Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch nội dung bài viết phù hợp với các bạn sinh viên đang tìm kiếm nguồn tài liệu chất lượng để hỗ trợ cho bài khóa luận tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên nhà trường đề hoàn thành khóa học cuối kỳ. Nội dung bao gồm: các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả; các biện pháp nâng cao hiệu quả thực trạng mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty du lịch hành trình Á Châu theo lý thuyết quản trị kinh doanh; một số nghiên cứu trước về Hiệu Quả Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch.
Khi làm báo cáo, luận văn chắc hẳn các bạn sinh viên gặp một số khó khăn nhất định như không tìm được công ty, hay đề tài, không hoàn thành bài tốt, có thể liện hệ qua dịch vụ làm thuê khóa luận tốt nghiệp của Luận Văn TRust nhé.
Mục lục
1. Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả
1.1. Doanh thu: Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Doanh
Đây là chỉ tiêu chung nhất phản ánh hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Chỉ tiêu này không chỉ phản ánh kết quả kinh doanh lữ hành của công ty mà còn dùng để xem xét từng loại chương trình du lịch của doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm. Mặt khác nó còn làm cơ sở để tính toán chỉ tiêu lợi nhuận thuần và hiệu quả kinh doanh của công ty. Doanh thu còn là nguồn quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh và chi phí khác. Doanh thu càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh càng lớn. Để đạt được doanh thu cao, doanh nghiệp cần phải cố gắng phấn đấu từ mọi góc độ như tăng giá bán, tăng lượt khách, tăng khả năng chi tiêu của khách, kéo dài thời gian tham gia chương trình của khách.
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
n
DT = Σ PiQi
i=1
Trong đó:
DT : tổng doanh thu từ chương trình du lịch.
P : giá bán chương trình du lịch cho một khách.
Q : số khách trong một chương trình du lịch.
n : số chuyến du lịch mà công ty thực hiện.
Doanh thu của một chuyến du lịch thứ i phụ thuộc vào giá bán và số khách có trong chuyến đó. Tổng doanh thu từ chương trình kinh doanh du lịch là tổng doanh thu của n chuyến du lịch mà công ty thực hiện được trong kỳ.

1.2. Chi phí: Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Doanh Dịch Vụ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư của doanh nghiệp trong kỳ phân tích. chỉ tiêu này được tính như sau:
n
TC = Σ Ci
i = 1
Trong đó:
TC : tổng chi phí cho các chương trình du lịch trong kỳ.
Ci : chi phí dùng để thực hiện chương trình du lịch thứ i
n: số chương trình du lịch thực hiện.
Chi phí trong kỳ bằng tổng chi phí của chương trình thực hiện chuyến du lịch trong kỳ. Chi phí để thực hiện chương trình du lịch thứ i là tất cả các chi phí cần thiết để thực hiện chương trình du lịch như vé tham quan, hướng dẫn viên, ăn ngủ và các dịch vụ khác. Nếu chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho một chương trình dịch vụ du lịch càng thấp thì nó sẽ giảm được giá thành sản phẩm, hạ giá bán, làm giảm bớt sự cạnh tranh của đối thủ.
Trong kinh doanh tiết kiệm chi phí là mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phấn đấu, có nghĩa là phải giảm thiểu tối đa những gì có thêm ngoài việc chi phí mua bán các dịch vụ thì việc giảm chi phí cho tuyển dụng lao động, chi phí giao dịch tiếp khách …là rất cần thiết. Vì vậy việc chi tiêu của công ty phải có kế hoạch rõ ràng.
1.3. Lợi nhuận: Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch
Đây là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản ánh đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như: lao động, nguồn vốn, tài sản…
Chỉ tiêu này được tính như sau:
LN = DT – CP
Trong đó:
LN : tổng lợi nhuận từ kinh doanh các chương trình du lịch trong kỳ.
DT : tổng doanh thu
CP : tổng chi phí.
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của các chương trình du lịch trong kỳ phân tích, chỉ tiêu này còn để so sánh giữa các kỳ.
Lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu và chi phí. Muốn tăng lợi nhuận thì phải tăng doanh thu và giảm chi phí.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
TSLN dt = LN / DT
Trong đó:
TSLNdt : tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
DT : tổng doanh thu.
LN: tổng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này cho biết mức độ lợi nhuận trong một đơn vị doanh thu là bao nhiêu. Tỷ lệ này càng lớn càng có hiệu quả.
Tỷ suất lợi nhuận trên chí phí:
TSLNcp = LN/CP
Trong đó:
TSLNcp : tỷ suất lợi nhuận trên chi phí.
LN: tổng lợi nhuận
CP: tổng chi phí.
Chỉ tiêu này cho biết mức độ lợi nhuận trong một đồng chi phí bỏ ra là bao nhiêu.
1.4. Tổng số lượt khách, tổng số ngày khách thực hiện.
* Tổng số lượt khách.
Chỉ tiêu này phản ánh số lượt khách tham gia vào các tour của công ty trong kỳ phân tích. Chỉ tiêu này phản ánh một cách tổng quát hiệu quả kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
n
TSLK = Σ Qi
i = 1
Trong đó:
TSLK: tổng số lượt khách trong kỳ.
Qi: số lượng khách trong chương trình du lịch lần thứ i.
n : số chương trình du lịch thực hiện.
* Tổng số ngày khách thực hiện.
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp thông qua số ngày khách. Chỉ tiêu này được tính như sau:
n
TNK = Σ Qiti
i =1
Ttrong đó:
TNK: tổng số ngày khách trong kỳ phân tích.
ti : số ngày của chương trình du lịch thứ i
Qi: số khách tham gia chương trình du lịch thứ i.
Chỉ tiêu này rất quan trọng có thể dùng để tính cho từng loại chương trình du lịch, so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các chuyến du lịch, các thị trường khách, giữa doanh nghiệp và đối thủ…. Một chương trình du lịch có số lượng khách ít nhưng thời gian của chuyến đi dài thì làm cho số ngày khách tăng và ngược lại.
XEM THÊM ==> Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Hiệu Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả thực trạng mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty du lịch hành trình Á Châu theo lý thuyết quản trị kinh doanh.
2.1. Hoạt động tổ chức và xây dựng chương trình du lịch.
Hoạt động tổ chức và xây dựng chương trình du lịch là hoạt động đặc trưng quan trọng của các công ty lữ hành. Các nhà quản trị doanh nghiệp lữ hành khi tiến hành công tác hoạch định các chương trình du lịch thường cân nhắc và chọn một trong 2 cách tiếp cận khi xây dựng chương trình du lịch có sẵn. Nghiên cứu, tìm hiểu các nơi đến và điểm tham quan du lịch; doanh nghiệp thiết kế các chương trình một cách hấp dẫn nhất; sau đó tiến hành hoạt động Mardeting để tìm thị trường và chào bán các sản phẩm này. Tuy nhiên nhà quản trị thường cho rằng có thể sẽ bán được các chương trình ngay sau khi sản xuất ra mà không cân nhắc đến tính hiện thực về khách hàng trên thị trường mục tiêu. Một cách tiếp cận khác đó là xây dựng chương trình du lịch phù hợp đáp ứng nhu cầu thị trường. Cách tiếp cận này phổ biến hơn trên cơ sở nghiên cứu thị trường trước sau đó doanh nghiệp thiết kế các chương trình phù hợp. Cách tiếp cận này có cơ hội thành công nhiều hơn vị nó được bắt đầu với một nhóm khách hàng xác định. Tuy nhiên hạn chế là doanh nghiệp mới thành lập; sản phẩm chưa được đảm bảo xẽ được tiêu thụ.
2.2. Hoạt động quảng cáo và tổ chức bán.
Chương trình du lịch là những sản phẩm không hiện hữu khách hàng không có cơ hội thử trước khi quyết định mua; do đó quảng cáo đóng một vai trò rất quan trọng và cần thiết nhằm khơi dậy nhu cầu, thuyết phục giúp khách hàng lựa chọn và thúc đẩy quyết định mua.
Quảng cáo bằng ấn phẩm tờ rơi, tập gấp, tập sách hướng dẫn du lịch, áp phích, băng video.
Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo, tạp chí, đài truyền hình.
Để sản phẩm đến được tận tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất có thể là kênh phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp.
2.3. Quản lí và tổ chức thực hiện chương trình du lịch
Tổ chức thực hiện chương trình du lịch: Người dẫn đoàn hoặc hướng dẫn viên sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện chương trình du lịch với đúng chức năng và nhiệm vụ của mình.
Quản lí khi thực hiện chương trình : Đây là nhiệm vụ cuối cùng của việc quản lí và tổ chức thực hiện chương trình du lịch. Các nhà quản lí điều hành thường yêu cầu người dẫn đoàn lập báo cáo kết thúc chương trình. Hầu hết các doanh nghiệp yêu cầu các thành viên trong đoàn khách trả lời phiếu đánh giá chương trình du lịch mà họ vừa tham gia. Ngoài ra; người dẫn đoàn và người tổ chức còn phải lập báo cáo quyết toán tài chính, tất cả các báo cáo sẽ được nhà quản lí điều hành và người thiết kế chương trình nghiên cứu để đưa ra những điều chỉnh hoặc thay đổi chương trình.

3. Một số nghiên cứu trước về Hiệu Quả Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch
Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội thì du lịch là một đòi hỏi tất yếu của con người, du lịch trở thành nhu cầu mang tính toàn cầu. Nhu cầu du lịch được khơi dậy và chịu ảnh hưởng của nền kinh tế. Nhu cầu du lịch của con người phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện như thiên nhiên, chính trị kinh tế xã hội và phụ thuộc vào nhóm xã hội mà mình đang sống.
Các nhu cầu chính đáng của khách du lịch cũng được thể hiện theo thứ bậc từ thấp đến cao theo lý thuyết nhu cầu của Maslow.
Theo Maslow, cá nhân chỉ phát sinh nhu cầu ở cấp độ cao khi các nhu cầu ở cấp độ thấp được thỏa mãn. Nghĩa là thỏa mãn những nhu cầu sinh lý như ăn uống, đi lại, chỗ ở …con người sẽ mong muốn tiến đến những nhu cầu cao hơn. Đây cũng chính là cơ chế nảy sinh nhu cầu của con người.
Nhu cầu thiết yếu.
Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu cơ bản nhất đảm bảo sự sinh tồn của con người. Đối với khách du lịch, những nhu cầu cơ bản như: ăn, uống, ngủ, nghỉ không ngừng đòi hỏi phải thỏa mãn một cách đầy đủ về mặt lượng mà còn đòi hỏi đảm bảo về mặt chất. Nhìn chung ở mức độ nhu cầu này thường có những mong muốn.
Thoát khỏi thói quen thường ngày.
Thư giãn cả về tinh thần và thể xác.
Tiếp xúc với thiên nhiên đặc biệt là thiên nhiên hoang dã.
Tìm kiếm những cảm giác mới lạ.
Nhu cầu an toàn.
Đối với khách du lịch là người đã rời khỏi nơi ở thường xuyên của mình đến những nơi xa lạ, mới mẻ chưa thể dễ dàng thích nghi được ngay với môi trường xung quanh nên mong muốn được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể với họ càng cấp thiết hơn.
Nhu cầu giao tiếp.
Những nhu cầu về sinh lý an toàn được thỏa mãn cũng có nhiều ý nghĩa về cảm giác cơ thể, con người luôn có nhu cầu sống trong một nhu cầu nào đó và được người khác quan tâm đến.
Trong du lịch cũng vậy, mỗi cuộc hành trình, các đối tượng trong đoàn không phải khi nào cũng là người quen biết mà phần lớn họ không có quan hệ quen biết. Do vậy trong suốt chuyến đi, khách du lịch phải sống với những người hoàn toàn mới, gặp gỡ những người không cùng dân tộc, ngôn ngữ chính vì thế ai cũng mong muốn có được người bạn đồng hành tin cậy, mở rộng được quan hệ giao lưu và đặc biệt họ rất mong muốn được quan tâm chú ý.
Nhu cầu được kính trọng.
Đối với khách du lịch thì nhu cầu được kính trọng được thể hiện qua những mong muốn như:
Được phục vụ theo đúng hợp đồng.
Được người khác tôn trọng.
Được đối xử bình đẳng như mọi thành viên khác.
Nhu cầu hoàn thiện bản thân.
Qua chuyến đi du khách được hiểu biết thêm về thế giới xung quanh mình, qua đó để họ tự đánh giá tự kết luận, hoàn thiện cho bản thân và trân trọng những giá trị tinh thần, mong muốn được làm giàu kiến thức cho bản thân mình. Do đó người làm du lịch phải là nơi cung cấp những giá trị về mặt tinh thần và kiến thức mà họ mong muốn.
Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch nội dung bài viết được chúng tôi xác thực và kiểm chứng qua dựa trên các tiêu chí khác nhau, nên bạn có thể yên tâm kham thảo bài viết này. Chúc các bạn có một bài viết thuận lợi và đạt điểm cao. Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẻ rất nhiều bài viết với nhiều chủ đề khác nhau phục vụ cho bài báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, mời các bạn theo dõi website để cập nhật những bài viết mới nhất.
DV viết thuê đề tài : 0917.193.864
Zalo/Tele : 0917.193.864