Báo Cáo Thực Tập Đăng Ký Hộ Tịch Tại Ủy Ban Nhân Dân

Báo Cáo Thực Tập Đăng Ký Hộ Tịch Tại Ủy Ban Nhân Dân

Tải miễn phí Báo Cáo Thực Tập Đăng Ký Hộ Tịch Tại Ủy Ban Nhân Dân nội dung bài viết này được trích từ một bài báo cáo thực tập của một bạn sinh viên khóa trước đạt điểm cao nên Luận văn Trust muốn chia sẻ bài viết này đến các bạn đọc cùng kham thảo để hoàn thành bài báo cáo của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Quá trình làm báo cáo thực tập, các bạn học viên có thể xem qua dịch vụ làm thuê báo cáo thực tập của Luận Văn Trust để được hỗ trợ tư vấn đè tài và báo giá viết báo cáo trọn gói nhé. Kết bạn Zalo/Tele: 0917.193.864 để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

1. Thể chế về công tác hộ tịch được tăng cường với việc nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành

Báo Cáo Thực Tập Đăng Ký Hộ Tịch Tại Ủy Ban Nhân Dân: Hệ thống pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực hộ tịch (kể cả văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hộ tịch trong nước và hộ tịch có yếu tố nước ngoài) đã ngày càng được tăng cường và đã phát huy hiệu quả, góp phần tích cực cho công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, cụ thể là:

– Tạo hành lang pháp lý bảo đảm cho sự quản lý của Nhà nước về công tác hộ tịch;
– Bảo đảm sự thống nhất trong toàn quốc và các Cơ quan đại diện trong việc thực hiện các văn bản pháp luật về hộ tịch;

– Bảo đảm công khai, minh bạch về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết các yêu cầu đăng ký hộ tịch;

– Tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch;
– Định hướng lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, phù hợp với thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; góp phần vào hội nhập quốc tế.

2. Hệ thống cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch và đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch được củng cố, kiện toàn

Mặc dù, hiện tại Nhà nước ta chưa có văn bản nào quy định chức danh Hộ tịch chuyên trách mà chỉ có chức danh công chức Tư pháp – Hộ tịch, nhưng trên thực tế, do sự quá tải về công tác Tư pháp và công tác Hộ tịch nên đã vận dụng bố trí 2 công chức Tư pháp – Hộ tịch, trong đó một công chức chuyên làm công tác Tư pháp, một công chức chuyên làm công tác Hộ tịch.

Báo Cáo Thực Tập Đăng Ký Hộ Tịch Tại Ủy Ban Nhân Dân
Báo Cáo Thực Tập Đăng Ký Hộ Tịch Tại Ủy Ban Nhân Dân

3. Dữ liệu hộ tịch được hình thành với hệ thống sổ sách về hộ tịch được lưu trữ, sử dụng lâu dài

Sổ đăng ký hộ tịch là tài sản của nhà nước, là tài liệu gốc và cũng là căn cứ pháp lý để phục vụ cho công tác tra cứu, sao lục, cấp giấy tờ chứng nhận về tình trạng nhân thân của cá nhân khi cần thiết, do đó phải được lưu trữ, bảo quản lâu dài. Thực hiện quy định tại Nghị định số 83/1998/NĐ-CP, việc lưu sổ hộ tịch ở các địa phương trong thời kỳ này đã cải tiến một bước đáng kể; trừ một số thành phố lớn, rất nhiều địa phương đến thời điểm thi hành Nghị định số 83/1998/NĐ-CP (năm 1999) mới bắt đầu thực hiện việc lưu sổ hộ tịch.

Cùng với việc triển khai thi hành Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, việc ghi sổ kép và lưu sổ cũng được triển khai và thực hiện nghiêm túc hơn, nội dung trong sổ được viết rõ ràng, sạch sẽ, ít sai sót hơn; việc sửa chữa sai sót cũng đã được thực hiện theo đúng hướng dẫn. Tại địa phương đã đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc lưu sổ hộ tịch (bố trí kệ sắt, tủ, phòng lưu trữ…).

Tính tới thời điểm năm 2014, ở cả 03 cấp trong cả nước (tỉnh, huyện, xã) đang lưu một số lượng tương đối lớn: 771.909 sổ hộ tịch (Sổ đăng ký khai sinh, Sổ đăng ký kết hôn và Sổ đăng ký khai tử) và 56.866.079 dữ liệu đăng ký trong các sổ lưu này, bao gồm:

– Sổ đăng ký khai sinh: 351.030 quyển, trong đó có 38.313.997 dữ liệu khai sinh;
– Sổ đăng ký kết hôn: 236.546 quyển, trong đó có 13.261.139 dữ liệu kết hôn;
– Sổ đăng ký khai tử: 184.333 quyển, trong đó có 5.290.943 dữ liệu khai tử.
Ngoài ra, một số Sở Tư pháp còn lưu trữ được sổ hộ tịch từ chế độ cũ như:
+ Sở Tư pháp thành phố Hà Nội còn lưu được 1.274 sổ hộ tịch được đăng ký từ năm 1881 đến 31/7/1956 trên địa bàn 36 phố cổ, trong đó có 488.200 dữ liệu hộ tịch trong các sổ này.

+ Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh lưu được 4.149 quyển sổ hộ tịch từ năm từ năm 1880 đến năm 1953, riêng Bản án thế vì khai sinh, khai tử, hôn thú cũng lưu được 1.793 quyển; trong đó riêng dữ liệu về khai sinh đã có 446.678 dữ liệu về khai sinh từ năm 1945 – 1953 và 355.600 án thế vì khai sinh.

+ Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ lưu được 1.611 sổ hộ tịch từ năm 1911 đến năm 1975, trong đó 417.384 dữ liệu về khai sinh (trong đó có 89.082 Bản án thế vì khai sinh), 61.683 dữ liệu về kết hôn và 117.715 dữ liệu về khai tử.

Tại Bộ Ngoại giao và Các cơ quan đại diện đang lưu 528 quyển sổ hộ tịch và 40.737 dữ liệu đăng ký trong các sổ lưu này, trong đó:

– Sổ đăng ký khai sinh: 310 quyển, trong đó có 30.413 dữ liệu khai sinh;

– Sổ đăng ký kết hôn: 155 quyển, trong đó có 9.219 dữ liệu kết hôn;

– Sổ đăng ký khai tử: 63 quyển, trong đó có 1.105 dữ liệu khai tử.

Ngoài hệ thống dữ liệu hộ tịch bằng giấy (sổ hộ tịch) từ năm 2015, dữ liệu hộ tịch điện tử cũng đã bắt đầu được hình thành. Các tỉnh/thành phố đã xây dựng phần mềm phục vụ cho việc đăng ký và quản lý hộ tịch; bước đầu bảo đảm chính xác hơn số liệu thống kê, báo cáo; bước đầu đáp ứng yêu cầu tra cứu cũng như cấp các giấy tờ hộ tịch của cá nhân.

4. Cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký và quản lý hộ tịch được đẩy mạnh, ngày càng tạo thuận lợi cho người dân trong đăng ký hộ tịch

4.1. Cải cách việc in, phát hành sổ, biểu mẫu hộ tịch

Nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và các cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch; đồng thời hướng tới việc cắt giảm thủ tục hành chính theo mục tiêu và yêu cầu của Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước (Đề án 30 của Chính phủ), ngày 18/12/2009 Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 3924/QĐ-BTP phê duyệt Đề án “Cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch và phân cấp việc in, phát hành sổ, biểu mẫu hộ tịch”. Kết quả của việc cải tiến trong việc in, phát hành sổ, biểu mẫu hộ tịch đã giảm 54,4% tổng số sổ, biểu mẫu hộ tịch; giảm 94,4% mẫu trước đây do Nhà nước (Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, các Cơ quan đại diện Việt Nam) độc quyền in, phát hành, những biểu mẫu này hiện được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp để các cơ quan đăng ký hộ tịch và người dân có thể tự in để sử dụng miễn phí.

4.2. Phân cấp thẩm quyền đăng ký hộ tịch – Báo Cáo Thực Tập Đăng Ký Hộ Tịch Tại Ủy Ban

Luật Hộ tịch 2014 đã phân cấp rõ ràng các việc hộ tịch tạo thuận lợi cho các công dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch (đi lại thuận tiện hơn nên chi phí ít hơn, thời gian giải quyết nhanh hơn…).

4.3. Đơn giản hóa và công khai thủ tục đăng ký hộ tịch

điều này không chỉ giúp cho các cơ quan đăng ký hộ tịch dễ dàng thực hiện mà còn tạo thuận lợi cho người dân trong việc chuẩn bị hồ sơ và cách thức liên hệ các cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP còn thể hiện cải cách hơn nữa về thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch: bỏ bớt nhiều loại giấy tờ không thực sự cần thiết trong thủ tục đăng ký hộ tịch; cá nhân được quyền ủy quyền cho người khác làm thủ tục đăng ký hộ tịch cho mình; cá nhân được đề nghị cấp bản sao giấy tờ hộ tịch qua đường bưu điện…). Mặt khác, các quy định về thẩm quyền, các giấy tờ phải có trong hồ sơ đăng ký hộ tịch, thời hạn giải quyết, lệ phí (nếu có) … đều được niêm yết công khai tại trụ sở các cơ quan đăng ký hộ giúp cho người dân dễ dàng tìm hiểu về thẩm quyền, trình tự, thủ tục đối với từng loại việc hộ tịch.

XEM THÊM ==>   Báo Cáo Thực Tập Bộ Phận Tư Pháp Hộ Tịch Tại UBND, 9Đ

5. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hộ tịch đã được quan tâm, nhận thức của người dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch đã được nâng lên, tỷ lệ đăng ký hộ tịch tăng cao

Do các cấp ủy, chính quyền địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hộ tịch, nên đã quan tâm, đầu tư hơn cho công tác tuyên truyền, qua đó, người dân đã nhận thức được việc đăng ký hộ tịch vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của mình nên đã tự giác đi đăng ký, qua đó tỷ lệ đăng ký hộ tịch đã được tăng lên. Quy định về đăng ký hộ tịch lưu động ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa cũng đã được triển khai ở một số địa phương, qua mỗi đợt đăng ký lưu động, đa số các sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn tại thời điểm đã được đăng ký.

Riêng trong lĩnh vực đăng ký khai sinh, trong năm 2001, Bộ Tư pháp đã phát động năm tập trung đăng ký khai sinh cho trẻ em và đã thu được những thành tựu to lớn (tính bình quân chung cả nước có thể lên tới con số hàng trăm ngàn trẻ em chưa được đăng ký khai sinh đã được đăng ký), tỷ lệ trẻ em được đăng ký khai sinh qua đợt phát động này đã tăng đột biến lên trên 90% tính bình quân chung cả nước; trong đó, nhiều địa phương đạt trên 90%, hoặc xấp xỉ 100%. Cho đến nay, tỷ lệ này vẫn được duy trì: đạt trên 90% đối với các thành phố, đồng bằng tỷ lệ này là khoảng từ 95% đến 98%, các tỉnh miền núi đạt gần 85%, trong đó tỷ lệ đăng ký khai sinh đúng hạn cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể.

Thực hiện Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình các địa phương đã tiến hành rà soát, thống kê, phân loại số trường hợp xác lập quan hệ vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ sau ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn để vận động họ đi đăng ký kết hôn; qua triển khai thực hiện, đa số những trường hợp nam, nữ sống chung như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn đã đi làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Tình trạng người chết không đăng ký khai tử những năm trước đây đã dần dần được khắc phục, điều này được thể hiện ở dữ liệu hộ tịch được đăng ký trong sổ hộ tịch hiện lưu ở các địa phương và phần mềm quản lý hộ tịch.

6. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký, lưu trữ dữ liệu về hộ tịch bước đầu được triển khai tại địa phương

Đã có hệ thống máy tính kết nối mạng Internet phục vụ cho việc tra cứu các văn bản hộ tịch, cũng như nghiên cứu các thông tin phục vụ cho công việc hàng ngày; việc khai thác thông tin để phục vụ cho công tác qua các trang thông tin điện tử ngày càng được công chức Tư pháp – Hộ tịch sử dụng và đã đem lại lợi ích thiết thực trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Cả nước đã và đang xây dựng phần mềm quản lý hộ tịch sử dụng ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã), tại địa phương cũng đã thí điểm triển khai thực hiện và xúc tiến công việc này.

Download miễn phí

Báo Cáo Thực Tập Đăng Ký Hộ Tịch Tại Ủy Ban Nhân Dân cảm ơn các bạn đã tin tưởng và kham thảo bài viết của Luận Văn Trust, chúng tôi hứa sẽ tiếp tục cố gắng tìm kiếm những đề tài hay và xây dựng những bài viết chất lượng để chia sẻ cho các bạn cùng kham thảo. Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẻ rất nhiều bài viết với nhiều chủ đề khác nhau phục vụ cho bài báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, mời các bạn theo dõi website để cập nhật những bài viết mới nhất.

DV viết thuê đề tài : 0917.193.864

Zalo/Tele : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x