Cơ Sở Lý Luận Về Công Nghệ Thông Tin Trong Hoạt Động Kinh Doanh nội dung bài viết được xây dựng trên yêu cầu và thắc mắc của các bạn sinh viên tìm tài liệu kham thảo, hiểu được nỗi khổ của các bạn sinh viên luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc các bạn và tìm tòi những bài viết hay, chất lượng chia sẻ cho các bạn đọc. Để hiểu rõ hơn thì mời các bạn cùng kham thảo bài viết nhé.
Hiện nay Luận Văn Trust có dịch vụ hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, đại học, quá trình làm bài luận văn nếu các bạn chưa chọn được đề tài hay gặp các khó khăn trong quá trình làm bài có thể liên hệ với Dịch vụ thuê viết khóa luận của Luận Văn Trust nhé.
Cơ Sở Lý Luận Về Công Nghệ Thông Tin Trong Hoạt Động Kinh Doanh
Ứng dụng công nghệ vào kinh doanh từ lâu đã không còn là khái niệm xa lạ đối với các doanh nghiệp lớn với khối lượng khách hàng khổng lồ và hàng triệu đơn hàng cần quản lý. Tuy vậy những tiến bộ này lại ít khi được áp dụng tại các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ vì 2 lý do chính: Quy trình áp dụng công nghệ phức tạp, nguồn vốn đầu tư quá lớn. Khó áp dụng CNTT vào quản lý, nhiều nhà quản lý quay cuồng trong bài toán quản lý kinh doanh, trong việc kinh doanh, không có thời gian nghiên cứu kế hoạch và đưa ra những chiến lược phát triển cửa hàng hơn nữa.
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, sự cách tân luôn là phương pháp tối ưu nhất cho sự thành công của nhiều doanh nghiệp. Con đường này tạo ra một sự khác biệt to lớn về mặt giá trị trong kinh doanh, chất lượng sản phẩm hay thậm chí là năng suất bằng cách sử dụng các công nghệ mới nổi hoặc đã được kiểm chứng trên thế giới. Có thể nhận ra, công nghệ thông tin (IT) trong 2 thập kỷ vừa qua đã mang lại nhiều sự thay đổi đáng kể cho cuộc sống của từng cá nhân và các tổ chức khác nhau. Hiện nay, ta có thể thấy những ví dụ điển hình về sự thay đổi đến từ làn sóng công nghệ thông tin như mua sắm trực tuyến (online shopping), tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing), mạng xã hội (social networking), truyền thông kỹ thuật số (digital communication) và điện toán đám mây (cloud computing), v.v. Giờ đây, CNTT là một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp muốn đạt được những kết quả tối ưu nhất trong việc lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị hiệu quả, bán hàng toàn cầu, quản lý có hệ thống, theo dõi thời gian thực, hỗ trợ khách hàng tức thì và tăng trưởng kinh doanh dài hạn.

Công việc thường ngày trong một cửa hàng truyền thống luôn bắt đầu bằng việc kiểm kê hàng hóa, tiền hàng và trình bày hàng trước khi những người khách đầu tiên trong ngày xuất hiện. Vì một số lý do bất ngờ, những công việc này không được đảm bảo và gây ra nhiều khó khăn trong công việc quản lý: hàng hóa lẫn lộn, tồn đọng trong kho, số lượng hàng hóa nhiều khó kiểm soát, thời gian xử lý đơn hàng chậm, thất thoát trong bán hàng.
Theo những nghiên cứu trong 2 thập kỷ vừa qua, có thể thấy để vươn đến thành công, một doanh nghiệp cần phụ thuộc vào một vài yếu tố nhất định như phân tích chính xác, lựa chọn công nghệ phù hợp và một tầm nhìn chiến lược. Họ đã chọn cách đầu tư vào công nghệ và lựa chọn con đường cách tân để tăng thị phần (market share), thông số tài chính (financial figures) và khả năng cạnh tranh (competitiveness). Không quá khi nói, công nghệ thông tin là công cụ duy nhất cung cấp cho bạn cơ hội để phân tích một dữ liệu cụ thể và lên kế hoạch phù hợp nhất cho lộ trình kinh doanh của bạn. Ngoài ra, nó còn cung cấp những sự trợ giúp để bạn có thể dễ dàng xử lý các vấn đề phức tạp và hoạch định khả năng mở rộng, tăng trưởng trong tương lai. Trong thời buổi hiện đại ngày nay, nó đã chứng minh được rằng Digital Marketing là một công cụ tuyệt vời cho phép bạn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình ra thị trường toàn cầu trong khi bạn chỉ cần ngồi chơi xơi nước tại văn phòng hoặc nhà của bạn. Bên cạnh đó, nhờ vào Cloud Computing và Modern Communication mà bạn có thể thành lập một tổ chức toàn cầu, quản lý và giám sát các văn phòng ảo của nó trên toàn thế giới.
Sự nhanh nhạy và chính xác chính là chìa khóa của việc ra quyết định trong kinh doanh. Mọi tổ chức thành công đều phải trải qua một quá trình nghiên cứu thị trường một cách toàn diện để ban lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Việc nghiên cứu này có thể được hoàn thành theo nhiều cách khác nhau thông qua các khảo sát online, các diễn đàn, blog, thảo luận nhóm bằng World Wide Web và tất nhiên một phương thức không thể thiếu đó là thông qua phỏng vấn trực tiếp. Hiện nay, Big data, Google Analytics and Microsoft CRM Dynamics cũng là những công cụ tuyệt vời để trích xuất những thông tin hữu ích có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Hơn nữa, những công cụ online này không chỉ cung cấp thời gian phản hồi thực của các khách hàng tiềm năng mà còn đảm bảo độ chính xác của dữ liệu bằng cách giảm thiểu rủi ro việc xảy ra lỗi xuất phát từ yếu tố con người.
Mức độ hài lòng của khách hàng là chìa khóa của sự thành công, điều này sẽ không thể đạt được nếu thiếu đi quy trình hỗ trợ khách hàng theo thời gian thực. Thành công của 1 doanh nghiệp phụ thuộc vào việc biết được nhu cầu, xu hướng, hành vi và mức độ hài lòng của khách hàng. Nhờ vào công nghệ Internet, chúng ta đã có thể giao tiếp với hàng triệu khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại trong thời gian thực. Mà như các bạn biết đó, giao tiếp hiệu quả luôn là 1 công cụ hữu hiệu để hiểu được những nhu cầu, vấn đề của khách hàng và giải pháp của họ. CNTT cung cấp cho chúng ta nhiều kênh để giao tiếp với khách hàng một cách dễ dàng. Một vài kênh trong đó là email, các hội thảo trên web, mạng xã hội, cổng thông tin thành viên, bản tin trực tuyến và nhắn tin bằng văn bản hoặc đa phương tiện thông qua điện thoại thông minh. Các tổ chức doanh nghiệp thông thường sử dụng hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) để có thể giữ gìn những dữ liệu có giá trị, nhằm mục đích hiểu được hành vi của khách hàng và nhu cầu trong tương lai của họ.
XEM THÊM ==> Các Phương Pháp Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh
Quản lý tài nguyên đóng một vai trò quan trọng trong thành công của doanh nghiệp. Khi nói đến các tổ chức vừa hoặc lớn, rất khó để các lãnh đạo cấp cao có thể quản lý tất cả các nguồn lực theo cách thủ công. Các nguồn lực này có thể bao gồm nguồn lực hữu hình, tài chính hoặc nguồn nhân lực, v.v. Công nghệ thông tin đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tự động hóa các vấn đề phức tạp như vậy bằng cách giới thiệu các giải pháp thân thiện với người dùng. Một thập kỷ trước, hầu hết các giải pháp quản lý tài nguyên đều dựa trên máy tính để bàn. Nhưng bây giờ nhờ vào internet và công nghệ đám mây (cloud technology) mà các kỹ sư phần mềm đã có thể giới thiệu các giải pháp ERP (hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) dựa trên các đám mây. Giờ đây, các nhà quản lý đã có thể quản lý hoặc giám sát các nguồn lực tổ chức của họ hầu như ở bất kỳ đâu trên thế giới bằng cách sử dụng máy tính cá nhân, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Khái niệm này đã gợi ý cho ý tưởng về toàn cầu hóa. Hầu hết các công ty đa quốc gia (Microsoft, Google, Amazon, McDonalds, v.v.) trên thế giới sử dụng các giải pháp dựa trên đám mây này để quản lý các văn phòng ảo hoặc thực và nhân viên của họ trên toàn thế giới.
Cơ Sở Lý Luận Về Công Nghệ Thông Tin Trong Hoạt Động Kinh Doanh hy vọng bài viết mang lại giá trị kham thảo cho các bạn, chúc các bạn có một bài viết hoàn thiện, cám ơn các bạn đã tin tưởng và theo dõi page. Nếu cần hỗ trợ cho bài viết khóa luận, bài báo cáo tốt nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi.
Số điện thoại : 0917.193.864
Zalo : 0917.193.864