Cách Viết Báo Cáo Thực Tế Ngành Dược, Khoa Dược 9 Điểm

Cách Viết Báo Cáo Thực Tế Ngành Dược

Cách Viết Báo Cáo Thực Tế Ngành Dược, Khoa Dược 9 Điểm bài viết này phù hợp với các bạn sinh viên năm cuối phải làm báo cáo thực tập, đặc biệt là ngành Dược, nội dung bài viết được luận văn Trust chúng tôi tổng hợp, đúc kết từ nhiều bài báo cáo điểm cao của các anh chị khóa trước xây dựng lên bài viết này. Chúc các bạn có một bài báo cáo hoàn thiện và đạt điểm tối đa.

Hiện nay Luận Văn Trust có dịch vụ hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, đại học, quá trình làm bài luận văn nếu các bạn chưa chọn được đề tài hay gặp các khó khăn trong quá trình làm bài có thể liên hệ với Dịch vụ thuê viết báo cáo thực tập của Luận Văn Trust nhé.

1. Cách viết báo cáo thực tế Nhà Thuốc Gpp

Phần A: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập

  1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập:

Tên: Công ty Y Dược thực hành- Chuỗi nhà thuốc SK plus

Địa chỉ: 7A/ 35 Thành Thái. Phường 14. Quận 10. TPHCM

  1. Nhiệm vụ và quy mô tổ chức (giấy phép kinh doanh, dược sĩ phụ trách, số lượng nhân viên)
  2. Vai trò của Dược sĩ đại học tại nhà thuốc

Phần B: Kết quả thực tập

  1. Loại hình doanh nghiệp đang thực tập là:

– Nhà thuốc GPP

– Quầy thuốc

– Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp

– Tủ thuốc của trạm y tế

  1. Điều kiện kinh doanh thuốc

– Điều kiện cấp giấy chứng nhận đầy đủ điều kiện kinh doanh thuốc

– Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược

– Thời gian hiệu lực của 2 loại giấy trên

  1. Tiêu chuẩn nhà thuốc đạt chuẩn GPP

– Nhân sự

– Diện tích xây dựng và thiết kế

– Thiết bị bảo quản thuốc

– Hồ sơ, sổ sách, tài liệu chuyên môn.

Việc thực hiện GPP tại nhà thuốc

– Đối chiếu với bảng kiểm GPP của Bộ Y tế, nhận xét những nội dung mà nhà thuốc đã thực hiện được

– Liệt kê các loại sổ sách, các SOP có tại nhà thuốc và việc triển khai thực hiện trong thực tế (chú trọng quy trình cấp phát thuốc).

– Nhận xét về vai trò của Dược sĩ đại học trong quản lý, điều hành, tư vấn thuốc tại nhà thuốc so với yêu cầu của GPP

  1. Hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc

– Mua và bán thuốc

– Các bước cơ bản của bán thuốc

– Các quy định về tư vấn cho người mua thuốc

– Bán thuốc theo đơn

– Bảo quản thuốc

Mô tả được cách tổ chức nhập thuốc: cách dự trù mua; nguồn cung ứng; thời điểm mua, cách tính giá thuốc

  1. Yêu cầu đối với người bán lẻ trong ngành nghề Dược

– Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc

– Đối với người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ thuốc

– Các hoạt động đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi

  1. Danh mục thuốc đang kinh doanh tại nhà thuốc (kể 10 thuốc)

– Tên thuốc- Nồng độ, hàm lượng- Chỉ định- Chống chỉ định

  1. Phân loại thuốc theo nhóm điều trị

– Việc sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại nhà thuốc (Có phân chia theo nhóm điều trị không, mỗi nhóm xếp như thế nào?)

– Mô tả và nhận xét về việc sắp xếp, phân loại thuốc ở nhà thuốc (theo nhóm thuốc, thuốc kê đơn/không kê đơn, yêu cầu đặc biệt với thuốc gây nghiện hướng thần, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm…)

– Trình bày được cách thức theo dõi số lượng, chất lượng thuốc, bảo quản, FIFO,

– Nêu các nhóm thuốc, thực phẩm chức năng có tại nhà thuốc. Mỗi nhóm kể tên, dạng bào chế của ít nhất 05 biệt dược thường dùng nhất.

– Vai trò và hiệu quả của phần mềm quản lý nhà thuốc (Đang dùng phần mềm gì/ Em học hỏi được gì?)

  1. Hoạt động hướng dẫn sử dụng thuốc ( 5 trường hợp tư vấn cho bệnh nhân)

Trình bày những trường hợp cụ thể theo nội dung:

– Thông tin đặc điểm của bệnh nhân: Tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa chỉ (có thể không nêu nếu bán thuốc không kê đơn không phải công khai danh tính), tình trạng bệnh (phải nêu rõ triệu chứng gì, nhân viên xử lý thế nào)…

– Phân tích và hướng dẫn cách sử dụng các thuốc có trong đơn trên.

  1. Kết quả công việc đã đóng góp cho cơ quan nơi thực tập

– Những vấn đề thắc mắc sinh viên gặp phải trong quá trình thực tập.

Phần C: Kết luận

Trên cơ sở quan sát, ghi chép thực tế, đối chiếu với lý thuyết đã học để có nhận xét về nội dung kiến thức và những kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn đã thực tập.

– Nhận xét về:

+ các nhóm/loại thuốc được bán ra nhiều tại nhà thuốc. Giải thích?

+ về tình hình bán thuốc theo tự khai bệnh. Ghi chép lại để nhận xét về các loại thuốc được bán trong các ca bệnh bệnh nhân tự khai thường gặp như viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, dị ứng, đau mắt, viêm loét dạ dày…

+ về tình hình bán thuốc kê đơn tại nhà thuốc. Ghi chép lại 10 đơn thuốc trị các bệnh khác nhau. (Nếu nhà thuốc nhỏ bán các loại thuốc không kê đơn thì bỏ qua)

+ về tình hình mua bán, sử dụng dược phẩm chức năng, mỹ phẩm.

  • Thông tin giới thiệu thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc.

+ thông tin giới thiệu thuốc cho Bác sĩ (nếu có) hoặc các hình thức quảng cáo thuốc và mỹ phẩm tại nhà thuốc.

+ việc hướng dẫn hoặc tư vấn sử dụng thuốc cho khách hàng (người thực hiện hướng dẫn sử dụng thuốc, các thông tin hướng dẫn thường gặp, nguồn truy cập thông tin

+ việc bán và sử dụng thuốc an toàn hợp lý

 Lưu ý: Mỗi sinh viên phải nộp về khoa:

– 01 quyển báo cáo kết quả thực tế .

– 01 phiếu đánh giá kết quả (theo mẫu) có xác nhận của nhà thuốc.

Cách Viết Báo Cáo Thực Tế Ngành Dược
Cách Viết Báo Cáo Thực Tế Ngành Dược

2. Cách viết báo cáo thực tế Bệnh Viện

Phần A: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập

  1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập
  2. Cơ cấu tổ chức khoa dược
  3. Mô tả vị trí việc làm của Dược sĩ đại học trong khoa dược

Phần B: Công tác chuyên môn

  1. Nghiệp vụ dược – thống kê:

– Tổng hợp xuất nhập thuốc hàng ngày.

– Theo dõi việc cấp phát thuốc tại các Khoa Phòng.

– Tổng hợp dự trù thuốc định kỳ: tuần, quý, tháng, năm.

– Báo cáo định kỳ: tuần, tháng, quý, năm.

– Báo cáo, dự trù thuốc đặc biệt: Gây nghiện, Hướng tâm thần.

  1. Kho và cấp phát:

+ Kho chẵn.

  • Bố trí sắp xếp một kho chẵn
  • Cách bảo quản thuốc: có nhiệt kế, ẩm kế,biểu đồ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, nhiệt độ tủ lạnh.

+ Kho lẻ.

  • Bố trí sắp xếp một kho lẻ
  • Cách bảo quản thuốc: biểu đồ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, nhiệt độ tủ lạnh
  • Các công việc liên quan đến dự trù, cấp phát, theo dõi hàng hóa cận hết hạn sử dụng…
  • Sắp xếp hàng hóa, thuốc tại kho chẵn, lẻ: theo vần a,b,c hay theo nhóm điều trị?
  • Trình bày được cách thức theo dõi số lượng, chất lượng thuốc, bảo quản, FIFO, FEFO
  • Vai trò và hiệu quả của phần mềm quản lý số lượng thuốc.
  • Các loại sổ, sách: thuốc thường, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần.
  • Nhân viên dược đưa thuốc đến khoa lâm sàng ?

+ Cấp phát thuốc Bảo hiểm.

Các hoạt động của kho cấp phát thuốc bảo hiểm:

  • Đặt hàng, lãnh hàng từ kho chẵn .
  • Cách sắp xếp thuốc trong kho bảo hiểm.
  • Quy trình duyệt đơn thuốc bảo hiểm.
  • Kiểm tra đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm lượng khi cấp phát thuốc.
  • Quản lý cấp phát Thuốc Gây nghiện – Hướng tâm thần tại kho bảo hiểm.
  • Lưu đơn.
  • Các quy trình thao tác chuẩn tại kho bảo hiểm
  • Cách theo dõi số liệu xuất nhập thuốc của tài chính kế toán.
  1. Pha chế: (ghi nhận thực tế, có bệnh viện đã bỏ bộ phận này)

Pha chế thuốc dùng ngoài/  Pha chế thuốc theo đơn.

  1. Thông tin thuốc- Dược lâm sàng

Có dược sĩ đại học làm công tác dược lâm sàng.

– Học cách tham quan lâm sàng, cách nhận xét hồ sơ bệnh án, bình đơn thuốc.

– Học cách tra cứu tương tác thuốc bằng Dược thư Quốc gia, sách VIDAL, MIMS …

– Nhận xét về vai trò của Dược sĩ đại học trong quản lý, điều hành, tư vấn thuốc trong công tác dược bệnh viện.

– Thông tin giới thiệu thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc.

Nhận xét về:

+ thông tin trao đổi với Bác sĩ về thuốc mới, thuốc trúng thầu, thuốc bảo hiểm

+ việc hướng dẫn hoặc tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân nội trú và ngoại trú.

+ việc bán và sử dụng thuốc an toàn hợp lý

  1. Hội đồng thuốc và điều trị
  2. Nhà thuốc bệnh viện: Tiêu chuẩn nhà thuốc GPP

Các hoạt động của nhà thuốc:

  • Kiểm tra đơn thuốc đúng quy chế .
  • Bán thuốc.
  • Kiểm tra đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm lượng khi cấp phát thuốc.
  • Quản lý cấp phát Thuốc tại nhà thuốc.
  • Lưu đơn.
  • Các quy trình thao tác chuẩn tại nhà thuốc bệnh viện

Phần C: Kết luận

Trên cơ sở quan sát, ghi chép thực tế, đối chiếu với lý thuyết đã học để có nhận xét về nội dung kiến thức và những kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn đã thực tập

Lưu ý: Mỗi sinh viên phải nộp về khoa:

– 01 quyển báo cáo kết quả thực tế bệnh viện.

– 01 phiếu đánh giá kết quả ( theo mẫu) có xác nhận của bệnh viện.

3. Cách viết báo cáo thực tế Công Ty dược Mephydica

Phần A: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập

  1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập:

Tên: Công ty cổ phần nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười Địa chỉ: Ấp 3 xã Bình Long Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An

  1. Nhiệm vụ và quy mô tổ chức (giấy phép kinh doanh, dược sĩ phụ trách, số lượng nhân viên)
  2. Vai trò của Dược sĩ đại học tại Công ty

Phần B: Nội dung thực tập

Ngày thứ 1:

 – Giới thiệu  về công ty, lịch sử thành lập, quá trình phát triển và đào tạo.

Lịch sử ngành dược y dược cổ truyền Việt Nam, thắp hương trong đền thờ cụ tổ ngành y Hải Thượng Lãn Ông, và cụ tổ ngành dược Tuệ Tĩnh.

-Công ty có các phòng ban nào. Nhà máy sản xuất chế biến, Công ty phân phối?

Ngày thứ 2: Học các cây thuốc và vị thuốc Việt Nam từ vườn thực vật của công ty, thuộc tên khoa học từng loại cây, bộ phận dùng, công dụng.Nêu tên VN, khoa học của 10 cây

Ngày thứ 3: Vào rừng học cách nuôi trồng thu hái tràm .Có thể chụp hình cây mình trồng

Ngày thứ 4: Học sơ chế tinh chế sao cho hàm lượng tinh dầu cao nhất, trực tiếp chiết xuất tinh dầu tràm.Chụp hình sản phẩm chiết xuất được

Ngày thứ 5: Vào nhà máy học tiêu chuẩn của một nhà máy đạt chuẩn GMP

Tiêu chuẩn nhà máy đạt chuẩn GMP

– Nhân sự

– Diện tích xây dựng và thiết kế

– Thiết bị bảo quản thuốc

– Hồ sơ, sổ sách, tài liệu chuyên môn.

– Việc thực hiện GMP tại nhà máy

– Đối chiếu với bảng kiểm GMP của Bộ Y tế, nhận xét những nội dung mà nhà máy đã thực hiện được

– Nhận xét về vai trò của Dược sĩ đại học sản xuất và bảo quản thuốc

 Kiến tập nhà máy : tổ chức đi đến các phân xưởng, các bộ phận trong xí nghiệp sản xuất:

  • Dây chuyền sản xuất tinh dầu,
  • Dây chuyền sản xuất viên nang,
  • Dây chuyền sản xuất thuốc gói,
  • Dây chuyền sản xuất thuốc kem/ mỡ,
  • Dây chuyền pha chế sản phẩm từ tinh dầu,
  • Hệ thống xử lý nước cho sản xuất, xử lý không khí, xử lý nước thải,
  • Xử lý bao bì trước khi đóng gói,
  • Các thiết bị sử dụng trong sản xuất (máy sấy phun tạo hạt, máy sửa hạt, máy đóng nang, máy đóng gói, máy ép vỉ, máy chiết suất, cô chân không)

Chỉ nêu thực tế kiến tập công ty có sản xuất gì, thế mạnh là gì

Kiến tập kho thuốc của nhà máy:

  • Cách bố trí phòng pha chế, nội quy vô trùng, cân đong chính xác, xử lý rác thải, ra thành phẩm, in dán nhãn…
  • Thực tập tại khu vực đóng gói,
  • Biết một số mặt hàng của xí nghiệp sản xuất,
  • Biết được cách bố trí sắp xếp kho nguyên liệu, dược chất.
  • Biết cách bảo quản nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm… đúng quy chế dược.
  • Biết dây chuyền pha chế thuốc.

Phần C: Kết luận

Ngày thứ 6: Viết báo cáo thực tập

Trên cơ sở quan sát, ghi chép thực tế, đối chiếu với lý thuyết đã học để có nhận xét về nội dung kiến thức và những kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn đã thực tập.

Các sản phẩm công ty Mephydica sản xuất được: – Tên thuốc- Nồng độ, hàm lượng- Chỉ định- Chống chỉ định (chụp hình hộp thuốc hoặc sản phẩm tinh dầu cá nhân chiết xuất được).

 Lưu ý: Mỗi sinh viên phải nộp về khoa dược của trường:

– 01 quyển báo cáo kết quả thực tế .

– 01 phiếu đánh giá kết quả (theo mẫu) có xác nhận của công ty Mephydica .

XEM THÊM ==>  Nội Dung Thực Tập Chi Tiết Tại Khoa Dược Bệnh Viện

4. Cách viết báo cáo thực tế Xí Nghiệp Sản Xuất Thuốc

Phần A: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập

  1. Tên đơn vị thực tập: Xí nghiệp Dược phẩm 150

   Địa chỉ: số 112 đường Trần Hưng Đạo – Phường Phạm Ngũ Lão – Quận I- TPHCM…………..

  1. Nhiệm vụ và quy mô tổ chức.: (giấy phép kinh doanh, dược sĩ phụ trách, số lượng nhân viên)
  2. Vai trò của Dược sĩ đại học tại Công ty

Phần B: Nội dung thực tập

     1.Giới thiệu tổng quan về công ty, lịch sử thành lập, quá trình phát triển và đào tạo

  1. Công ty có các phòng ban nào. Nhà máy sản xuất chế biến, Công ty phân phối.
  2. Cách làm hồ sơ đăng ký thuốc
  3. Tiêu chuẩn nhà máy đạt chuẩn GMP: Cập nhật kiến thức về GMP và các nội quy

– Nhân sự

– Diện tích xây dựng và thiết kế

– Thiết bị bảo quản thuốc

– Hồ sơ, sổ sách, tài liệu chuyên môn.

– Việc thực hiện GMP tại nhà máy

– Đối chiếu với tiêu chuẩn GMP của Bộ Y tế, nhận xét những nội dung mà nhà máy đã thực hiện được

– Nhận xét về vai trò của Dược sĩ đại học trong sản xuất và bảo quản thuốc

– Biết về GMP WHO, GMP EU, nội quy an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy.

Kiến tập nhà máy (GMP): tổ chức đi đến các phân xưởng, các bộ phận trong xí nghiệp sản xuất như

  • Dây chuyền sản xuất siro thuốc,
  • Dây chuyền sản xuất viên nén, viên bao phim,
  • Dây chuyền sản xuất viên nang,
  • Dây chuyền sản xuất thuốc gói,
  • Dây chuyền sản xuất thuốc kem/ mỡ.
  • Dây chuyền sản xuất thuốc tiêm.
  • Thực tập tại khu vực đóng gói.
  • Biết một số mặt hàng của xí nghiệp sản xuất.
  • Hệ thống xử lý nước cho sản xuất, xử lý không khí, xử lý nước thải, xử lý bao bì trước khi đóng gói.
  • Các thiết bị sử dụng trong sản xuất

Kiến tập kho thuốc của nhà máy (GSP):

  • Biết được cách bố trí sắp xếp kho nguyên liệu, dược chất.
  • Biết cách bảo quản nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm… đúng quy chế
  • Biết dây chuyền pha chế thuốc.
  • Biết phòng xét nghiệm (GLP)

Phần C: Kết luận

Viết báo cáo thực tập

Trên cơ sở quan sát, ghi chép thực tế, đối chiếu với lý thuyết đã học để có nhận xét về nội dung kiến thức và những kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn đã thực tập.

Các sản phẩm công ty Phong Phú sản xuất được: – Tên thuốc- Nồng độ, hàm lượng- Chỉ định- Chống chỉ định

 Lưu ý: Mỗi sinh viên phải nộp về khoa dược của trường:

– 01 quyển báo cáo kết quả thực tế

– 01 phiếu đánh giá kết quả (theo mẫu) có xác nhận của công ty Dược phẩm Phong Phú

5. Cách viết báo cáo thực tế Công Ty Cpdp 2/9 (Nadyphar)

Phần A: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập

1.Tên và địa chỉ đơn vị thực tập:

Tên: Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm 2/9 NADYPHAR

Địa chỉ: số 299/22 Lý Thường Kiệt – P15- Q11- TPHCM

  1. Nhiệm vụ và quy mô tổ chức.: (dược sĩ phụ trách, số lượng nhân viên)
  2. Vai trò của Dược sĩ đại học tại Công ty

Phần B: Nội dung thực tập

  1. Giới thiệu tổng quan về công ty, lịch sử thành lập, quá trình phát triển và đào tạo

   Công ty có các phòng ban nào. Nhà máy sản xuất chế biến, Công ty phân phối.

  1. Chức năng điều hành hoạt động bán hàng các kênh.
  2. Cách làm hồ sơ đăng ký thuốc: giới thiệu về lý thuyết
  3. Giới thiệu nội dung cơ bản về thực hành tốt tồn trữ, bảo quản thuốc GSP và thực hành tốt phân phối thuốc GDP
  4. Công tác phân phối thuốc GDP (Good Distribution Practice)

– Công tác tổ chức quản lý phân phối thuốc: mạng lưới phân phối

– Công tác tiếp thị và giới thiệu sản phẩm

  1. Kiến tập kho thuốc của công ty GSP ( Good Storage Practice)

– Tham quan hệ thống kho tàng tồn trữ bảo quản thuốc, công tác xuất nhập kho, thẻ kho

– Biết được cách bố trí sắp xếp kho thuốc thành phẩm

– Công tác sắp xếp kho tàng, hàng hóa, soạn hàng

  1. Công tác phòng nghiệp vụ bán hàng kênh OTC, ETC:

– Cấu trúc giá cả

– Vấn đề tổng quát thuế, các loại thuế tại 1 công ty dược

– Công tác Marketing

 Phần C: Kết luận

Viết báo cáo thực tập: Trên cơ sở quan sát, ghi chép thực tế, đối chiếu với lý thuyết đã học để có nhận xét về nội dung kiến thức và những kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn đã thực tập.

 Lưu ý: Mỗi sinh viên phải nộp về khoa dược của trường:

– 01 quyển báo cáo kết quả thực tế

– 01 phiếu đánh giá kết quả ( theo mẫu) có xác nhận của Công ty Dược phẩm Nadyphar

Cách Viết Báo Cáo Thực Tế Khoa Dược
Cách Viết Báo Cáo Thực Tế Khoa Dược

6. Cách viết báo cáo thực tế Công Ty Dược  Sài Gòn Sapharco

Phần A: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập

1.Tên và địa chỉ đơn vị thực tập:

Tên: Công Ty TNHH MTV Dược Sài Gòn SAPHARCO

Địa chỉ: 18- 20 Nguyễn Trường Tộ. Quận 4. TPHCM

  1. Nhiệm vụ và quy mô tổ chức: (dược sĩ phụ trách, số lượng nhân viên)
  2. Vai trò của Dược sĩ đại học tại Công ty

Phần B: Nội dung thực tập

1.Giới thiệu tổng quan về công ty, lịch sử thành lập, quá trình phát triển và đào tạo

   Công ty có các phòng ban nào. Nhà máy sản xuất chế biến, Công ty phân phối.

  1. Chức năng điều hành hoạt động bán hàng các kênh.
  2. Cách làm hồ sơ đăng ký thuốc: giới thiệu về lý thuyết
  3. Giới thiệu nội dung cơ bản về thực hành tốt tồn trữ, bảo quản thuốc GSP và thực hành tốt phân phối thuốc GDP
  4. Công tác phân phối thuốc GDP (Good Distribution Practice)

– Công tác tổ chức quản lý phân phối thuốc: mạng lưới phân phối

– Công tác tiếp thị và giới thiệu sản phẩm

  1. Kiến tập kho thuốc của công ty GSP ( Good Storage Practice):

– Tham quan hệ thống kho tàng tồn trữ bảo quản thuốc, công tác xuất nhập kho, thẻ kho

– Biết được cách bố trí sắp xếp kho thuốc thành phẩm

– Công tác sắp xếp kho tàng, hàng hóa, soạn hàng

– Có thể cho sinh viên dán tem nhãn, sắp xếp hàng hóa

Phần C: Kết luận

Báo cáo thực tập :Trên cơ sở quan sát, ghi chép thực tế, đối chiếu với lý thuyết đã học để có nhận xét về nội dung kiến thức và những kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn đã thực tập.

Sản phẩm công ty SAPHARCO: Tên thuốc, Nồng độ, hàm lượng, Chỉ định,Chống chỉ định

Lưu ý: Mỗi sinh viên phải nộp về khoa dược của trường:

– 01 quyển báo cáo kết quả thực tế

– 01 phiếu đánh giá kết quả (theo mẫu) có xác nhận của Công ty Dược phẩm SAPHARCO 

Download miễn phí

Cách Viết Báo Cáo Thực Tế Ngành Dược, Khoa Dược 9 Điểm hy vọng bài viết này sẽ là một bài viết hữu ích cho các bạn, cám ơn các bạn đã tin tưởng và theo dõi trang mạng của chúng tôi, chúc các bạn có một bài báo cáo chuẩn mực và đạt điểm cao, luận văn trust sẽ tiếp tục thu thập những bài viết hay, được đánh giá cao chia sẻ lên trang web để các bạn có thể tiếp tục kham thảo thêm nhiều bài mới. Nếu cần hỗ trợ cho bài viết khóa luận, bài báo cáo tốt nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi.

DV viết đề tài : 0917.193.864

Zalo/Tele : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x