An toàn vệ sinh lao động là gì? Sức khỏe nghề nghiệp là gì?

An toàn vệ sinh lao động là gì? Sức khỏe nghề nghiệp là gì?

An toàn vệ sinh lao động là gì? Sức khỏe nghề nghiệp là gì? nội dung bài viết được chúng tôi tìm tòi, thu thập từ nguồn internet uy tín, chất lượng, đảm bảo tính xác thực và thống nhất, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm kham thảo bài viết này, nội dung bài viết sẽ cho bạn hiểu rõ về an toàn, vệ sinh lao động là gì, sức khỏe nghề nghiệp là gì.

Khi làm báo cáo, luận văn chắc hẳn các bạn sinh viên gặp một số khó khăn nhất định như không tìm được công ty, hay đề tài, không hoàn thành bài tốt, có thể liện hệ qua dịch vụ  làm thuê khóa luận của Luận Văn TRust nhé.

1. Khái niệm An toàn, vệ sinh lao động

Môi trường lao động là tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội và tự nhiên biểu hiện thông qua phương tiện, đối tượng lao động, khả năng lao động và ảnh hưởng của sự tác động qua lại giữa các yếu tố này tạo nên điều kiện lao động của người lao động[1]. Sự tác động của các yếu tố này trong môi trường làm việc có thể dẫn đến cả tác động tích cực và tiêu cực đối với người lao động. Về mặt tiêu cực, tác hại của môi trường lao động đối với sức khỏe con người đặt ra các yêu cầu bảo vệ người lao động trong các quy định về an toàn vệ sinh lao động.

Về mặt khái niệm, an toàn vệ sinh lao động được nhìn nhận dưới nhiều góc độ như kinh tế, xã hội, công nghệ và luật pháp. Tuy nhiên, về cơ bản có thể hiểu an toàn vệ sinh lao động là tổng hợp các biện pháp được thực hiện với mục đích bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động nhằm ngăn ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại trong quá trình làm việc. Thực tế, công tác an toàn vệ sinh lao động nhằm đảm bảo an toàn cho thân thể, tính mạng và sức khỏe của người lao động thông qua việc giải quyết các tác hại của môi trường lao động. Hơn thế nữa, mục đích của công tác an toàn vệ sinh lao động là phục hồi và duy trì kịp thời sức khỏe và khả năng lao động của người lao động.

Dưới góc độ pháp lý, an toàn vệ sinh lao động là tổng hợp các quy định của PLLĐ về an toàn lao động và vệ sinh lao động, quy định các giải pháp phòng chống và khắc phục ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm, chất độc hại trong môi trường lao động nhằm bảo đảm tính mạng và sức khỏe của người lao động trong quá trình lao động. Khái niệm này được quy định tại Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 như sau:

“An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động”[2]; và “Vệ sinh lao động là giải pháp phòng chống tác động của yếu tố có hại, gây bệnh tật, làm suy giảm sức khoẻ cho con người trong quá trình lao động”[3].

An toàn vệ sinh lao động là gì? Sức khỏe nghề nghiệp là gì?
An toàn vệ sinh lao động là gì? Sức khỏe nghề nghiệp là gì?

Theo định nghĩa này, yếu tố nguy hiểm trong an toàn lao động được hiểu là yếu tố có thể gây tổn thương hoặc thậm chí gây tử vong cho con người trong quá trình lao động. Yếu tố có hại trong vệ sinh lao động được hiểu là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khoẻ con người trong quá trình lao động. Các yếu tố này gây nên hậu quả về tính mạng, sức khỏe cho người lao động; trong đó, yếu tố nguy hiểm trong an toàn lao động gây ra TNLĐ, còn yếu tố có hại, gây bệnh trong vệ sinh lao động gây ra BNN.

Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động là những quy định ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe người lao động nên việc tuân theo các quy định này có thể hiểu là điều kiện cơ bản tiên quyết trong quá trình lao động và sử dụng lao động. Vì lẽ đó, các chủ thể NSDLĐ và người lao động phải tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong môi trường lao động, do những quy định này thể hiện ý chí và mức độ quan tâm của nhà nước trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.

Ước tính hàng năm, khoảng 2,3 triệu người lao động tử vong do TNLĐ và BNN trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh; hơn 350.000 người thiệt mạng do TNLĐ và hơn 2 triệu người chết vì BNN. Ngoài ra, hơn 313 triệu người lao động gặp phải TNLĐ tuy không gây tử vong, nhưng cũng để lại thương tích nặng nề và mất đi khả năng lao động.[4] Các nguyên nhân được đánh giá chủ quan và khách quan được trình bày sau.

Nhận thấy tình hình đó, để giảm thiểu tối ưu những thiệt hại do TNLĐ và BNN gây ra, mỗi cơ sở sản xuất cần xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động đáp ứng quy chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế. Doanh nghiệp và NSDLĐ cần tuân thủ nghiêm ngặt các QPPL về an toàn vệ sinh lao động, phổ cập pháp luật về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, đề cập đến mối quan hệ chặt chẽ giữa NSDLĐ, người lao động và các cá nhân, tổ chức đại diện cho người lao động.

2. Khái niệm Sức khỏe nghề nghiệp

  • Những khái niệm về sức khoẻ và sức khỏe nghề nghiệp theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO:

+ Sức khỏe là “trạng thái hoàn toàn lành mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải là tình trạng không mắc bệnh, tật nguyền.”, theo Tổ chức y tế thế giới WHO (1948);

+ Sức khỏe nghề nghiệp là “Sức khỏe khi lao động”;

+ Sức khỏe nghề nghiệp là “Vấn đề sức khoẻ phát sinh từ lao động”;

+ Sức khỏe nghề nghiệp là “Sức khoẻ của cộng đồng lao động”.[5]

Định nghĩa “Sức khỏe nghề nghiệp”- Là một lĩnh vực y tế công cộng, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động đối với sức khỏe người lao động, để từ đó đề xuất các biện pháp nhằm thiết lập một điều kiện lao động phù hợp, nâng cao khả năng lao động, ngăn ngừa TNLĐ và BNN cho người lao động.[6] Phạm vi của nó rất rộng, vì nó nghiên cứu tất cả các ngành nghề trong đời sống, từ công trường xây dựng đến môi trường công sở. Các chuyên gia cũng nghiên cứu cả những tác hại từ môi trường bên ngoài đến người lao động và cả những ảnh hưởng đến sức khỏe tâm sinh lý từ bên trong đối với người lao động.

XEM THÊM ==>  Quy Định Về An Toàn, Sức Khỏe Nghề Nghiệp Của Người Lao Động

  • Các quy định về sức khỏe và BNN theo Pháp luật Việt Nam

Theo BLLĐ năm 2019, quy định khám sức khỏe khi tuyển dụng lao động là quy định bắt buộc đối với NSDLĐ, làm cơ sở để sắp xếp, bố trí công việc cho người lao động một cách hợp lý, phát huy được khả năng lao động của người lao động, đặt ra cơ hội làm việc lâu dài, ổn định với NSDLĐ. Trong quá trình sử dụng lao động, hàng năm, NSDLĐ phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề. Lao động dưới 15 tuổi phải được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng một lần. Đối với người lao động làm việc trong môi trường lao động có nguy cơ mắc BNN phải được chăm sóc, thăm khám BNN thường xuyên theo quy định, người bị TNLĐ, BNN phải được giám định y khoa để đánh giá thương tật[7]….

Thêm vào đó, pháp luật cũng ghi nhận trách nhiệm của NSDLĐ trong việc tổ chức tiến hành hoạt động kiểm tra sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí công việc và chuyển giao các nhiệm vụ liên quan đến công việc có tác nhân gây hại hoặc có nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh lao động; hoặc sau khi bị TNLĐ, BNN, người lao động đã đủ điều kiện về sức khỏe tinh thần và thể chất, đáp ứng tiêu chuẩn ngành nghề và có thể tiếp tục đảm nhiệm các công việc được giao. Việc tiến hành đánh giá sức khỏe, phát hiện BNN đối với người lao động được quy định chi tiết và đặt ra các yêu cầu về chuyên môn y tế (Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015). Toàn bộ chi phí cho hoạt động kiểm tra sức khỏe, khám phát hiện BNN cho người lao động do NSDLĐ chi trả, người lao động không cần mất phí nên càng cần thiết tham gia khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo quyền lợi của mình. NSDLĐ phải quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.

An toàn vệ sinh lao động là gì? Sức khỏe nghề nghiệp là gì? bài viết này phù hợp với các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu kham thảo để làm khóa luận tốt nghiệp về an toàn vệ sinh lao động, sức khỏe nghề nghiệp, hy vọng bài viết có thể hỗ trợ các bạn hoàn thành bài làm hoàn thiện hơn. Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẻ rất nhiều bài viết với nhiều chủ đề khác nhau phục vụ cho bài báo cáo, luận văn mời các bạn theo dõi website để cập nhật những bài viết mới nhất.

Số điện thoại : 0917.193.864

Zalo : 0917.193.864

Chia sẻ bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Luận Văn Trust

Luận Văn Trust

Chúng tôi là Luận Văn Trust, công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website luanvantrust.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x