Cách viết Báo cáo thực tập Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ & Công Nghệ

Cách viết Báo cáo thực tập Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ & Công Nghệ

Dưới đây là trích lại Cách viết Báo cáo thực tập Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ & Công Nghệ Viêt Nam, quá trình làm bài các bạn sinh viên cần bám sát với các yêu cầu về nội dung và hình thức của trường nhé. ngoài ra trong qua trình thực hiện đề tài, chắc hẳn không ít bạn sinh viên gặp khó khăn về tìm công ty thực tập hay cách viết bài sao cho điểm cao, chưa lể phải trình bày hình thức theo đúng quy định, các bạn có thể tham khảo dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập của Luận Văn Trust nhé.

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ & CÔNG NGHỆ

I . MỤC ĐÍCH

– Kiến thức: Giúp sinh viên vận dụng các kiến thức tổng hợp trong quá trình học tại trường vào thực tiễn.

– Kỹ năng:

+ Làm việc độc lập, khoa học và sáng tạo;

+ Phát triển các kỹ năng giao tiếp đặc biệt là kỹ năng viết và nói;

+ Vận dụng đúng, đủ các kỹ năng giao tiếp tiếng lưu loát để trả lời điện thoại của đối tác, khách hàng;

+ Vận dụng các kỹ năng thư tín để gửi và trả lời email cho đối tác,

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Xây dựng kế hoạch thực tập phù hợp nơi đến thực tập, viết báo cáo thu hoạch thực tập tốt nghiệp.

+ Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, xử lý các công việc thực tế, vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học để tiến hành công tác một cách hợp lý, bảo đảm chất lượng và hiệu quả.

+ Phục vụ yêu cầu công tác tại nơi thực tập như một nhân viên thực thụ. Bảo đảm kỷ luật lao động: nghiêm túc và có trách nhiệm trong công việc

+ Biết làm việc trong tập thể, quan hệ cởi mở, hòa đồng với mọi người tại nơi thực tập.

+ Có tinh thần cầu tiến học tập trong công việc

+ Giữ gìn, quảng bá thương hiệu và văn hóa nhà trường.

XEM THÊM ==> Trọn bộ 55 Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu, 9 Điểm

II. YÊU CẦU BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ & CÔNG NGHỆ

Sinh viên làm Báo cáo thực tập Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ & Công Nghệ  phải hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp theo hướng dẫn của giảng viên khoa……. Kết thúc thực tập tốt nghiệp sinh viên thực hiện được:

– Hiểu biết tổng quát về môi trường thực tập.

– Mô tả các phương thức hoạt động và quản lý tại cơ quan/ doanh nghiệp thực tập

– Tổng hợp, phân tích và sàn lọc thông tin tại cơ quan, doanh nghiệp thực tập.

– Vận dụng các kỹ năng tiếng ……. cũng như kiến thức về thương mại vào môi trường thực tập. Nội dung thực tập tốt nghiệp:

– Giao tiếp tốt bằng văn bản, thuyết trình trong môi trường cơ quan, doanh nghiệp.

– Hội nhập tốt vào môi trường cơ quan, doanh nghiệp.

– Nhận thức được vai trò của tiếng ……… trong cơ quan, doanh nghiệp.

– Xác định được mục tiêu và đề ra phương án để đạt được mục tiêu trong quá trình thực tập.

– Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch thực tập tại cơ quan, doanh nghiệp.

– Đánh giá tính hiệu quả của công nghệ được sử dụng trong hoạt động thương mại tại cơ quan/doanh nghiệp.

Cách viết Báo cáo thực tập Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ & Công Nghệ
Cách viết Báo cáo thực tập Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ & Công Nghệ

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ & CÔNG NGHỆ

  Thời gian Nội dung công việc
Sinh viên Giảng viên
…. ngày Tham dự Seminar về thực tập tốt nghiệp do khoa tổ chức để hiểu rõ những nội dung và yêu cầu của chương trình thực tập tốt nghiệp. – Khoa tổ chức seminar phổ biến chương trình thực tập tốt nghiệp.

– Phân công giảng viên hướng dẫn (Theo lớp hoặc địa điểm thực tập)

Thực hiện tại đơn vị thực tập
…… ngày – Hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu của đơn vị nhận thực tập.

– Lập kế hoạch thực tập

– Giảng viên có thể hỗ trợ và Hướng dẫn SV thực hiện các nội dung TTTN.
…..ngày – Sinh viên làm việc thực tế tại đơn vị thực tập và phải thực hiện các công việc mà đơn vị thực tập giao

– Sinh viên thực hiện các nội dung theo yêu cầu thực tập

– Viết nhật ký thực tập

– Sinh viên phải quan sát, tìm hiểu các hoạt động thực tế có liên quan nội dung thực tập; liên hệ trực tiếp những người có liên quan; thu thập thông tin và dữ liệu chuẩn bị cho việc viết báo cáo thực tập tốt nghiệp (TTTN)

– Liên hệ với giảng viên hướng dẫn để trao đổi các nội dung trong báo cáo TTTN.

– Kiểm tra  việc thực hiện của sinh viên

– Trao đổi và hướng dẫn sinh viên các vấn đề liên quan đến thực tập TN

– Hướng dẫn viết  báo cáo thực tập

….. ngày – Hoàn thiện  báo cáo TTTN

– Gửi báo cáoTTTN đến cơ quan thực tập xin xác nhận

– Nộp  báo cáo TTTN, nhật ký thực tập cho khoa

– Kiểm tra tiến độ thực hiện

 

 

– Chấm báo cáo TTTN

XEM THÊM ==> 77 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh 

B. CẤU TRÚC, NỘI DUNG VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP.

I.  CẤU TRÚC VÀ HÌNH THỨC.

  1. Trang bìa (theo mẫu).
  2. Mục lục (theo mẫu).
  3. Lời cảm ơn.
  4. Nội dung của báo cáo thực tập (hướng dẫn cụ thể trong mục II phần B).
  5. Tài liệu tham khảo (hướng dẫn cụ thể trong điểm 5 mục III phần B).
  6. Phụ lục khác (nếu có).

II. NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP

Chương I: Dẫn luận

1.1. Mục đích thực tập: Mục đích được xác định dựa vào những kiến thức chuyên ngành đã được trang bị trong quá trình học tập.

1.2. Ý nghĩa của thực tập: Nêu tầm quan trọng của thực tập. Ngoài ra, người viết cũng cần chỉ ra nguyện vọng và kế hoạch công việc sau khi tốt nghiệp của mình.

Chương II: Giới thiệu về cơ quan/ đơn vị thực tập.

Giới thiệu khái quát về cơ quan/ đơn vị/ công ty mà sinh viên thực tập: Tên công ty, Lĩnh vực hoạt động, Quy mô, Tổ chức hành chính nhân sự, Phòng ban mà sinh viên thực tập

Chương III: Nội dung Báo cáo thực tập Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ & Công Nghệ 

3.1. Mô tả công việc:

Nội dung công việc được phân công trong thời gian thực tập. Cách thức, phương pháp thực hiện công việc được phân công.

3.2. Kinh nghiệm đạt được qua thời gian thực tập:

Chỉ ra những kiến thức lý thuyết đã học nào đã được củng cố, áp dụng trong thực hiện công việc. Những kỹ năng đã được học hỏi tại đơn vị thực tập, kinh nghiệm rút ra sau quá trình thực tập tại đơn vị.

Chương IV: Phụ lục (nếu có)

Chương V: Kết luận:

Tóm tắt lại những thành quả đã đạt được sau thời gian thực tập. Nêu những điểm mạnh và những điều còn hạn chế trong thời gian thực tập và mở ra những giải pháp giải quyết hoặc phát triển sau này.

3-Nhận xét của đơn vị thực tập (Có đóng dấu)

III. CÁCH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ & CÔNG NGHỆ

Chuyên đề phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, không được tẩy xoá, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, đồ thị, … Tổng số trang của bài báo cáo tối đa là 30 trang, trong đó phần 1 chiếm tỉ lệ 30%, phần 2 chiếm tỉ lệ 40%, phần 3 chiếm tỉ lệ 30%.

1. Soạn thảo văn bản

Chuyên đề được sử dụng chữ Times New Roman, cỡ chữ 13 của hệ soạn thảo Microsoft Word  hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5 cm; lề dưới 3 cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy. Báo cáo được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210mm x 297 mm).

2. Tiểu mục

Các tiểu mục của Báo cáo thực tập Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ & Công Nghệ  được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ 3.1.2.1. chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 3). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.

3. Bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, phương trình

Việc đánh số bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương; ví dụ: Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong chương 3. Mọi bảng biểu, sơ đồ, đồ thị lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Bộ GD-ĐT 2019”. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình.

4. Viết tắt

Không lạm dụng việc viết tắt trong báo cáo. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong báo cáo. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong báo cáo. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên cơ quan, công ty, … thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu báo cáo có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự A,B,C,…) ở phần đầu báo cáo. Viết tắt các thuật ngữ và cụm từ nước ngoài phải theo quy định quốc tế.

5. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo

Việc trích dẫn phải theo số thứ tự của tài liệu ở Danh mục tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [16, tr.314-315]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của các tài liệu đó được đặt trong cùng một ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ [5, 21, 49]. Đối với các tài liệu liên tiếp, dùng gạch nối giữa các số thứ tự của tài liệu trích dẫn, ví dụ [7-11].

XEM THÊM ==> Danh Sách Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Xây Dựng

6. Cách sắp xếp tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ & CÔNG NGHỆ

  1. a) Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, …). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật, … (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu).
  2. b) Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự A,B,C,… họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước:

– Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự A,B,C,… theo họ.

– Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự A,B,C,… theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.

– Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, …

  1. c) Tài liệu tham khảo là sách, khóa luận, luận văn, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:

– Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)

– (Năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấy phẩy sau ngoặc đơn)

Tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)

– Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)

– Nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)

  1. d) Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách, … ghi đầy đủ các thông tin sau (trình bày mẫu ở phụ lục phía sau)

– Tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)

– (Năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)

– “Tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)

Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)

– TP (không có dấu ngăn cách)

– (số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)

– Các số trang. (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)

Cần chú ý những chi tiết về trình bày nêu trên. Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì nên trình bày sao cho từ dòng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất 1 cm để phần tài liệu tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi.

  1. e) Tài liệu khai thác trực tuyến (trên mạng)

Phần nguồn gốc tài liệu phải ghi đường dẫn tới tận địa chỉ của văn bản trích dẫn (tên tệp có phần mở rộng là .html, hoặc .doc, hoặc .pdf) và ngày tháng năm khai thác tài liệu.

Lưu ý Cách viết Báo cáo thực tập Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ & Công Nghệ : Các tài liệu khai thác trực tuyến trên mạng phải từ các trang web phổ biến và tin cậy.

 

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x