Báo Cáo Thực Tập Định Hướng Nghề Nghiệp 1 Nghề Công Chứng

Báo Cáo Thực Tập Định Hướng Nghề Nghiệp

Báo Cáo Thực Tập Định Hướng Nghề Nghiệp 1 Nghề Công Chứng nội dung bài viết phù hợp với các bạn sinh viên đang chuẩn bị làm báo cáo nhưng chưa có kinh nghiệm viết bài hoặc tài liệu kham thảo, hôm nay luận văn Trust chia sẻ bài viết này để có thể phục vụ các bạn hoàn thành bài báo cáo được tốt hơn. Nội dung bao gồm: mô tả các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập, mô tả vị trí nghề nghiệp mà mình quan tâm tìm hiểu.

Quá trình làm báo cáo thực tập, các bạn học viên có thể xem qua dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập  của Luận Văn Trust để được hỗ trợ tư vấn đè tài và báo giá viết báo cáo trọn gói nhé.

1. Mô tả các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập

Như đã phân tích ở trên, với theo cơ cấu tổ chức hoạt động tại Văn phòng Công chứng có 5 vị trí chính. Theo đó, mỗi vị trí lại có chức năng, nhiệm vụ và điều kiện tối thiểu được đặt ra như yêu cầu để đảm nhiệm. Cụ thể như sau:

Thứ nhất là Trưởng văn phòng.

Trưởng văn phòng công chứng là người lãnh đạo, điều phối mọi hoạt động của Văn phòng, có trách nhiệm bố trí cơ cấu nhân sự, phân công công việc cho Công chứng viên và nhân viên trong Văn phòng; đồng thời sắp xếp vị trí tiếp nhận và trả hồ sơ hợp lý để hoạt động văn phòng được thông suốt, nhanh gọn. Có thể nói, Trưởng văn phòng có vai trò như người dẫn dắt, đầu tầu để vận hành toàn bộ Văn phòng.

Với tính chất công việc như vậy, theo quy định tại Điều 22 Luật Công chứng 2014, Trưởng văn phòng phải là người đại diện theo pháp luật, đồng thời là một trong các công chứng viên hợp danh của Văn phòng Công chứng. Bên cạnh đó, Trưởng văn phòng phải đảm bảo tối thiểu thời gian hành nghề công chứng là 02 năm trở lên. Đây được coi là điều kiện tối thiểu để trở thành Trưởng văn phòng công chứng, ngoài ra tùy từng thời điểm Văn phòng sẽ đưa ra những quy định cụ thể hoặc bổ sung điều kiện đối với Trưởng văn phòng tại Văn phòng Công chứng cho phù hợp với mục tiêu và định hướng hay yêu cầu đặt ra của Văn phòng.

Báo Cáo Thực Tập Định Hướng Nghề Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Định Hướng Nghề Nghiệp

Thứ hai là các công chứng viên.

Trong Văn phòng công chứng Ngô Thúy Liễu có các công chứng viên, trong đó bao gồm: Trưởng văn phòng và công chứng viên hợp danh. Công việc của công chứng viên là thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ công chứng, ký các hợp đồng giao dịch, hợp đồng di chúc, bản dịch, chữ ký trong giấy tờ văn bản, chứng thực bản sao từ bản chính, tư vấn pháp lý, giải quyết các yêu cầu công chứng theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản pháp luật khác.

Không chỉ thực hiện các chức năng công việc, công chứng viên còn phải thực hiện đầy đủ các chức năng xã hội theo quy định tại Điều 3 Luật Công chứng 2014, bao gồm:

Cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế – xã hội”.

Để trở công chứng viên nói chung và công chứng viên tại Văn phòng công chứng Ngô Thúy Liễu nói riêng, cá nhân đó cần phải đảm bảo thỏa mãn tối thiểu các tiêu chuẩn được đặt ra đối với công chứng viên theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014. Theo đó, các điều kiện này liên quan chủ yếu đến: chuyên môn, kinh nghiệm, bằng cấp, sức khỏe.

Thứ ba là các chuyên viên giúp việc cho công chứng viên.

Bên cạnh các công chứng viên, các chuyên viên trong Văn phòng cũng có vai trò quan trọng, với vai trò và nhiệm vụ chính là hỗ trợ công chứng viên trong Văn phòng thực hiện các công việc có liên quan đến việc xử lý công việc chính của công chứng viên. Cụ thể, các chuyên viên có nhiệm vụ và trách nhiệm trong việc tiếp nhận hồ sơ, soạn thảo văn bản, lời chứng, kiểm tra các giao dịch ngăn chặn về đối tượng giao dịch trên cơ sở công chứng của Sở Tư pháp, đối chiếu, kiểm tra bản chính để thực hiện việc sao y bản chính, hoàn tất các thủ tục để trình công chứng viên ký vào văn bản công chứng.

Bởi chuyên viên cũng có trách nhiệm thực hiện một phần lớn các công việc liên quan đến chuyên môn về việc rà soát và kiểm tra nhằm thực hiện hoạt động công chứng, do đó các chuyên viên cũng cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định về mặt kỹ năng hay kiến thức nhằm đảm bảo phục vụ tốt cho yêu cầu công việc. Tại Văn phòng Công chứng, các chuyên viên đều yêu cầu và đã đảm bảo 100% đã có bằng cử nhân luật, có khả năng tiếp nhận và xử lý hồ sơ, giúp việc cho các công chứng viên, có chuyên môn phù hợp và đảm bảo. Tuy nhiên, pháp luật lại không có quy định, yêu cầu cụ thể đối với vị trí này.

Thứ tư là nhân viên kế toán.

Nếu như những vị trí trên trong Văn phòng đều liên quan tới nghiệp vụ công chứng thì nhân viên kế toán lại là vị trí thuộc mảng điều hành, tổ chức khác. Theo đó, nhân viên kế toán trong Văn phòng có nhiệm vụ thực hiện các công việc về hoạt động tài chính của văn phòng như tính phí công chứng, thù lao công chứng và các chi phí khác, báo cáo tài chính, chứng từ thu chi của Văn phòng. Hay nói cách khác, công việc của Nhân viên kế toán tại Văn phòng Công chứng vẫn thuộc nghiệp vụ về mặt kế toán nhưng nội dung liên quan chủ yếu đến thông tin về hoạt động cung cấp dịch vụ công chứng tại Văn phòng.

Để đảm bảo tính hiệu quả và thực hiện công việc, nhân viên kế toán tại Văn phòng đều được đào tạo về nghiệp vụ kế toán và có kinh nghiệm trong việc thực hiện các công tác thu phí, công chứng và các loại phí khác theo quy định.

Thứ năm là nhân viên lưu trữ.

Nhân viên lưu trữ tại Văn phòng có trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến cho số công chứng, vào sổ công chứng hợp đồng giao dịch, hoàn tất các thủ tục để lưu trữ hồ sơ công chứng theo chế độ lưu trữ được Văn phòng quy định.

Nhân viên lưu trữ đảm bảo được đào tạo về mặt nghiệp vụ văn thư lưu trữ đảm bảo đúng quy trình, thủ tục và hồ sơ lưu trữ cần sử dụng.

XEM THÊM ==>  Báo Cáo Thực Tập Lớp Đào Tạo Nghề Công Chứng, 9 điểm

2. Mô tả vị trí nghề nghiệp mà mình quan tâm tìm hiểu

2.1.  Lý do lựa chọn nghề

Trong thời gian thực tập tại Văn phòng công chứng Ngô Thúy Liễu, tôi có dành sự quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn đối với vị trí nghề nghiệp là công chứng viên.

Sự quan tâm này trước hết xuất phát từ niềm đam mê và sở thích của bản thân tôi là được tìm hiểu, nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực pháp lý. Có thể nói, đây là một lĩnh vực mang tính thiết thực và có giá trị thực tế khi xuất hiện và giữ vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp, tôi có thể hiểu biết thêm rất nhiều kiến thức pháp lý quan trọng và bổ ích. Bên cạnh đó, không chỉ là một công việc về lĩnh vực pháp lý, thông qua sự ủy nhiệm của Nhà nước, công chứng viên còn thực hiện các dịch vụ mang ý nghĩa bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.

2.2.  Điều kiện hành nghề – Báo Cáo Thực Tập Định Hướng Nghề Công Chứng

Như đã giới thiệu ở phần vị trí nghề nghiệp trong mục 2.1 nêu trên, vị trí công chứng viên cần phải đảm bảo một số điều kiện nhất định để được đảm nhiệm. Trước hết, để trở thành công chứng viên cần đáp ứng năm tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014 như sau:

(i) Có bằng cử nhân luật;

Theo điều kiện này, người hành nghề công chứng viên phải tốt nghiệp trình độ cử nhân tại một đơn vị đào tạo về luật được cho phép tại Việt Nam. Điều kiện này nhằm đảm bảo người hành nghề phải nắm được những kiến thức và có kỹ năng cơ bản nhất để hoạt động trong lĩnh vực pháp lý.

(ii) Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

Điều kiện này có đề cập tới kinh nghiệm của người hành nghề. Theo đó yêu cầu tối thiểu phải có thời gian hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực pháp luật là 05 năm. Hay nói cách khác, bên cạnh kiến thức, kỹ năng thì công chứng viên còn đòi hỏi những kinh nghiệm thực tế với yêu cầu khá cao.

(iii) Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

Để được hành nghề công chứng viên, người hành nghề cần tham gia khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng công chứng nếu thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng. Đây là khóa học nhằm đào tạo các kỹ năng và kiến thức cơ bản để hoạt động nghề công chứng và đồng thời đánh giá mức độ hoàn thành, đạt yêu cầu cơ bản nhất về kiến thức cần thiết để hành nghề.

(iv) Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

Sau khi có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Sau khi hoàn thành tập sự, người đó cần phải hoàn thành một bài kiểm tra tập sự hành nghề công chứng, và phải đạt yêu cầu bài kiểm tra mới được xem xét là đạt tiêu chuẩn. Đây là một hình thức đánh giá mức độ hoạt động nghề trên thực tế của cá nhân sau khoảng thời gian thực tập.

(v) Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Sức khỏe cũng được xem là một trong những yêu cầu cần thiết đối với người hành nghề công chứng. Theo đó, mặc dù không có quy định cụ thể về chỉ tiêu sức khỏe cần đạt được của người hành nghề công chứng. Tuy nhiên trên thực tế khi xem xét, cần đảm bảo người hành nghề công chứng có đủ minh mẫn, sức khỏe để nghiên cứu, tìm hiểu và tiếp cận hồ sơ, giải quyết công việc.

(vi) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

Ngoài những điều kiện nêu trên, để trở thành công chứng viên tại Việt Nam pháp luật yêu cầu bắt buộc phải là công dân Việt Nam và hiện có thường trú tại Việt Nam. Đồng thời bản thân người đó cũng phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, tuân thủ, chấp hành quy định pháp luật nghiêm túc.

Báo Cáo Thực Tập Định Hướng Nghề Công Chứng
Báo Cáo Thực Tập Định Hướng Nghề Công Chứng

2.3.  Mô tả chi tiết công việc –  Báo Cáo Thực Tập Định Hướng Nghề Công Chứng

Nhìn chung, xét từ nội dung quy định pháp luật và thực tiễn quan sát tại đơn vị thực tập, tôi có thể tổng hợp lại công việc chi tiết của một công chứng viên bao gồm những mảng vấn đề chính sau đây:

Thứ nhất, chứng thực tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật buộc phải công chứng, chứng thực hoặc pháp luật không bắt buộc nhưng cá nhân, tổ chức có yêu cầu (hay còn được gọi là “công chứng hợp đồng”)[1].

Thứ hai, chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (hay còn được gọi là “công chứng bản dịch”)[2].

Thứ ba, chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận (hay được gọi là “sao y bản chính”)[3].

Thứ tư, chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch (hay được gọi là “chứng thực chữ ký”)[4]

Trong quá trình tham gia thực tập tại Văn phòng công chứng Ngô Thúy Liễu, tôi đã được tiếp cận và tham gia hỗ trợ công chứng viên Ngô Thúy Liễu trong việc công chứng một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Đỗ Thị L và bà Hồ Ngọc M. Theo đó, bà Đỗ Thị L có quyền sử dụng hợp pháp một thửa đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số xxxxxxx và muốn chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất này cho bà Hồ Ngọc M.  Bà Đỗ Thị L và bà Hồ Ngọc M đã đến Văn phòng công chứng Ngô Thúy Liễu và yêu cầu công chứng viên soạn thảo và công chứng/chứng thực giao dịch theo quy định pháp luật.

Khi tiếp nhận nội dung công việc, công chứng viên đã yêu cầu tôi kiểm tra toàn bộ tính hợp pháp, đầy đủ của hồ sơ được cung cấp. Theo đó, đối với hồ sơ công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hồ sơ cần bao gồm:

Đối với bên chuyển nhượng:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.

– Sổ hộ khẩu.

– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân).

– Hợp đồng ủy quyền (nếu được ủy quyền để thực hiện việc chuyển nhượng)

Đối với bên nhận chuyển nhượng:

– Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.

– Sổ hộ khẩu.

– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân).

Ở bước này có thể xảy ra hai trường hợp:

Trường hợp 1: Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Trường hợp 2: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung theo quy định.

Sau khi kiểm tra và đảm bảo tính hợp pháp của hồ sơ, tôi tiến hành soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất căn cứ theo yêu cầu của khách hàng và chuyển lại công chứng viên để rà soát. Sau khi công chứng viên kiểm tra, rà soát lại nội dung sẽ chuyển hợp đồng cho khách hàng (người yêu cầu công chứng) để khách hàng đọc lại toàn bộ xem có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung nào không. Trường hợp không thì xác nhận vào hợp đồng. Trường hợp có thì công chứng viên sửa lại hợp đồng và tiếp tục để khách hàng kiểm tra lại cho đến khi phù hợp.

Cuối cùng công chứng viên yêu cầu bà L và bà M xuất trình bản chính của các giấy tờ đã cung cấp theo quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng và chuyển bộ phận thu phí của Văn phòng.

Sau khi bộ phận thu phí của Văn phòng hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định, công chứng viên sẽ ghi lời chứng, ký, đóng dấu và hoàn trả lại hồ sơ công chứng cho bà L và bà M.

Có thể nói, việc công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong những nội dung công việc thường xuyên và tiêu biểu trong hoạt động công chứng tại các văn phòng công chứng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi thị trường đất đang có nhiều biến động. Tại Văn phòng công chứng Ngô Thúy Liễu, với hồ sơ vụ việc như đã nêu ở trên, việc công chứng đã được diễn ra nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, cụ thể của nội dung và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

Download miễn phí

Báo Cáo Thực Tập Định Hướng Nghề Nghiệp 1 Nghề Công Chứng Những thông tin được chúng tôi trình bày, thể hiện trong bài viết trên đều được kiểm chứng và đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, hy vọng với những thông tin mình vừa trình bày, có thể giúp cho bài báo cáo thực tập của các bạn được hoàn thiện hơn. Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẻ rất nhiều bài viết với nhiều chủ đề khác nhau phục vụ cho bài báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, mời các bạn theo dõi website để cập nhật những bài viết mới nhất.

DV viết thuê đề tài : 0917.193.864

Zalo/Tele : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x