Tải Miễn Phí Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Đất Đai hôm nay luận văn Trust xin chia sẻ bài viết về môn học Luật đất đai, phù hợp để các anh chị kham thảo để làm bài tiểu luận, nội dung đã được đội ngũ chúng tôi đánh giá và xác thực qua. Nội dung bao gồm 2 phần: mở đầu bài thu hoạch môn học luật đất đai; nội dung bài thu hoạch môn học luật đất đai.
Khi làm tiểu luận chắc hẳn các anh chị gặp một số khó khăn nhất định như không tìm được đề tài hay không hoàn thành bài tốt, có thể liên hệ qua dịch vụ viết tiểu luận của Luận Văn Trust qua Zalo/Tele: 0917.193.864 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Mục lục
- 1 Mở Đầu Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Đất Đai
- 2 Nội Dung Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Đất Đai
- 2.1 1. Chế độ sỡ hữu đất đai – Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Đất Đai
- 2.2 2. Những vấn đề chung về Luật đất đai
- 2.3 3. Quản lý thông tin, dữ liệu và tài chính về đất đai – Tiểu Luận Môn Luật Đất Đai
- 2.4 4. Quản lí thông tin, dữ liệu và tài chính về đất đai
- 2.5 5. Quyền của người sử dụng đất – Bài Tiểu Luận Về Luật Đất Đai
- 2.6 6. Nghĩa vụ của người sử dụng đất
- 2.7 7. Các hoạt động bảo đảm việc chấp hành pháp luật đất đai
Mở Đầu Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Đất Đai
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật đất đai là môn khoa học pháp lý chuyên ngành, cung cấp những kiến thức cơ bản về sở hữu, quản lí đất đai trên cơ sở tính đặc thủ của chế độ sỡ hữu toàn dân về đất đai ở nước ta. Khi nghiên cứu môn học này em cũng được nhìn nhận về môn học này dưới góc độ lý luận và thực tiễn về quyền của người sử dụng đất trên cơ sở nghiên cứu các chế độ pháp lý cụ thể, từ đó bao quát các hủ tục hành chính, quản lí, sử dụng đất đai và trình tự thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
Bên cạnh đó, môn học còn nghiên cứu các quan điểm khoa học về vấn đề sỡ hữu, quản lí, sử dụng đất đai và kinh nghiệm của các nước trong điều chỉnh quan hệ pháp luật đất đai giúp cho sinh viên có thể sử dụng pháp luật để không những bảo vệ hữu hiệu lợi ích chính đáng của mình mà còn có thể vận dụng tốt trong những nghề nghiệp liên quan đến chuyên ngành. Bởi lẽ, với chính sách mở cửa hội nhập kinh tế như hiện nay thì nhu cầu tìm hiểu pháp luật về đất đai đã trở thành vấn đề nóng bởi những tranh chấp, khiếu kiện và xử lý những sai phạm về đất đai trong thực tế. Việc nghiên cứu môn học Luật đất đai là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Sinh viên xin được trình bày bài tổng quan môn học Luật đất đai của mình bằng những kiến thức mà giảng viên đã tận tình giảng dạy trong quá trình lên lớp cũng như những hiểu biết của bản thân khi tiếp thu môn học

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề hoàn thành bài tổng quan, sinh viên thực hiện những nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu tổng quan về môn học thông qua bài giảng, giáo trình, tài liệu tham khảo, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Luật đất đai.
Dẫn chứng cụ thể tình huống giảng viên đã giảng trực tiếp trên lớp và đánh giá tính phù hợp của tình huống này đối với môn học cũng như thực tiễn.
Áp dụng được những vấn đề thực tiễn của môn học.
Khẳng định kết quả môn học, những vấn đề hạn chế trong việc áo dụng pháp luật trong phạm vi môn học.
Nội Dung Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Đất Đai
Trong quá trình nghiên cứu môn học sinh viên đã được nghiên cứu 07 vấn đề chủ yếu bao quát toàn bộ chế định của ngành Luật đất đai như sau:
1. Chế độ sỡ hữu đất đai – Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Đất Đai
Khách quan: Là toàn bộ các yếu tố pháp lý chi phối qhệ phát sinh trong xác lập và vận động của quan hệ đất đai, gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu và những yếu tố pháp lý khác tác động đến vận hành của quan hệ sở hữu.
Chủ quan: Các quyền năng sở hữu, gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt với mục tiêu bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng.
* Những yếu tố cơ bản chi phối chế độ sỡ hữu đất đai: Quan hệ sở hữu đất đai là quan hệ mang tính nền tảng; chế độ sỡ hữu đất đai bị chi phối đặc biệt bởi yếu tố truyền thống, lịch sử; chế độ sỡ hữu đất đai bị chi phối đặc biệt bởi nguồn gốc của đất đai và nhu cầu thiết yếu của xã hội sử dụng đất đai; Chế độ sở hữu đất đai bị chi phối bởi tính cố định về không gian và những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của đất đai; Chế độ sở hữu đất đai luôn phải được xem xét trong mối tương quan với chế độ sở hữu tài sản gắn liền với đất
* Lược sử quan hệ sỡ hữu đất đai ở Việt Nam
– Giai đoạn trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời:
+ Quyền sở hữu tối đa về ruộng đất của Nhà nước: Quyền lực rất đặc trưng của một Nhà nước: ở phương Đông, bên quyền quyền lực lãnh thổ; Nhà nước có công trong tổ chức khai phá ruộng đất, quản lý và tu bổ các công trình thủy lợi, trị thủy. Thế kỷ thứ 15: Quyền sở hữu tối cao của Nhà nước về đất đai được xác lập hoàn toàn.
+ Quyền sỡ hữu tư nhân đối với đất đai: Thời Lý, Trần loại hình sở hữu này đã được chế định của Nhà nước đảm bảo. Thế kỷ XIX, nhà Nguyễn chủ trương tái lập chế độ sở hữu làng xã phong kiến. Quốc hữu hóa đất đai chính là cơ sở khoa học của việc xây dựng chế độ sỡ hữu toàn dân.
– Giai đoạn từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Cương lĩnh đầu tiên, Đảng đã nhận định: “…Có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi”.
Khẩu hiệu: “Tịch ký hết thảy ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn xứ và các giáo hội, giao ruộng ấy cho trung và bần nông”.
Sau tháng 8/1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, các quy định về ruộng đất trước đây đều bị loại bỏ.
Điều 1 Luật đất đai năm 1987: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho các nông trường, lâm trường, xí nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân để sử dụng ổn định, lâu dài”.
Điều 5 Luật đất đai năm 2003: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai …”.
Điều 4 Luật đất đai năm 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho Người sử dụng đất theo quy định của Luật này”.
* Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai: Là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai, trong đó quy định và bảo vệ quyền lợi của Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai.
Đặc trưng: Quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai được thực hiện thông qua cơ chế đại diện với những tầng cấp, phương thức thực hiện đa dạng; Đất đai không thể là đối tượng của quan hệ dịch chuyển quyền sở hữu; Thực hiện quyền sở hữu đất đai và vấn đề đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận quyền sử dụng đất; Có sự không thống nhất giữa chế độ pháp lý đối với đất đai và chế độ pháp lý đối với tài sản gắn liền với đất
XEM THÊM ==> Tiểu Luận Kỹ Năng Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Hay Nhất
2. Những vấn đề chung về Luật đất đai
Đưa ra khái niệm Luật đất đai Theo nghĩa hẹp: Luật Đất đai là một đạo luật. Theo nghĩa rộng: Luật Đất đai là một lĩnh vực pháp luật trong hệ thống pháp luật VN, bao gồm tổng hợp toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sở hữu, sử dụng và quản lý đất đai nhằm khai thác đất đai một các có hiệu quả, phù hợp giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người sử dụng đất.
Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật đất đai. Về đối tượng điều chỉnh, là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sỡ hữu, quản lý và sử dụng đất đai. Phương pháp điều chỉnh bao gồm: phương pháp mệnh lệnh hành chính áp dụng cho nhóm quan hệ sỡ hữu, quản lí; phương pháp bình đẳng thỏa thuận áp dụng cho nhóm quan hệ sử dụng;
Các nguyên tắc của Luật đất đai gồm có 4 nguyên tắc: đất đai thuộc sỡ hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo pháp luật, ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, bảo vệ môi trường và cải tạo, bồi bổ đất.
Ngoài ra, bài giảng còn nêu những nội dung về nguồn của Luật đất đai.
Các nguyên tắc của Luật đất đai: Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân; Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật; Nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, khuyến khích người sử dụng đất đầu tư làm tăng khả năng sinh lợi của đất; Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp;
Bài giảng đã định nghĩa về quan hệ pháp luật đất đai và nêu các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật đất đai:
Chủ thể
– Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp;
– Hệ thống cơ quan quản lí (chính phủ và UBND các cấp; cơ quan quản lý: cơ quan Tài nguyên và Môi trường).
– Tổ chức dịch vụ công về đất đai
+ Văn phòng đăng ký đất đai Văn phòng Đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công do UBND cấp tỉnh thành lập, trực thuộc Sở TN-MT; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng, được mở tài khoản để hoạt động; có chi nhánh tại cấp huyện; chức năng: thực hiện đăng ký bất động sản; xây dựng, quản lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai.
+ Tổ chức phát triển quỹ đất: đơn vị sự nghiệp công; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng, được mở tài khoản để hoạt động; có chi nhánh tại cấp huyện; chức năng: tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác.
Văn phòng đăng kí đất đai và tổ chức phát triển quỹ đất phải được thành lập hoặc tổ chức lại trước ngày 31/12/2015.
+ Quỹ phát triển đất (Điều 111 LĐĐ; Điều 6 NĐ 43/2014/NĐ-CP):là đơn vị sự nghiệp công, tổ chức tài chính nhà nước do UBND cấp tỉnh thành lập, hoặc ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác của địa phương (trước 01/01/2015), trực thuộc UBND cấp tỉnh; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng, được mở tài khoản để hoạt động; chức năng: ứng vốn cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, và tạo quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
+ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan
+ Người sử dụng đất cần phải đáp ứng các điều kiện: có năng lực chủ thể và có quyền sử dụng đất từ: Nhà nước giao đất, cho thuê đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất khác; Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
+ Chủ thể khác.
* Khách thể: là đất đai và tùy loại chủ thể mà được xác định ở phạm vi khác nhau (nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng).
* Quyền và nghĩa vụ
Quyền chiếm hữu | Nhà nước | Người sử dụng đất |
Cơ sở phát sinh | Quyền sở hữu | Quyền sử dụng |
Cách thực hiện quyền | Gián tiếp | Hầu như trực tiếp |
Giới hạn | Không bị giới hạn | Giới hạn không gian, thời gian, có thể bị chấm dứt |
3. Quản lý thông tin, dữ liệu và tài chính về đất đai – Tiểu Luận Môn Luật Đất Đai
Thứ nhất, hoạt động quản lý địa giới hành chính
Điều 22 Luật đất đai năm 2013 quy định những nội dung quản lý nhà nước về đất đai, trong đó có việc quản lí địa giới hành chính bao gồm: Xác định địa giới HC, lập và QL hồ sơ địa giới HC, lập bản đồ HC.
– Xác định địa giới hành chính: Địa giới hành chính là đường ranh giới phân chia các đơn vị hành chính được đánh dấu bằng các mốc địa giới, là cơ sở pháp lý phân định về mặt thquyền, trnhiệm của bộ máy hành chính Nhà nước các cấp trong việc quản lý dân cư, đất đai, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương.
Các chủ thể quản lí:
– Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại Luật đất đai và các văn bản dưới luật:
Định nghĩa: Quy hoạch sử dụng đất: là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trongmột thời gian xác định.
Kế hoạch sử dụng đất: là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
Bài giảng đã giới thiệu hệ thống, nguyên tắc, căn cứ, nội dung, kỳ, báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
– Giao đất, cho thuê đất: quy định tại luật đất đai và các văn bản dưới luật.
Định nghĩa: Nhà nước giao đất: là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Nhà nước cho thuê đất: là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.
Căn cứ giao đất, cho thuê đất: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất.
Hình thức sử dụng đất của người sử dụng đất: giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất (thu tiền thuê đất hàng năm và thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê).
Điều kiện giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư: cần có sự chấp thuận trước khi giao, cho thuê; điều kiện đối với chủ đầu tư (có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án, có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án, ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư, không vi phạm pháp luật đất đau nếu đang sử dụng đất để thực hiện dự án khác).
Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất: quy định tại Luật đất đai 2013, các văn bản dưới luật có liên quan cần kết gợp tìm hiểu quy định về thủ tục giao đất, cho thuê đất tại địa phương (tùy chọn) để đối chiếu.
Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất được quy định tại Luật đất đai hiện hành và quy định về các thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất.
– Thời hạn sử dụng đất: đất được sử dụng ổn đinh, lâu dài; đất được giao, cho thuê có thời hạn; thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất; thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất; gia hạn khi hết hạn.
– Hạn mức sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân: hạn mức sử dụng đất nông nghiệp (do Nhà nước giao, do nhận chuyển quyền), hạn mức đất ở.
– Chuyển mục đích sử dụng đất: căn cứ chuyển mục đích sử dụng đất, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất, điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
– Thu hồi đất là Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất, hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
Các trường hợp thu hồi đất: vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; do vi phạm pháp luật đất đai; do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Nghiên cứu về căn cứ thu hồi đất; các trường hợp Nhà nước không thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; trưng dụng đất.
– Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất: là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền. Nghiên cứu về vai trò, mẫu giấy chứng nhận, nguyên tắc cấp giấy chứng nhận, các trường hợp được cấp giấy chứng nhận, trình tư, thủ tục được cấp giấy chứng nhận, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, đính chính, thu hồi giấy chứng nhận.
XEM THÊM ==> Pháp Luật Về Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Về Đất Đai
4. Quản lí thông tin, dữ liệu và tài chính về đất đai
Các nội dung đã nghiên cứu: quản lí địa giới hành chính; điều tra cơ bản về đất đai (lập, chỉnh lý bản đồ địa chính; điều tra, đánh giá đất đai; thống kê, kiểm kê đất và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất); đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính; xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai; quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Các vấn đề cần lưu ý trong đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Đăng ký đất đai: bắt buộc; Đăng ký quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất: theo yêu cầu của chủ sở hữu. Việc đăng ký gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động. Thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai. Đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử có giá trị pháp lý như nhau.
Định giá đất: các loại giá đất (giá đất do Nhà nước quy định, giá đất thị trường); nguyên tắc định giá đất; phương pháp định giá đất; các loại giá đất nhà nước, cơ quan ban hành và áp dụng (khung giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể).
Xác định địa giới hành chính
– Các chủ thể quản lý:
+ Chính phủ: Trong phạm vi cả nước. Bộ NV, TNMT giúp về trình tự, thủ tục xác định địa giới HC; kỹ thuật cắm mốc, lập hồ sơ.
+ UBND các cấp: Trong phạm vi địa phương. UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa địa phương; báo cáo UBND cấp huyện…
– Lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính:
+ Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số.
+ Hồ sơ địa giới hành chính: cấp dưới do UBND cấp trên trực tiếp xác nhận; cấp tỉnh do Bộ nội vụ xác nhận,
+ Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Uỷ ban nhân dân cấp đó, UBND cấp trên, Bộ nội vụ, Tài nguyên môi trường.
– Giải quyết tranh chấp về địa giới hành chính: tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do UBND của các đơn vị hành chính đó phối hợp giải quyết.
– Lập bản đồ hành chính: Bản đồ hành chính – bản đồ thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm địa danh và một số yếu tố chính về tự nhiên, kinh tế, xã hội.
* Hoạt động khảo sát, đo đạc: Khảo sát, đo đạc là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Là hoạt động mang tính kỹ thuật nghiệp vụ địa chính do CQQL ĐĐ QL, các đơn vị sự nghiệp có lquan t/h, phvụ xây dựng chiến lược phtriển KT-XH, lập QH, KH SDĐ, đăng ký quyền sử dụng đất.
* Quản lý hồ sơ địa chính và đăng kí quyền sử dụng đất
Hồ sơ địa chính gồm các tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về thửa đất, người được giao quản lý đất, NSDĐ, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
* Hoạt động đánh giá đất và quản lý tài chính về đất đai.
– Hoạt động đánh giá đất: các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai: Điều tra, đánh giá chất lượng, tiềm năng, thoái hóa, ô nhiễm đất; Điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; TK, Kkê ĐĐ; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp, theo dõi biến động giá đất; Xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất; Lấy mẫu, phân tích, thống kê số liệu quan trắc đất đai; Xây dựng bản đồ, báo cáo đánh giá về chất lượng, tiềm năng, thoái hóa, ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp, giá đất; Xây dựng báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, báo cáo về giá đất và biến động giá đất.
– Hoạt động quản lý tài chính về đất đai:
+ Các khoản thu tài chính về đất đai
Các khoản thu tài chính đất đai được hình thành từ ba nguồn chính: từ thị trường quyền sử dụng đất sơ cấp nhà nước – người sử dụng đất; Các khoản thu mang tính chất thuế và phí; Các khoản thu mang tính chất chế tài do Nhà nước áp dụng khi các chủ thể vi phạm pháp luật đất đai.
+ Gía đất và quản lý nhà nước về giá đất: Giá đất thị trường; giá đất do Nhà nước quy định;
5. Quyền của người sử dụng đất – Bài Tiểu Luận Về Luật Đất Đai
Sự phát triển của pháp luật đất đai trong quy định về quyền của người sử dụng đất: Hiến pháp năm 1946, 1959: Đa hình thức sỡ hữu; Hiến pháp năm 1980; Luật đất đai 1987; Luật đất đai năm 1993.
– Quyền chung của người sử dụng đất được quy định tại điều 166 luật đất đai năm 2013.
– Quyền được giao khoán đất: khoản 2 điều 136 Luật đất đai năm 2013, khoản 2 điều 137 Luật đất đai năm 2013.
– Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề (điều 171 Luật đất đai năm 2013.
– Các loại giao dịch quyền sử dụng đất: Chuyển đổi quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, để thừa kế quyền sử dụng đất, tặng, cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, cho thuê (cho thuê lại) quyền sử dụng đất, thế chấp bằng quyền sử dụng đất; người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả người thuê, thuê lại đất (quyền sử dụng đất) của doanh nghiệp phát triển hạ tầng, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Điều kiện giao dịch quyền sử dụng đất: điều kiện thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất (điều kiện nội dung, điều kiện về nội dung, điều kiện về thủ tục), điều kiện để có quyền giao dịch quyền sử dụng đất .
– Trình tự, thủ tục giao dịch quyền sử dụng đất: Luật đất đai năm 2013 kết hợp với tìm hiểu quy định về thủ tục giao dịch quyền sử dụng đất tại địa phương để đối chiếu.
– Nhận quyền sử dụng đất qua giao dịch quyền sử dụng đất.
6. Nghĩa vụ của người sử dụng đất
– Nghĩa vụ chung: quy định tại điều 170 Luật đất đai năm 2013.
– Nghĩa vụ tài chính: bao gồm các khoản tiền phải nộp (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ và lệ phí địa chính).
+ Tiền sử dụng đất: tiền sử dụng đất là khoản tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất. Căn cứ xác định là diện tích đất, mục đích sử dụng đất, giá đất, phương pháp xác định giá đất cụ thể; các trường hợp nộp tiền sử dụng đất (được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất).
+ Miễn, giảm tiền thuê đất căn cứ điều 110 Luật đất đai năm 2013 các văn bản dưới luật có liên quan.
+ Thuế sử dụng đất là: Thuế sử dụng đất là khoản tiền mà người khai thác sử dụng đất đai phải nộp hàng năm cho Nhà nước.
Thuế sử dụng đất gồm hai loại: Thuế sử dụng đất nông nghiệpvà Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
+ Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất: là loại thuế đánh vào thu nhập phát sinh từ việc chuyển quyền sử dụng đất. Gồm hai loại: thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.

7. Các hoạt động bảo đảm việc chấp hành pháp luật đất đai
– Thanh tra đất đai
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan Nhà nước có thquyền đvới việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vu, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra Nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó
– Xử lý vi phạm pháp luật đất đai: Tùy theo chủ thể và mức độ vi phạm có thể xử lý hành chính, xử lý kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; Bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, khuyến khích tự thương lượng, hòa giải; Bảo đảm ổn định tình hình kinh tế – xã hội, gắn giải quyết tranh chấp đất đai với tổ chức lại sản xuất, chú trọng chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước.
– Hòa giải tranh chấp đất đai: Là bước bắt buộc trong thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai; Do UBND cấp xã (Chủ tịch) chịu trách nhiệm phối hợp với các tổ chức hữu quan lập Hội đồng hòa giải để tổ chức hòa giải; Thời hạn hòa giải ≤ 45 ngày kể từ ngày nhận đơn; Nếu 1 bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ 2 thì được xem là hòa giải không thành. Là bước bắt buộc trong thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai; Do UBND cấp xã (Chủ tịch) chịu trách nhiệm phối hợp với các tổ chức hữu quan lập Hội đồng hòa giải để tổ chức hòa giải; Thời hạn hòa giải ≤ 45 ngày kể từ ngày nhận đơn; Nếu 1 bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ 2 thì được xem là hòa giải không thành.
– Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
– Thủ tục giải quyết tại Uỷ ban nhân dân.
– Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện trong quản lý đất đai.
– Giải quyết tố cáo về quản lí, sử dụng đất.
Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Đất Đai cám ơn các bạn đã tin tưởng và theo dõi luận văn Trust. Chúc các bạn có một bài tiểu luận, khóa luận hoàn chỉnh. Hãy theo dõi luanvantrust.com của chúng tôi để có thể cập nhật những bài viết mới nhất nhé. Một lần nữa xin cám ơn các bạn và chúc các bạn có một bài tiểu luận, khóa luận thành công.
DV viết thuê đề tài : 0917.193.864
Zalo/Tele : 0917.193.864