ phải thu của khách hàng, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 156 – Hàng hóa

Nợ TK 611- Mua hàng (hàng tồn kho kế toán theo phương pháp KKĐK)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

1.10. Trường hợp phát sinh khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ được phải xử lý xoá sổ, căn cứ vào biên bản xử lý xóa nợ, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số chưa lập dự phòng)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

1.11. Kế toán khoản phải thu về phí ủy thác tại bên nhận ủy thác xuất nhập khẩu:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)

1.12. Khi lập Báo cáo tài chính, số dư nợ phải thu của khách hàng bằng ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính:

– Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

– Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.”

Trích: Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Sổ chi tiết tài khoản

Cách lập sổ chi tiết công nợ phải thu khách hàng 131

  • Ghi rõ thông tin tên công ty, địa chỉ công ty
  • Thời gian ghi sổ từ ngày bao nhiêu đến ngày bao nhiêu
  • Điền số thứ tự vào cột “ STT” để dễ theo dõi
  • Chứng từ: Số hiệu chứng từ để làm căn cứ theo dõi, đối chiếu, ngày tháng lập chứng từ.
  • Hóa đơn: Ký hiệu hóa đơn GTGT và số hóa đơn GTGT
  • Tóm tắt ngắn gọn nội dung của nghiệp vụ phát sinh
  • Tài khoản đối ứng: Tài khoản đối ứng với tài khoản 131 trong bảng cân đối phát sinh
  • Số phát sinh: số phát sinh bên nợ, số phát sinh bên có. Cộng số phát sinh bên nợ, cộng số phát sinh bên có
  • Số dư: Số dư bên nợ, số dư bên có. Cộng số dư bên nợ, cộng số dư bên có
  • Ngày tháng năm lập sổ chi tiết công nợ phải thu khách hàng.
  • Người lập, Kế toán trưởng, giám đốc ký tên.

Đối chiếu công nợ – Khóa Luận Kế Toán Công Nợ

Đối chiếu công nợ là việc so sánh cách khoản công nợ phải thu khách hàng của doanh nghiệp và từng đối tượng khách hàng cụ thể. Vào cuối mỗi ngày/ mỗi tháng/ mỗi kỳ/ mỗi quý kế toán phải thu khách hàng sẽ gửi thông báo kèm biên bản đối chiếu công nợ đến từng khách hàng có để khách hàng đối chiếu và ký tên, đóng dấu xác nhận số liệu.

Đối chiếu công nợ nhằm phát hiện kịp thời và xử lý các chênh lệch (nếu có), nhắc nhở nhắc hàng về các khoản nợ.

Làm căn cứ lập báo cáo tài chính.

Báo cáo kế toán

Hệ thống báo cáo kế toán của công ty bao gồm:

  • Báo cáo chi tiết các khoản phải thu khách hàng
  • Báo cáo tổng hợp các khoản phải thu khách hàng
  • Báo cáo các khoản nợ phải thu khó đòi
  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh BCTC
  • Hệ thống báo cáo quản trị: báo cáo được lập tùy theo yêu cầu của Ban Giám Đốc cũng như các phòng ban có mối liên hệ cần sử dụng thông tin.

Các bạn có thể kham thảo thêm bài viết này để có bài làm điểm cao nhé  Kế Toán Vốn Bằng Tiền Và Các Khoản Phải Thu [Mẹo 9 Điểm]

2. Kế toán khoản phải trả người bán

2.1. Khái niệm kế toán phải trả người bán

  • Phải trả người bán là các khoản nợ phát sinh từ các giao dịch mua chịu hàng hóa, vật tư, nhận cung cấp dịch vụ, mua sắm tài sản, mua lại những khoản đầu tư tài chính từ người bán.
  • Khoản phải trả cho người bán là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch mua chịu về vật tư, thiết bị, dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ …. Của nhà dịch cung cấp mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lục của mình.
  • Phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản và người bán là đơn vị độc lập với người mua.
  • Số tiền ghi nhận nợ người bán thông qua thực hiện các giao dịch phải xác định một cách đáng tin cậy và sẽ được doanh nghiệp thanh toán khoản nợ bằng tiền, bằng tài sản khác, ….
  • Các khoản nợ phải trả cho người bán, kể cả khoản phải trả cho người nhận thầu về XDCB hay sửa chữa lớn TSCĐ có thể liên quan đến các giao dịch bằng ngoại tệ, vàng tiền tệ.

2.2. Nguyên tắc kế toán – Khóa Luận Kế Toán Công Nợ

“a)Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay.

b) Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính.

c) Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản này đối với các khoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường.

d) Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.

đ) Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao.

e) Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theo từng loại nguyên tệ. Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc:

– Khi phát sinh các khoản nợ phải thu của khách hàng (bên Nợ tài khoản 131), kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi chỉ định khách hàng thanh toán). Riêng trường hợp nhận trước của người mua, khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu thì bên Nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã nhận trước;

– Khi thu hồi nợ phải thu của khách hàng (bên Có tài khoản 131) kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng khách nợ (Trường hợp khách nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định là tỷ giá bình quân gia quyền di động các giao dịch của khách nợ đó). Riêng trường hợp phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua thì bên Có tài khoản 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá ghi vào bên Nợ tài khoản tiền) tại thời điểm nhận trước;

– Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu của khách hàng là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu và giao dịch tại nhiều ngân hàng thì được chủ động lựa chọn tỷ giá mua của một trong những ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm ảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.”

Trích: Thông tư 200/2014/TT-BTC

2.3. Kế toán phải trả người bán Chứng từ sử dụng

  • Hóa đơn GTGT
  • Phiếu nhập kho
  • Biên bản bàn giao hàng hóa, dịch vụ
  • Hợp đồng, biên bản nghiệp thu, phụ lục hợp đồng, ….
  • Đề nghị thanh toán
  • Biên bản, hóa đơn chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán.
  • Đề nghị thanh toán
  • Biên bản đối chiếu công nợ

Tài khoản sử dụng – Khóa Luận Kế Toán Công Nợ

Tài khoản 331 “phải trả người bán”.

Tài khoản 331 là tài khoản lưỡng tính, vừa có số dư bên nợ, vừa có số dư bên có.

Cơ cấu của tài khoản phải trả người bán:

Bên nợ Bên có
§  Tiền đã trả cho người bán, nhà cung cấp hàng hóa, vật tư, người cung cấp dịch vụ, nhà thầu xây dựng, ….

§  Tiền ứng trước cho người bán, ứng trước cho nhà cung cấp, nhà thầu nhưng chưa nhận được hàng hóa, vật tư, chưa nhận cung cấp dịch vụ,. . .

§  Tiền mà người bán, nhà cung cấp giảm giá hàng hóa vật tư, dịch vụ đã giao theo hợp đồng thỏa thuận trước đó.

§  Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại mà người bán, nhà cung cấp đồng ý giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán, nhà cung cấp.

§  Hàng hóa, vật tư thiếu hụt, kém phẩm hceest khi nhận hàng kiểm tra phát hiện và trả lại người bán.

§  Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán khi liên quan khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trường hợp khi tỷ giá ngoại tệ giảm so với đồng tiền ghi sổ kế toán)

§  Khi nhận hàng hóa, vật tư, nhận cung cấp cấp dịch vụ, nhận xây lắp xây dựng nhưng chưa thanh toán tiền.

§  Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của hàng hóa, vật tư đã nhận, khi có thông báo chính thức từ người bán hoặc nhà cug cấp.

§  Trường hợp đánh giá lại các khaonr pahir trả người bán, nhà cũng cấp có liên quan khaonr mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trường hợp này tỷ giá ngoại tệ tăng so với đồng tiền ghi sổ kế toán)

 

Cuối kỳ, khi số dư bên nợ thể hiện số tiền mà doanh nghiệp đã ứng trước cho người bán hoặc là số tiền đã trả cho người bán, đã trả cho nhà cũng cấp, nhà thầu nhiều hơn số tiền mà doanh nghiệp nhận hàng hóa, vật tư, dịch vụ Cuối kỳ, khi số dư bên có thể hiện số tiền còn lại phải trả người bán, phải trả cho nhà cung cấp hoặc là nhà thầu.

 

Khi lập báo cáo tài chính, phải lấy số dư của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu, bên “Tài sản” và bên “ Nguồn vốn”

Sơ đồ hạch toán Nợ phải trả người bán

Các định khoản có liên quan tài khoản phải trả người bán:

“a) Trường hợp mua trong nội địa, ghi:

– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 157, 211, 213 (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

– Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).

b) Trường hợp nhập khẩu, ghi:

– Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu bao gồm cả thuế TTĐB, thuế XK, thuế BVMT (nếu có), ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 157, 211, 213

Có TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 3332 – Thuế TTĐB (nếu có)

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu, nếu có)

Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường.

– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

2.4. Mua vật tư, hàng hoá chưa trả tiền người bán về nhập kho trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

a. Trường hợp mua trong nội địa:

– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 611 – Mua hàng (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

– Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị vật tư, hàng hóa bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán)

b. Trường hợp nhập khẩu, ghi:

– Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu bao gồm cả thuế TTĐB, thuế XK, thuế BVMT (nếu có), ghi:

Nợ TK 611 – Mua hàng.

Có TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 3332 – Thuế TTĐB (nếu có)

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu, nếu có)

Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường.

– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

2.5. Trường hợp đơn vị có thực hiện đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu, khi nhận khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao của bên nhận thầu xây lắp, căn cứ hợp đồng giao thầu và biên bản bàn giao khối lượng xây lắp, hoá đơn khối lượng xây lắp hoàn thành:

– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

– Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị đầu tư XDCB bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).

2.6. Khi ứng trước tiền hoặc thanh toán số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112, 341,…

– Trường hợp phải thanh toán cho nhà thầu bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch).

– Trường hợp đã ứng trước tiền cho nhà thầu bằng ngoại tệ, kế toán ghi nhận giá trị đầu tư XDCB tương ứng với số tiền đã ứng trước theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước. Phần giá trị đầu tư XDCB còn phải thanh toán (sau khi đã trừ đi số tiền ứng trước) được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh.

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá giao dịch thực tế)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu tỷ giá giao dịch thực tế thấp hơn tỷ giá ghi sổ kế toán của TK tiền)

Có các TK 111, 112,… (tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu tỷ giá giao dịch thực tế cao hơn tỷ giá ghi sổ kế toán của TK tiền).

2.7. Khi nhận lại tiền do người bán hoàn lại số tiền đã ứng trước vì không cung cấp được hàng hóa, dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 331 – Phải trả cho người bán.

2.8. Nhận dịch vụ cung cấp (chi phí vận chuyển hàng hoá, điện, nước, điện thoại, kiểm toán, tư vấn, quảng cáo, dịch vụ khác) của người bán:

– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hóa (1562)

Nợ TK 241 – XDCB dở dang

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước

Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 635, 811

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

– Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).

XEM THÊM ==>  Mẹo Viết Khóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh

2.9. Chiết khấu thanh toán mua vật tư, hàng hoá doanh nghiệp được hưởng do thanh toán trước thời hạn phải thanh toán và tính trừ vào khoản nợ phải trả người bán, người cung cấp, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

2.10. Trường hợp vật tư, hàng hoá mua vào phải trả lại hoặc được người bán chấp thuận giảm giá do không đúng quy cách, phẩm chất được tính trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có các TK 152, 153, 156, 611,…

2.11. Trường hợp các khoản nợ phải trả cho người bán không tìm ra chủ nợ hoặc chủ nợ không đòi và được xử lý ghi tăng thu nhập khác của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 711 – Thu nhập khác.

2.12. Đối với nhà thầu chính, khi xác định giá trị khối lượng xây lắp phải trả cho nhà thầu phụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, căn cứ vào hóa đơn, phiếu giá công trình, biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành và hợp đồng giao thầu phụ, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng số tiền phải trả cho nhà thầu phụ gồm cả thuế GTGT đầu vào).

2.13. Trường hợp doanh nghiệp nhận bán hàng đại lý, bán đúng giá, hưởng hoa hồng.

– Khi nhận hàng bán đại lý, doanh nghiệp chủ động theo dõi và ghi chép thông tin về hàng nhận bán đại lý trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính.

– Khi bán hàng nhận đại lý, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,… (tổng giá thanh toán)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (giá giao bán đại lý + thuế).

Đồng thời doanh nghiệp theo dõi và ghi chép thông tin về hàng nhận bán đại lý đã xuất bán trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính.

– Khi xác định hoa hồng đại lý được hưởng, tính vào doanh thu hoa hồng về bán hàng đại lý, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

– Khi thanh toán tiền cho bên giao hàng đại lý, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (giá bán trừ (-) hoa hồng đại lý)

Có các TK 111, 112,…

2.14. Kế toán phải trả cho người bán tại đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu:

– Khi trả trước một khoản tiền uỷ thác mua hàng theo hợp đồng uỷ thác nhập khẩu cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu mở LC… căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác)

Có các TK 111, 112,…

– Khi nhận hàng ủy thác nhập khẩu do bên nhận ủy thác giao trả, kế toán thực hiện như đối với hàng nhập khẩu thông thường.

– Khi trả tiền cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu về số tiền hàng nhập khẩu và các chi phí liên quan trực tiếp đến hàng nhập khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác)

Có các TK 111, 112,…

– Phí uỷ thác nhập khẩu phải trả đơn vị nhận uỷ thác được tính vào giá trị hàng nhập khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ các TK 151, 152, 156, 211,…

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331- Phải trả cho người bán(chi tiết từng đơn vị nhận uỷ thác).

– Việc thanh toán nghĩa vụ thuế đối với hàng nhập khẩu thực hiện theo quy định của TK 333 – Thuế và khoản phải nộp Nhà nước.

– Đơn vị nhận uỷ thác không sử dụng tài khoản này để phản ánh các nghiệp vụ thanh toán ủy thác mà phản ánh qua các TK 138 và 338.

2.15. Khi lập Báo cáo tài chính, số dư nợ phải trả cho người bán bằng ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính:

– Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

– Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán.”

Trích: Thông tư 200/2014/TT-BTC

Sổ chi tiết tài khoản

Cách lập sổ chi tiết công nợ phải trả người bán – 331.

  • Ghi rõ thông tin tên công ty, địa chỉ công ty
  • Thời gian ghi sổ từ ngày bao nhiêu đến ngày bao nhiêu
  • Điền số thứ tự vào cột để dễ theo dõi
  • Chứng từ: Số hiệu chứng từ để làm căn cứ theo dõi, đối chiếu, ngày tháng lập chứng từ.
  • Hóa đơn: Ký hiệu hóa đơn GTGT và số hóa đơn GTGT của hàng hóa , vật tư mua vào, dịch vụ được cung cấp, …….
  • Tóm tắt ngắn gọn nội dung của nghiệp vụ phát sinh
  • Tài khoản đối ứng: Tài khoản đối ứng với tài khoản 331 trong bảng cân đối phát sinh
  • Số phát sinh: số phát sinh bên nợ, số phát sinh bên có. Cộng số phát sinh bên nợ, cộng số phát sinh bên có
  • Số dư: Số dư bên nợ, số dư bên có. Cộng số dư bên nợ, cộng số dư bên có
  • Ngày tháng năm lập sổ chi tiết công nợ phải trả người bán.
  • Người lập, Kế toán trưởng, giám đốc ký tên.
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Công Nợ Mới Nhất
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Công Nợ Mới Nhất

Đối chiếu công nợ – Khóa Luận Kế Toán Công Nợ

  • Đối chiếu công nợ là việc so sánh các khoản mà doanh nghiệp còn nợ người bán trên sổ sách với các số liệu trên hợp đồng và thực tế. Định kỳ vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm, …….Khi đối chiếu công nợ kế toán phải trả người bán cần phải thu thập các chứng cứ có xác nhận của cả các bên liên quan để làm bằng chứng trên sổ sách kế toán.
  • Các yêu cầu trên bảng đối chiếu công nợ phải trả với người bán:

Doanh nghiệp sẽ tự in bảng đối chiếu công nợ gửi đến nhà cung cấp để nhà cũng cấp kiểm tra, đối chiếu hoặc NCC in bảng đối chiếu công nợ và gửi đến doanh nghiệp, kế toán phải trả người bán sẽ kiểm tra và so sánh số liệu số nợ còn lại phải trả người bán trên sổ sách và thực tế đồng thời phải khớp với số liệu từ nhà cung cấp. Trường hợp có chênh lệch phải sửa lại cho đúng với thực tế, hai bên (người mua và người bán) sẽ xác nhận số liệu bằng cách ký tên và đống dấu vào biên bản đối chiếu công nợ, bên mua giữ 1 bảng bên bán giữ 1 bảng để phục vụ quyết toán Báo Cáo Tài Chính.

Báo cáo kế toán

Hệ thống báo cáo kế toán của công ty bao gồm:

  • Báo cáo chi tiết các khoản phải trả người bán
  • Báo cáo tổng hợp các khoản phải trả người bán
  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh BCTC
  • Hệ thống báo cáo quản trị: báo cáo được lập tùy theo yêu cầu của Ban Giám Đốc cũng như các phòng ban có mối liên hệ cần sử dụng thông tin

Download miễn phí

Tải Free Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Công Nợ Mới Nhất nội dung bài viết phù hợp với các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu kham thảo hỗ trợ cho bài làm khóa luận sắp tới phải nộp cho nhà trường, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn, cám ơn các bạn đã tin tưởng và theo dõi page, chúc các bạn có một bài viết hoàn thiện. Nếu cần hỗ trợ cho bài viết khóa luận, bài báo cáo tốt nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi.

Dv viết thuê đề tài : 0917.193.864

Zalo/Tele : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x