Báo cáo Thực Tập Nhân Viên Kinh Doanh, 9 Điểm nội dung bài viết được trích từ một bài báo cáo thực tập tại một công ty Xây dựng của một bạn sinh viên khóa trước ngành Quản Trị Kinh Doanh, bài viết khá thiết thực và chi tiết có giá trị làm tài liệu kham thảo nên luận văn Trust đã đưa lên để các bạn cùng kham thảo, hỗ trợ bài báo cáo của các bạn được hoàn thành tốt hơn.
Khi làm báo cáo thực tập, chắc hẳn các bạn sinh viên gặp một số khó khăn nhất định như không tìm được công ty, hay đề tài, không hoàn thành bài tốt, có thể liện hệ qua thuê viết báo cáo thực tập của Luận Văn TRust nhé.
Mục lục
- 1 1. Các công việc được giao
- 2 2. Quy trình thực hiện lập kế hoạch kinh doanh
- 3 3. Kết quả đạt được qua đợt thực tập
- 4 4. Những điểm phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành học và hoạt động thực tế của cơ quan
- 5 5. Những điểm chưa phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành học và hoạt động thực tế của cơ quan
- 6 6. Đề xuất giải pháp đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo
1. Các công việc được giao
Khi thực tập Công ty xây dựng Việt Đức em được phân công vào Phòng Kinh doanh với vị trí Nhân viên kinh doanh của Công ty.
Nhân viên kinh doanh là người chịu trách nhiệm bán các sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Khi đảm nhiệm vị trí này em thực hiện các công việc cụ thể như là tìm kiếm khách hàng tiềm năng sau đó giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm dịch vụ. Ngoài ra, còn thực hiện công việc chăm sóc khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm của Công ty.
2. Quy trình thực hiện lập kế hoạch kinh doanh
Quy trình thực hiện lập kế hoạch kinh doanh:

Diễn giải quy trình:
Bước 1: Chuẩn bị
Hình thành nhu cầu, ý tưởng, mục tiêu và xác định người chịu trách nhiệm thực hiện. Sau đó hình thành rõ mục đích sử dụng kế hoạch kinh doanh, việc kế tiếp theo là mời tư vấn thực hiện. Cuối cùng chuẩn bị những nguồn lực cần thiết để thực hiện.
Bước 2: Thu thập và xử lý thông tin
Dựa vào kế hoạch của năm cũ và các dữ liệu, số liệu tiến hành phân tích đánh giá tổng thể các thông tin thu thập được và tổng hợp lại để cung cấp tốt cho việc đánh gia đưa ra chiến lược.
Bước 3: Xây dựng chiến lược và kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp
Dự trên những số liệu đã phân tích với khả năng vận dụng kinh nghiệm thực tiễn. Sẽ dựa vào đó xây dựng các chiến lược cho bản kế hoạch hoàn chỉnh, đề ra kế hoạch thực hiện chị tiết gửi tới trong bộ phận.
Bước 4: Lượng hóa và tổng hợp yêu cầu về nguồn nhân lực
Qua quá trình đánh giá hiệu quả và khai thác thực hiện tốt các hoạt động trong kế hoạch kinh doanh, sẽ xác định nhu cầu bổ sung và các nguồn nhân lực cần có để thực hiện được kế hoạch hiệu quả.
Bước 5: Phân tích và đánh giá kết quả
Sau khi thực hiện kế hoạch kinh doanh với đầy đủ các nội dung yêu cầu đặt ra. Trình bày với cấp trên để đưa ra kết quả hợp lý nhất.

3. Kết quả đạt được qua đợt thực tập
3.1. Những đóng góp cho đơn vị thực tập – Thực Tập Nhân Viên Kinh Doanh
Mỗi ngày, Công ty có rất nhiều công việc để thực hiện, do tính chất mỗi công việc có rất nhiều giai đoạn khác nhau, mà mỗi một giai đoạn gồm những trình tự thực hiện công việc khác nhau. Do đó, em chỉ được giao cho một số công việc đơn giản vừa giúp bản thân có thể tiếp cận được công việc thực tế vừa không làm ảnh hưởng, gián đoạn các quy trình làm việc chính, ảnh hưởng đến tiến độ và năng suất trong công việc khác của Phòng kinh doanh.
Nhìn chúng, các công việc mà Phòng kinh doanh giao cho em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp tại đây không quá khó khăn, đa phần có liên quan đến các kiến thức của ngành Quản trị kinh doanh mà em đã được học tập tại trường Trường Đại học Kinh Bắc. Do đó, em chỉ cần lắng nghe các anh chị trong Phòng và quan sát học hỏi, vận dụng tốt các kiến thức được học ở các môn quản trị và tuân thủ từng bước để hoàn thành tốt các công việc đã được giao.
3.2. Những nội dung kiến thức được học tập – Báo cáo Thực Tập Nhân Viên Kinh Doanh
Qua việc thực tập tại Công ty đã tạo tiền đề cho em ứng dụng những kiến thức và kinh doanh và quản trị vào thực tiễn, giúp em tham gia nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm giải quyết một vấn đề nhất định mà thực tiễn sản xuất, kinh doanh và quản trị tổ chức đặt ra. Giúp em có điều kiện ứng dụng các kiến thức và kỹ năng đã nghiên cứu vào thực tiễn quản trị một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hay doanh nghiệp thương mại, hoặc vào một tổ chức thuộc lĩnh vực nào đó.
3.3. Những kỹ năng thực tiễn đã tích luỹ được – Thực Tập Nhân Viên Kinh Doanh
Kỹ năng lắng nghe: Tưởng chừng đơn giản nhưng lắng nghe là yếu tố quan trọng giúp kết nối giữa nhân viên kinh doanh và khách hàng. Khách hàng luôn muốn biết liệu nhân viên có thể hiểu được nhu cầu và vấn đề của họ hay không.
Sau khi tìm hiểu được nhu cầu, sở thích, vướng mắc của khách hàng, nhân viên sẽ dễ dàng đưa ra giải pháp phù hợp mà sản phẩm của Công ty có thể đem lại. Có như vậy, khách hàng sẽ hài lòng về dịch vụ mà nhân viên đem lại.
Kỹ năng đàm phán: Đây là kỹ năng quan trọng đối với nhân viên kinh doanh để đạt được mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Nghệ thuật đàm phán là sự kết hợp hoàn hảo giữa tư duy nhạy bén, ứng xử nhanh nhẹn đồng thời phải biết nhẫn nại tranh luận, kiềm chế cảm xúc và có lý lẽ để thuyết phục khách hàng một cách khéo léo, mang lại cảm giác dễ chịu để thỏa hiệp, bảo vệ lợi ích của mình.
Kỹ năng thuyết phục: Một trong những kỹ năng quan trọng của một nhân viên kinh doanh giỏi là khả năng thuyết phục. Phải biết cách làm sao để hướng khách hàng đạt được những gì họ muốn. Đừng dễ dàng từ bỏ mà hãy theo đuổi đến cùng để thuyết phục được khách hàng của mình.
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Những nhân viên bán hàng giỏi luôn có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong việc giải quyết vấn đề. Luôn bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề, hình dung được đích đến của mình và thực hiện nó. Hãy luôn chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh và đúc kết kinh nghiệm cho bản thân.
Kỹ năng giao tiếp: Nhân viên kinh doanh nhất thiết phải là người giao tiếp trực tiếp và làm chủ được tất cả các hình thức giao tiếp. Nếu ngoại hình là ấn tượng mang đến cái nhìn ban đầu thì giao tiếp là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với một nhân viên bán hàng.
Sự tự tin: Tự tin là mấu chốt trong kinh doanh cá nhân em đã được trau dồi trong quá trình thực tập tại đây. Sự tự tin là cơ hội để ghi dấu ấn với khách hàng của mình. Một người lắp bắp, rụt rè chắc chắn không để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt người đối diện. Em đã tự mình học hỏi, nâng cao sự tự tin để tạo ấn tượng tốt nhất với khách hàng.
Khả năng làm việc nhóm: Luôn phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp cùng phòng ban hoặc các bộ phận liên quan để giải quyết nhanh nhất các vấn đề của khách hàng.
XEM THÊM ==> #10 Đề Cương Chi Tiết Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Kinh Doanh
4. Những điểm phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành học và hoạt động thực tế của cơ quan
Khi theo học tại Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn – Khoa Quản trị kinh doanh em được học các môn học nằm trong chương trình giảng dạy của chuyên ngành quản trị kinh doanh gồm 3 nhóm môn học: Nhóm môn học đại cương; Nhóm môn học chuyên ngành; Nhóm môn học chuyên sâu và bổ trợ.
* Nhóm môn học đại cương:
Đây là những môn học về những kiến thức mang tính chất xã hội, dù không có khá nhiều điểm tương đồng đến những môn học chuyên ngành trong việc quản trị doanh nghiệp, thế nhưng kiến thức của những môn học đại cương lại là nền tảng quan trọng trên con đường phát triển và quản trị kinh doanh tương lai sau này. Ở mỗi môn học đại cương, chương trình học sẽ được phân thành từng phần khác để các học viên có thể tiếp thu một cách dễ dàng nhất, cụ thể Lý luận chính trị: bao gồm kiến thức về những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mac-Lenin 1 nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mac-Lenin 2, đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ngoại ngữ: bao gồm tiếng Anh căn bản 1, 2, 3; tiếng Anh nâng cao 1, 2, 3, tiếng Anh thương mại 1,2,3,4.
Tin học đại cương và tùy chương trình giáo dục ở môi trường mà có thể có thêm một số những môn cơ bản ngành khác.
Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc phòng, chia thành 3 phần là Giáo dục quốc phòng Giáo dục thể chất 1 và Giáo dục thể chất 2. Nhiều sinh viên thường cho rằng chỉ cần chú trọng những món học chuyên ngành thôi là có thể đáp ứng được những công việc quản trị sau này rồi. Đây là một trong những quan điểm sai lầm, vì với ngành quản trị kinh doanh thì dù có theo học ở bất kỳ môi trường nào, Đại học hay Cao đẳng thì việc tìm hiểu và học tốt những môn học đại cương cũng luôn là điều quan trọng và cần thiết.
* Nhóm môn học chuyên ngành:
Kiến thức cơ sở khối ngành: Bao gồm kinh tế vi mô; kinh tế vĩ mô; quản trị học và giao tiếp kinh doanh.
Kiến thức cơ sở ngành: Bao gồm tiếp thị căn bản; nhập môn quản trị kinh doanh; môi trường kinh doanh quốc tế; quan hệ kinh tế quốc tế.
Kiến thức ngành: nguyên lý kế toán; quản trị dự án; thống kế trong kinh doanh; quản trị sự kiện, quản trị chất lượng; quản trị tiếp thị; thương mại điện tử.
Kỹ năng mềm: tôi luyện các kỹ năng mềm sẽ bao gồm như: kỹ năng xây dựng kế hoạch & thực thi hiệu quả, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc hiệu quả, kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng phân tích vấn đề & logic hóa vấn đề đó, kỹ năng đàm phán và thuyết phục, kỹ năng quyết định giải quyết vấn đề.
* Các môn học chuyên sâu và bổ trợ:
Các môn học bổ trợ kiến thức bổ trợ kiến thức quản trị kinh doanh bao gồm như: Luật kinh tế; thị trường chứng khoán; ngoại ngữ, thanh toán quốc tế, kế toán quản trị.
Các môn học chuyên sâu về quản trị kinh doanh bao gồm các môn học như: quản trị dự án; hệ thống sản xuất tinh gọn; quản trị nguồn nhân lực; quản trị marketing, đạo đức kinh doanh; quản trị tài chính; giao tiếp kinh doanh; nghiên cứu thị trường, quản trị rủi ro; quản trị chiến lược; hành vi tổ chức, quản trị chất lượng.
-> Theo học ngành Quản trị kinh doanh em được trang bị kiến thức tổng hợp về marketing, sản phẩm, tiếp thị căn bản, quản trị rủi ro, chiến lược kinh doanh, … để có thể triển khai và xây dựng những chiến lược kinh doanh trong các loại hình doanh nghiệp, sản xuất, thương mại, dịch vụ. Nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, các kiến thức về chức năng, quá trình kinh doanh và quản trị ở các doanh nghiệp; có kỹ năng cơ bản để vận dụng trong kinh doanh nói chung và thực hành tốt trong công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng.
Đặc biệt các môn học chuyên ngành như: Kỹ năng xây dựng kế hoạch & thực thi hiệu quả, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng phân tích vấn đề & logic hóa vấn đề đó, kỹ năng đàm phán và thuyết phục, kỹ năng quyết định giải quyết vấn đề; quản trị rủi ro; tiếp thị căn bản; quản trị trong tiếp thị; thống kê trong kinh doanh, … đã cung cấp tổng quan cơ sở lý luận giúp tôi có kiến thức nền tảng để linh hoạt xử lý công việc thực tập tại đây.
5. Những điểm chưa phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành học và hoạt động thực tế của cơ quan
Các môn học thiên về kỹ năng trong chương trình học lại chú trọng quá nhiều về phần lý thuyết, ít phần thực hành. Đó là một điều bất cập trong các môn kỹ năng của trường làm cho sinh viên ít được vận dụng các kiến thức đã học và xử lý các tình huống thực tiễn. Khi thực hiện các công việc sẽ dẫn đến trường hợp phản ứng chậm, không nhạy bén, linh hoạt.
Phương pháp giảng dạy hiện tại còn chưa thật sự linh hoạt, chưa phát huy được khả năng sáng tạo của sinh viên trong hoạt động nghiên cứu và sáng tạo nội dung bài học

6. Đề xuất giải pháp đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo
Đa dạng hoá thêm các học phần, môn học vì trong xu thế hội nhập hiện nay các công việc đòi hỏi sự đa dạng hoá kiến thức không chỉ học những môn học đúng theo chuyên ngành mà cần bổ trợ các môn học về kiến thức, kỹ năng mềm.
Trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của thị trường lao động, chương trình và hoạt động đào tạo, nghiên cứu cần được cải tiến liên tục sao cho phù hợp với những thay đổi, đồng thời còn phải đi tiên phong dẫn dắt xã hội trong các lĩnh vực đào tạo. Hơn nữa, do xu hướng đại chúng hoá giáo dục đại học, nhiều sinh viên tốt nghiệp không làm việc trong môi trường nghiên cứu hàn lâm cần được trang bị rất nhiều loại kỹ năng phù hợp với bối cảnh nghề nghiệp khác nhau mà nhà trường đại học chưa nắm bắt kịp trong suốt quá trình đào tạo, đặc biệt là các kinh nghiệm thực tiễn.
Cần tăng cường phương pháp đào tạo mới tư duy pháp lý nhằm rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên. Điều chỉnh và xây dựng các môn học và những hoạt động rèn luyện kỹ năng bổ trợ cho sinh viên khi ra trường.
Cần tổ chức nhiều hơn nữa các chuyến đi thực tế đến các cơ quan, tổ chức trong quá trình học tập để sinh viên có thể hiểu lồng ghép ôn lại những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường.
Nên kéo dài hơn nữa đợt thực tập cuối khóa để sinh viên làm quen sâu hơn với môi trường làm việc sau này.
Giảm các tiết học lý thuyết bằng các tiết học thực hành, ở các môn cơ bản sau này vận dụng vào thực tiễn thì nên tăng các đơn vị học trình để sinh viên tiếp thu được căn bản các vấn đề trong công việc chuyên môn.
Tổ chức nhiều các buổi gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia, các thầy cô giáo của các chuyên ngành cũng như tổ chức các buổi thuyết trình, các cuộc thi tạo cơ hội cho tất cả các sinh viên có thể tham gia nâng cao khả năng thuyết trình trước đám đông, khả năng giao tiếp xã hội.
Báo cáo Thực Tập Nhân Viên Kinh Doanh, 9 Điểm bài viết phù hợp với các bạn sinh viên đang chuẩn bị đi thực tập hoặc chuẩn bị làm bài báo cáo thực tập nộp cho nhà trường nhưng chưa có kinh nghiệm làm bài, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn. Luận văn trust luôn cập nhật những bài báo cáo, khóa luận hay để chia sẻ cho các bạn, hãy theo dõi website để được cập nhật những bài viết mới nhất, cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết chúc các bạn đạt điểm cao cho bài báo cáo.
Số điện thoại : 0917.193.864
Zalo : 0917.193.864