Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Điểm Cao Từ A-Z nội dung bài viết được xây dựng trên những yêu cầu và thắc mắc của các bạn sinh viên ngành kế toán, bài viết được đội ngũ luận văn Trust xây dựng từ việc kham thảo các bài viết đạt điểm cao của các bạn sinh viên khóa trước, hy vọng bài viết này sẽ mang lại giá trị kham thảo cho các bạn.
Hiện nay Luận Văn Trust có dịch vụ hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, đại học, quá trình làm bài luận văn nếu các bạn chưa chọn được đề tài hay gặp các khó khăn trong quá trình làm bài có thể liên hệ với Dịch vụ thuê viết báo cáo thực tập của Luận Văn Trust nhé.
Mục lục
1. Các Chuyên Đề Viết Báo Cáo Thực Tập Kế Toán
Sinh viên có thể lựa chọn 1 trong các chuyên đề sau:
TT |
Chuyên đề |
1 | Kế toán Nguyên liệu, vật liệu |
2 | Kế toán Công cụ, dụng cụ |
3 | Kế toán Hàng hóa |
4 | Kế toán TSCĐ hữu hình |
5 | Kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương |
6 | Kế toán Phải thu của khách hàng |
7 | Kế toán Thuế GTGT |
8 | Kế toán Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp |
9 | Kế toán Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp |
10 | Kế toán Tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất |
11 | Kế toán Tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại |
12 | Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh |
2. Nội Dung Thực Tập Tốt Nghiệp
Khi thực tập tại đơn vị, sinh viên cần tìm hiểu và thực hiện những công việc sau đây:
I. Tìm hiểu về đơn vị thực tập
– Sinh viên có thể thực tập tốt nghiệp tại các loại hình đơn vị sau:
+ Doanh nghiệp sản xuất
+ Doanh nghiệp thương mại, dịch vụ;
– Sinh viên cần tìm hiểu để có được những hiểu biết cơ bản về đơn vị thực nhất là về việc tổ chức công tác tài chính – kế toán tại đơn vị. Cụ thể:
+ Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển;
+ Các thông tin định danh: tên, địa chỉ, mã số thuế, hình thức sở hữu…
+ Ngành nghề, chức năng kinh doanh và lĩnh vực hoạt động;
+ Tổ chức sản xuất kinh doanh; sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm (nếu có);
+ Tổ chức quản lý: hình thức và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý;
+ Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán.
Sau khi tìm hiểu sinh viên phải xác định được tên chuyên đề, viết đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết trình giảng viên hướng dẫn phê duyệt.
II. Nghiên cứu và thu thập tài liệu – Cách Viết Báo Cáo Kế Toán Điểm Cao
– Sinh viên tìm và đọc các giáo trình, tài liệu liên quan đến đề tài để hệ thống hóa kiến thức, củng cố lý luận để xây dựng phần cơ sở lý luận của đề tài. Các tài liệu cần đọc là:
+ Giáo trình kế toán;
+ Các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;
+ Các sách chuyên khảo hoặc bài báo trên mạng;
– Sinh viên nghiên cứu tài liệu về đơn vị thực tập để có được những hiểu biết cần thiết về đơn vị, về công tác kế toán tại đơn vị. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ tiến hành thu thập thông tin, tài liệu cần thiết chuẩn bị cho việc viết đề tài thực tập của mình. Sinh viên thường tìm và nghiên cứu các tài liệu sau về đơn vị thực tập:
+ Hồ sơ, tài liệu về sự hình thành và phát triển của đơn vị;
+ Báo cáo kế toán của đơn vị bao gồm báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế, báo cáo quản trị (nên chọn của năm hiện hành hoặc năm gần nhất);
+ Các quy trình nghiệp vụ kế toán nói chung và đề tài đã chọn nói riêng;
+ Chứng từ, sổ sách kế toán liên quan đến chuyên đề sẽ viết.
III. Tham gia công việc thực tế
Nếu có thể và được phép, sinh viên nên tham gia vào một số công việc thực tế để thực hành một số kỹ năng công việc. Việc này là hết sức cần thiết giúp sinh viên đạt được mục tiêu thực tập. Tuy nhiên, cần lưu ý để đảm bảo thời gian cho việc hoàn thành chuyên đề thực tập.
Sinh viên có thể tham gia lập chứng từ, phân loại, kiểm tra chứng từ, lập báo thuế, ghi sổ, đối chiếu số liệu…
IV. Viết báo cáo – Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Kế Toán
Quá trình thực tập, sinh viên sẽ viết báo cáo để tổng hợp những kiến thức và kỹ năng đã thu thận được sau TT. Báo cáo TT là sản phẩm khoa học của sinh viên sau quá trình thực tập dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên hướng dẫn.
Trong báo cáo, sinh viên sẽ trình bày cơ sở lý luận về đề tại lựa chọn, những vấn đề thực tế tại đơn vị thực tập và đưa ra nhận xét của mình. Sinh viên có thể đưa ra các đề xuất của mình dưới góc độ khả năng nhận định và suy nghĩ độc lập của sinh viên dựa trên nền tảng kiến thức đã học.
Báo cáo TT sau khi hoàn thành cần có xác nhận và nhận xét của đơn vị thực tập về quá trình làm việc tìm hiểu của sinh viên, tính xác thực của những vấn đề đã nêu trong chuyên đề cũng như những đánh giá từ phía đơn vị đối với nhận xét, đề xuất nêu trong chuyên đề.

3. Hướng Dẫn Viết Chuyên Đề Thực Tập
I. Hướng dẫn kết cấu của báo cáo
Kết cấu của báo cáo thực tập tốt nghiệp bao gồm các phần sau:
- Trang bìa (theo mẫu):
- Bìa 1: sử dụng giấy cứng
- Bìa 2: sử dụng giấy mềm
- Trang “ Các từ viết tắt sử dụng” (nếu có)
- Trang “ Danh sách các bảng sử dụng”
- Trang “ Danh sách các đồ thị, sơ đồ”
- Trang “Mục lục”
- Trang “Lời mở đầu”. Nội dung bao gồm:
– Đặt vấn đề
– Nêu tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài.
Nội dung chính của báo cáo: gồm 4 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu
Chương này yêu cầu sinh viên hệ thống hóa về lý luận về các vấn đề có liên quan đến đề tài được chọn nghiên cứu để làm cơ sở đối chiếu với thực tiễn. Sinh viên phải trình bày một cách khái quát, tóm lược, không nên chép “nguyên văn” nội dung từ sách vở, chuẩn mực kế toán hay thông tư.
- Chương 2: Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập
Chương này sinh viên phải trình bày được những nội dung cơ bản như trong mục “Tìm hiểu về đơn vị thực tập”:
– Tóm lược quá trình hình thành và phát triển
– Chức năng và lĩnh vực hoạt động
– Tổ chức sản xuất kinh doanh
– Tổ chức quản lý của đơn vị
– Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị
- Chương 3: Công tác kế toán thực tế của đơn vị thực tập về vấn đề nghiên cứu
Phần này sinh viên phải mô tả trung thực về công việc kế toán và cách thực hiện tại đơn vị theo các nội dung ở phần chuyên đề.
- Chương 4: Nhận xét và kiến nghị
Nội dung bao gồm
– Nhận xét, đánh giá: so sánh giữa lý thuyết và thực tế ở đơn vị để trình bày ưu, nhược điểm trong công tác kế toán của đơn vị thực tập.
– Các đề xuất, kiến nghị: Đưa ra các ý kiến liên quan đến vấn đề nghiên cứu để đề xuất đơn vị hoàn thiện công tác kế toán.
- Trang “Kết luận”: Tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài, nêu lên phương hướng nghiên cứu trong tương lai …
- Trang “Tài liệu tham khảo”
- Nhận xét về quá trình thực tập, có chữ ký của lãnh đạo hoặc người được ủy quyền và đóng dấu xác nhận của đơn vị thực tập.
II. Hình thức trình bày – Cách Viết Báo Cáo Kế Toán Điểm Cao
1. Độ dài của báo cáo
Nội dung chính của báo cáo thực tập từ “Mở đầu” đến “kết luận” phải tối thiểu 40 trang (không kể các các trang sơ đồ và bảng biểu)
2. Quy định định dạng trang
– Báo cáo được đánh máy và in một mặt trên khổ giấy A4;
– Cỡ chữ 13 hoặc 14 theo chuẩn Unicode;
– Khoảng cách dòng 1,5 lines;
– Canh lề: lề trái 3cm, lề phải 2cm, lề trên 2cm, lề dưới 2,5cm;
– Đánh số trang bên phải phía dưới;
3. Đánh số bảng biểu, sơ đồ
Bảng biểu, sơ đồ phải được đặt tên và đánh số thứ tự trong mỗi chương. Số đầu là số chương, sau đó là số thứ tự của bảng biểu, sơ đồ trong chương đó.
Ví dụ: Bảng 1.2: Bảng tính giá thành (có nghĩa là bảng số 2 ở chương 1 có tên là “Bảng tính giá thành”.
III. Một số nguyên tắc giúp sinh viên trình bày báo cáo chuyên nghiệp
1. Thu thập tài liệu trước khi viết
Sinh viên nên thu thập các tài liệu trước khi bắt tay vào viết từng phần (lưu ý tính cập nhật của các tài liệu tham khảo); cần đọc lướt qua các tài liệu và đánh dấu những phần quan trọng sẽ sử dụng trong chuyên đề.
2. Văn phong cần rõ ràng, mạch lạc
Câu văn và đoạn văn cần ngắn gọn, rõ nghĩa và đủ ý, không viết các câu văn, đoạn văn quá dài hoặc tối nghĩa. Một trang A4 thường bao gồm 3-5 đoạn văn. Giữa các đoạn nên chừa một khoảng cách rộng để dễ đọc. Những phần quá dài nên đặt tiêu đề phụ để người đọc dễ theo dõi.
3. Tôn trọng luật chính tả và các quy ước trình bày văn bản
Ví dụ: các dấu chấm (.), dấu phẩy (,) phải viết liền kề chữ trước đó và phải cách chữ sau
một (1) khoảng trắng…
4. Sử dụng đồ thị, hình ảnh minh họa
Việc sử dụng các biểu đồ để minh họa sẽ làm nổi bật vấn đề muốn trình bày, đặc biệt là các quy trình phức tạp hay các vấn đề lý luận có mối quan hệ tương tác. Cần có chú thích về những ký hiệu, trình tự… được quy ước trong sơ đồ hay biểu đồ;
5. Sử dụng các nhấn mạnh khi cần thiết, bao gồm in đậm, in nghiêng hay gạch dưới. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì sẽ làm người đọc rối mắt, mất tập trung;
XEM THÊM ==> Mẹo Viết Báo Cáo Thực Tập Kế Toán, Kiểm Toán Hay Nhất
4. Mục Đích, Yêu Cầu
I. Mục đích – Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Kế Toán
Sau khi hoàn thành xong việc học lý thuyết trong nhà trường, sinh viên đã nắm bắt được cơ bản phần hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp và đã được thực hành phần kế toán trên máy vi tính. Với mục tiêu giảng dạy là lý thuyết đi đối với thực tiễn, trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật trung ương tổ chức cho sinh viên đi thực tập với mục đích:
- Giúp cho sinh viên làm quen với công việc của kế toán hiện nay nhằm hạn chế sự bỡ ngỡ tới mức thấp nhất sau khi ra trường nhận việc.
- Vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường so sánh với thực tế hạch toán kế toán tại các đơn vị qua đó hoàn thiện cho mình về kiến thức.
- Học hỏi thêm những cách thức tổ chức công tác kế toán, quy trình kế toán mà các đơn vị hiện nay đang áp dụng.
- Học hỏi, bổ sung thêm những phần kiến thức hạch toán kế toán mà nhà trường chưa đề cập hoặc đã đề cập nhưng chưa kỹ (do thời gian đào tạo tại trường có hạn).
II. Yêu cầu
Trong thời gian thực tập tại các đơn vị thực tế, học sinh cần đảm bảo các yêu cầu:
- Nắm được quy trình tổ chức hạch toán kế toán (về tổ chức bộ máy kế toán).
- Nắm được nhiệm vụ và công việc người kế toán cần phải thực hiện.
- Nắm được phương pháp hạch toán kế toán bao gồm: Phương pháp lập và xử lý chứng từ, định khoản các nghiệp vụ kinh tế, phương pháp tính giá các loại vật tư, tài sản; ghi chép các nghiệp vụ kinh tế vào sổ sách kế toán, phương pháp và cách lập cụ thể các bảng biểu kế toán chủ yếu.
- So sánh giữa việc hạch toán kế toán thực tế tại các đơn vị mà học sinh thực tập với kiến thức đã được học trong nhà trường từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
- Hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Điểm Cao Từ A-Z hy vọng bài viết này sẽ là một bài viết hữu ích cho các bạn, cám ơn các bạn đã tin tưởng và theo dõi trang mạng của chúng tôi, chúc các bạn có một bài báo cáo chuẩn mực và đạt điểm cao, luận văn trust sẽ tiếp tục thu thập những bài viết hay, được đánh giá cao chia sẻ lên trang web để các bạn có thể tiếp tục kham thảo thêm nhiều bài mới. Nếu cần hỗ trợ cho bài viết khóa luận, bài báo cáo tốt nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi.
DV viết thuê đề tài : 0917.193.864
Zalo : 0917.193.864