Cách Làm Báo Cáo Thực Tập Đại Học Luật Điểm Cao luận văn trust muốn chia sẻ bài viết này cho các bạn, đặc biệt sinh viên ngành Luật cách viết báo cáo để đạt điểm cao, bài viết không quá dài để tốn quá nhiều thời gian để các bạn kham thảo mà lại có thể hỗ trợ cho bài báo cáo của bạn hoàn thiện hơn, đạt điểm cao hơn. Và mình mời các bạn cùng kham thảo bài viết nhé.
Qúa trình làm báo cáo thực tập, các bạn học viên có thể xem qua dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập của Luận Văn Trust để được hỗ trợ tư vấn đè tài và báo giá viết báo cáo trọn gói nhé.
Mục lục
1. Mục đích và yêu cầu : Cách Làm Báo Cáo Thực Tập Luật Điểm Cao
1.1. Mục đích : Cách Làm Báo Cáo Thực Tập Luật Điểm Cao
Qua đợt thực tập nhằm rèn luyện cho sinh viên:
- Giúp SV tích lũy được tính tổ chức kỷ luật trong nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao cũng như tinh thần khắc phục mọi khó khăn, phát huy tính tích cực trong học tập.
- Giúp cho sinh viên củng cố kiến thức thông qua việc tiếp cận, tìm hiểu thực tiễn tại một đơn vi (tổ chức, doanh nghiệp) cụ thể; vận dụng kiến thức để phân tích & bước đầu xử lý các vấn đề chuyên môn của ngành quản trị luật nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu tại đơn vị; giúp đào tạo về trình độ, kỹ năng thực hành cũng như phương pháp học tập, nghiên cứu cho sinh viên nhằm mục đích đạt chuẩn chất lượng trong đào tạo và đáp ứng yêu cầu của xã hội
- Bước đầu giúp sinh viên tiếp cận và làm quen với môi trường làm việc thực tế tại các doanh nghiệp, đơn vị.
- Giúp sinh viên có điều kiện làm quen dần với chuyên môn đã được đào tạo với thực tế ở các công ty, đơn vị để khi sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc ngay do tránh được những bỡ ngỡ ban đầu.

1.2. Yêu cầu
Đối với sinh viên thực tập:
- Phải có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, phải làm việc theo kế hoạch đã được quy định trong thời gian thực tập.
- Chủ động gặp và trao đổi với giáo viên hướng dẫn: kế hoạch làm việc cụ thể về đề cương, bản nháp, bản chính thức báo cáo thực tập và khóa luận.
- Chấp hành nghiêm túc nội quy và kỷ luật tại đơn vị thực tập, phải chuẩn bị và đưa cho người phụ trách của đơn vị thực tập biết về những vấn đề cần tìm hiểu trước khi gặp trực tiếp họ nhằm đảm bảo hiệu quả của cuộc trao đổi và tạo được mối quan hệ tốt trong quá trình thực tập tại đơn vị.
- Tìm hiểu thực tế về chuyên môn và kiến thức bổ trợ đã học, so sánh giữa lý thuyết và thực tế để có những phân tích, đánh giá sát thực làm cơ sở cho báo cáo thực tập và viết khóa luận đạt kết quả tốt.
- Có tinh thần trách nhiệm khi nhận công việc được giao, làm đến nơi đến chốn, chính xác, kịp thời do đơn vị thực tập phân công-
- Chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại đơn vị và chuẩn bị số liệu để viết báo cáo thực tập
- Giữ mối quan hệ tốt và nghiêm túc với tất cả CBCNV tại đơn vị thực tập.Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị thực tập.
- Mỗi sinh viên phải liên hệ chặt chẽ với nhóm trưởng trong suốt thời gian thực tập (do nhóm tự đề nghị) để kịp thời biết những thông tin có liên quan đến thực tâp: kế hoạch gặp giáo viên hướng dẫn, nộp BCTN, KLTN v.v.v…
- Tuân thủ theo sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn và không được tự ý đổi giảng viên hướng dẫn thực tập
- Hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp đúng thời hạn quy định.
Đối với Khoa Quản trị
- Hướng dẫn cho sinh viên biết về ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu của đợt thực tập tốt nghiệp.
- Giải đáp những thắc mắc và giúp sinh viên giải quyết hoặc khắc phục những khó khăn trong quá trình thực tập.
- Hướng dẫn và gợi ý tận tình về phương pháp, nội dung nghiên cứu đề tài, cách trình bày báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp.
- Đánh giá trung thực và chính xác kết quả thực tập và chịu trách nhiệm về kết quả thực tập của sinh viên.
2. PHẠM VI THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Sinh viên có thể thực tập tốt nghiệp tại các loại hình đơn vị sau đây:
- Doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại.
- Doanh nghiệp dịch vụ
- Các đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Các cơ quan pháp luật
XEM THÊM ==> 20 Đề Tài +7 Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Luật
3. NỘI DUNG THỰC TẬP:
Khi thực tập tại đơn vị thực tế, sinh viên cần phải tìm hiểu tình hình chung của đơn vị cụ thể như sau:
3.1. Tìm hiểu tình hình của đơn vị thực tập
Trong qua trình thực tập tại đơn vị, sinh viên phải có ý thức chấp hành tốt những quy định của công ty, chịu khó học hỏi và cầu tiến trong công việc. Bên cạnh đó, sinh viên phải phát huy kiến thức, kinh nghiệm nhằm nắm bắt nhanh, áp dụng tốt kiến thức vào thực tiễn, hăng hái nghiên cứu, tìm hiểu những hoạt động, tài liệu của công ty để hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập tại đơn vị.
3.2. Thu thập và nghiên cứu tài liệu:
- Nghiên cứu lý thuyết: thông qua các văn bản pháp quy, sách giáo khoa, tạp chí chuyên ngành làm cơ sở cho việc thu thập và xử lý vấn đề thực tế mà sinh viên đang tìm hiểu, nghiên cứu.
- Thu thập tài liệu thực tế, tiến hành xử lý, phân tích thực trạng và giải quyết các vấn đề liên quan của đơn vị.
3.3. Phương pháp tìm hiểu và thu thập tài liệu:
Sinh viên thực tập tốt nghiệp cần chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin tại đơn vị thực tập có liên quan đến công việc thực tập của mình. Đồng thời cần có sự liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với giáo viên hướng dẫn để có phương pháp thu thập thông tin thích hợp và hiệu quả. Sau đây là một số phương pháp gợi ý để sinh viên tham khảo:
- Phỏng vấn trực tiếp người làm việc có liên quan đến nội dung thực tập của sinh viên (nên chuẩn bị sẵn các câu hỏi và ghi ra giấy trước khi phỏng vấn để tiết kiệm thời gian và phỏng vấn được nhiều vấn đề).
- Tham gia trực tiếp vào công việc của đơn vị thực tập.
- Phương pháp chuyên gia: chuẩn bị sẵn bảng câu hỏi có liên quan đến công việc thực tập và chuyển bảng câu hỏi này đến các cán bộ và nhân viên am hiểu vấn đề mà sinh viên quan tâm, sau đó sinh viên tập hợp các ý kiến trả lời làm cơ sở viết khóa luận.
- Thu thập các biểu mẫu, tài liệu có liên quan của đơn vị, các tài liệu phải có chữ ký và dấu xác nhận của đơn vị để đảm bảo tính pháp lý của số liệu trong khóa luận tốt nghiệp.

4. NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
4.1. Hình thức
- Sinh viên được lựa chọn cấu trúc báo cáo (chương, mục) để đảm bảo logic vấn đề cần trình bày.
- Phải tuân thủ các yêu cầu về trích dẫn, chú dẫn. Nghiêm cấm đạo văn.
- Khuyến khích sinh viên đính kèm hợp đồng/kế hoạch kinh doanh/bản ý tưởng kinh doanh/bản ý tưởng khởi nghiệp trong phần Phụ lục của báo cáo. Trường hợp hồ sơ quá nhiều thì phải tóm tắt cô đọng tình huống, vụ việc, các ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp trong phần phụ lục.
- Báo cáo thực tập tối thiểu 20 trang đến tối đa 35 trang A4, không tính phần phụ lục kèm theo (hợp đồng/kế hoạch kinh doanh/báo cáo/ tài liệu khác), trang bìa ghi rõ các thông tin của sinh viên, nơi thực tập và tên đề tài báo cáo;
- In một mặt.
- Chữ trong phần nội dung: kiểu chữ – font: Times New Roman, font size: 13
- Canh lề: trái-left: 3,5 cm; phải-right: 2,00 cm; trên-top: 2,00 cm; dưới-botton: 2,00 cm.
- Dãn dòng 1,5
- Đánh số trang số 1 bắt đầu sau phần Mục lục
- Đánh số thứ tự các bảng, hình ảnh, bản đồ/sơ đồ và ghi tên bảng ở đầu mỗi bảng.
- Không sử dụng thanh tiêu đề (Header and footer) trong viết báo cáo.
- Nội dung báo cáo trình bày theo thứ tự như sau:
- Bìa báo cáo (theo mẫu)
- Mục lục
- Danh mục bảng biểu, hình ảnh, sơ đồ
- Danh mục từ viết tắt (sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái)
- Phần mở đầu:
Lý do chọn đề tài/chuyên đề để thực hiện
Mục tiêu nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đóng góp mới của đề tài
Kết cấu (dự kiến) của đề tài
- Phần nội dung (dự kiến)
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về đề tài nghiên cứu (sử dụng lý thuyết đã được học để giải quyết vấn đề có liên quan)
- Các khái niệm có liên quan
- Lý thuyết các mô hình
- Kinh nghiệm của các đơn vị khác/Bài học cho đơn vị nghiên cứu
- Kết luận chương 1
Chương 2: Phân tích thực trạng tại đơn vị nghiên cứu
- Giới thiệu tổng quan đơn vị thực tập/nghiên cứu
- Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Đánh giá/nhận xét (ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế)
- Kết luận chương 2
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
- Cơ sở đề xuất kết quả
- Các giải pháp (nếu có)
- Các đề xuất, kiến nghị (nếu có)
- Kết luận
- Phần kết luận và kiến nghị: kết luận tóm tắt về các nội dung báo cáo đã thực hiện, điểm được, điểm chưa được. Kiến nghị với đơn vị thực tập về chủ đề thực tập. Nêu ý kiến của bản thân sau khi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp – sinh viên học hỏi được gì, nguyện vọng tiếp theo của sinh viên là gì…
- Tài liệu tham khảo. Cần trình bày theo chuẩn quy định (APA Style, v.v…).
- Phụ lục (nếu có) bao gồm các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, bảng liệt kê các tư liệu, v.v… để minh họa cho báo cáo.
- Trang nhận xét của đơn vị thực tập/giảng viên hướng dẫn
XEM THÊM ==> Danh Sách 78 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Kinh Tế + Bài Mẫu
4.2. Nội dung
- Tình huống nghiên cứu mà SV chọn phải là 01 tình huống cụ thể và có thực (Ví dụ: một lĩnh vực kinh doanh bán hàng cụ thể, một hoạt động maketing cụ thể, hoạt động quản trị nhân sự trong một doanh nghiệp cụ thể, hoạt động chấp hành pháp luật kế toán, tài chính trong một doanh nghiệp, bản án, phán quyết của trọng tài, 01 tình huống tư vấn pháp luật, vụ việc tranh chấp, trường hợp áp dụng pháp luật để cấp giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thuế, tư vấn cho khách hàng soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng….)
- Tài liệu/vụ việc/tình huống/ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp mà sinh viên chọn phải có thực và chưa được người khác nghiên cứu/công bố (Nếu người khác đã nghiên cứu, công bố thì phải ghi rõ bố lý do mà sinh viên chọn lại vấn đề đó, các điểm mới trong kết quả nghiên cứu so với các nghiên cứu trước đó);
- Báo cáo thực tập phải ghi rõ bối cảnh, địa điểm thu thập, tiếp cận tình huống phân tích. Tình huống phân tích phải phù hợp tương đối với địa điểm thực tập
- Sinh viên phải phát hiện và lựa chọn được (các) vấn đề cụ thể của tình huống để phân tích.
- SV phải áp dụng kiến thức lý thuyết về kinh doanh, quản trị, luật thực định để phân tích, đối chiếu, trình bày các nhận xét, kết luận của riêng mình đối với vấn đề nghiên cứu; Những nhận xét, kết luận về lĩnh vực kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, pháp luật phải cô đọng, rõ ràng, cụ thể. Các đề xuất phải dựa trên những vấn đề thực tiễn thông qua quá trình thực tập, có cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và mục đích của đề xuất, kiến nghị.
4.3. Tiêu chí đánh giá (chấm điểm)
- Tính phù hợp của tình huống/vụ việc với chuyên ngành đào tạo
- Vụ việc/tình huống nghiên cứu mới và có thực
- SV phát hiện được những vấn đề của tình huống/vụ việc
- Hiểu đúng pháp luật áp dụng cho tình huống/vụ việc
- Phân tích đúng các vấn đề trong tình huống/vụ việc
- Có nhận xét, kết luận của riêng sinh viên cho từng vấn đề trong tình huống/vụ việc đó
Tiêu chí | Điểm |
1. Hình thức trình bày báo cáo thực tập: | 1,0 điểm |
– Thực hiện đúng hình thức BCTT | 0,25 |
– Danh mục tài liệu tham khảo và dẫn nguồn đúng quy định | 0,25 |
– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, văn phong khoa học dễ hiểu | 0,5 |
2. Thái độ làm việc của sinh viên: | 1,0 điểm |
– Có kế hoạch thực tập rõ ràng | 0,25 |
– Thực hiện đúng kế hoạch thực tập | 0,25 |
– Thái độ làm việc tích cực, có tinh thần trách nhiệm, nhận xét tốt từ đơn vị thực tập | 0,5 |
3. Nội dung báo cáo thực tập: | 8,0 điểm |
– Đề tài phù hợp chuyên ngành đào tạo | 1,0 |
– Đề tài có tính thực tiễn, tính mới, phát hiện được vấn đề của đơn vị thực tập hoặc chương trình đào tạo | 1,0 |
– Phương pháp nghiên cứu, áp dụng lý thuyết phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài | 1,0 |
– Thể hiện sự hiểu biết tốt về đơn vị thực tập | 1,0 |
– Nội dung báo cáo gắn với đơn vị thực tập, có hiệu quả ứng dụng, giải quyết được một vấn đề cụ thể thực tế, đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài | 4,0 |
4. Tổng điểm: | 10 điểm |
Cách Làm Báo Cáo Thực Tập Đại Học Luật Điểm Cao những thông tin được chúng tôi trình bày, thể hiện trong bài viết trên đều được kiểm chứng và đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi và chúng tôi hy vọng với những thông tin mình vừa trình bày có thể giúp cho bài báo cáo thực tập của các bạn hoàn thành một cách hoàn chỉnh nhất, đạt điểm tối đa.
Số điện thoại : 0917.193.864
Zalo : 0917.193.864