Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics 

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics 

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics nội dung bài viết được xây dựng trên những yêu cầu và thắc mắc của các bạn sinh viên ngành Logistics, nếu bạn cũng đang tìm kiếm tài liệu thì hãy kham thảo bài viết này nhé, nội dung bài viết bao gồm: các yếu tố cơ bản của hệ thống logistics, cơ sở hạ tầng. Chúc các bạn có một bài báo cáo thành công và đạt điểm cao.

Quá trình làm báo cáo thực tập, các bạn học viên có thể xem qua dịch vụ thuê viết khóa luận tốt nghiệp của Luận Văn Trust để được hỗ trợ tư vấn đè tài và báo giá viết báo cáo trọn gói nhé.

1. Các yếu tố cơ bản của hệ thống logistics.

Hệ thống logistics của một quốc gia được cấu thành bởi 4 yếu tố: cơ sở hạ tầng, khung pháp lý và thể chế, người cung cấp dịch vụ, và người sử dụng dịch vụ logistics. Khung logistics đã được chuẩn hóa này là một công cụ rất quan trọng để xác định năng lực tổng thể của hệ thống logistics một quốc gia, nó cho thấy 4 cấu phần liên quan tới logistics được liên kết và tác động với nhau như thế nào

2. Cơ sở hạ tầng

Thực tiễn phát triển hoạt động logistics ở các nước trên thế giới cho thấy, hệ thống này chỉ có thể phát triển trên nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc. Sự sẵn có và chất lượng của cơ sở hạ tầng chúng là một trong các cấu phần chính quyết định môi trường logistics và giao thông của mỗi quốc gia. Vì vậy, có thể nói cơ sở hạ tầng chính là nền tảng, là trái tim, mạch máu của hoạt động logistics. Cơ sở hạ tầng tốt giúp cho hàng hóa và dịch vụ được vận chuyển tới mọi nơi nhanh và hiệu quả nhất. Cơ sở hạ tầng bao gồm: đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới công nghệ thông tin.

2.1. Đường biển

Vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Mặc dù tốc độ vận chuyển tương đối chậm và bị lệ thuộc vào nhiều điều kiện tự nhiên nhưng vận tải biển vẫn luôn giữ vai trò quan tọng nhất trong hệ thông vận tải quốc tế và có tác dụng rất lớn trong việc thúc đấy thương mại quốc tế. Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển không ngừng tăng qua các năm theo số liệu thống kê của UNTACD, tổng số lượng hàng hóa chuyên chở trong buôn bán quốc tế đạt hơn 7 tỷ tấn mỗi năm thì khối lượng hàng hóa chuyên chở thông qua vận tải biển luôn chiếm khoảng 80%. Sở dĩ vậy là bởi vì: vận tải đường biển có năng lực chuyên chở lớn, thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa, các tuyến đường hàng hải hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên nên chi phí xây dựng các tuyến đường thấp, giá thành vận tải đường biển là thấp nhất, hiệu quả sử dụng nhiên liệu là cao nhất, và rất thân thiện với môi trường.Một bộ phận quan trọng cấu thành nên cơ sở vận chất kỹ thuật của vận tải biển chính là hệ thống cảng biển.

Nếu định nghĩa cảng biển theo quan điểm truyền thống thì cảng biển chỉ đơn thuần là đầu mối giao thông, là nơi thực hiện các thao tác xếp dỡ hàng hóa từ phương thức vận tải biển sang các phương thúc vận tải khác và ngược lại. Theo quan điểm này, vai trò cơ bản của cảng biển là xếp dỡ hàng hóa, hỗ trợ cho công tác xuất nhập khẩu với tư cách là một bộ phận cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia.

Tuy nhiên theo quan điểm hiện đại, cảng biển được xem là nơi thu hút các hoạt động kinh tế, là điểm đầu mối của hoạt động vận tải. Theo đó, cảng biển là khu vực tiếp nối giữa đất liền và biển, được phát triển thành một trung tâm công nghiệp và logistics, đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới công nghiệp và là mắt xích quan trọng trọng logistics toàn cầu. Như vậy, cảng biển muốn hoạt động tốt, nâng cao tính cạnh tranh của mình thì cần phải có mặt bằng, cơ sở vật chất lớn để phục vụ cho tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp, ví dụ như hạ tầng giao thông kết nối hiệu quả, các dịch vụ đi kèm chất lượng, thủ tục nhanh gọn….

Tùy theo chức năng sử dụng mà ta có thể phân loại cảng biển thành cảng thương mại, cảng quân sự, hay cảng chuyên dùng… Với cảng thương mại, tùy theo công suất mà ta có:

Cảng cấp I: hàng hóa thông qua cảng trên 20 triệu tấn/năm

Cảng cấp II: hàng hóa thông qua cảng từ hơn 10 triệu đến 20 triệu tấn/năm

Cảng cấp III: hàng hóa thông qua cảng từ hơn 5 triệu đến 10 triệu tấn/năm

Nếu xét về vị trí địa lý thì ta có cảng biển, cảng sông, cảng cửa ngõ… Tuy nhiên thuật ngữ cảng biển không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vị trí của cảng phải đặt ở vị trí cửa biển hay ven biển mà có thể nằm sâu trong các cửa sông.

Năm 1956, trên thế giới bắt đầu áp dụng container trong chuyên chở đường biển quốc tế. Cũng từ đó trong khái niệm cảng biển có thêm cảng container. Việc phát triển cảng container không những thúc đẩy xuất khẩu, phát triển ngoại thương mà còn hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động logistics. Vì thế, khi xem xét vấn đề vận tải và các hoạt động logistics, người ta không thể không đề cập đến năng lực của hệ thống cảng container. Năng lực hệ thống cảng container của một quốc gia được hiểu là khả năng xếp dỡ, thông qua container của quốc gia đó. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến năng lực hệ thống cảng container bao gồm: cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống cảng container, cơ sở hạ tầng kết nối với hệ thống cảng, nguồn nhân lực cho phục vụ vận hành cảng, cơ chế quản lý và khai thác cảng. Năng lực hệ thống cảng container đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của hoạt động logistics. Rõ ràng cảng biển chính là đầu mối vận tải quan trọng, nơi tập trung, kết nối tất cả các phương tiện vận tải: đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển và đường hàng không, đồng thời cũng là cơ sở hạ tầng quan trọng để phát triển hoạt động logistics. Sự phát triển của cảng biển, đặc biệt là cảng container giúp ngành logistics giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lượng hoạt động logistics. Ví dụ, nếu cảng biển được xây dựng ở vị trí thuận lợi (có thể kết nối trực tiếp với vận tải đường biển, đường sông, đường hàng không, đường bộ, đường sắt) sẽ giúp giảm bớt chi phí về vận tải. Các thiết bị chuyên dùng hiện đại của cảng sẽ giúp rút ngắn thời gian xếp dỡ hàng… Ngược lại các hoạt động logistics cũng chính là động lực để nâng cao năng lực hệ thống cảng biển nói chung và cảng container nói riêng.

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics

2.2. Đường sông

Đường sông là phương thức vận tải rất hữu hiệu đối với các loại tàu thuyền cỡ nhỏ. Đặc biệt, đối với các loại hàng hóa có giá trị thấp như: than, gạo, cát, đá và các laiị vật liệu khác, việc vận chuyển bằng đường sông với khối lượng lớn rất thuận tiện và hiệu quả.

Cũng như với vận tải biển, khả năng vận chuyển của vận tải đường thủy nội địa là khá cao, giá thành thấp, ít gây ô nhiễm môi trường so với các phương thức vận tải khác, đáp ứng được việc chuyên chở khối lượng lớn cho các khu công nghiệp, chuyên chở hàng siêu trường, siêu trọng. Tuy nhiên, các tuyến đường vận tải vẫn là những tuyến đường giao thông tự nhiên và còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

Vì vậy, cần phải mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý cơ sở hạ tầng đường thủy, phải đầu tư thường xuyên về cả trí lực và vật lực cho công tác mở luồng mới, duy tu bảo dưỡng, nạo vét và chình trị dòng chảy, tạo điều kiện cho tàu thuyền hoạt động, vận chuyển hàng hóa suốt cả năm, tận dụng triệt để những ưu điểm của vận tải đường thủy nội địa.

2.3. Đường bộ

Trong hệ thống logistics của mỗi quốc gia, vận tải đường bộ là một phương thức vận tải rất thông dụng và đường bộ là kết cấu hạ tầng rất quan trọng đối với việc vận chuyển hàng hóa.

Trước hết là bởi vận tải đường bộ có tính linh hoạt và cơ động cao, tốc độ tương đối, không đòi hỏi có các quy trình kỹ thuật quá phức tạp như hàng không, thủ tục cũng thường đơn giản hơn, đặc biệt là có khả năng chuyên chở hàng hóa trục tiếp đến nơi giao hàng mà không nhất thiết phải liên kết với các phương thức vận tải khác.

Không những thế, ngoài việc giao lưu hàng hóa trong nước và với nước ngoài, vận tải đường bộ còn hỗ trợ cho các phương thức vận tải khác trong việc vận chuyển kế tiếp ở hai đầu và là cầu nối, liên kết các phương thức vận tải với nhau, tạo thành một hệ thống vận tải thống nhất.

Việc xây dựng các tuyến đường bộ không đòi hỏi nhiều vốn và vật tư như đường sắt. Kỹ thuật làm đường cũng không đòi hỏi trình độ kỹ thuật phức tạp như đường sắt hay đường băng sân bay. Giá thành xây dựng đường bộ tương đối thấp, trong trường hợp chưa có nhiều vốn thì có thể xây dựng loại đường bộ cấp thấp với chi phí rất nhỏ. Trong điều kiện số lượng hàng hóa vận chuyển không lớn thì xây dựng các tuyến đường bộ là hợp lý nhất.

Hiện nay, mạng lưới đường bộ thường dưới dạng 3 chiều hoặc mạng nhện. Tổng chiều dài, chất lượng và mật độ của đường bộ của một nước góp phần phản ánh năng lực của hệ thống logistics quốc gia nói riêng và trình độ phát triển kinh tế của nước đó nói chung.

Khi phân loại hệ thống đường bộ, nếu căn cứ vào vật liệu làm đường gồm: đường đất, đường đá, đường bê tông và đường nhựa. Nếu căn cứ vào lãnh thổ, đường được chia thành: đường liên huyện, liên tỉnh, quốc lộ và đường bộ quốc tế. Nếu căn cứ vào giá cước vận tải, gồm: đường bộ loại I, II, III, IV, V mức giá cước tăng dần từ loại I đến loại V.

Nhược điểm lớn nhất của vận tải đường bộ là giá cước rất cao, không thích hợp chuyên chở những mặt hàng có giá trị thấp như nguyên nhiên liệu, bán thành phẩm có giá trị thấp… Ngoài ra còn bị lệ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên như sự gồ ghề của mặt đất, mưa hay gió bão ở mức trung bình.

XEM THÊM ==>  Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Logistics [20 Đề Tài +10 Bài Mẫu]

2.4. Đường sắt

Đường sắt từ khi ra đời đã mau chóng trở thành phương tiện chủ lực trong vận tải, và đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Tầm quan trọng của đường sắt còn phụ thuộc vào vị trí địa lý của từng nước. Chẳng hạn đối với các nước không có biển như Lào thì đường sắt đóng vai trò quan trọng nhất trong tất cả các phương thức vận tải.

Vai trò quan trọng của vận tải đường sắt trước hết chính là khả năng kết nối giữa các phương tiện vận tải khác nhau để hình thành nên vận tải đa phương thức, và là cầu nối giữa các vùng dân cư, lãnh thổ. Vận tải đường sắt còn có năng lực vận chuyển lớn, tốc độ vận chuyển cao, thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa, có khả năng thực hiện quanh năm, ít chịu tác động của thời tiết, khí hậu, an toàn, liên tục, ổn định, giá thành thấp. Trái lại với vận tải đường bộ, chi phí để đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt cao, tính chất linh hoạt cơ động kém.

Được biết, đường sắt cao tốc là hệ thống giao thông đường sắt mới, xây dựng trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất, đảm bảo tàu chạy an toàn với tốc độ cao, năng lực vận chuyển lớn (gấp 10 lần máy bay, gấp 5 lần đường bộ cao tốc), đúng giờ giấc, ít gây tác hại về môi trường nhất, năng lượng tiêu hao thấp, hiệu quả cao. Tuy nhiên, chi phí để đầu tư vào các tuyến đường và để vận hành đường sắt cao tốc là khá cao.

2.5. Đường hàng không

Vận tải hàng không là phương thức vận tải quan trọng trong thương mại quốc tế, phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây. Mặc dù chỉ vận chuyển khoảng 1% tổng khối lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế nhưng đối với các mặt hàng quý hiếm, có giá trị cao, mau hỏng, thư từ, điện tín, tài liệu, sách báo, hàng thời vụ, hàng khẩn cấp… thì vận tải hàng không vẫn luôn đứng ở vị trí số một.

Trong tất cả các phương thức vận tải, vận tải hàng không có ưu điểm vượt trội là tốc độ rất cao, tốc độ khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh, sử dụng công nghệ cao, đơn giản hóa về chứng từ thủ tục, và an toàn hơn. Bên cạnh các ưu điểm, vận tải hàng không vẫn còn các nhược điểm như: giá cước cao, không thích hợp vận chuyển hàng hóa giá trị thấp, khối lượng hàng hóa lớn, cồng kềnh, và đòi hỏi vốn đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đào đạo nhân lực phục vụ.

Cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng nhất của vận tải hàng không chính là các cảng hàng không. Cảng hàng không là nơi đỗ cũng như cất hạ cánh của máy bay, là nơi cung cấp các điều kiện vật chất kỹ thuật và các dịch vụ cần thiết liên quan tới vận chuyển hàng hóa và hành khách. Ở các cảng hàng không đều có các khu vực làm hàng xuất, hàng nhập và hàng chuyển tải.

XEM THÊM ==>  Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Logistics, Đề Tài+15 Bài Mẫu

2.6. Mạng lưới công nghệ thông tin

Cơ sở hạ tầng công nghệ công tin (CNTT) hay cơ sở hạ tầng mềm đang đóng vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng hạ tầng tạo ra các công cụ và tiện ích để phát triển các ngành công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại hóa, tạo ra sức mạnh cạnh tranh của từng địa phương, từng khu vực và mọi quốc gia. Hạ tầng CNTT có nhiều ưu điểm vượt trội như ít ma sát, năng động hơn hạ tầng vật chất, ít va chạm các bộ phận, và đặc biệt có tính bảo mật cao.

Hạ tầng CNTT được hiểu bao gồm các hệ thống thiết bị được lắp đặt tại các trung tâm CNTT kết nối với nhau bằng các đường truyền dẫn hữu tuyến như cáp quang, cáp đồng hoặc vô tuyến với các công nghệ tiên tiến, tốc độ cao tạo thành một mạng lưới thống nhất, đồng bộ truyền dẫn các tín hiệu hội tụ giữa thoại và dữ liệu, hội tụ giữa viễn thông, máy tính và phát thanh truyền hình. Vì thế, cấu trúc hạ tầng CNTT gồm có: phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông và cơ sở dữ liệu. Một hệ thống hạ tầng CNTT được đầu tư hoàn chỉnh phải mang các yếu tố: dễ quản lý, dễ mở rộng, dễ lắp đặt, vận hành và sửa chữa, đáp ứng tốt các yêu cầu của công nghệ kỹ thuật hiện tại và các nhu cầu phát triển công nghệ thông tin trong tương lai 15 năm, đáp ứng tốt các nhu cầu trong hoạt động kinh doanh và thương mại của công trình, hệ thống có tính linh hoạt và sẵn sàng cao, sử dụng vật tư thiết bị của các hãng sản xuất có uy tín, chất lượng trên thị trường.

Hạ tầng CNTT cũng chính là bộ phận xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động logistics. Trong logistics, hệ thống CNTT được sử dụng rộng rãi bao gồm POS (điểm bán hàng), hệ thống thông quan tự động, hệ thống phân và theo dõi  luồng hàng, hệ thống EDI (hệ thống chia sẻ và trao đổi dữ liệu điện tử), hệ thống TMS (hệ thống CNTT quản trị vận tải),WMS (hệ thống CNTT quản trị kho), hay các hệ thống CNTT hỗ trợ tối ưu hóa và hoạch định trong vận tải, kho bãi.

Sự tiến bộ nhanh chóng của hệ thống CNTT trong thời gian qua đã giúp cho quá trình hoàn thiện logistics, quản trị kinh doanh và dịch vụ khách hàng phát triển mạnh mẽ”.[1]

Tóm lại: Hệ thống cơ sở hạ tầng cần được phát triển tùy thuộc và tương thích với đặc điểm địa lý của mỗi quốc gia. Ví dụ minh họa điển hình là Singapore, một trong những quốc gia đi đầu về phát triển logistics tại khu vực Đông Nam Á, và thế giới ngày nay. Diện tích đất nước nhỏ không cho phép Singapore xây dựng một hệ thống hạ tầng vận tải với nhiều cảng biển, sân bay và thực tế hiện nay tại Singapore không có mạng lưới đường sắt riêng, mà chỉ có một tuyến đường sắt nằm trong mạng lưới đường sắt Malaysia. Đặc điểm về địa lý khiến Singapore hướng đến chiến lược xây dựng một sân bay, một cảng biển và hệ thống đường bộ, tất cả đều được tập trung đầu tư theo chiều sâu, không bị dàn trải và đều rất hiện đại. Vấn đề này đòi hỏi các nhà quy hoạch phải có một tầm nhìn, định hướng đúng đắn và đặc biệt là Chính phủ cần có sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng để ngành logistics phát triển đúng tầm

[1] Logistics những vấn đề cơ bản – Chủ biên: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân của Nhà xuất bản Lao động – Xã hội

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics cảm ơn bạn đã tin tưởng và theo dõi bài viết của luận văn Trust, chúng tôi hy vọng với những thông tin mình vừa trình bày có thể giúp cho bài khóa luận của các bạn hoàn thành một cách hoàn chỉnh nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẻ rất nhiều bài viết với nhiều chủ đề khác nhau phục vụ cho bài báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, mời các bạn theo dõi website để cập nhật những bài viết mới nhất.

Số điện thoại : 0917.193.864

Zalo : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x